Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam

Trong thời gian gần đây, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai “đối thủ” lớn là

Mỹ và Trung Quốc đã đặt ra những tình hình mới, vấn đề mới, thách thức mới đối với thế

giới, khu vực và sự phát triển của mỗi nước. Do có vị trí địa chiến lược quan trọng trong

chiến lược cạnh tranh của các nước lớn, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cũng

không tránh khỏi những tác động trong cuộc “đối đầu lạnh” hiện nay giữa hai nước này.

Vì vậy, việc tìm hiểu những đối sách của Trung Quốc đối với các chiến lược của Mỹ có ý

nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển và an ninh quốc gia của Việt Nam.

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 6500
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam

Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam
Nhận diện đối sách 3
Nhận diện đối sách của Trung Quốc 
với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây 
và kiến nghị chính sách cho Việt Nam
Đỗ Tiến Sâm(*)
Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai “đối thủ” lớn là 
Mỹ và Trung Quốc đã đặt ra những tình hình mới, vấn đề mới, thách thức mới đối với thế 
giới, khu vực và sự phát triển của mỗi nước. Do có vị trí địa chiến lược quan trọng trong 
chiến lược cạnh tranh của các nước lớn, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cũng 
không tránh khỏi những tác động trong cuộc “đối đầu lạnh” hiện nay giữa hai nước này. 
Vì vậy, việc tìm hiểu những đối sách của Trung Quốc đối với các chiến lược của Mỹ có ý 
nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển và an ninh quốc gia của Việt Nam.
Từ khóa: Chiến lược cạnh tranh, Nhận diện đối sách, Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ
Abstract: In recent times, the strategic competition between the two major rivals, the 
United States and China, has created new contexts and posed new challenges to the world, 
the region and each country. Due to its crucial geostrategic position in the competitive 
strategy of major countries, especially between China and the U.S., Vietnam cannot avoid 
impacts of the current “cold confrontation” between the two countries. Therefore, it’s 
essential to understand China’s responses to the U.S. strategies for the sake of Vietnam’s 
development and national security.
Keywords: Competitive Strategy, Strategic Identifi cation, Vietnam, China, The United States
Mở đầu 1(*)
Việc Trung Quốc phản ứng với các 
chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây 
đã đặt ra những tình hình mới, vấn đề mới, 
thách thức mới đối với thế giới và khu 
vực. Việt Nam là nước có đường bờ biển 
dài, vùng biển rộng, có vị trí địa chiến 
lược quan trọng trong chiến lược cạnh 
(*) GS.TS., Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện 
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: 
dotiensamtq@gmail.com
tranh của các nước lớn, nhất là giữa Trung 
Quốc và Mỹ. Vì vậy, nhận diện những đối 
sách của Trung Quốc với các chiến lược 
của Mỹ trong thời gian gần đây và xu thế 
cạnh tranh chiến lược giữa hai nước này 
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc 
đối với sự phát triển và an ninh quốc gia 
của Việt Nam. Bài viết trình bày và phân 
tích khái quát đối sách của Trung Quốc 
với các chiến lược của Mỹ trong thời gian 
gần đây; qua đó rút ra một số nhận xét và 
đánh giá bước đầu.
Thông tin Khoa học xã hội, số 1.20204
I. Khái quát về đối sách của Trung Quốc 
với các chiến lược của Mỹ
Trong thời gian gần đây, nhất là từ sau 
khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm 
quyền và Trung Quốc tổ chức Đại hội XIX 
Đảng Cộng sản Trung Quốc với những 
tham vọng mới đến: giữa thế kỷ XXI vươn 
lên trở thành quốc gia hiện đại đứng đầu thế 
giới, cục diện thế giới đứng trước những 
tình hình mới, vấn đề mới và thách thức 
mới (Tập Cận Bình, 2017), Mỹ đã chính 
thức “phản ứng” kiềm chế sự trỗi dậy của 
Trung Quốc bằng cuộc chiến tranh thương 
mại; đồng thời lần đầu tiên trong lịch sử 
100 năm nay công khai xác định Trung 
Quốc là đối thủ cạnh tranh chủ yếu, đồng 
thời Mỹ cũng nêu và triển khai chiến lược 
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và 
rộng mở. 
