Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -

Tĩnh có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân

tộc và giải phóng giai cấp ở nước ta, đã để lại những bài học lịch sử

quan trọng, trong đó có bài học về giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng

trong đấu tranh cách mạng. Nghiên cứu bài học về giữ vững vai trò

lãnh đạo của Đảng trong Xô viết Nghệ Tĩnh, tác giả sử dụng phương

pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh để nghiên cứu những nội dung: Giới thiệu khái quát về Xô viết

Nghệ - Tĩnh; kinh nghiệm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong

Xô viết Nghệ Tĩnh; nhìn lại vấn đề giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng

trong Xô viết Nghệ -Tĩnh, sau gần một thế kỷ. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, những bài học về việc giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng từ Xô

viết Nghệ - Tĩnh trong lịch sử vẫn còn có giá trị to lớn trong bối cảnh

đất nước hiện nay.

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 1

Trang 1

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 2

Trang 2

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 3

Trang 3

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 4

Trang 4

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 5

Trang 5

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 6

Trang 6

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 7

Trang 7

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 8

Trang 8

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 4280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh

Bài giảng Bài học lịch sử về giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng trong Xô viết Nghệ-Tĩnh
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 317 - 325 
 317 Email: jst@tnu.edu.vn 
HISTORY LESSON ON MAINTAINING THE LEADERSHIP ROLE 
OF THE NGHE TINH SOVIET PARTY 
Le Thi Thu Huong
*
TNU – University of Education 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 01/6/2021 The 1930-1931 revolutionary movement, culminating in the Nghe-Tinh 
Soviet Union, had important historical significance in the struggle for 
national and class liberation in our country, leaving important lessons 
and experiences, including lessons on maintaining the leadership role of 
the Party in the revolutionary struggle. Studying lessons on maintaining 
the leadership role of the Party in the Nghe Tinh Soviet, the author uses 
historical methods and logical methods, methods of analysis, synthesis 
and comparison to study the following contents: an overview of the 
Nghe - Tinh Soviet; experience in maintaining the leadership role of the 
Party in the Nghe Tinh Soviet; Looking back at the issue of maintaining 
the Party's leadership role in the Nghe-Tinh Soviet Union, after nearly a 
century. The research results show that the lessons on maintaining the 
leadership role of the Party from the Nghe-Tinh Soviets in history are 
still of great value in the current national context. 
Revised: 17/6/2021 
Published: 18/6/2021 
KEYWORDS 
Soviet 
Nghe Tinh 
History lessons 
Maintain 
The leadership role of the Party 
BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ GIỮ VỮNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 
TRONG XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH 
Lê Thị Thu Hương 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 01/6/2021 Phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - 
Tĩnh có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân 
tộc và giải phóng giai cấp ở nước ta, đã để lại những bài học lịch sử 
quan trọng, trong đó có bài học về giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng 
trong đấu tranh cách mạng. Nghiên cứu bài học về giữ vững vai trò 
lãnh đạo của Đảng trong Xô viết Nghệ Tĩnh, tác giả sử dụng phương 
pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, 
so sánh để nghiên cứu những nội dung: Giới thiệu khái quát về Xô viết 
Nghệ - Tĩnh; kinh nghiệm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong 
Xô viết Nghệ Tĩnh; nhìn lại vấn đề giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng 
