Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản

Về đặc điểm chung: Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia châu Á

(Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, Việt Nam ở Đông Nam Á). Trong quá khứ

đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc, vào

thời cận đại cũng tiếp thu văn hóa Cơ Đốc giáo từ phương Tây. Cả hai nước

đều có tín ngưỡng bản địa riêng của mình (Nhật Bản thờ Thần Đạo Shinto,

Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu).

Điểm khác biệt: Cùng có văn hóa ẩm thực trà, nhưng Việt Nam coi việc

uống trà là một sinh họat rất đời thường trong cuộc sống, thậm chí với một

số ít uống trà là một thú tiêu khiển tao nhã. Còn đối với người Nhật uống trà

đã được nâng lên thành một triết lý sống -Trà đạo, có quy củ, có phép tắc và

nghi thức rõ ràng. Điều này thể hiện phong cách sống tỉ mỉ, chu đáo, cầu kỳ,

nâng tâm hồn lên hòa hợp với thiên nhiên.

Người Nhật coi trọng chữ tín. Người Việt xem trọng chữ tâm

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 1

Trang 1

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 2

Trang 2

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 3

Trang 3

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 4

Trang 4

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 5

Trang 5

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 6

Trang 6

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 7

Trang 7

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 8

Trang 8

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 9

Trang 9

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 5840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản

