Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử

Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi

cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/

phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các

dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn

định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng, tiến bộ văn

hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân,

thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tử.

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 1

Trang 1

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 2

Trang 2

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 3

Trang 3

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 4

Trang 4

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 5

Trang 5

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 6

Trang 6

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 7

Trang 7

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 8

Trang 8

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 6440
Bạn đang xem tài liệu "Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử

Các con đường giao lưu văn hóa trong lịch sử
C 
CÁC CON ĐƯỜNG 
GIAO LƯU VĂN HÓA TRONG LỊCH SỬ 
LÊ THỊ KIM LOAN 
Tóm tắt 
Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong lịch sư ̉nhân loại. Mỗi nền văn hóa và mỗi 
cộng đồng người có thể bị cưỡng bức hoặc chủ động tham gia vào quá trình này theo các cách thức/ 
phương thức khác nhau. Đây chính là những con đường trong hành trình biến đổi văn hóa của các 
dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Những con đường này một mặt có thể phá vỡ tính bền vững và ổn 
định tương đối của văn hóa một dân tộc nhưng mặt khác lại góp phần làm nên sự đa dạng, tiến bộ văn 
hóa của chính dân tộc đó. Cho đến nay, nhân loại đã trải qua 4 con đường giao lưu văn hóa là: di dân, 
thương mại, chiến tranh và viễn thông điện tư.̉ 
Từ khóa: Con đường, tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến, văn hóa 
Abstract 
Cultural exchange is a well-known phenomenon in the human history. Each culture and each 
human community may be forced or active in its participation into the process of cultural exchange 
by different ways/ approaches. These are ways of cultural change of nations in the world. On the one 
hand, these ways may damage a relative stability and sustainability of the nation’s culture. On the 
other hand, they also contribute to the creation of cultural multiform and development of this nation. 
So far, the human being has been going through 4 ways of cultural exchange such as: migration, 
trading, warfare and electronic communication. 
Keywords: Way, contact, exchange, acculturation, culture 
ác thuật ngữ tiếp xúc, giao lưu và tiếp 
biến được dùng rất phổ biến trong 
lĩnh vực văn hóa. Xét về mặt từ ngữ, 
đây là các thuật ngữ Hán - Việt nhằm mô tả các 
hiện tượng trong một quá trình tương tác giữa 
chúng với nhau. 
Thuật ngữ tiếp xúc văn hóa (cultural 
contests) được sử dụng để chỉ sự va chạm vào 
nhau của các nền văn hóa khi được đặt cạnh 
nhau. 
Thuật ngữ giao lưu văn hóa (cultural 
exchanges) được sử dụng để chỉ sự trao đổi, 
đan xen, chia sẻ giữa các nền văn hóa sau khi 
tiếp xúc với nhau. 
Thuật ngữ tiếp biến văn hóa là một thuật 
ngữ kép, được sử dụng để chỉ sự tiếp thu rồi 
biến đổi những yếu tố văn hóa trong quá trình 
tiếp xúc, giao lưu của một nền văn hóa này với 
một nền văn hóa khác. “Acculturation” là thuật 
ngữ được phương Tây sử dụng để mô tả hiện 
tượng này và nó được hiểu là tiếp biến văn hóa. 
Không phải đến cuối thế kỷ XX, chúng ta 
