Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện

Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: Giúp học sinh xác định vai trò, chức năng của thông tin thư mục

trong xã hội và thực hành được hoạt động thông tin thư mục.

- Về kỹ năng: Giúp học sinh nắm được những lý luận cơ bản của thư mục học;

Hiểu được đặc điểm, chức năng của thông tin thư mục.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể tổ chức hoạt động thông tin thư

mục trong các loại thư viện khác nhau

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 1

Trang 1

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 2

Trang 2

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 3

Trang 3

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 4

Trang 4

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 5

Trang 5

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 6

Trang 6

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 7

Trang 7

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 8

Trang 8

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 9

Trang 9

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 88 trang viethung 35240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện

Bài giảng Mô tả tài liệu thư viện
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG 
MÔN HỌC: MÔ TẢ TÀI LIỆU THƯ VIỆN 
NGHỀ: THƯ VIỆN 
(Áp dụng cho Trình độ trung cấp) 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
NĂM.................. 
MỤC LỤC 
Mục lục ........................................................................................................................................... 2 
Chương 1: Những vấn đề chung về biên mục mô tả .................................................................. 3 
1. Khái niệm chung về biên mục mô tả ............................................................................................. 
2. Yêu cầu và quy định chung .......................................................................................................... 4 
3. Cơ sở của biên mục mô tả ........................................................................................................... 8 
4. Lịch sử biên mục mô tả, phân loại biên mục mô tả ................................................................... 12 
Chương 2: Quy tắc biên mục Anh – Mỹ (AACR2) ...................................................................... 
1. Hoàn cảnh ra đời, mục đích, ý nghĩa ............................................................................................. 
2. Nội dung của AACR2 .................................................................................................................... 
Chương 3: Điểm truy cập thông tin và khổ mẫu MARC 21 ....................................................... 
1. Quy tắc mô tả chung ..................................................................................................................... 
2. Cách thức trình bày điểm truy cập thông tin ................................................................................. 