Trung Quốc cũng đã lường trước cuộc 
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và cạnh 
tranh chiến lược Mỹ - Trung là không tránh 
khỏi. Vì vậy, nước này đã có sự chuẩn bị 
nhất định để ứng phó, bao gồm cả về đối 
nội và đối ngoại.
1. Về đối nội 
Nhằm đối sách với các chiến lược và 
chính sách nêu trên của Mỹ, Trung Quốc đã 
và đang triển khai nhiều biện pháp về đối 
nội, trong đó tập trung chủ yếu trên một số 
lĩnh vực như sau:
 Một là, về chính trị, Đảng Cộng sản 
Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền định 
hướng dư luận để người dân yên tâm, tin 
tưởng vào các quyết sách của Đảng, Chính 
phủ và Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Đặc biệt, 
Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung tuyên 
truyền giáo dục về “Bốn ý thức” (Ý thức 
chính trị; Ý thức đại cục; Ý thức hạt nhân; 
Ý thức nhìn xa); về “Bốn tự tin” (Tự tin con 
đường; Tự tin lý luận; Tự tin chế độ; Tự 
tin văn hóa); về “Hai bảo vệ” (Bảo vệ sự 
lãnh đạo tập trung thống nhất và quyền uy 
của Trung ương; Bảo vệ địa vị hạt nhân của 
Trung ương Đảng và toàn Đảng của Tổng 
Bí thư Tập Cận Bình). Riêng đối với đội 
ngũ cán bộ lãnh đạo cấp bộ, ngành và tỉnh/
thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, 
Tổng Bí thư Tập Cận Bình còn yêu cầu họ 
phải đề phòng, hóa giải những rủi ro quan 
trọng to lớn trong Đảng hiện nay bao gồm: 
chính trị, ý thức hệ, kinh tế, khoa học công 
nghệ, xã hội, môi trường bên ngoài, xây 
dựng Đảng (
Xi-On-Seven-Crises-20190123/4755101.
html). Thông báo của Bộ Chính trị Đảng 
Cộng sản Trung Quốc trong phiên họp ngày 
30/7/2019 do Tổng Bí thư Tập Cận Bình 
chủ trì đã đưa ra “định vị” mới về “Hai 
bảo vệ” khi xác định đây là “nguyên tắc 
căn bản và nhiệm vụ quan trọng đầu tiên” 
của Đảng (https://www.mem.gov.cn/xw/
ztzl/2018/xxzl/201907/t20190731_32743
8.shtml).
Hai là, về kinh tế, Trung Quốc đang 
nỗ lực ứng phó với những rủi ro lớn có 
thể xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế; thực 
hiện các phương án, cơ chế phát triển nhằm 
lành mạnh, ổn định thị trường bất động sản; 
tăng cường giám sát thị trường, nhất là thị 
trường tiền tệ; giải quyết vấn đề huy động 
vốn khó khăn của các doanh nghiệp vừa 
và nhỏ, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định việc 
làm; đẩy mạnh xử lý các “doanh nghiệp xác 
sống”, v.v
Ba là, về xã hội, Trung Quốc cố gắng 
duy trì sự ổn định xã hội, giải quyết những 
vấn đề mà người dân quan tâm như việc 
làm, giáo dục, an sinh xã hội, y tế, an toàn 
thực phẩm, an toàn sản xuất, trị an xã hội, 
nhà ở; tập trung đấu tranh chống lại các loại 
“tội phạm đen”, giải quyết các vụ án lớn 
liên quan đến “tội phạm đen”, nhất là cơ 
sở kinh tế và mạng lưới đứng sau các thế 
Nhận diện đối sách 5
lực đen, tăng cường sự an toàn cho người 
dân; thúc đẩy hiện đại hóa quản trị xã hội, 
xây dựng cơ chế hài hòa xã hội, nâng cao 
 ... của Mỹ chính là tiếp tục đề 
cao chủ nghĩa dân tộc ở bên trong nhằm tạo 
sự đồng thuận trong Đảng Cộng sản Trung 
Quốc và toàn xã hội; còn bên ngoài là tiếp 
tục thúc đẩy chiến lược Sáng kiến “Vành 
đai, Con đường” và xây dựng cộng đồng 
chung vận mệnh nhân loại, mà thực chất 
cũng là những kênh để Trung Quốc tập hợp 
lực lượng. 