Đôi điều cảm nhận về những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản
501 
Đôi điều cảm nhận 
về những nét tương đồng và dị biệt 
trong văn hóa Việt Nam và Nhật Bản 
Trần Thị Hoa1 
Tóm tắt 
Về đặc điểm chung: Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia châu Á 
(Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, Việt Nam ở Đông Nam Á). Trong quá khứ 
đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc, vào 
thời cận đại cũng tiếp thu văn hóa Cơ Đốc giáo từ phương Tây. Cả hai nước 
đều có tín ngưỡng bản địa riêng của mình (Nhật Bản thờ Thần Đạo Shinto, 
Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu). 
Điểm khác biệt: Cùng có văn hóa ẩm thực trà, nhưng Việt Nam coi việc 
uống trà là một sinh họat rất đời thường trong cuộc sống, thậm chí với một 
số ít uống trà là một thú tiêu khiển tao nhã. Còn đối với người Nhật uống trà 
đã được nâng lên thành một triết lý sống -Trà đạo, có quy củ, có phép tắc và 
nghi thức rõ ràng. Điều này thể hiện phong cách sống tỉ mỉ, chu đáo, cầu kỳ, 
nâng tâm hồn lên hòa hợp với thiên nhiên. 
Người Nhật coi trọng chữ tín. Người Việt xem trọng chữ tâm. 
Từ khóa: văn hóa Việt, văn hóa Nhật, tương đồng, dị biệt. 
Lâu nay, Nhật Bản thường được biết đến với cái tên: xứ sở mặt 
trời mọc hay xứ sở hoa anh đào. Đất nước này là một quần đảo hình 
cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục châu Âu và châu Á, về hướng 
tây bắc Thái Bình Dương, bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, 
Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) 
và nhiều hòn đảo nhỏ khác. Với nền văn hóa đa màu sắc, truyền thống 
và hiện đại đan xen nhau. 
Việc xem xét, tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt của nền 
văn hóa giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ song phương trên các 
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học,... thiết tưởng cũng là điều cần 
thiết và bổ ích. 
1 TS, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM 
502 
Nhật Bản được xem là một quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân 
và văn hóa. Người nước ngoài đông nhất ở Nhật Bản là người Triều 
Tiên, nhưng nhóm người này được sinh ra tại Nhật và nói tiếng Nhật 
không khác gì người Nhật cả. Người ngoại quốc đông thứ hai là người 
Trung Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người 
Philippines và người Thái. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ 
chiếm hơn 1% tổng dân số tính đến năm 1993. 
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất 
thế giới, chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. 
Trong quá khứ, văn hóa Nhật cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Nho 
giáo từ Trung Quốc (khoảng vào thế kỷ thứ V, hoặc sớm hơn) nhưng 
sự phổ biến này phần lớn nằm trong một bộ phận nhất định của giới 
thượng lưu, do phương thức học tập dựa trên sự truyền thụ cá nhân 
nên việc học chỉ phổ biến cho hoàng gia và một số người trong triều 
đình, thứ nữa là do Nho giáo đương thời chú trọng đến cái học huấn 
hổ, nên nó chỉ phù hợp với người có học vấn cao. Chỉ sau khi cải cách 
vào thời Đại Hóa (Đại Hóa cải tân, năm 646), Nhật Bản mô phỏng 
theo chế độ luật lệnh của nhà Tùy, Đường thì Nho giáo chiếm vị trí 
quan trọng hơn và trở thành tư tưởng chính trị quốc gia, là kiến thức 
bắt buộc đối với những người tham chính. Nhật Bản vào thời Nara và 
Heian) cả ba tư tưởng Nho, Phật và Thần đạo đều cùng tồn tại, trong 
đó Phật giáo được coi như Quốc giáo. Nho giáo vẫn được sử dụng, 
nhưng ở phạm vi hẹp, chỉ trong tầng lớp quý tộc và tăng sĩ. Những 
kinh sách Nho giáo được lưu truyền trong hệ thống giáo dục Nhật Bản 
lúc bấy giờ gồm: Chu dịch, Thượng thư, Lễ ký, Chu lễ, Nghi lễ, Kinh 
Thi, Tả truyện, chế độ khoa cử Nho giáo như nhà Tùy, Đường bên 
Trung Quốc đã không được du nhập vào Nhật Bản, nên Nho giáo 
không phát triển được và nó có khuynh hướng ngả sang “Văn chương 
đạo” một ngành học thuật thuần túy, để rồi từ đó suy thoái dần. Nho 
giáo ở thời kỳ này được xem là sơ kỳ trung đại và phải đến thời hậu 
kỳ Trung đại (Thời Edo, thế kỷ XVII - 1868) Nho giáo đã thay chỗ cho 