3. Khổ mẫu MARC 21 . ..................................................................................................................... 
Chương 4: Phương pháp mô tả các loại hình tài liệu ................................................................... 
1. Phương pháp mô tả sách ............................................................................................................... 
2. Mô tả bổ sung ................................................................................................................................. 
3. Mô tả xuất bản phẩm tiếp tục ........................................................................................................ 
4. Mô tả trích (mô tả phân tích) .......................................................................................................... 
5. Mô tả một số loại hình tài liệu khác ............................................................................................. 
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CỦA TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC 
Mô tả tài liệu 
Mục tiêu môn học: 
- Về kiến thức: Giúp học sinh xác định vai trò, chức năng của thông tin thư mục 
trong xã hội và thực hành được hoạt động thông tin thư mục. 
- Về kỹ năng: Giúp học sinh nắm được những lý luận cơ bản của thư mục học; 
Hiểu được đặc điểm, chức năng của thông tin thư mục. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thể tổ chức hoạt động thông tin thư 
mục trong các loại thư viện khác nhau. 
Nội dung: 
CHUƠNG 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIÊN MỤC MÔ TẢ 
1. Khái niệm chung về biên mục mô tả 
1.1. Khái niệm 
* Khái niệm biên mục tài liệu 
Mục tiêu của công tác biên mục: 
- Tìm kiếm nguồn thông tin nhanh chóng, thuận tiện. 
- Tổ chức, sắp xếp tài liệu trong kho và thông tin trên máy tính điện tử. 
- Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. 
- Trao đổi nguồn thông tin. 
- Hỗ trợ lưu trữ và bảo quản nguồn thông tin. 
Biên mục gồm hai loại: 
- Biên mục mô tả (xử lý hình thức): áp dụng các chuẩn quy tắc biên mục theo 
tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu biên mục. 
- Biên mục đề mục (xử lý nội dung): xác định tiêu đề đề mục và ký hiệu phân 
loại để sắp xếp tài liệu, tạo điểm truy cập về nội dung. 
Biên mục tài liệu là toàn bộ các công đoạn có liên quan đến việc tổ chức công 
cụ tra cứu và tìm kiếm thông tin, bao gồm các công đoạn từ mô tả thư mục, định chủ 
đề, phân loại và kiểm soát tính thống nhất. 
Kiểm soát tính thống nhất là quá trình đảm bảo sự nhất quán trong khi diễn đạt 
một điểm truy nhập, cho thấy mối quan hệ giữa các tên người, tên tác phẩm hay các 
chủ đề dựa theo các quy tắc mô tả hay khung đề mục, từ điển, từ chuẩn có kiểm soát 
hay tệp quy định tính thống nhất. 
Việc kiểm soát tính thống nhất được tiến hành trong cả hai giai đoạn biên mục 
mô tả và biên mục đề mục (định chủ đề, phân loại). Nghĩa là trong quá trình thiết lập 
điểm truy cập chính và điểm truy cập bổ sung đều phải được tiến hành theo một quy 