II. Kiến nghị về đối sách của Việt Nam với 
Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh mới
Như đã nêu trên, đối sách của Trung 
Quốc với các chiến lược của Mỹ là toàn 
diện và lâu dài, đây thực chất là cuộc cạnh 
tranh chiến lược giữa hai “đối thủ” lớn. Vì 
vậy, đối sách của Việt Nam với Trung Quốc 
và Mỹ cũng phải toàn diện và lâu dài. Ở 
đây, chúng tôi chỉ đề cập đến ba lĩnh vực 
chính là về chính trị, kinh tế và quốc phòng 
- an ninh.
Một là, về chính trị, Việt Nam cần tạo 
được sự đồng thuận trong cả hệ thống chính 
trị và trong toàn xã hội về khát vọng xây 
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống 
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; sánh 
vai các cường quốc năm châu như Chủ 
tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Với 
tư cách Đảng cầm quyền, Đảng cần phát 
huy vai trò thống lĩnh toàn cục, hài hòa các 
phương diện, khắc phục các lỗi hệ thống; 
kiên quyết chống “lợi ích nhóm” trong 
Đảng; tạo thế áp đảo trong cuộc đấu tranh 
chống tham nhũng; từ đó tạo niềm tin trong 
nhân dân, củng cố mối quan hệ gắn bó máu 
thịt giữa Đảng với dân. Trong điều kiện 
xã hội thông tin hóa, Đảng Cộng sản Việt 
Nam cần làm tốt công tác định hướng dư 
luận, nhất là trong vấn đề biển Đông - một 
điểm nóng của quan hệ Việt - Trung, để 
người dân không bị tác động và kích động 
Nhận diện đối sách 7
vì nhiễu thông tin, dẫn đến có những hành 
vi trái pháp luật, gây mất ổn định xã hội và 
làm xấu đi môi trường đầu tư.
Hai là, về kinh tế, Việt Nam phát huy 
lợi thế của nước đi sau, nhanh chóng nắm 
bắt và đón đầu các xu thế phát triển của 
kinh tế thế giới, chuyển đổi phương thức 
phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh 
tế toàn cầu, tránh bị lệ thuộc vào một trong 
hai nền kinh tế; tăng cường khả năng chống 
chịu của nền kinh tế. Một mặt tận dụng lợi 
thế gần gũi về địa lý và cầu nối của hai thị 
trường lớn Trung Quốc và ASEAN trong 
quan hệ kinh tế với Trung Quốc; mặt khác, 
coi trọng khai thác mở rộng quan hệ với 
các nền kinh tế phát triển Mỹ - Nhật Bản - 
Liên minh châu Âu (EU) cả về thị trường, 
công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất 
lượng cao. 
Riêng quan hệ hợp tác kinh tế với Trung 
Quốc, Việt Nam một mặt cần nghiên cứu 
đánh giá khách quan về chất lượng, hiệu 
quả đối với các dự án đầu tư và thầu khoán 
công trình của Trung Quốc ở Việt Nam để 
có sự điều chỉnh phù hợp; mặt khác cần 
nghiên cứu đánh giá những tác động tiêu 
cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - 
Trung, nhất là về tiền tệ, cùng với tác động 
xấu từ các chiến lược ứng phó của Trung 
Quốc đối với hai cuộc chiến đã nêu trên; 
chủ động, không bị bất ngờ, nhất là trước 
tác động của vấn đề biển Đông đối với giao 
lưu kinh tế diễn ra trên biên giới đất liền 
hai nước.
Đối với Mỹ, Việt Nam cũng cần nghiên 
cứu, đánh giá khách quan hợp tác kinh tế 
với Mỹ, sao cho vừa tận dụng tốt thị trường, 
công nghệ nguồn, kinh nghiệm quản trị 
hiện đại của nước này; mặt khác hoàn thiện 
về thể chế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh 
tế thị trường hiện đại theo đúng nghĩa của 
nó, không để Mỹ có thể áp đặt những trừng 
phạt nhất định như với các nền kinh tế phi 
thị trường khác.
