Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Đồng dao là một thể loại văn học dân gian truyền miệng của trẻ em đã

xuất hiện từ rất sớm và phát triển gắn liền với từng giai đoạn lịch sử xã

hội loài người. Đề tài đồng dao thường không tập trung ở một chủ đề

nhất định, không những cung cấp kiến thức tự nhiên mà còn cung cấp

kiến thức xã hội. Một trong những chủ đề trẻ nhỏ yêu thích là nội dung

mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao. Vì thế, đồng dao trở thành

phương tiện giáo dục có hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Với ý nghĩa đó, đặt

mục đích nghiên cứu đồng dao từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi sử dụng

chủ yếu các phương pháp nghiên cứu như: thống kê, phân tích, đối

chiếu so sánh, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Kết quả cho thấy,

bức tranh về đời sống xã hội của đồng bào dân tộc được phản ánh

trong đồng dao chứa đựng tư tưởng của nhân dân, đồng thời có ý nghĩa

trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và đáp ứng nhu cầu vui chơi cho

trẻ, qua đó góp phần tạo nên giá trị riêng của thể loại.

Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trang 1

Trang 1

Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trang 2

Trang 2

Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trang 3

Trang 3

Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trang 4

Trang 4

Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trang 5

Trang 5

Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 4480
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Nội dung mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 72 - 77 
 72 Email: jst@tnu.edu.vn 
SIMULATING THE SOCIAL LIFE OF ETHNIC MINORITIES IN THE NORTHERN 
MOUNTAINOUS REGION IN CHILDREN’S SONGS ETHNIC MINORITIES 
Leng Thi Lan
*
TNU - University of Agriculture and Forestry 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 21/3/2021 Children’s songs are genre of children’s oral folklore appeared very 
early and they were developed and associated with each period of 
human social history. The topic of nursery rhyme usually does not 
focus on a certain topic, it provides not only natural knowledge but also 
social knowledge. One of the topics children love is the social life 
simulation content. Therefore, the nursery rhyme becomes an effective 
means of education for young children. With that in mind, for the 
purpose of studying rhyme from the cultural perspective, we mainly use 
research methods such as statistics, analysis, comparison, 
interdisciplinary research methods. The results show that the picture of 
the social life of ethnic minorities is reflected in the nursery rhyme 
contains people's thoughts and at the same time is meaningful in 
educating thoughts, feelings and satisfying the needs of fun for 
children, thereby contributing to create the own value of the genre. 
Revised: 13/4/2021 
Published: 28/4/2021 
KEYWORDS 
Children’s songs 
Social imitation 
Social life 
Ethnic minority 
The northern mountainous 
NỘI DUNG MÔ PHỎNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA ĐỒNG DAO 
DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 
Lèng Thị Lan 
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 21/3/2021 Đồng dao là một thể loại văn học dân gian truyền miệng của trẻ em đã 
xuất hiện từ rất sớm và phát triển gắn liền với từng giai đoạn lịch sử xã 
hội loài người. Đề tài đồng dao thường không tập trung ở một chủ đề 
nhất định, không những cung cấp kiến thức tự nhiên mà còn cung cấp 
kiến thức xã hội. Một trong những chủ đề trẻ nhỏ yêu thích là nội dung 
mô phỏng đời sống xã hội của đồng dao. Vì thế, đồng dao trở thành 
phương tiện giáo dục có hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Với ý nghĩa đó, đặt 
mục đích nghiên cứu đồng dao từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi sử dụng 
chủ yếu các phương pháp nghiên cứu như: thống kê, phân tích, đối 
chiếu so sánh, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Kết quả cho thấy, 
bức tranh về đời sống xã hội của đồng bào dân tộc được phản ánh 
trong đồng dao chứa đựng tư tưởng của nhân dân, đồng thời có ý nghĩa 
trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và đáp ứng nhu cầu vui chơi cho 
trẻ, qua đó góp phần tạo nên giá trị riêng của thể loại. 
Ngày hoàn thiện: 13/4/2021 
Ngày đăng: 28/4/2021 
TỪ KHÓA 
Đồng dao 
Mô phỏng xã hội 
Đời sống xã hội 
Dân tộc thiểu số 
Miền núi phía Bắc 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4195 
Email: Lengthilan@tuaf.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 72 - 77 
 73 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên [1, tr. 5]. 
Trẻ em có thể hát, có thể chơi trò chơi đồng dao thông qua nhiều hoạt động diễn xướng. Trong 
môi trường diễn xướng của đồng dao, sự xuất hiện của thế giới nhân vật được kể đến phần nhiều 
là thế giới các hiện tượng thiên nhiên, thế giới con vật và thế giới các vật dụng, sản phẩm do con 
người tạo ra. Trong những nghiên cứu của tác giả Hoàng Tiến Tựu, Trần Đức Ngôn thì đồng dao 
được xác định là tập hợp các tác phẩm dân gian từ một vài thể loại khác nhau bao gồm những bài 
vè, bài ca gọi các con vật được trẻ em truyền miệng [2, tr. 143], [3, tr. 41]. Điều này cho thấy, nội 
dung của đồng đồng dao vô cùng phong phú, trong đó có những bài hát đồng dao đã phản ánh 
mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường thiên nhiên, đặc biệt là sự gắn bó với nền 
nông nghiệp điển hình. Tác giả Tô Ngọc Thanh đã viết “hát đồng dao, một thể loại của văn học 
dân gian... có giá trị về nhiều mặt” [4, tr. 11]. Bài viết được tác giả phân tích chủ yếu về ý nghĩa 
nội dung của đồng dao trong sinh hoạt của trẻ em Thái vùng Tây Bắc. Ở góc độ nghiên cứu khác, 
tác giả Mông Kí Slay đã tìm hiểu những giá trị đồng dao thông qua cấu trúc ngôn ngữ của thể 
loại. Tác giả viết “trong vốn thơ ca dân gian Nùng, đồng dao quan trọng không chỉ ở chỗ nó là 
những bài ca dành cho trẻ thơ... mà đồng dao còn giữ lại nhiều chứng cứ quan trọng về hệ thống 
ngôn ngữ Nùng, về thi pháp thơ ca dân gian, về cả lịch sử - văn hóa tộc người” [5, tr. 39-41]. 
Những bài viết gần đây cho thấy, đồng dao đã được các tác giả quan tâm, bàn luận và tiếp cận 