mới tiếp cận và hiểu rõ các thuật ngữ tiếp xúc, 
giao lưu và tiếp biến văn hóa. Cuối thế kỷ XIX, 
sự xuất hiện các lý thuyết Truyền bá luận trong 
nghiên cứu văn hóa đã đề cập và giải thích một 
số hiện tượng tương tự với hiện tượng tiếp 
xúc và giao lưu văn hóa. Lý thuyết thiên di của 
 Friedrich Ratzel (1844-1904), người sáng lập ra 
truyền bá luận ở Đức; lý thuyết vòng văn hóa 
của Leo Frobeunius (1873-1928), chuyên gia về 
văn hóa châu Phi; lý thuyết vòng văn hóa của 
Fritz Graebner (1877-1934), chuyên gia nghiên 
cứu các bộ tộc châu Úc và một số luận điểm của 
các nhà nghiên cứu khác như E.Sapir, W.Riverer, 
G.E.Smith, W.J.Perry, C.L Wissler và A.L. 
Kroeber đã được xây dựng trên cơ sở phân tích 
các biểu hiện văn hóa của một cộng đồng, một 
tộc người cụ thể. Nhìn chung, các lý thuyết 
Truyền bá luận cho rằng các nền văn hóa có tính 
ổn định tương đối nhưng không phải là bất 
biến, đôi khi có sự vay mượn các yếu tố từ nền 
văn hóa khác, trong đó những đặc điểm lan 
truyền văn hóa trong không gian đóng vai trò 
lớn. Sự lan truyền/truyền bá diễn ra qua quá 
trình thiên di của các yếu tố văn hóa hoặc các tổ 
hợp văn hóa từ trung tâm đến các vùng. Thiên 
di văn hóa là nội dung chủ yếu của quá trình lịch 
sử và văn hóa của loài người. Sự biến đổi văn 
hóa của mọi xã hội suy cho cùng là kết quả sự 
vay mượn văn hóa từ các xã hội khác Sau khi 
phân tích hệ quả các lý thuyết Truyền bá luận, 
có thể nhận thấy: mọi sự biến đổi to lớn về văn 
hóa của một cộng đồng/tộc người đều xuất 
phát từ việc tiếp xúc và giao lưu của cộng 
đồng/tộc người đó với những cộng đồng/tộc 
người khác. 
Mặc dù các thuật ngữ tiếp xúc, giao lưu và 
tiếp biến văn hóa chỉ mới xuất hiện và phổ biến 
trên thế giới từ cuối thế kỷ XX, nhưng các hiện 
tượng và biểu hiện của nó đã tồn tại liên tục 
từ thời kỳ cổ đại đến nay. Có 4 con đường hay 
chính là 4 phương thức làm biến đổi văn hóa 
của các cộng đồng/tộc người trong lịch sử 
nhân loại, cụ thể như sau: 
1. Con đường di dân 
Ngay từ thời kỳ tiền sử, sự tiếp xúc, giao lưu 
và tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng/tộc 
người đã diễn ra. Có một số yếu tố chi phối 
hoạt động này nhưng chủ yếu là do các cuộc di 
dân tự nhiên (các nhà khoa học Truyền bá luận 
gọi đó là “thiên di”) xảy ra trong thời nguyên 
thủy và cổ, trung đại. Các cộng đồng/tộc người 
khác nhau, sau những cuộc di cư, đã đến với 
nhau, sống cạnh nhau, xen kẽ nhau, dẫn đến 
sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Trải qua hàng 
nghìn năm, mỗi cộng đồng/tộc người một mặt 
bồi đắp nên bản sắc riêng của mình nhưng 
mặt khác góp phần cùng các cộng đồng/tộc 
người lân bang tạo lập ra một vùng văn hóa 
với những đặc trưng riêng. Phải kể đến đó là 
vùng văn hóa Nam Á, vùng Ả Rập, vùng Đông 
Nam Á, vùng Bắc Á ở phương Đông; vùng Bắc 
Âu, vùng Nam Âu, vùng Tây Âu, và vùng Đông 
Âu ở phương Tây. Sau thời kỳ trung cổ, có hai 
cuộc di dân lớn chưa từng thấy trong lịch sử 
nhân loại đã được xác lập. 
Thứ nhất, đó là cuộcdidâncủanhữngngười 
châu Âu, châu Á, châu Phi đến một châu lục 
mới, được tìm ra bởi nhà hàng hải Christopher 
Columbus và F. Magellan. Năm 1492, một đoàn 
thám hiểm do C. Columbus chỉ huy đã tới được 
quần đảo miền trung châu Mỹ nhưng ông lại 
tưởng là đã tới được Ấn Độ, ông gọi những 
người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một 
nhà hàng hải người Italia là Amerigo Vespucci 
mới phát hiện ra Ấn Độ của C. Columbus 
không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn 
toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã 
viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. 
Vùng đất mới đó sau này mang tên Ame ... ông nhận đô thị cổ 
Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên 
hai tiêu chí. Thứ nhất, Hội An là biểu hiện vật 
thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa 
qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc 
tế. Thứ hai, Hội An là điển hình tiêu biểu về 
một cảng thị châu Á truyền thống được bảo 
tồn một cách hoàn hảo. 
Có thể thấy, bằng chứng về hoạt động tiếp 
xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa thông qua 
con đường thương mại vẫn còn tồn tại ở nhiều 
đô thị cổ và thương cảng trên khắp thế giới và 
Việt Nam. 
3. Con đường chiến tranh 
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều trận 
chiến không những ác liệt mà còn làm thay đổi 
số phận của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 
Có cuộc chiến mở ra niềm hy vọng tự do, độc 
lập nhưng cũng có những cuộc chiến bắt đầu 
cho một thời kỳ đen tối, điêu tàn. 
Cuộc chiến tranh lớn nhất và rộng nhất 
thời kỳ cổ đại phải kể đến là cuộc chiến do 
Alexandros III của Macedonia (Alexandros đại 
đế) - một chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất 
trong lịch sử - khởi xướng. Cuối thế kỷ IV TCN, 
Alexandros Macedonia chinh phục phương 
Đông đến tận miền Tây Bắc Ấn Độ. Sự việc này 
đã để lại một hậu quả khách quan là thúc đẩy 
sự giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa hai khu vực. 
Sau khi đế quốc Macedonia tan rã, trên đất đai 
mà Alexandros chinh phục được ở Tây Á và 
Đông Bắc châu Phi đã hình thành các quốc gia 
như Ai Cập của vương triều Ptôlêmê, Xini của 
vương triều Xêlơcut, Pecsgammum, Bắctơria 
mà lịch sử gọi là những nước Hi Lạp hóa (giai 
đoạn lịch sử từ khi Alexandros bắt đầu chinh 
phục phương Đông - năm 334TCN - đến khi Ai 
Cập bị biến thành một tỉnh của La Mã - năm 
30 TCN - gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa) [5; tr.314]. 
Trong thời kỳ này, quan hệ buôn bán giữa 
phương Đông với phương Tây được đẩy mạnh, 
các thành thị phát triển, tri thức được phổ biến 
lan tỏa từ Tây sang Đông. Ảnh hưởng của văn 
hóa Hi Lạp đối với phương Đông còn thể hiện 
rõ rệt ở mặt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. 
Thậm chí, ở các nước Ấn Độ xa xôi, các tượng 
Phật được tạo nên trong thời kỳ muộn hơn 
cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của nghệ thuật 
điêu khắc Hi Lạp. Ngược lại, phương Tây đã 
tiếp thu nhiều kiến thức về toán học và thiên 
văn học của phương Đông, đặc biệt là phép 
làm lịch. 
Cuộc chiến lớn thứ hai ở phương Tây nhưng 
là cuộc chiến lớn nhất thời Trung đại là cuộc 
 viễn chinh của Thập tự quân hay phong trào 
Thập tự chinh. Do sự hô hào của giáo hoàng 
La Mã, từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIII, 
các đoàn kị sĩ một số nước Tây Âu, với hình cây 
thánh giá khâu trên áo, đã tiến hành 8 cuộc 
viễn chinh sang phương Đông. Những cuộc 
chiến tranh này đã đem lại rất nhiều thảm họa 
cho cư dân đông Địa Trung Hải nhưng cũng 
góp phần thúc đẩy sự tiếp xúc văn minh giữa 
hai bộ phận quan trọng của thế giới lúc bấy 
giờ. Vào thời kỳ này, do sự suy thoái về văn 
hóa, phương Tây lạc hậu hơn phương Đông rất 
nhiều. Qua phong trào viễn chinh, người Tây 
Âu đã học tập một số nghề mới như làm giấy, 
làm thủy tinh, làm thuốc súng, kỹ thuật tiên 
tiến trong nghề dệt, nghề luyện kim; học tập 
được cách trồng một số giống cây mới như lúa, 
kiều mạch, chanh, dưa hấu v.vViệc truyền bá 
các thứ đó sang phương Tây, một phần là do 
người Ảrập truyền qua Tây Ban Nha, một phần 
do quân Thập tự trực tiếp học kinh nghiệm và 
đưa trực tiếp từ phương Đông về. Ngoài ra, 
qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp phong 