Thứ ba, về mặt quốc phòng - an ninh, 
đây là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tinh thần 
vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quan hệ 
với Trung Quốc. Về hợp tác, Việt Nam tiếp 
tục duy trì các cơ chế hợp tác đã có giữa hai 
nước và đưa các hợp tác này ngày càng hiệu 
quả, thực chất như: Giao lưu giữa lực lượng 
biên phòng, tuần tra chung giữa hải quân, 
hợp tác chống khủng bố, chống tội phạm 
xuyên quốc gia... Trong bối cảnh mới, Việt 
Nam có thể phối hợp, giúp đỡ Trung Quốc 
trong việc chống các loại “tội phạm đen” 
mà Trung ương Đảng và Quốc vụ viện 
Trung Quốc coi đó là sự sắp xếp chiến lược 
đang được triển khai rộng khắp, nhất là ở 
các tỉnh biên giới Vân Nam, Quảng Tây 
tiếp giáp với Việt Nam. 
Về đấu tranh, trong bối cảnh ứng phó 
với chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình 
Dương và cạnh tranh chiến lược Mỹ - 
Trung, nhất định Trung Quốc sẽ gia tăng 
các hoạt động nhằm kiểm soát, khống chế 
biển Đông. Thực tế các sự kiện xảy ra sau 
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc 
và sau khi công bố bản Sách trắng Quốc 
phòng năm 2019 (Xem: 
gov.cn/regulatory/2019-07/24/), Trung 
Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động ở biển 
Đông như: Tổ chức duyệt binh quy mô 
lớn; Tổ chức huấn luyện quân sự bắn đạn 
thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của 
Việt Nam; Đưa tàu Địa chất Hải dương 
8 tác nghiệp trái phép ở khu vực bãi Tư 
Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 
và thềm lục địa của Việt Nam Đây là 
những dẫn chứng cho thấy Trung Quốc 
đã bất chấp dư luận, đang và sẽ triển khai 
những biện pháp manh động nhằm thực 
hiện tham vọng kiểm soát tiến tới độc 
chiếm biển Đông. 
Thông tin Khoa học xã hội, số 1.20208
Trong quan hệ hợp tác quốc phòng - an 
ninh với Mỹ, với phương châm vừa hợp tác 
vừa đấu tranh, Việt Nam một mặt cần đẩy 
mạnh hợp tác với Mỹ, nhất là trong việc 
nâng cao năng lực cho các lực lượng chấp 
pháp trên biển như cảnh sát biển, kiểm 
ngư, biên phòng biển, phòng chống an ninh 
phi truyền thống, nghiên cứu khoa học khí 
tượng thủy văn trên biển và dưới đáy biển, 
nâng cao năng lực quan sát từ xa cho các 
lực lượng bảo vệ biển, đảo...; mặt khác, 
Việt Nam cũng cần đề cao cảnh giác trước 
các thế lực thù địch trong chính giới và xã 
hội Mỹ chống lại sự cầm quyền của Đảng 
Cộng sản Việt Nam hoặc gây mất ổn định 
chính trị, xã hội của Việt Nam.
Theo chúng tôi, về đối ngoại Việt Nam 
nên tập trung xử lý tốt một số mối quan hệ 
quốc tế song phương và đa phương như sau:
Về quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam 
cần tiếp tục duy trì mối quan hệ ổn định 
lành mạnh với Trung Quốc, theo đó tiếp 
tục phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa, 
quan hệ giữa hai đảng, v.v... theo hướng 
hợp tác thực chất, cùng có lợi; đồng thời 
tránh sự hiểu lầm và phán đoán sai về chiến 
lược của từng nước. Trước những hành 
động “manh động” của Trung Quốc ở biển 
Đông, nhất là để bảo vệ những quyền, lợi 
ích hợp pháp và chính đáng của Việt Nam, 
chúng ta cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì, 
trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc qua 
cả kênh chính thức và học giả. Chỉ có như 
vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhận 
được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân 
trong nước và bạn bè quốc tế. 
Về quan hệ với Mỹ, cạnh tranh chiến 
lược Mỹ - Trung và việc Mỹ triển khai 
chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình 
Dương cùng với đối sách ứng phó của 
Trung Quốc đặt ra tình huống mới khi xử 
lý quan hệ với Mỹ. Trong bối cảnh mới nêu 
trên, đây là cơ hội để Việt Nam cần tiếp tục 
khai thác thị trường, hợp tác công nghệ và 
đào tạo nguồn nhân lực với Mỹ, đáp ứng 
yêu cầu phát triển của Việt Nam đến năm 
2030 trở thành quốc gia công nghiệp theo 
hướng hiện đại và đến năm 2045 trở thành 
nước công nghiệp hiện đại.