tắc, một tiêu chuẩn chung, thống nhất. 
Mục đích cuối cùng của công tác biên mục tài liệu là tạo điều kiện cho độc giả 
tìm kiếm tài liệu trong thư viện thông qua việc dùng thẻ thư mục (phiếu mục lục) hay 
qua mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC – Online Public Access Catalog). 
* Khái niệm biên mục mô tả tài liệu 
Mô tả là khâu công tác kỹ thuật cơ bản giúp xác định được đặc tính của tài liệu 
về nội dung, công dụng và hình thức. Mô tả là cơ sở chính để tổ chức các loại hình 
mục lục thư viện, là một trong những hệ thống tra cứu truyền thống. 
Mục đích của mô tả tài liệu: 
- Giúp bạn đọc, người dùng tin có được khái niệm về tài liệu và nhanh chóng, 
dễ dàng tìm được tài liệu ấy trong hệ thống tìm tin truyền thống nếu biết một số thông 
tin tác giả, nhan đề, chủ đề. 
- Phiếu mô tả cho biết thư viện hiện đang có những tài liệu nào đó và thuộc lần 
xuất bản nào. 
- Theo Từ điển tiếng Việt – 1997: “Mô tả là dùng ngôn ngữ hoặc màu sắc, 
đường nét, nhạc điệu,  để cho người khác hình dung được các sự vật hoặc hình 
dáng, tâm trạng của con người trong khung cảnh nào đó”. 
- Trong Thư viện học: “Mô tả tài liệu là việc lựa chọn những dẫn liệu đặc trưng 
của một tài liệu, trình bày chúng theo những quy t ... – Hà Nội, 1999. 
Sơ đồ mô tả tùng thư 
5. Mô tả các loại tài liệu khác 
5.1. Mô tả tài liệu không công bố 
5.1.1. Khái niệm 
Tài liệu không công bố (còn gọi là tư liệu xám) là những tư liệu không xuất bản 
hoặc xuất bản với số lượng hạn chế và không bán rộng rãi trên thị trường. 
 Các tài liệu không công bố bao gồm : các bản thảo, bản gốc nghệ thuật, vật thể 
gặp trong tự nhiên nếu nó không được bao gói ở dạng phân phối thương mại, báo cáo 
nghiên cứu khoa học, tư liệu dịch, luận án khoa học, báo cáo chính phủ, tư liệu hội 
nghị, hội thảo, phim hoặc tài liệu video chưa biên tập hoặc chưa xuất bản, tài liệu ghi 
âm chưa xử lý, ảnh lưu trữ, nguồn tin điện tử chưa xuất bản. 
Báo cáo chính phủ, tư liệu hội nghị, hội thảo được mô tả như sách. Còn các báo 
cáo nghiên cứu khoa học, luận án khoa học, tư liệu dịch về cơ bản cũng bao gồm 
những vùng, những yếu tố như mô tả sách nhưng có thêm vùng «thông tin đặc thù ». 
Vùng này được xếp sau vùng nhan đề và thông tin trách nhiệm. 
5.1.2. Phương pháp mô tả luận văn, luận án 
Thông tin về học vị đươc phong theo luận văn, luận án không ghi ở phần thông 
tin trách nhiệm mà ghi ở phần phụ chú. 
Thông tin trách nhiệm: chỉ ghi tên tác giả của luận văn, không ghi tên người 
hướng dẫn. 
Vùng chi tiết xuất bản : ghi năm viết xong luận án được nêu trên trang nhan đề. 
Không ghi nơi xuất bản, nhà xuất bản ở vùng Xuất bản, phát hành. Ghi Nơi bảo vệ 
luận văn, luận án vào vùng phụ chú. 
Ghi mã số luận văn, luận án vào vùng phụ chú. 
 Tên tác giả của bài trích 
Tên bài trích : thông tin bổ sung cho bài trích / Tác giả của 
 bài trích . – Lần xuất bản. – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, năm xuất 
 bản . – Trang : minh họa ; khổ . – (Nhan đề chính của tùng thư / 