kiến Tây Âu đã học tập được nhiều điều mới 
mẻ trong cuộc sống hàng ngày như các nghi 
thức ở cung đình, những cử chỉ tao nhã, cách 
giao tiếp lịch sự, cách để tóc, để râu, cách tắm 
rửa v.v Do vậy, đời sống văn hóa trong xã hội 
Tây Âu đã có một bước tiến rõ rệt (5, tr.117). 
Một cuộc chiến có qui mô cực lớn và trải dài 
từ Đông sang Tây là cuộc chiến được thực hiện 
bởi Đế quốc Mông Cổ. Đế quốc này xuất hiện 
khi các bộ lạc Mông Cổ và Đột Quyết thống 
nhất dưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư 
Hãn năm 1206. Dưới sự lãnh đạo của ông, đế 
quốc này đã tiến hành các cuộc xâm lược theo 
mọi hướng, thôn tính liên lục địa rộng lớn, kết 
nối phương Đông và phương Tây, thực thi hòa 
bình kiểu Mông Cổ, cho phép mậu dịch, công 
nghệ, hàng hóa và phổ biến tri thức. Tuy nhiên, 
do lúc này, chế độ phong kiến ở phương Đông 
đã định hình và phương Tây đang rơi vào tình 
trạng bất ổn vì các cuộc thập tự chinh nên tầm 
ảnh hưởng về văn hóa của đế quốc Nguyên 
Mông chỉ mang tính chất tức thời, không ăn 
sâu, bám rễ trong đời sống văn hóa của các 
quốc gia bị Nguyên Mông thôn tính. 
Có lẽ, những cuộc chiến tạo ra sự tiếp xúc, 
giao lưu và tiếp biến văn hóa mạnh mẽ giữa các 
quốc gia/ dân tộc còn nhiều dấu ấn đến ngày 
nay chính là các cuộc chiến nhằm thôn tính 
thuộc địa. Sau các cuộc phát kiến địa lý, các cuộc 
cách mạng công nghiệp, các cuộc cách mạng tư 
sản, một số nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây 
Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan nổi lên như các đế 
quốc siêu cường, những kẻ chinh phục mạnh 
nhất và có ảnh hưởng lớn nhất. Trong một loạt 
các cuộc chiến diễn ra vào thế kỷ XVII và XVIII, 
Anh quốc nổi lên là siêu cường đầu tiên và mạnh 
nhất của thế giới. Nó là một đế quốc trải rộng 
khắp quả đất, có lúc đã kiểm soát gần một phần 
tư bề mặt lục địa thế giới, trên đó “mặt trời 
không bao giờ lặn”. Ngay sau khi xâm chiếm 
châu Mỹ, người châu Âu đã dùng phường thức 
truyền giáo, đồng thời sử dụng các tiến bộ kỹ 
thuật để chinh phục các dân tộc ở châu Á, châu 
Phi. Đầu thế kỷ XIX, người Anh chiếm quyền 
kiểm soát tiểu lục địa Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia, 
Australia, New Zealand và Nam Phi; người Pháp 
chiếm Đông Dương; người Hà Lan chiếm Đông 
Ấn. Vào cuối thế kỷ XIX, những vùng cuối cùng ở 
châu Phi còn chưa bị xâm chiếm được các nước 
châu Âu đem ra chia chác với nhau. Sau khoảng 
một thế kỷ bị thôn tính, các nước thuộc địa tuy 
đã bị khai thác kiệt quệ về tài nguyên và nhân 
lực nhưng lịch sử ghi nhận rằng, hầu hết các 
nước này đã có sự thay đổi lớn về diện mạo kinh 
tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cuộc tiếp xúc văn 
minh phương Tây thời kỳ cận đại đã làm thay 
đổi về chất nền văn hóa của nhiều nước. Lúc 
này, các nước thuộc địa bị cưỡng chế tiếp xúc, 
giao lưu và tiếp biến văn hóa với người phương 
Tây. Họ phải trực tiếp xử lý mối quan hệ biện 
chứng giữa yếu tố nội sinh với các yếu tố ngoại 
sinh, kết quả có thể diễn ra theo hai trạng thái: 
một là, yếu tố ngoại sinh lấn át triệt tiêu yếu tố 
nội sinh và hai là, yếu tố ngoại sinh 
 dần dần trở thành yếu tố nội sinh. Nhìn ở thái 
độ của tộc người chủ thể, sự tiếp nhận yếu tố 
ngoại sinh cũng có hai dạng: một là tự nguyện; 
hai là, bị cưỡng bức có nghĩa là bị áp đặt văn 
hóa. Và Việt Nam là một ví dụ. 
Sau năm 1885, Pháp đã đặt xong bộ máy cai 
trị ở Việt Nam và thực thi một chính sách văn 
hóa nhằm củng cố địa vị thống trị của chúng ở 
Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. 
Văn hóa Việt Nam giai đoạn này có hai đặc trưng 
lớn: một là, tiếp xúc, cưỡng bức và giao thoa 