nhìn từ các góc độ khác nhau. Khi bàn về vai trò của đồng dao, tác giả bài viết Vai trò của đồng 
dao đối với việc phát triển nhận thức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có viết: “ở một khía cạnh khá 
quan trọng và tiêu biểu... đồng dao được coi là những bài học thưởng thức tập cho trẻ có một số 
tri thức bước vào đời” [6, tr. 19-21]. Bên cạnh đó, tác giả cũng quan tâm tới việc phân tích giá trị 
của đồng dao trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở một số nội dung như: Chuẩn mực về 
ngữ âm, mạch lạc và hình thành phát triển vốn từ [7, tr. 104-107]. Cách tiếp cận về mặt giáo dục 
thẩm mĩ của đồng dao đã được đề xuất một số biện pháp đưa đồng dao vào chương trình giáo dục 
mầm non. Đó là cách góp phần giữ gìn, phát huy một cách toàn diện, chắc chắn và đảm bảo tính 
bền vững nét văn hóa Việt Nam [8, tr. 57-59]. Vì vậy, trong đồng dao dân tộc thiểu số nói riêng 
và đồng dao Việt Nam nói chung những dấu ấn văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đã tạo nên giá 
trị sâu sắc, đồng thời nó thực hiện chức năng giáo dục một cách tự nhiên, hiệu quả. Đây chính là 
sức lôi cuốn, hấp dẫn của đồng dao đối với trẻ “học mà chơi, chơi mà học” được chúng tôi 
nghiên cứu ở bài viết này. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Để nhận diện đặc điểm nội dung của đồng dao, trong bài viết các phương pháp được chúng tôi 
sử dụng là: thống kê, đối chiếu so sánh, phân tích. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn về đối tượng được ... ruyền bá của người lớn. Tính truyền miệng của đồng dao cũng giống 
như thể loại khác của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ, ca dao, dân ca...) đã trở thành 
phương thức truyền bá rất riêng. Những bài đồng dao do người lớn sáng tạo, lan truyền có nguồn 
gốc xuất xứ khác nhau phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển của thời đại. Mặc dù người lớn là chủ 
thể sáng tác nhưng khi được các em sử dụng, truyền tải và trình diễn thì những khúc hát đồng dao 
vẫn luôn vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên. 
 Thiên nhiên với tư cách gợi hứng, sáng tạo cho sự ra đời của những khúc hát đồng dao vô 
cùng sinh động, phong phú. Đồng dao ngoài việc phản ánh thế giới thiên nhiên sống động thường 
là minh họa cho các truyện cổ thần kỳ về sự tích loài vật, mượn các con vật trong thiên nhiên để 
tái hiện cuộc sống hiện thực của bản mường. Đó là bức tranh về đời sống của con người được tô 
vẽ thêm bởi những âm thanh vui nhộn trong thế giới các con vật xuất hiện ở đồng dao. Bài đồng 
dao Roọng ngoảng (gọi ve rừng) của trẻ em Tày như sau: 
Ngoảng ới, ngoảng à 
Ve ơi, ve à 
Ngoảng dú chang đông ngoảng á 
Ve hát vang cả rừng xa 
Vỏ ngoảng thai bươn sam ván chả 
Bố ve chết tháng ba mùa gieo mạ 
Mẻ ngoảng thai bươn hả mùa nà 
Mẹ ve chết tháng năm mùa đồng 
Bươn xốc noọng lồng nặm piến đa 
Tháng sáu ve xuống nước làm cà cuống 
Bươn chất noọng khỉn phja piến ngoảng 
Tháng bảy biến thành ve hát rừng xa 
Ngoảng á á bố tháng tảng mà 
Ve mải hát không tìm đường trở lại [9, tr.32]. 
Tương truyền rằng, con ve rừng này có khởi nguồn từ câu chuyện của một em bé nghèo vốn 