Phật giáo trong đời sống, đẩy Phật giáo xuống vị trí khiêm tốn hơn. 
Chu Tử học phái được Mạc phủ khuyến khích và trở thành học phái 
Nho giáo chính thống của nhà nước gọi là “Quan Nho phái”. Vậy là từ 
sau thế kỷ XV, Việt Nam, Nhật Bản (và Triều Tiên) đều đồng loạt 
chuyển sang mô hình văn hóa Nho giáo. 
503 
1. Văn hóa giao tiếp 
Trong giao tiếp, người Nhật thường cúi chào bằng cách gập 
người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. 
Đây là biểu hiện sự kính trọng. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều 
cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một 
cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay 
trên đó. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự 
đường đột, trực tiếp và việc qua trung gian đóng một vai trò quan 
trọng. Một đặc điểm nữa trong giao tiếp là người Nhật rất hay dùng từ 
“cám ơn” và “xin lỗi”, trong trường hợp bị kẹt xe, trễ giờ chẳng hạn 
và không biện minh hay giải thích gì thêm, sau này, khi có điều kiện 
sẽ nhờ một bên thứ ba làm trung gian để bày tỏ, giải thích. Nét tính 
cách này nói lên người Nhật rất coi trọng hòa khí, muốn cho mọi sự 
đều yên ổn, tốt đẹp cả. 
Còn người Việt, về đặc điểm, tính cách: vừa thích giao tiếp nhưng 
cũng lại rất rụt rè, do xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, mọi 
người sống phải phụ thuộc vào nhau nên phải giữ cho cân bằng những 
quan hệ với nhau trong cộng đồng. Tính cộng đồng là nguyên nhân 
khiến người Việt đặc biệt coi trọng giao tiếp: “Dao năng liếc thì sắc, 
người năng chào thì quen”. Cũng vì thích giao tiếp, thích làm quen 
nên người Việt rất hiếu khách: “Khách đến nhà không gà thì gỏi”. 
Cũng do tính cộng đồng, nên trong giao tiếp, người Việt rất coi 
trọng danh dự (tốt danh hơn lành áo) vì đặc điểm này mà người Việt 
thường có tính sĩ diện và vì sĩ diện mà khiến người ta phải sống và 
hành động nhiều khi là giả dối. Cũng cùng một tình huống kẹt xe, trễ 
giờ chẳng hạn, thì người Việt thường nêu lý do, giải thích biện 
minh, (tại vì, bởi vì, do,) trước đã, sau đó mới xin lỗi. Có phải 
người Việt coi trọng danh không? 
2. Những phong tục và tập quán 
 ... Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào 
việc tạo nên một nước Nhật Bản cường thịnh như hiện nay. Đặc 
điểm lớn nhất, cơ bản nhất của tôn giáo ở Nhật là sự uyển chuyển 
linh hoạt, được Nhật Bản hóa để cho phù hợp với điều kiện đặc biệt 
và văn hóa của đất nước mình. 
505 
 Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, là một tín ngưỡng bản địa 
lâu đời, có trước khi du nhập đạo Phật, về sau này có ảnh hưởng ngoại 
lai từ Đạo giáo, Phật giáo, v.v. Cũng giống như ở Nhật thờ Thần đạo 
(Shinto). Thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam 
phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm 
Địa phủ nữa) theo GS.TSKH Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng 
Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian cho biết, tín ngưỡng thờ Mẫu có 
bốn vấn đề gắn với cộng đồng: 
- Một là, tín ngưỡng thờ Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và 
tôn thờ. 
- Hai là, mang cho con người sống ở trên đời này ba điều: Phúc - 
Lộc - Thọ. Đó là những ước muốn vĩnh hằng của con người. 
- Ba là, thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh 
hóa, tín ngưỡng hóa. Điều này thể hiện rất rõ qua việc hầu hết khoảng 
50 vị thần mà tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ là những nhân vật lịch sử 
có công với dân tộc hay đã được dân tộc lịch sử hóa, ví dụ như Đức 
Thánh Trần trong tín ngưỡng thờ Mẫu chính là Trần Hưng Đạo. 
- Bốn là, tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa. Đây 
là một ý nghĩa duy nhất chỉ có ở tín ngưỡng của Việt Nam. 
Về hệ tư tưởng của người Việt (những nhận thức và đối phó với 
môi trường, xã hội, những cư xử giữa người với người, người với 
thiên nhiên, những quan hệ về tâm linh, v.v.) chịu ảnh hưởng một 
phần từ triết lý Nho giáo, âm dương ngũ hành. Các tôn giáo như Phật 
giáo, Cơ Đốc giáo,... khi vào Việt Nam cũng đã được Việt Nam hóa 
cho phù hợp với văn hóa, phong tục người Việt. 
4. Trang phục truyền thống 
Đối với người Nhật, Kimono là một trong những niềm tự hào và 