 thông tin trách nhiệm liên quan đến tùng thư, ISSN của tùng thư ; 
 số thứ tự trong tùng thư) . – Phụ chú. 
Sơ đồ: 
Ví dụ: 
KHUÔN THỨC MARC 21 ĐƠN GIẢN 
Nhãn 
trường 
Tên trường Chỉ 
thị 
Mã 
trường 
con 
Nội dung dữ liệu 
100 Tiêu đề mô tả chính – 
Tên tác giả cá nhân (KL) 
1# $a$d $a Nguyễn, Nhã $d 1940- 
245 Nhan đề chính, [minh xác 
về trách nhiệm] (KL) 
10 $a $a Quá trình xác lập chủ 
quyền của Việt Nam tại 
quần đảo Trường Sa và 
Hoàng / Sc Nguyễn Nhã 
260 Nơi xuất bản, nhà xuất 
bản, năm xuất bản 
## $c $c 2002 
300 Trường dành cho Mô ## $a$b$c $a 87 tờ : $b minh họa, bản 
 Nguyễn, Nhã 
 Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo 
 Trường Sa và Hoàng Sa / Nguyễn Nhã . - 2002 . - 387 tờ : 
 minh họa, bản đồ ; 29 cm. 
 Bản thảo đánh máy (bản phóng ảnh). 
 Luận án (Tiến sĩ lịch sử) . - Đại học Quốc gia TP. Hồ 
 Chí Minh, 2002. 
 Mã số: 5.03.15 
 Có thư mục tài liệu tham khảo: tờ 184-213 
Tên tác giả Luận văn, Luận án 
Tên đề tài = tên đề tài song / Thông tin trách nhiệm. – 
Năm hoàn thành luận văn, luận án được ghi trên trang nhan đề. – Khối 
lượng ; khổ sách + Tài liệu kèm theo . - (Tùng thư) 
 Phụ chú: Ghi nơi bảo vệ luận văn, luận án 
tả vật chất đồ ; $c 29 cm. 
500 Ghi chú tổng quát ## $a $a Bản thảo đánh máy (bản 
phóng ảnh) 
502 Ghi chú tổng quát ## $a $a Luận án (Tiến sĩ lịch 
sử). – Đại học Quốc gia TP. 
Hồ Chí Minh, 2002 
504 Thư mục ## $a $a Có thư mục tham khảo: 
tờ 184- 213 
5.2. Mô tả bản đồ 
+ Mô tả giống mô tả sách nhưng có thêm vùng 3, vùng thông tin đặc thù hay 
còn gọi là vùng số liệu.Trong mô tả bản đồ vùng này ghi tỷ lệ của bản đồ. 
Ví dụ: Tỷ lệ 1:36.000.000 
+ Tiêu đề mô tả bắt đầu từ vạch dọc 1 
+ Trình bày trên tiêu đề mô tả như sau: 
Tên địa phương. Loại bản đồ. Ví dụ: Thái Nguyên. Bản đồ hành chính 
+ Nếu có nhiều bản đồ trên 1 tờ hoặc nhiều tờ thì ghi số lượng bản đồ và số tờ. 
Hoặc ghi số lượng bản đồ trong một tập bản đồ. 
Ví dụ: 6 bản đồ trên 2 tờ; Ví dụ: 1 tập bản đồ (215 tr.): 100 bản đồ màu. 
+ Kích thước bản đồ: ghi chiều cao X chiều rộng của bản đồ bằng centimet. 
Ví dụ: 65 X 75 cm. 
Sơ đồ mô tả bản đồ: 
Ví dụ : 
 Tiêu đề mô tả 
 Nhan đề chính của bản đồ= nhan đề song song : thông 
 tin liên quan đến nhan đề / thông tin về trách nhiệm .- Lần 
 xuất bản .- Thông tin đặc thù hay số liệu toán học .- Nơi 
 xuất bản : Nhà xuất bản, năm xuất bản .- Số lượng bản đồ : 
 mầu sắc, vật liệu ; khổ cỡ + tư liệu kèm theo .- (Tùng thư) 
 Phụ chú 
 ISBN : giá tiền 
5.3. Mô tả tài liệu ghi âm 
Tài liệu ghi âm gồm: đĩa nhựa, băng, đĩa từ, cassette, đĩa quang (compact). 
Khi mô tả tài liệu ghi âm cơ bản giống mô tả các loại tư liệu khác. Chỉ khác khi 
mô tả ở vùng mô tả vật lý (vùng số lượng). 
Lấy thông tin mô tả từ chính bản thân tài liệu đó và các nhãn, hộp đựng, vật 
dụng đi kèm tài liệu ghi âm. 
*Vùng số liệu: mô tả vật lý 
- Ghi số lượng đơn vị băng đĩa, loại hình tư liệu, sau đó ghi thời lượng ghi âm, 
tốc độ chạy băng hay đĩa. Sơ đồ mô tả tài liệu ghi âm: 
Ví dụ: 
5.5. Mô tả nguồn tin điện tử 
+ Nguồn tin điện tử bao gồm dữ liệu (thông tin trình bày dạng chữ số, văn bản, 