mồ côi cha mẹ. Em ở nhà giữ em nhỏ cho mẹ vào rừng đào củ mài. Trời gần tối mà mẹ chưa về. 
Em có hay đâu mẹ em đói quá, khi cúi xuống hố mài đã lộn đầu xuống hố mà không trở về nhà 
được. Em bé gọi mẹ đến chết và biến thành con ve nhỏ đó và người Tày gọi tên là Gọi ve rừng, 
người Thái gọi tên là Ve gọi chiều. Bài đồng dao này thường được trẻ em Tày hát khi địu em nhỏ 
đi đón mẹ ở đầu bản cùng nhau ca Gọi ve rừng, trẻ em Thái thường hát bài đồng dao này vào 
buổi hoàng hôn lẫn với tiếng mõ trâu về chuồng và hoà vào những cung bậc âm thanh của tiếng 
ve buổi chiều nghe thật thương cảm [9, tr.31]. 
Trong khi đó, trẻ em người Thái có bài đồng dao Khí chọn chá (Đánh đu) lại phản ánh sự giàu 
- nghèo trong xã hội có phân hoá. Đó là bọn thống trị và bộ máy tay sai đặc quyền, đặc lợi áp bức 
nhân dân lao động. Trong xã hội đó có những lang đạo, ông mường, ông cun hay còn gọi là chúa 
đất nắm thần quyền ra sức bóc lột nhân dân. Tính hiện thực phê phán thông qua những câu hát 
đồng dao tuy chưa nhiều nhưng khá độc đáo. Khúc hát đồng dao chính là tiếng nói tố cáo, lên án 
sự thối nát của xã hội thời kỳ phong kiến đồng thời là những ước mơ thuần khiết của người dân 
lao động. 
Khí chọn chá 
Kha boỏng bóh 
Chóh mạy pao 
Út dựt khửn hướn “ÔÔng” 
Hướn“ÔÔng”mí áng ngấn, áng cắm má khảu 
Hướn chẩu báu" mắng xi” 
Nhắng mí tăng lẹt bỉ 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 72 - 77 
 75 Email: jst@tnu.edu.vn 
Nhắng mi khỉ cáy pộh lẹt đăng [10, tr.47]. 
Dịch: 
Đu đánh đu, 
Thang đu cành chó đẻ 
Ống đu dóng nứa tép 
Đu bật lên giữa nhà “ông” 
Nhà “ông” có chậu vàng, chậu bạc ngâm gạo 
Nhà ta chẳng có gì 
Có tí nhựa dính cánh chuồn chuồn 
Có phân gà sáp bôi đinh râu 
Tính hiện thực được mô phỏng còn là sự phê phán, chê trách những thói hư, tật xấu ở đời. 
Đồng dao của trẻ em dân tộc Mường lên tiếng đả kích, giễu cợt những kẻ chỉ biết ăn bám, 
ham chơi lười lao động lại nhiều lời. Thông qua đồng dao, tiếng nói tâm tình, sự mong muốn 
đổi thay bản mường của nhân dân lao động góp phần xây dựng cuộc vận động chống giặc 
dốt, giặc đói quả là có ý nghĩa. Chẳng hạn, bài đồng dao Mọl xẩu (Người xấu): 
Mal khal nhơ mài chết/ 
Bết chôốc nhơ clải chuổi oong 
Khể roó nhơ choỏ đe khua 
Cai oó thua mộit thiểng 
Biểng rảin óo ma noò tày 
Mặt clỏl nhơ đàn bầu 
Đi khâu là đoò chặyl cuộ [11, tr.151] 
Dịch: 
Nhợt nhạt như rắn cạp nong chết 
Vết nhọt như trái dứa ong 
Ba hoa như chó cắn suông 
Cái không thua một tiếng 
Lười biếng không ai tày 
Mắt chói như đàn bầu 
Đi sau còn đòi chạy cuộc 
Hai bài đồng dao trên, tác giả dân gian đã phác họa nên bức tranh về đời sống nghèo khổ của 
đồng bào dân tộc. Và, một lần nữa bức tranh ấy lại được khắc họa rõ nét, chân thực hơn về thân 
phận của họ qua bài Bươn lao (Gọi trăng sao) của trẻ em người Thái như Xao tăm khảu (Em bé 
gái giã gạo)/ Thảu xắc tẩu lốc nuốt cưa mu (Già chống gậy nhổ râu nuôi lợn). 
Trong đồng dao của trẻ em các dân tộc, hình ảnh con vật là nhái bén, ễnh ương được ám chỉ 
những kẻ hám lợi, có quyền thế thuộc tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến. Ví dụ bài đồng 
dao Tốp moóc méc (Vỗ nhái bén) của trẻ em Thái: 
“Tốp moóc méc/ Vỗ nhái bén/Tốp khuyết doong 