là một trong những biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Về cơ bản, 
Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn 
rộng cố định vào người cùng với một số dây đai và dây buộc. Trang 
phục Kimino cũng đã từng được thay đổi cho phù hợp cho đến ngày 
nay. Cụ thể vào thời trị vì của vua Edo (1603-1868) khi ống tay áo 
được may gọn lại và sự ra đời của obi (một khăn rộng thắt ngang 
506 
bụng), nhằm làm cho trang phục phù hợp hơn với các hoạt động 
thường ngày của người phụ nữ Nhật. Kể từ đó, kiểu dáng của Kimono 
có thay đổi chút ít. Ngày nay, đa số các phụ nữ Nhật xem quần tây và 
áo sơ mi là thường phục thì Kimono vẫn được mặc trong các dịp nghi 
lễ, cưới xin, tang ma, tiệc mừng năm mới và một số ngày lễ khác. 
Từ xưa, người Việt đã có nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt vải, nên 
người Việt có câu: “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”, “Cơm ba bát, áo ba 
manh, đói không xanh, rét không chết”. Trang phục lại được chia ra: 
đồ mặc phía trên, đồ mặc phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân, rồi thì 
trang phục lễ hội, trang phục lao động và theo giới tính. Chẳng hạn 
như phụ nữ thì mặc váy, trên thì mặc yếm. Nên có câu: “Váy vận yếm 
mang”. Còn ở đàn ông thì đóng khố, sau này là quần lá tọa. 
Trang phục cũng thay đổi qua các triều đại lịch sử, đến đời nhà 
Nguyễn (thế kỷ XIX) thì trang phục áo dài tương đối phổ biến. Phụ nữ 
có áo tứ thân và năm thân. Còn vào dịp lễ hội thì phụ nữ hay mặc lối 
mớ ba mớ bảy (tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau). Chiếc áo dài 
truyền thống đã được cải biên nhiều, đẹp hơn, duyên dáng hơn thành 
tân thời cho tới ngày nay. 
5. Phong tục lễ tết 
Người Nhật chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà vào 
dịp năm mới là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Trước khi Tết đến, 
mọi nhà đều trang trí cây Tùng (kadomatsu) trước cửa. Tương truyền 
rằng, vị thần Toshigamis-ama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này. 
Ngoài ra, trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các 
vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, 
dải giấy trắng, Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt 
màu da cam, có âm đọc giống như “đời đời” trong tiếng Nhật, tượng 
trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện 
thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu 
trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý 
nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người Nhật 
thường lấy tôm hùm làm đồ trang sức vì nó có hình dạng giống như 
cụ già khom lưng, ví với cảnh giàu sang phú quý, cả nhà trường thọ. 
Trong khi đó, các bà mẹ cũng chuẩn bị những món ăn ngày Tết như 
507 
làm bánh Tết và nấu món ăn tổng hợp. Bánh Tết tượng trưng cho sự 
may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Làm bánh trong ngày 
29 bị cho rằng ắt phải ăn bánh khổ, nghĩa là quanh năm phải nếm trải 
khổ đau. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết” và “đồ 
nấu tổng hợp”. Món Tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các 
nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin 
khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ, Người Nhật dùng những món ăn 
đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn Tết là xuất phát từ 
tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành. Bánh Tết thập cẩm và món ragu khoai 
sọ, cà rốt, rau xanh nấu lẫn trong một nồi càng giàu ý nghĩa tượng 
trưng hơn. Đây là những đồ cúng, đồng thời cũng là món ăn dành cho 
nhiều người, để nhiều người được hưởng lộc thần linh và niềm sung 
sướng. Những lát cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa 
thuận của mọi thành viên trong gia đình. Còn những củ khoai sọ 
tượng trưng cho sức mạnh tẩy trừ tà khí. Xuất hành đầu năm, đi lễ 
chùa, cầu may cho cả năm cũng là một công việc trọng đại của người 
Nhật, tiếng Nhật gọi là (Hatsumoude). Mỗi năm sẽ có một hướng tốt 
khác nhau gọi là (ehou) nên mỗi năm người ta chỉ đi đền chùa ở 
hướng tốt của năm đó thôi. Tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là 
nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm mới của người Nhật. Nhật 
Bản là nước phát hành thiếp chúc mừng năm mới nhiều nhất trên thế 
giới. Phương pháp đưa thiếp mừng của bưu điện Nhật rất đặc biệt. 
Trước hết, họ tập trung toàn bộ các thiếp chúc mừng năm mới rồi đem 
gửi đến nhà người nhận vào đúng ngày mồng 1 Tết. Ngày này, mọi 
người ngồi ngắm những tấm thiếp chúc Tết muôn hình muôn vẻ từ 
mọi nơi gửi đến, ôn lại quá khứ, chờ đón tương lai. Đây quả thực là sự 
hưởng thụ đặc biệt. 
Các lễ hội khác trong năm như: Lễ hội (Matsuri) bắt nguồn từ 
những tín ngưỡng Thần đạo, Lễ hội búp bê (Hina matsuri). Các gia 
đình có con gái bày một bộ búp bê Hina (gồm có búp bê hình Thiên 
hoàng, Hoàng hậu, những người hầu và nhạc công trong bộ trang 
phục cung đình cổ xưa), tổ chức ăn bánh hishimochi và uống rượu 
shirosake (sake trắng) để mừng ngày hội. Ngày trẻ em (Kodomo no 
Hi) diễn ra vào mồng 5 tháng năm. Ngày xưa gọi là tết Đoan ngọ và 
trở thành ngày nghỉ toàn quốc ở Nhật Bản từ năm 1948. Mặc dù gọi là 
508 
ngày trẻ em nhưng thực ra đó là ngày lễ dành cho các bé trai. Các gia 
đình có con trai thường treo trên nóc nhà mình những dải cờ hình cá 
chép tượng trưng cho sức mạnh và trong nhà bày búp bê hình võ sĩ và 
áo giáp. 
 Lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân) vào dịp rằm 
tháng bảy âm lịch hằng năm là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp 
của người Việt Nam. Ở Nhật cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương 
tự, thường gọi là Obon diễn ra vào tháng 8 dương lịch. 
Đối với người Việt, Lễ Tết được xem là “Tống cựu nghinh tân” 
tiễn năm cũ, đón năm mới. Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân 
ngõ, dọn dẹp bàn thờ, lau chùi bàn ghế, ấm chén, vứt bỏ những thứ rác 
rưởi, Theo quan niệm truyền thống, “23 tháng Chạp dựng cây nêu, 
mùng 7 tháng Giêng hạ nêu tiễn ông bà về trời”. Tuy nhiên, hiện nay 
tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần mai một, thay vào đó là chơi cành 
đào, mai, quất cảnh. Cây nêu là một hình ảnh mang tính chất biểu 
tượng, thường được trồng ngay trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên 
đán. Trên ngọn cây có treo nhiều vật dụng mang ý nghĩa tâm linh xua 
đuổi ma quỷ và cầu mong một năm mới tốt lành. Nhiều gia đình nhắc 
nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không 
nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác, viết 
vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, 
đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dẫu lạ dẫu quen. 
Chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tét, muối dưa hành, dưa kiệu, làm 
mứt. Sắp đặt bàn thờ ngày Tết cúng Ông bà tổ tiên, cúng Táo quân 
Cúng Giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ Tịch). 
Văn hóa hai nướcViệt Nam - Nhật Bản như đã nói ở trên, có 
chung một đặc điểm đó là hai nước đều chịu ảnh hưởng của nền văn 
minh Trung Hoa từ những thế kỷ trước, nên có không ít những nét 
tương đồng, cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhưng 
không có nghĩa là không có sự khác biệt, điều đó được thể hiện qua 
cách thức tiếp nhận, ứng xử văn hóa của mỗi quốc gia, dung hòa giữa 
cái cũ và cái mới để tạo ra nét đặc trưng của mỗi nước, bởi do hoàn 
cảnh lịch sử, môi trường địa lý và văn hóa bản địa nữa. Trong khi Việt 
Nam là một bán đảo với diện tích tự nhiên hơn 330.000km2 và hơn 
3.000km bờ biển. Còn Nhật Bản là một quần đảo với 3.600 hòn đảo 
509 
lớn nhỏ, xung quanh có 4 hòn đảo lớn với tổng diện tích: 377.000km2 
và 29.000km bờ biển. Với diện tích phần lớn toàn là đồi núi, dẫn đến 
việc không có đất cư trú, trồng trọt nhưng được bù lại bởi hệ thống 
cảng biển dày đặc, khí hậu cũng có nhiều khác biệt và đối lập nhau. 
Có vùng lạnh quanh năm được bao phủ bởi băng tuyết (Hokkaido), có 
vùng ấm như Đông Nam Á (Okinawa và các đảo cực Nam), luôn có 
bốn mùa rõ rệt. Khí hậu không tốt cho phát triển nông nghiệp nên giá 
các sản phẩm nông nghiệp ở Nhật rất đắt. Ngoài ra, Nhật Bản còn phải 
hứng chịu nhiều thiên tai như núi lửa, sóng thần, động đất, Do địa 
hình toàn là đồi núi dẫn đến sự chia cắt thành nhiều vùng, nhiều địa 