đồ họa, hình ảnh, bản đồ, âm nhạc), chương trình (các lệnh) 
+ Mô tả tài liệu điện tử về cơ bản giống như mô tả tài liệu ghi âm. Nhưng có 
thêm vùng thông tin đặc thù. 
 Bản đồ kinh tế Việt Nam 
 Bản đồ kinh tế Việt Nam [bản đồ] / Cục bản 
đồ Việt Nam. – Tỷ lệ 1 : 40.000.000. – Hà Nội : Cục 
đo đạc bản đồ, 1999. – 1 bản đồ : màu ; 80 x 50 cm. 
 Những nhạc phẩm nổi tiếng một thời [tài liệu ghi 
 âm] / Nguyễn Ngọc Nga. – TP. Hồ Chí Minh : Phương Nam 
 Audio, 2008 . – 1 CD – audio (60 phút) : kỹ thuật số . – 
 33 1/2 vòng/phút ; 12 in 
 Tên tài liệu ghi âm [GMD] : thông tin bổ sung : dạng tài 
liệu / tên tác giả hoặc người biểu diễn . – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản , năm xuất 
bản . – Số đĩa ghi âm (phút) : Loại ghi âm . – Số vòng hoặc thời gian ; kích cỡ. - 
(Tùng thư) 
 Phụ chú 
 ISBN hoặc ISSN : giá tiền 
+ Nguồn lấy thông tin chính đối với các nguồn tin điện tử là bản thân chính 
những tài liệu được mô tả. Nếu các thông tin cần thiết không có từ chính bản thân tài 
liệu thì lấy từ các nguồn khác như : vỏ hộp, vỏ đĩa, trên trang web hoặc có thể từ bất 
kỳ nguồn nào. 
* Có 3 loại mô tả các nguồn tin điện tử như sau: 
 5.5.1. Tài liệu dạng đĩa CD: Sơ đồ mô tả tài liệu dạng đĩa CD 
Ví dụ: 
Tiêu đề mô tả 
 Nhan đề đĩa CD [tài liệu ghi âm]: thông tin bổ sung cho 
 nhan đề = nhan đề song song / Thông tin trách nhiệm .- Chi tiết 
 đặc thù . – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, năm xuất bản . – 
 Số lượng : minh họa ; kích thước 
 (Tùng thư) 
 Phụ chú 
 Phạm, Thị Lệ Hương 
 Cẩm nang hướng dẫn sử dụng bộ quy tắc biên mục Anh – 
 Mỹ rút gọn, 1988 [nguồn tài liệu điện tử ] / Phạm Thị Lệ Hương, 
 Ngọc Mỹ Guidarelli biên soạn .- Ấn bản điện tử . - Great Falls : 
 LEAF-VN, c2004. 
 1 đĩa: minh họa; 4 ¾ in 
 Tài liệu làm dưới dạng PDF 
 Thiết bị cần: Máy tính điện toán cá nhân PC, có ổ đĩa CD- 
 ROM, windows 98 trở lên, chương trình Acrobat Reader, p.b. 5 
 trở lên. 
Mô tả theo khổ mẫu MARC 21 
KHUÔN THỨC MARC 21 ĐƠN GIẢN 
Tên 
trườ
ng 
Nhãn trường C
hỉ 
thị 
Trườn
g con 
Nội dung dữ liệu 
100 Tiêu đề mô tả chính – 
Tên tác giả cá nhân 
(NR) 
1# $a$d $a Phạm, Thị Lệ Hương, $d 1941- 
245 Nhan đề chính, [minh 
xác về trách nhiệm] 
(NR) 
10 $a $a Cẩm nang hướng dẫn sử dụng 
bộ qui tắc biên mục Anh – Mỹ rút 
gọn, 1988 $h [nguồn tài liệu điện 
tử ] / $c Phạm Thị Lệ Hương, 
Ngọc Mỹ Guidarelli biên soạn 
250 Ấn bản [minh xác về 
ấn bản] 
## $a,$b $a Ấn bản điện tử 
260 Nơi xuất bản, nhà xuất 
bản, năm xuất bản 
## $a$b$c #a Great Falls : $b LEAF-VN, $c 
c2004 
300 Trường dành cho 
Mô tả vật chất 
## $a$b$c $a 1 đĩa: $b minh họa; $c 4 ¾ in 
500 Ghi chú tổng 
quát 
## $a $a Tài liệu làm dưới dạng PDF 
538 Ghi chú chi tiết 
về hệ thống 
## $a $a Thiết bị cần: Máy tính điện 
toán cá nhân PC, có ổ đĩa CD-
ROM, windows 98 trở lên, 
chương trình Acrobat Reader, p.b. 
5 trở lên. 
700 
Tiêu đề mô tả phụ - 
Tên tác giả cá nhân 
1# $a$d Guidarelli, Ngọc Mỹ, $d 1955 - 
700 Tiêu đề mô tả phụ - 
Tên tác giả cá nhân 
1# $a,$d, 
$t 