Về quan hệ với ASEAN, Việt Nam cần 
tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có 
trách nhiệm trong việc xây dựng tình đoàn 
kết, thống nhất trong ASEAN và phát huy 
vai trò trung tâm của ASEAN trong tiến 
trình hợp tác khu vực cũng như tạo thế 
trong xử lý mối quan hệ với các nước lớn 
trong và ngoài khu vực, đặc biệt là khi Việt 
Nam chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch 
ASEAN từ ngày 01/01/2020.
Về quan hệ với Ấn Độ, quốc gia này có 
mối quan hệ hữu nghị truyền thống và thủy 
chung với Việt Nam. Vấn đề là các ngành 
hữu quan, địa phương và doanh nghiệp hai 
nước cần tìm hiểu nhu cầu của nhau để gia 
tăng hợp tác hiệu quả và thực chất. Một 
trong những biện pháp góp phần thúc đẩy 
quan hệ hai nước là ngành hàng không, hai 
nước nên xem xét mở đường bay trực tiếp, 
tạo điều kiện phát triển du lịch văn hóa và 
tâm linh của người dân hai nước.
Tóm lại, về đối ngoại, điểm nhấn trong 
quan hệ đối ngoại song phương giữa Việt 
Nam với các nước là làm mới mối quan hệ 
với Ấn Độ và Indonesia, duy trì được sự 
thăng bằng trong quan hệ với Trung Quốc 
và Mỹ; còn về đa phương, tiếp tục dựa vào 
ASEAN, tạo thế cho Việt Nam trong quan 
hệ với các nước lớn trong và ngoài khu vực. 
Như vậy, Việt Nam có thể không bị động, 
duy trì được mối quan hệ ổn định, lành 
mạnh với cả Trung Quốc và Mỹ.
III. Một số nhận xét, kết luận
Qua tìm hiểu những đối sách của 
Trung Quốc đối với các chiến lược của 
Nhận diện đối sách 9
Mỹ, chúng tôi rút ra một số nhận xét bước 
đầu như sau:
Một là, do nhận thức và nghiên cứu về 
chiến tranh thương mại, cạnh tranh chiến 
lược Mỹ - Trung và chiến lược Ấn Độ 
Dương - Thái Bình Dương là không thể 
tránh khỏi nên Trung Quốc đã có sự chuẩn 
bị nhất định để đối phó, cả trong ngắn hạn, 
trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, vấn đề đặt 
ra là, các cuộc chiến trên của Mỹ lại diễn 
ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính 
trị, an ninh của Trung Quốc cũng đang diễn 
biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định 
kinh tế vĩ mô và chính trị xã hội. Vì vậy, có 
thể nói rằng, những khó khăn, thách thức 
đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay là vô 
cùng lớn và hết sức nghiêm trọng.
Theo chúng tôi, về ngắn hạn, Trung 
Quốc có thể sẽ gặp phải những khó khăn 
nhất định trong việc ổn định kinh tế vĩ 
mô như duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 
ở mức cao vừa phải, ổn định tiền tệ, đối 
mặt với tình trạng ly khai dân tộc ở một số 
địa bàn như Tân Cương, Tây Tạng, Hồng 
Kông, v.v..., nhưng về trung và dài hạn, 
khi các biện pháp phát huy hiệu quả, đồng 
thời không xảy ra những biến động lớn về 
chính trị nội bộ và chiến tranh nóng với 
Mỹ, Trung Quốc sẽ có thể “trụ được”, thực 
hiện được một số kế hoạch đã đề ra trong 
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hai là, việc Mỹ nêu lên và triển khai 
các chiến lược để kiềm chế sự trỗi dậy của 
Trung Quốc, theo đó thách thức quyền lực 
của Mỹ cả trên đất liền (lục quyền) và trên 
biển (hải quyền), về mặt lâu dài là cạnh 
tranh địa vị bá chủ của Mỹ, là điều không 
thể tránh khỏi. Vì vậy, đây sẽ là “cuộc 
chiến” lâu dài và toàn diện, thậm chí nếu 
không kiểm soát được, có thể dẫn đến chiến 
tranh cục bộ ở một khu vực nhất định, mà 
sự “thắng hay thua” nhất định sẽ tác động 
rất lớn đến tình hình thế giới, khu vực và sự 
phát triển của mỗi nước.