trong Xô viết Nghệ -Tĩnh, sau gần một thế kỷ. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy, những bài học về việc giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng từ Xô 
viết Nghệ - Tĩnh trong lịch sử vẫn còn có giá trị to lớn trong bối cảnh 
đất nước hiện nay. 
Ngày hoàn thiện: 17/6/2021 
Ngày đăng: 18/6/2021 
TỪ KHÓA 
Xô viết 
Nghệ Tĩnh 
Bài học lịch sử 
Giữ vững 
Vai trò lãnh đạo của Đảng 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4567 
Email:huongbinhtn69@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 317 - 325 
 318 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 - 
1931 đã diễn ra trên 25 tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt mạnh mẽ từ ngày Quốc tế lao động 
1/5/1930, trong đó, Nghệ - Tĩnh là nơi phát triển mạnh mẽ nhất, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, 
có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở 
nước ta. Từ phong trào này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lần đầu tiên công nhân và nông 
dân liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh; chính quyền cách mạng ở một số vùng nông thôn 
đã ra đời. Hồ Chí Minh đã viết về ý nghĩa lịch sử to lớn của phong trào cách mạng 1930 - 1931: 
“Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô viết Nghệ -Tĩnh đã 
chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào 
tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này”. Quốc tế 
Cộng sản đã nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao phong trào. Báo Vô sản Pháp số ra tháng 
10/1931 đã đánh giá: “Cuộc vận động này là một bước lớn trong cuộc phản đế và điền thổ, có 
ảnh hưởng to lớn trong lịch sử giải phóng Đông Dương”. 
Phong trào là cuộc diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam, không chỉ đặt ra vấn đề liên minh công nông, vấn đề ruộng đất và dân cày, 
mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, vấn đề đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ 
trang, từng bước tạo thế và lực để dân tộc ta đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 
1945. Thực tế phong trào đã khẳng định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai 
cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân 
yêu nước có đủ khả năng đánh đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân 
tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu 
đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân 
Tác giả Trần Huy Liệu [1] đã nêu ra những bài học kinh nghiệm của Xô viết Nghệ Tĩnh, trong 
đó có chỉ ra sự cần thiết giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Tác giả Trung Chính thì cung cấp 
những minh chứng về sự chỉ đạo của Đảng ta với phong trào đấu tranh 1930 - 1931 và Xô Viết 
Nghệ Tĩnh [2]. Tuy thành lập chính quyền Xô viết không phải là chủ trương của Đảng, song phong 
trào từ khi bắt đầu và qua từng bước phát triển đều có sự lãnh đạo của Đảng, phong trào là thực tiễn 
để kiểm tra sự đúng đắn đường lối của Đảng và cũng là cơ sở để phát triển và làm phong phú thêm 
đường lối [3]. Trong nghiên cứu của tỉnh ủy Nghệ An có chỉ ra sự cần thiết giữ vững vai trò lãnh 
đạo của Đảng và đã phân tích sự lãnh đạo đó trong quá trình đấu tranh cách mạng [4]. Trong một 
nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Duy Quý khi nhắc đến nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách 
mạng sau 70 năm, cũng đã tiếp tục nêu ra bài học kinh nghiệm về việc phải tăng cường vai trò lãnh 
đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt [5]. Bên cạnh đó, vai trò tiên phong của 
Đảng trong lãnh đạo cuộc ... ơn của Đảng kêu gọi binh lính không đàn áp quần chúng biểu tình và đòi 
yêu sách cho chính mình 
Không chỉ kịp thời thu hồi những chỉ thị sai lầm vì quá “tả” khuynh, Trung ương Đảng còn 
chỉ thị cho Xứ ủy Trung kỳ khảo sát nghiêm túc tình hình cụ thể tại các địa phương, ai sai phải tự 
chỉ trích, nhận lỗi trước quần chúng. Từ tháng 3/1931, ngoài quyết định của Xứ ủy Trung Kỳ về 
công tác tổ chức ở một số địa phương, thì đã hình thành các ban chuyên môn để lo từng mặt công 
tác cụ thể trong các cấp ủy Đảng, nhất là coi trọng công tác vận động quần chúng, trong đó cần 