$a Gorman, Michael $d 1941- $t 
Bộ quy tắc biên mục Anh – Mỹ rút 
gọn, 1988 
5.2. Sách điện tử, cơ sở dữ liệu 
Mô tả giống CD, thêm phần địa chỉ truy cập trực tuyến. 
Sơ đồ mô tả: 
Ví dụ: Mô tả truyền thống 
Tiêu đề mô tả 
 Nhan đề tài liệu [nguồn tin điện tử]: thông tin bổ 
 sung cho nhan đề = nhan đề song song / Thông tin trách 
 nhiệm. – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, năm xuất bản . – 
 Số lượng : minh họa ; kích thước 
 (Tùng thư) 
 Ấn bản 
 Địa chỉ truy cập trực tuyến 
 Phụ chú 
 Phan, Văn, 1932- 
 Nhập môn khoa học thư viện và thông tin [nguồn tin điện tử] / 
 Phan Văn, Nguyễn Huy Chương. – Hà Nội : Đại học Quốc gia Hà 
 Nội, 2001. – 229 tr. : minh họa. 
 Ấn bản lần 1 in thành sách xuất bản năm 1997 
Nhan đề tiếng Anh: Introduction to library and information 
science 
 Giáo trình dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. 
 Đầu trang nhan đề ghi: Bộ Giáo dục và Đào tạo 
Địa chỉ truy cập trực tuyến: 
 Tài liệu tham khảo: tr. 223-227. 
Mô tả theo khổ mẫu MARC 21 
KHUÔN THỨC MARC 21 ĐƠN GIẢN 
Nhãn 
trườ
ng 
Tên trường Chỉ 
thị 
Trườ
ng 
con 
Nội dung dữ liệu 
100 Tiêu đề mô tả 
chính – Tên tác 
giả cá nhân 
1# $a$d $a Phan, Văn, $d 1932- 
245 Nhan đề chính, 
[minh xác về 
trách nhiệm] 
10 $a $a Nhập môn khoa học thư viện & 
thông tin $h [nguồn tin điện tử] $c 
Phan Văn, Nguyễn Huy Chương 
246 Hình thức khác 
của nhan đề 
10 $a $a Nhập môn khoa học thư viện và 
thông tin 
260 Nơi xuất bản, nhà 
xuất bản, năm 
xuất bản 
## $a$b$
c 
$a Hà Nội:$b Đại học Quốc gia Hà 
Nội, $c 2001 
300 Trường dành 
cho Mô tả 
vật chất = 
## $a$b$
c 
$a 229tr.: $b minh họa 
500 Ghi chú tổng 
quát 
## $a $a Văn bản tiếng Việt, có nhan đề 
tiếng Anh: Introduction to library 
and information science 
500 Ghi chú tổng 
quát 
## $a $a Đầu trang nhan đề ghi Bộ Giáo 
dục và Đào tạo 
504 Thư mục ## $a $aTài liệu tham khảo: tr. 223-227 
521 Ghi chú về 
đối tượng 
độc giả 
## $a $a Giáo trình dành cho sinh viên các 
trường đại học và cao đẳng 
533 Ghi chú vê bản tái 
tạo 
## $a $a Ấn bản điện tử, truy cập miễn phí 
trên mạng toàn cầu WWW 
534 Ghi chú về bản 
chính 
## $a $a Ấn bản lần 1 in thành sách năm 
1997 
700 Tiêu đề 
mô tả phụ 
- Tên TG 
cá nhân 
1# $a$
d 
$a Nguyễn, Huy Chương, $d 1954- 
700 Tiêu đề mô tả phụ 
- Tên TG cá nhân 
1# $a,$d, 
$t 
$a Gorman, Michael $d 1941- $t Bộ 
qui tắc biên mục Anh – Mỹ rút gọn, 
1988 
710 Tiêu đề mô tả phụ 
tên tác giả tập thể 
1# $a$b $a Việt Nam $b Bộ Giáo dục và Đào 
tạo 
856 Địa chỉ và điểm 
truy dụng trực 
tuyến 
## $z$u $z Truy cập trực tuyến $u  
lic.vnu.edu.vn/Mr%Chuong/ebook%2
0Mr0Chuong_dam.pdf 
5.3. Các chương trình máy tính 
Mô tả giống như đĩa CD, vùng thông tin đặc thù, thường là ghi phiên bản của 
các chương trình.Sơ đồ mô tả các chương trình máy tính 
Ví dụ: 
Mô tả truyền thống 
Tiêu đề mô tả 
 Nhan đề tài liệu [nguồn tin điện tử]: thông tin bổ 
 sung cho nhan đề = nhan đề song song / Thông tin trách 
 nhiệm. – Phiên bản. – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, năm 
 xuất bản . 
 Số lượng : minh họa ; kích thước + tài liệu kèm theo 