phương, văn hóa cũng theo đó mà tạo ra sự khác biệt giữa các vùng 
với nhau. Nhật Bản là đất nước nằm giữa biển, với vị trí tương đối khó 
được tiếp cận, nên Nhật thường chủ động du nhập các văn minh từ 
bên ngoài vào, luôn muốn tìm tòi học hỏi cái hay của người khác. 
Còn Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc khác nhau cùng 
chung sống, người dân can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng, 
giỏi xử lý tình huống, chinh phục thiên nhiên, bất khuất chống giặc 
ngọai xâm, có ý thức độc lập tự chủ cao, 
Điểm khác biệt lớn nhất trong văn hóa hai nước đó là phong cách 
ứng xử, một bên thì mềm mỏng, linh hoạt, dễ thích ứng, một bên coi 
trọng nguyên tắc, kỷ luật. Với giá trị đạo đức thì người Việt trọng 
hiếu, còn người Nhật trọng tín. 
Một ví dụ trong cách tiếp nhận văn hóa Trung Hoa như uống trà 
chẳng hạn. Đối với người Nhật được nâng lên thành một nghệ thuật: 
Trà đạo - chính là việc thưởng thức trà và tất cả những gì thuộc về trà 
đạo, gồm các thao tác như pha trà, mời trà và uống trà. Từ đó, uống trà 
trở thành một nghi lễ. Người Nhật gọi nghi lễ uống trà này là trà đạo, 
nó như là một “trường phái” của nghệ thuật ở xứ sở hoa anh đào. Còn 
hơn thế, nó là một triết lý sống nữa, liên quan tới nghệ thuật làm vườn, 
tạo hình, làm gốm. Khi ngồi thưởng trà, người Nhật nhất định phải 
mặc bộ Kimono mà không thể mặc trang phục hiện đại được và phải 
dùng những chén trà là gốm sứ của Nhật để không làm mất đi ý nghĩa 
của trà đạo. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hòa, 
Kính, Thanh, Tịch”. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và 
thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. “Kính” 
510 
là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân 
cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì 
tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính 
là ý nghĩa của chữ “Thanh”. “Tịch” có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng 
mang đến cho con người cảm giác yên tĩnh, vắng vẻ. Vì thế trà đạo từ 
khi ra đời cho đến nay vẫn có một sức sống lâu bền trong đời sống 
tinh thần của người dân Nhật. Nhờ có trà đạo, Nhật Bản đã giữ được 
những truyền thống văn hóa của dân tộc mình. 
Còn ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của 
xã hội, từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến 
những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, ma 
chay, cúng giỗ, và cách mà người Việt uống trà cũng rất đa dạng 
không theo chuẩn mực nào, biểu hiện văn hóa ứng xử đầy tính sáng 
tạo của người pha và người được mời uống, mà ít chịu ảnh hưởng của 
người Trung Quốc. Người Việt không có trà đạo như Nhật Bản, 
nhưng không thể nói người việt thưởng thức trà kém nghệ thuật hơn. 
Người xưa thưởng trà rất công phu, phải hứng từng giọt sương trên 
búp sen vào lúc chưa có ánh nắng, hoặc lấy nước mưa để pha trà, sẽ 
giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu 
lại nơi cổ họng. Ngày nay, nhiều người cho rằng thưởng trà cho trọn 
vẹn phải đủ năm điều chuẩn mực: sắc - thanh - khí - vị - thần. Điều ấy 
cũng có chút ý nghĩa về tinh thần. 
Với một vài cảm nhận như trên khi xem xét văn hóa giữa hai 
nước, chúng tôi hy vọng rằng, đôi điều này có thể góp phần nhỏ bé 
trong giao lưu, hợp tác cùng phát triển giữa hai nước. Khi mối quan hệ 
trên mọi phương diện, văn hóa, ngọai giao, du lịch, đầu tư phát triển 
kinh tế, du học, đang diễn ra ngày một tốt đẹp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Bốn 
phương. 
2. Đoàn Lê Giang (2009), Nho giáo Nhật Bản và nho giáo Việt Nam, 
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article
511 
&id=352:nho-giao-nht-bn-va-nho-giao-vit-nam&catid=72:hi-ngh-
khoa-hc-han-nom&Itemid=146. 
3. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP 
HCM. 
4. Trà đạo trong văn hóa Nhật Bản, https://www.tourchaua.net/van-hoa-
am-thuc/tra-dao-trong-van-hoa-nhat-ban. 
(Bài đã đăng trong Kỷ yếu: Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng 
Việt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 
2017) 

File đính kèm:

  • pdfdoi_dieu_cam_nhan_ve_nhung_net_tuong_dong_va_di_biet_trong_v.pdf