Đập ễnh ương/Moóc méc kin lảu xá pum poóng 
Nhái bén uống rượu cần phễnh rốn/Khuyết doong kin canh bon toọng téh/ Ễnh ương húp canh 
lá môn phồng bụng...[10, tr.17]”. 
Bài đồng dao trên xuất hiện hình ảnh quen thuộc “rượu cần” - là một trong những nét riêng 
của nền văn minh nương rẫy. Rượu cần của các tộc người từ lâu đã trở thành sản vật trong cuộc 
sống sinh hoạt cộng đồng và được sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Là sản vật cần có trong các lễ hội, 
nghi lễ quan trọng của cộng đồng, cưới, ma chay nên rượu cần giữ vai trò lễ vật quan trọng. 
Tục uống rượu cần cũng là nét văn hóa ẩm thực truyền thống trong đời sống của đồng bào các tộc 
người Thái, Mường, Ê đê 
Sự mô phỏng đời sống của đồng bào dân tộc trong đồng dao còn là những ước vọng, khao 
khát về cuộc sống tươi đẹp, ấm no gắn với lao động sản xuất nông nghiệp. Đó là những bài đồng 
dao có chứa đựng nội dung: Gọi mưa, Gọi gió, Gọi trời. Lễ hội Cầu mưa bắt nguồn từ nền văn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 72 - 77 
 76 Email: jst@tnu.edu.vn 
minh lúa nước của dân tộc Việt. Do cuộc sống của người dân lao động gắn bó với thiên nhiên, 
Cầu mưa là để trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu. Cũng tùy theo từng hoàn 
cảnh mà tên gọi các lễ hội này khác nhau: Trời hạn thì gọi là lễ cầu mưa, còn có mưa mà hành lễ 
thì gọi là lễ mừng mưa. Với đồng bào Thái miền núi phía Bắc, lễ hội cầu mưa được bà con gọi là 
lễ Xến Xo-phốn. Cho tới nay, lễ hội này vẫn được bà con người Thái gìn giữ. Lễ hội mang theo 
niềm tin tín ngưỡng, đồng thời cũng là một tập tục, một hoạt động văn hóa mang tính gắn kết 
cộng đồng và là dịp để phổ biến, truyền dạy trong cộng đồng bài học về cách sống. Những bài 
đồng dao có nội dung mô tả về kinh nghiệm lao động, sản xuất nông nghiệp của người Thái ở hai 
lĩnh vực canh tác, thủy lợi cũng được xuất hiện ở một số bài sau: Bó phạ đét (Gọi trời nắng) [12, 
tr.500], Bó phạ lốm (Gọi trời gió) [12, tr.501], Bó phạ phôn (Gọi trời mưa) [12, tr.502]. Đồng dao 
trẻ em người Tày qua bài đồng dao Roọng Nàng Hai (Gọi trăng) [12, tr.456] có viết: Lễ hội Nàng 
hai (hát gọi trăng) thường được tổ chức vào đầu mùa xuân, sau Tết Nguyên đán, của người Tày ở 
Cao Bằng. Đây là lễ hội cầu mùa, cầu sức khỏe, mong muốn điều tốt lành cho dân bản. Là lễ hội 
cổ truyền thể hiện tín ngưỡng dân tộc, phản ánh nguyện vọng của đồng bào người Tày nói riêng 
và các dân tộc khác nói chung. Thông qua những bài đồng dao có nội dung mô phỏng đời sống 
xã hội, trẻ em có cơ hội được hiểu hơn về mối quan hệ biện chứng giữa con người và môi trường 
tự nhiên. Qua đó, đồng dao gián tiếp thực hiện chức năng giáo dục đối với trẻ em trong công tác 
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, cùng với đó là việc tạo sản phẩm đa 
dạng, độc đáo trong khai thác các giá trị văn hóa bản địa phát triển du lịch cộng đồng. 
Từ sự quan sát, cảm nhận của trẻ, hoạt động trong cuộc sống thường nhật cũng được trẻ nhỏ 
bắt chước, đưa vào đồng dao một cách rất tự nhiên, đó là công việc bếp núc của người lớn qua 
bài Mỏ lèng (Chơi đồ hàng) của trẻ em Nùng: 