văn hóa Việt – Pháp; hai là, giao lưu văn hóa tự 
nhiên - Việt Nam với các nước Đông, Tây. Nhìn 
chung, văn hóa Việt nam có sự thay đổi rõ rệt 
về văn hóa vật chất (đô thị, giao thông, kiến 
trúc, trang phục) và văn hóa tinh thần (chữ viết, 
hội họa, âm nhạc, văn chương, báo chí). Nhìn 
vào diễn trình văn hóa Việt Nam, đây là giai 
đoạn tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa 
mạnh mẽ nhất trong lịch sử dân tộc. 
4. Con đường viễn thông điện tử 
Còn một con đường dẫn đến việc tiếp xúc, 
giao lưu và tiếp biến văn hóa chưa từng được 
tổng kết trong các lý thuyết Truyền bá luận và 
các nghiên cứu về văn hóa giai đoạn cuối thế kỷ 
XX, đó là con đường viễn thông điện tử. Hiện 
tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa chỉ diễn ra 
khi có sự tiếp xúc văn hóa trực tiếp giữa các 
cộng đồng/ tộc người với nhau (được hiểu một 
cách cơ học là đặt cạnh nhau, chạm vào nhau) 
dường như đã không còn phù hợp trong bối 
cảnh nhân loại bước sang thời kỳ văn minh hậu 
công nghiệp (hay còn được gọi là văn minh tin 
học, văn minh tri thức). Những năm 40 của thế 
kỷ XX, với sự ra đời của máy tính và hơn 20 
năm sau đó là sự ra đời của mạng internet, 
khoảng cách về không gian của các quốc 
gia/dân tộc trên toàn thế giới đã được rút ngắn. 
Bất cứ quốc gia/dân tộc nào cũng có thể tương 
tác với nhau, kết nối và chia sẻ mọi thông tin 
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã 
hội thông qua con đường viễn thông điện tử. 
Trước hết, xét về mặt từ ngữ, viễn thông là 
một từ Hán - Việt có nghĩa là thông tin từ xa hay 
được hiểu là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp 
qua một khoảng cách đáng kể về địa lý. 
Vào thời xa xưa, viễn thông là việc dùng các 
tín hiệu hình ảnh như đèn hiệu, khói, cờ hoặc 
tín hiệu âm thanh như tù và, trống, còi nhằm 
truyền đi những thông tin ngắn gọn, cần thiết 
để chào mừng, cảnh báo, chỉ dẫnThời hiện 
đại, viễn thông là việc dùng các thiết bị điện như 
máy điện báo, điện thoại, máy telex hoặc thiết 
bị điện tử như viba, sợi quang kết hợp với vệ 
tinh thông tin và internet . 
Như vậy, có thể hiểu, viễn thông điện tử 
(Electronic Telecommunications) là hình thức 
trao đổi thông tin qua những khoảng cách 
tương đối lớn bằng các phương tiện điện tử (9). 
Nhờ có sự tiến bộ không ngừng của khoa 
học, viễn thông điện tử đã đạt được rất nhiều 
thành tựu, đặc biệt là trong ngành truyền 
thông. Nhờ có viễn thông điện tử, các cá nhân 
và các cộng đồng khác nhau có thể cùng một 
lúc được tiếp nhận thông tin mới hoặc thông 
tin cần thiết một cách nhanh nhất mà không 
bị giới hạn bởi không gian. Các vấn đề kinh tế, 
chính trị, văn hóa của các nước, các khu vực 
khác nhau liên tục được cập nhật xuyên quốc 
gia và đang bị toàn cầu hóa. Thực chất, toàn 
cầu hóa là quá trình xuất phát từ những hoạt 
động tiếp xúc, giao lưu giữa nhiều quốc gia 
với nhau trên các phương diện kinh tế, chính 
trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đi tới thống 
nhất với nhau trên nhiều yếu tố. Có thể thấy, 
các thay đổi trong xã hội tạo ra bởi mối liên 
kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc 
gia, các tổ chức hay các cá nhân đang diễn ra 
liên tục, một phần thông qua việc tiếp xúc trực 
tiếp song phần lớn là kết nối qua viễn thông 
điện tử hay truyền thông không dây. Sự ra đời 
của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế 
giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), 
Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia 
Đông Nam Á ( ASEAN) vào giữa và cuối thế 
kỷ XX đã thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu 
 hóa. Một mặt nó nhanh chóng xã hội hóa lực 
lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao cho 
các quốc gia, góp phần chuyển biến cơ cấu 
kinh tế; mặt khác, toàn cầu hóa cũng tạo ra 
nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập 
tự chủ của nhiều quốc gia. 
Không phải ngẫu nhiên mà có mối liên hệ 
mật thiết giữa viễn thông điện tử với hoạt 
động tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến văn hóa và 
quá trình toàn cầu hóa. Khác với các giai đoạn 
trước, con đường di dân, thương mại và chiến 
tranh là điều kiện “cần” để các cộng đồng/ 
dân tộc có thể tiếp xúc với nhau; giao lưu là 
điều kiện “đủ” để dẫn tới sự tiếp biến trên các 
phương diện, đặc biệt là văn hóa của một 
cộng đồng hoặc dân tộc nào đó. Ngày nay, 
viễn thông điện tử chính là điều kiện “cần” để 
tạo ra sự tiếp xúc và toàn cầu hóa dường như 
là diều kiện “đủ” để các quốc gia/dân tộc biến 
đổi một cách mạnh mẽ, vừa tiến bộ, văn minh 
nhưng cũng có nguy cơ hòa tan và đánh mất 
bản sắc. 
Có thể mô tả quá trình đó như sau: 
Viễn thông điện tử - Tiếp xúc, giao lưu - 
Toàn cầu hóa - Tiếp biến văn hóa 
Tiếp xúc, giao lưu văn hóa là một hiện tượng 
tất yếu, khách quan và phổ biến trong sự phát 
triển của các nền văn hóa. Văn hóa có tính bền 
vững và ổn định tương đối nhưng nó cũng luôn 
đòi hỏi có sự giao lưu, tiếp biến thường xuyên, 
không chấp nhận sự khép kín. Lịch sử cũng cho 
thấy, những nền văn minh/ văn hóa lớn nếu 
đóng cửa (bế quan tỏa cảng), tự giam mình 
hoặc tự tôn thái quá, có thể đưa đến sự xói mòn 
và tụt hậu. Ngược lại, nếu quá trình giao lưu 
diễn ra quá mạnh mẽ, nguy cơ một dân tộc nào 
đó bị hòa tan hoặc đánh mất bản sắc, thậm chí 
có thể suy vong, cũng là điều tất yếu. Hiện 
tượng tiếp xúc và hội nhập văn hóa với các quá 
trình tiếp nhận, điều chỉnh, đồng hóa là hiện 
tượng phổ biến trong đời sống nhân loại, thể 
hiện năng lực thích ứng của mỗi cộng đồng 
trong suốt tiến trình tồn 
tại và phát triển của mình. Giao lưu và tiếp 
biến văn hóa là sự tiếp nhận hay kế thừa văn 
hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Đó là quá 
trình xử lý mối quan hệ biện chứng giữa yếu 
tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Mỗi dân tộc 
sẽ có thái độ chủ động tiếp thu khi có sẵn bản 
lĩnh hay nội lực văn hóa mạnh mẽ. Một dân tộc 
thiếu bản lĩnh hoặc cơ tầng văn hóa bản địa 
mỏng và yếu sẽ luôn trong thế thụ động khi 
tiếp thu văn hóa nhân loại và rất dễ bị áp đặt 
hay đồng hóa về văn hóa. 
L.T.K.L 
(Ths, Khoa Văn hóa học) 
Tài liệu tham khảo 
1. A.A. Belik (2000), Văn hóa học - Những ly ́
thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ 
thuật xuất bản, Hà Nội. 
2. A.A. Radugin (2004), Văn hóa học - Những 
bài giảng (dịch từ tiếng Nga), Viện Văn hóa - 
Thông tin xuất bản, Hà Nội. 
3. A. Schultz Emily - H. Lavenda Robert (2001), 
Nhân học - Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
4. Từ Thị Loan, Lê Thị Kim Loan (2013), Bài 
giảng môn học Các ly ́thuyết văn hóa, Trường Đại 
học Văn hóa Hà Nội. 
5. Vũ Dương Ninh (chủ biên, 2012), Lịch sử văn 
minh thế giới, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
6. Nguyễn Thị Thường (2009), Giáo trình Văn 
hóa học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 
7. Trần Quốc Vượng (2012), Cơ sở văn hóa Việt 
Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
8.h t t p : / / w w w .v n u a .e d u .v n/ k hoa/ 
f i t a/ wp - c o n t en t/ up l oa ds /2 01 3 /0 6/ 
C1.+Gioi+thieu+chung.pdf 
9.  
definition/telecommunications 
Ngày nhận bài: 21 - 12 - 2015 
Ngày phản biện, đánh giá: 9 - 6 - 2016 
Ngày chấp nhận đăng: 28 - 6 - 2016 

File đính kèm:

  • pdfcac_con_duong_giao_luu_van_hoa_trong_lich_su.pdf