chú ý nhiều hơn đến cử cán bộ chuyên trách về công tác binh vận. 
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài cũng đã theo dõi và góp ý cùng Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng trong việc chỉ đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Ngày 29/9/1930, Người gửi thư cho 
Ban chấp hành Quốc tế cộng sản trình bày tình hình và xin ý kiến chỉ đạo. Ngày 5/11/1930, 
Người gửi thư cho Quốc tế nông dân nêu rõ tình hình và đề nghị giúp đỡ nông dân Nghệ - Tĩnh. 
Ngày 19/2/1931, Người gửi báo cáo cho Quốc tế cộng sản Những hoạt động đó khiến dư luận 
quốc tế càng chú ý nhiều đến cách mạng Việt Nam và Xô viết Nghệ - Tĩnh. 
Trước sự phát triển ồ ạt của phong trào và sự đàn áp dã man của địch, trong tháng 9 và 
10/1930, Trung ương Đảng đã có chỉ thị gửi Chấp ủy Trung kỳ (về sau đổi là xứ ủy Trung kỳ) [1, 
tr. 3] và ra Thông cáo cho đồng chí gửi toàn Đảng, kịp thời hướng dẫn phong trào và phát động 
nhân dân cả nước ủng hộ Nghệ Tĩnh đỏ. Dù khẳng định cách mạng Việt Nam cần tiến tới thực 
hiện vũ trang bạo động giành chính quyền, nhưng các cấp đảng bộ phải nhận thức cho rõ không 
phải là chủ trương bạo động địa phương, bạo động non, sớm, phải tránh nguy cơ manh động từ 
đó cần lãnh đạo quần chúng nhất là nông dân đấu tranh cho đúng. Trong tình thế lúc này toàn 
Đảng cần phải “hết sức bênh vực Nghệ Tĩnh đỏ”, “trách nhiệm của tất cả đảng viên khắp mọi nơi 
là phải làm cho hết bổn phận để bênh vực lấy sự tranh đấu của nông dân Nghệ - Tĩnh” [4, tr. 55-
56]. Thông cáo của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã thôi thúc tinh thần đấu tranh của 
quần chúng công – nông từ Bắc chí Nam. 
Xứ ủy Trung kỳ, các Tỉnh ủy Nghệ An, Hà Tĩnh liên tục phát truyền đơn, đăng báo động viên, 
ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng, trong đó nổi bật là gương đấu tranh của phụ nữ (Báo 
Người lao khổ, số 13, ra ngày 18/9/1930); lên án tội ác của thực dân Pháp và tay sai, hướng dẫn 
quần chúng đấu tranh Vào giai đoạn thoái trào, Xứ ủy Trung kỳ dù mất nhiều cán bộ lãnh đạo 
chủ chốt nhưng vẫn bám sát phong trào, thường xuyên có những chỉ thị hướng dẫn các Đảng bộ 
về phương pháp đấu tranh sao cho thích hợp với tình hình cụ thể ở các địa phương. Các cấp ủy dù 
phải rút vào rừng núi vẫn tìm mọi biện pháp để hoạt động: in ấn và phát truyền đơn, cử cán bộ về 
địa phương tìm cách liên lạc với quần chúng. Những cán bộ đảng viên bị địch bắt giam và bị tra 
tấn tàn bạo trong các nhà tù đã cố gắng giữ vững ý chí của người cộng sản, anh dũng chấp nhận 
hi sinh đã trở thành những tấm gương cho quần chúng tin tưởng. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 317 - 325 
 323 Email: jst@tnu.edu.vn 
Vì thế, mặc dù Xô viết Nghệ - Tĩnh bị địch khủng bố tàn bạo, bị dìm trong biển máu, song quần 
chúng vẫn tin vào sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng cộng sản. Trước sự 
truy lùng của địch, nhiều quần chúng đã bảo vệ che giấu giúp đỡ cán bộ đảng viên, với nhiều cách 
thức khác nhau, thậm chí có trường hợp vì bảo vệ cán bộ đã hy sinh tính mạng [4, tr. 130]. Vì có sự 
tin tưởng và ủng hộ đó, phong trào cách mạng không bị dập tắt hoàn toàn như những cuộc đấu 
tranh ở giai đoạn trước đó, mà chỉ tạm lắng xuống, tìm ra những hình thức tổ chức đấu tranh phù 
hợp và rút vào bảo vệ, củng cố lực lượng, khôi phục dần và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới. 
3.2. Nhìn lại vấn đề giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong Xô viết Nghệ -Tĩnh, sau gần 
một thế kỷ 
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế 
phù hợp với xu thế phát triển thời đại và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân 
để hình thành động lực, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to 
lớn của Đảng và Nhà nước ta. 
Vấn đề đặt ra là hình thành và hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế như thế 
nào để sự phát triển của đất nước phải thực sự gắn liền với lợi ích vật chất - tinh thần của mọi 
tầng lớp, mọi con người Việt Nam thì mới tạo được động lực thúc đẩy và phát huy cao độ sức 
mạnh của nhân dân, của các tổ chức trong xã hội. 
Việc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước 