 (Tùng thư) 
 Phụ chú 
 Bộ chữ Việt Nam [nguồn tin điện tử] = Vietnamese windows 
 Module . – Phiên bản: V6.2A. – Laguna, Hills Calif.: VNLABS, 
 2003. 
 1 đĩa CD; 4 ¾ in. + tài liệu chỉ dẫn (12 tr.) 
 Chương trình xử lý văn bản tiếng Việt bằng Unicode hay 
 VNLABS, cũng có tên là Diplomat software 
 Thiết bị cần: windows 95, 98, NT, 2000 XP. 
Mô tả theo khổ mẫu MARC 21 
KHUÔN THỨC MARC 21 ĐƠN GIẢN 
Nh
ãn 
trư
ờng 
Tên trường Ch
ỉ 
thị 
Tr
ườ
ng 
con 
Nội dung dữ liệu 
245 Nhan đề chính, 
[minh xác về trách 
nhiệm] (NR) 
10 $a $a Bộ chữ Việt Nam $h [nguồn tin điện 
tử] = $b Vietnamese windows modul 
246 Hình thức khác của 
nhan đề 
10 $a $a Vietnamese windows modul 
246 Hình thức khác của 
nhan đề 
10 $a $a Diplomat software 
250 Ấn bản ## $a $a Phiên bản V6.2A 
260 Nơi xuất bản, nhà 
xuất bản, năm xuất 
bản 
## $a$
b$c 
$a Laguna, Hills Calif.:$b VNLABS, $c 
2003 
300 Trường dành 
cho Mô tả vật 
chất 
## $a$
b$c 
$a 1 đĩa CD $c 4 ¾ in. + $e tài liệu 
hướng dẫn (12 tr.) 
500 Ghi chú tổng 
quát 
## $a $a Chương trình xử lý văn bản tiếng Việt 
bằng Unicode hay VNLABS, cũng có 
tên là Diplomat software 
538 Ghi chú chi tiết 
về hệ thống 
## $a $a Thiết bị cần: windows 95, 98, NT, 
2000 XP 
710 Tiêu đề mô 
tả phụ - Tên 
tác giả tập 
thể 
1# $a
$
b 
$a VNLABS (Công ty) 
Tài liệu tham khảo: 
 1. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện .- H.: Văn hóa Thông tin, 2001.- 
630tr ; 21 cm 
 2. Nguyễn Thị Tuyết Nga. Mô tả tài liệu thư viện: Giáo trình Đại học thư 
viện – H.: Trường ĐHVH HN, 1992. - 142tr. 
 3. Tài liệu hướng dẫn mô tả ấn phẩm: dùng cho mục lục thư viện / Thư viện 
Quốc gia. Phòng phân loại Mô tả. - H.: TVQG, 1994. - 115tr. 
4. Anglo American Cataloguing rules / Liên hiệp hội Thư viện Canada, Anh, 
Mỹ.... - 2 nd ed.- London: The Britissh Library, 1988.- 677tr. 
5. Cẩm nang hướng dẫn sử dụng bộ qui tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1998 
[nguồn liệu điện tử] / Biên soạn: Phạm Thị Lệ Hương, Ngọc Mỹ Guidarelli. – Ấn bản 
điện tử PDF. – Great Falls, Va: LEAF-VN, c2004. – 1 đĩa: minh hoạ ; 4 ¾ in 
6.Vũ Văn Sơn. Giáo trình mô tả .- H.: Đại học quốc gia, 2000. – 284 tr. 
7. MARC 21:MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục .- H.: Trung tâm Thông 
tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2005. – 334tr. 
8. Vũ Văn Sơn. Tài liệu tập huấn biên mục theo MARC 21 .- [Kđ: Knxb], 
2003. 
9. TCVN 4743 – 89. Xử lý thông tin: Mô tả thư mục tài liệu: yêu cầu chung 
và qui tắc biên soạn.- H., 1989. 
XÁC NHẬN KHOA 
 Bài giảng môn học/mô đun “” đã bám sát các nội dung trong chương 
trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực 
tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. 
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun...... thay thế cho giáo trình. 
Người biên soạn 
( Ký, ghi rõ họ tên) 
 Lãnh đạo Khoa 
( Ký, ghi rõ họ tên) 
 (Chú ý, Nội dung này sẽ được đặt ở trang cuối cùng của Bài giảng) 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mo_ta_tai_lieu_thu_vien.pdf