Mo lèng teng khéc/ Xào nấu đợi khách. 
/Khúc khúc, khoéc khoéc/ Lạch cà lạch cạch. 
Slào mỏ slào héc/ Rửa nồi rửa chảo. 
Khả mu éc éc/ Mổ lợn eng éc [13, tr.54]. 
Với đặc điểm tâm lý giống nhau của trẻ trong việc nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, trẻ 
em Tà Ôi cũng có những khúc hát đồng dao mô tả về cuộc sống thường nhật giản đơn như bài Bar 
pưt đay (Canh rãy) [12, tr.437]. Cũng như các tộc người khác ở nước ta, người Tà Ôi chủ yếu làm 
rẫy, trồng lúa rẫy đa canh, du canh, làm theo lối cổ truyền: phát, đốt, trỉa hạt nên những hình ảnh 
quen thuộc chông tre (Te âng kê tâm bóc abung/ Ở đầu rẫy có cái chông tre), chông nứa, (Te tung 
kô tâm bóc ala/ Ở chân rẫy có cái chông nứa), cái gùi (Xang krươu y krươu kô pâr kui ŏŏ veo/ Cái 
gùi thưa thưa để đựng gan ruột) cũng được xuất hiện trong đồng dao của trẻ em dân tộc Tà Ôi. 
Với trò chơi này thường có cả các em bé trai và bé gái cùng tham gia. Ngoài việc chơi để vui, 
trò chơi giúp các em có cái nhìn, cảm nhận về đời sống của cộng đồng dù cuộc sống lao động 
nhiều gian khó nhưng đời sống tinh thần vẫn luôn được hiện hữu mọi lúc, mọi nơi. Thông qua trò 
chơi của đồng dao, việc học ngôn ngữ của trẻ được cung cấp thêm những vốn từ khá phong phú. 
Bài đồng dao Mùa khảng thảm (Mùa tháng tám) của trẻ em người Mường nhằm tái hiện cuộc 
sống hiện thực sống động phản ánh những phong tục, lễ hội truyền thống của người Mường. Từ 
tuổi ấu thơ trẻ đã được tiếp cận với những lễ hội mang tính truyền thống văn hoá của dân tộc và 
tinh hoa của văn hoá lại được gắn kết qua lời đồng dao giúp mở mang tầm hiểu biết, phát triển tư 
duy cho trẻ và đó là những bài học ấn tượng khó quên. 
Khẳng thảm chọi tâu/Tháng tám chọi trâu 
Ay buôn đâu bản đâu hè vềl/Ai buôn đâu bán 
đâu thì về 
Oó vềl/Không về 
Buôn đú clăm nghề//Buôn đủ trăm nghề 
Côộng về thay khôông/Cũng về tay không [11, tr.188]. 
Lễ hội chọi trâu là nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ trong tiềm thức văn hóa cộng 
đồng người Việt. Hằng năm, cứ vào ngày 9 tháng 8 (tại Đồ Sơn - Hải Phòng), lễ hội chọi trâu 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 72 - 77 
 77 Email: jst@tnu.edu.vn 
được tổ chức. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mang sắc thái văn hóa riêng, đó là sự kết hợp, giao thoa 
giữa yếu tố văn hoá nông nghiệp với văn hoá cư dân ven biển. 
Những bài đồng dao Hụ trâu, Chọi gà, ít nhiều cũng cho chúng ta hiểu được phần nào đời 
sống tinh thần của đồng bào dân tộc. Chọi gà là một trò chơi dân gian phổ biến của dân tộc Việt 
được xuất hiện từ rất lâu và đã trở thành thú chơi tao nhã của người Việt. Trò chơi dân gian chọi 
gà được lưu giữ và khôi phục tại nhiều lễ hội truyền thống góp phần tạo không khí vui tươi, gắn 
kết cộng đồng. Trò chơi thường được tổ chức khi các lễ hội diễn ra trong dịp đón xuân mới. 
Một số bài hát đồng dao có nội dung mô phỏng đời sống xã hội được các em đóng vai, diễn 
xướng và kể lại nội dung sự việc một cách khách quan. Trong đồng dao, hình thức kể có nhiều 
cách kể khác nhau tuỳ vào nội dung cuộc chơi và lời của bài hát. Hình thức kể được thực hiện 
theo ngôi thứ, ví dụ bài đồng dao Oỏng rác chè thươi (Uống nước chè tươi) của trẻ em người 