công nghiệp theo hướng hiện đại; thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, 
công bằng, văn minh; thực hiện được tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ và khát vọng cháy bỏng của các 
chiến sĩ Xô viết Nghệ - Tĩnh là giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, đưa 
nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu; ai cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà để ở và tiến 
tới được ăn ngon, mặc ấm, mặc đẹp, có nhà ở khang trang; ai cũng được học, học có chất lượng; 
người có bệnh được chữa bệnh chu đáo; mọi người sống với nhau có nghĩa có tình, đầm ấm, hạnh 
phúc... Đó chính là động lực cách mạng to lớn trong thời kỳ mới. 
Trong bối cảnh mới của đất nước, để thực hiện được các mục tiêu đó, cần tiếp tục giữ vững và 
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trong đó có vai trò tiên phong gương mẫu đi đầu của cán 
bộ đảng viên, đặc biệt là phải coi trọng hơn nữa công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng [5, tr. 5]. Sau 
khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Đảng ta đã làm một cuộc phân tích, mổ xẻ những 
nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến sự sụp đổ đó. “Xét đến cùng, do nhiều nguyên nhân, 
Đảng cộng sản ở các nước đó đã bỏ rơi vai trò lãnh đạo của mình và đã không tỉnh táo, kịp thời 
đập tan những hoạt động phản cách mạng của các lực lượng phản động quốc tế” [6, tr. 16]. 
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã kiên trì, nghiêm túc thực hiện nhiệm 
vụ then chốt về xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạt được những kết quả 
quan trọng. Nhìn chung, các cấp uỷ, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, 
chỉ đạo và tổ chức thực hiện bài bản, quyết liệt Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách 
về xây dựng Đảng hiện nay" và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo chuyển biến 
tích cực trong hệ thống chính trị, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn và đẩy 
lùi tiêu cực, suy thoái trong Đảng Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã có 
tác động thúc đẩy đất nước vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã 
hội, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân. Trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, một số 
việc chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Trong tự phê bình và phê bình, tình trạng nể nang, né 
tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến, một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác nhìn nhận đúng 
mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểm trong công việc được 
giao. Trên một số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở 
vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm. 
Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao 
hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 317 - 325 
 324 Email: jst@tnu.edu.vn 
thực hiện được. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng 
tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và 
Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, 
đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn. 
Công tác xây dựng Đảng nói chung cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm thể hiện trên 
các mặt, các nội dung, các khâu công tác, nổi bật là: việc dự báo, hoạch định, lãnh đạo tổ chức 
thực hiện các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước chưa kịp thời, đồng bộ, hiệu quả; 
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, có nơi mất sức chiến 
đấu; công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được quan tâm thường 
xuyên; chất lượng sinh hoạt đảng, tính chiến đấu trong tự phê bình, phê bình còn yếu; tổ chức 
bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu quả hoạt động chưa 
cao. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên đã làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân 
dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã tự 
nhận thức được những hạn chế tồn tại để khắc phục: “đã có lúc Đảng ta phạm phải sai lầm, 
thậm chí là sai lầm nghiêm trọng. Song, điều quan trọng là Đảng ta không che giấu sai lầm, 