Ba là, Việt Nam là nước láng giềng núi 
liền núi, sông liền sông với Trung Quốc, 
giao thông đi lại giữa hai nước thuận tiện, 
nên những tác động từ sự đối phó của Trung 
Quốc đối với các chiến lược kiềm chế của 
Mỹ đến Việt Nam là không tránh khỏi, đưa 
đến cả cơ hội lẫn những thách thức mới, 
thậm chí trước nay chưa từng có.
Do vị trí địa chiến lược cùng với bản 
lĩnh của một dân tộc luôn luôn dám đương 
đầu với những kẻ thù lớn và mạnh gấp 
nhiều lần, nên Việt Nam luôn được các 
nước, nhất là các nước lớn tranh thủ và bạn 
bè trong khu vực và quốc tế gửi gắm tin 
cậy. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể tranh 
thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và 
của cả các đối thủ cạnh tranh chiến lược. 
Tuy nhiên, khác với cuộc cạnh tranh 
chiến lược Mỹ - Liên Xô trong Chiến tranh 
Lạnh, lúc đó Việt Nam nằm ở vị trí “ngoại 
vi” của cả Mỹ và Liên Xô; còn trong cuộc 
“đối đầu lạnh” hiện nay giữa Mỹ và Trung 
Quốc, nhiều khả năng biển Đông sẽ là một 
trong những địa bàn cạnh tranh chiến lược 
giữa hai nước này. Điều đó làm cho việc 
duy trì môi trường xung quanh hòa bình ổn 
định cho công cuộc đổi mới đất nước của 
Việt Nam đứng trước những khó khăn mới 
lớn hơn.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, đây là thời 
điểm Việt Nam cần phải tỉnh táo, phát huy 
bản lĩnh và trí tuệ được tích lũy từ lịch sử 
dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm 
của dân tộc; Đảng Cộng sản Việt Nam cần 
phải phát huy bản lĩnh của một chính đảng 
cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh 
tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc và 
danh nhân văn hóa thế giới, sáng lập và 
rèn luyện; từ đó định ra chủ trương, đường 
lối, chính sách phù hợp cả về đối nội và 
Thông tin Khoa học xã hội, số 1.202010
đối ngoại để thích ứng, bứt phá phát triển 
nhanh và bền vững, đưa đất nước “sánh vai 
với các cường quốc năm châu”, đồng thời 
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách 
mạng thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh 
hằng mong muốn 
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng 
sản Trung Quốc triệu tập hội nghị, 
https://www.mem.gov.cn/xw/ztzl/2018
/xxzl/201907/t20190731_327438.sh32
7434
2. PV. (2017), Phát triển quan hệ đối 
tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt 
Nam - Trung Quốc, 
Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Phat-trien
-quan-he-doi-tac-hop-tac-chien-luoc-
toan-dien-Viet-Nam-Trung-Quoc-
458774/ 
3. Tập Cận Bình (2017), Quyết thắng 
trong xây dựng toàn diện xã hội khá 
giả, giành thắng lợi vĩ đại trong xây 
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung 
Quốc thời đại mới, Báo cáo Đại hội lần 
thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, 
Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 18/10.
4. Tập Cận Bình nói Trung Quốc đối mặt 
với 7 rủi ro lớn, 
com/a/Xi-On-Seven-Crises-20190123
/4755101.html 
5. Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống 
Kazakhstan Tokayev, 
huanet.com/politics/leaders/2019-09/
11/c_1124988091.htm
6. Bình luận viên Tân Hoa xã: Cùng thúc 
đẩy quan hệ Trung - Mỹ lấy hài hòa, 
hợp tác, ổn định làm cơ sở, http://
www.xinhuanet.com/world/2019-06/
30/c_1124691303.htm
7. Hình thành cục diện mới thúc đẩy 
đại khai phát miền Tây thời đại mới, 
content_24735717.htm
8. Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 
thời đại mới, 
regulatory/2019-07/24/content_4846
424.htm
9. Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa 
Nhân dân Trung Hoa và Liên bang 
Nga về phát triển Quan hệ đối tác 
hiệp tác Chiến lược Toàn diện thời 
đại mới, 
world/2019-06/06/c_1124588552.htm
10. “Vương Nghị biểu thị các nước láng 
giềng xung quanh là phương hướng ưu 
tiên của ngoại giao Trung Quốc”, Nhân 
dân Nhật báo, ngày 19/7/2019.

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_doi_sach_cua_trung_quoc_voi_cac_chien_luoc_cua_my.pdf