Mường như sau: Hôm qua ta vừa đi chợ/Hôm kia ta vừa đi hàng/Mua được sọt chè khô/Mua 
được bồ chè tươi/Đem về đến cửa đến nhà/Bỏ vào cối cây chay/Lấy cái chày cây kiêng/Giã 
nghiêng đôm đốp/Hổi hổi nước chè mới nấu/Ông bố uống bát cả/Ông đá uống bát con/Ông cháu 
ông con/Uống bát loe bát chậu/Uống ít không no/Sẵn lò lại nấu [11, tr.157]. 
Những bài hát đồng dao này sẽ giúp trẻ có cách tiếp cận đa chiều với từng khía cạnh đời sống 
trong mối quan hệ xã hội. Chính yếu tố này tạo ra nhiều liên tưởng, so sánh với các hình ảnh vô 
cùng sinh động, phong phú khiến cho nội dung tác phẩm đồng dao mang tính thống nhất và tồn 
tại như một loại thể văn học mà chúng ta vẫn gọi là thơ đồng dao. 
4. Kết luận 
Những phân tích ở trên cho thấy đặc điểm nội dung những bài hát đồng dao mô phỏng đời 
sống xã hội chứa đựng tư tưởng của nhân dân. Đồng thời có ý nghĩa trong việc giáo dục tư tưởng 
và tình cảm cho trẻ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá gia đình và văn hoá cộng đồng. Tác giả 
Vũ Ngọc Khánh đã viết “Đồng dao phản ánh hiện thực nhưng với cách thức riêng của nó, nhằm 
vào chức năng giáo dục (quan sát cuộc sống để thu thập kiến thức) không đòi hỏi các em có 
những hiểu biết sớm hơn lứa tuổi của mình” [14]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] T. L. Nguyen, D. T. Dang, H. H. Nguyen, and T. Hoang, Vietnamese nursery rhyme and children's 
games. National Culture Publishing House, Ha Noi, 1997. 
[2] T. T. Hoang, Vietnamese folk literature (Chapter 2). Education publishing house, Ha Noi, 1990, p. 143. 
[3] D. N. Tran, Children's literature. Literature publishing house, Ha Noi, p. 41, 1995. 
[4] N. T. To, “The position of nursery rhyme in the Northwest people life,” Journal of Literature, no. 4, pp. 
10-20, 1995. 
[5] K. S. Mong, “Child language through Nung's nursery rhyme,” Journal of folklore, no. 4, pp. 39-41, 1994. 
[6] T. A. Truong, “The position of nursery rhyme in the cognitive development of preschool children,” 
Journal of Education, no. 402, pp. 19-31, 2017. 
[7] T. A. Truong, “Nursery rhyme to contribute to language education for preschoolers,” Journal of 
Education, special issue, pp. 104-107, 2017. 
[8] N. Q. Nguyen, “Aesthetic education for preschool children through rhymes,” Journal of Education, 
special issue, pp. 57-59, 2015. 
[9] T. C. Hoang, Nursery rhyme of Tay people. National Culture Publishing House, Ha Noi, 1994. 
[10] N. T. To, Nursery rhyme of Thai people In Northwest. National Culture Publishing House, Ha Noi, 
1994. 
[11] T. Bui, Nursery rhyme of Muong ethnic minority group. National Culture Publishing House, Ha Noi, 
2004. 
[12] T. L. Leng, Nursery rhymes and children's games of Tay, Nung, Thai, Muong and Ta Oi. Publishing 
House of Art, Ha Noi, 2017. 
[13] H. T. Nong (Collect, translate, compilation), Nursery rhyme of Nung people. National Culture 
Publishing House, Ha Noi, 1995. 
[14] N. K. Vu, “Poetic nursery rhyme,” Journal of Literature, no. 4, pp. 20-23, 1974. 

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_mo_phong_doi_song_xa_hoi_cua_dong_dao_dan_toc_thieu.pdf