khuyết điểm ấy mà đã công khai tự phê bình, thực sự lắng nghe ý kiến của nhân dân, và quyết 
tâm sửa chữa” [6, tr. 6]. 
Xuất phát từ những đánh giá thực tiễn mà trong Nghị quyết của Đại hội XIII khi nêu lên việc 
cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, đã xác định nhiệm vụ đầu tiên là: “Tiếp tục 
đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống 
chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. 
Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy 
mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu 
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, 
nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng 
cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” [7]. 
4. Kết luận 
Xô viết Nghệ - Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam dưới 
sự lãnh đạo của Đảng, nó đã ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến những giai đoạn sau của cách 
mạng Việt Nam. Tuy chỉ tồn tại trong vòng bảy tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu 
ấn tốt đẹp về một Nhà nước công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát 
vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ. 
Trong Xô viết Nghệ -Tĩnh, để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, ngoài việc đề ra những chủ 
trương đường lối, hình thức tổ chức, phương pháp và mục tiêu, khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với 
thực tiễn thì công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng về mọi mặt cần được quan tâm và có ý nghĩa 
quan trọng, góp phần giữ vững niềm tin của quần chúng với sự lãnh đạo của giai cấp công nhân 
và Đảng cộng sản. 
Hiện nay trong bối cảnh mới, thời kỳ toàn cầu hóa và công nghệ 4.0, bài học về vấn đề này 
vẫn hết sức cần thiết và cần được quan tâm ở những khía cạnh cụ thể, giúp Đảng nâng cao uy tín 
của mình, giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn thử thách để tiếp tục giành thắng lợi trong 
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Từ thực tiễn cách mạng chỉ ra kinh nghiệm quý 
báu là bao giờ nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ trương, 
chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, của Đảng và Nhà nước, thì họ sẽ tích cực, tự 
giác tham gia hưởng ứng. Muốn vậy, các cán bộ đảng viên phải thực sự thấu hiểu được nguyện 
vọng của quần chúng, là tấm gương tiên phong đi đầu, lãnh đạo và hướng dẫn quần chúng khắc 
phục khó khăn, đem lại lợi ích chính đáng cho dân tộc và nhân dân. Khi đó, đối với quần chúng, 
sự gương mẫu, trình độ và uy tín của cán bộ đảng viên, của Đảng sẽ ngày càng được củng cố, 
nâng cao. Sự ủng hộ đó sẽ tạo thành sức mạnh để thực hiện những mục tiêu quan trọng trong quá 
trình xây dựng và bảo vệ đất nước ở mọi thời đại. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 317 - 325 
 325 Email: jst@tnu.edu.vn 
Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô viết Nghệ - Tĩnh những năm 30 thế 
kỷ XX vẫn luôn bừng cháy trong mỗi người dân yêu nước Việt Nam, nhất là vào những thời 
điểm có tính bước ngoặt của dân tộc. Tinh thần Xô viết Nghệ - Tĩnh không chỉ đồng hành cùng 
nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp 
đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo 
vệ đất nước hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] H. L. Tran, “History Lessons on the Nghe Tinh Soviet,” Journal of Literature - History - Geography, 
no. 32, pp. 1-8, 1957. 
[2] T. Chinh, “Some opinions on the realism of the Nghe Tinh Soviet,” Journal of Historical Research, no. 
30, pp. 2-5, 1961. 
[3] H. Quang, “Some thoughts on research on the historical significance and effects of the Nghe Tinh 
Soviet,” Journal of Historical Research, no. 35, pp. 5-10, 1962. 
[4] Party History Research Sub-Committee, Nghe An Provincial Party Committee, Soviet Nghe Tinh. Nghe 
An Publishing House, 2000. 
[5] D. Q. Nguyen, “The leadership of the Communist Party of Vietnam - the decisive factor in all victories 
of the Vietnamese revolution,”Journal of History Research, no. 1(308), pp. 3-6, I-II/2000. 
[6] D. T. Bui, “70 years of fighting and victory of the glorious Communist Party of Vietnam (3/2/1930 - 
3/2/2000),”Journal of Historical Research, no. 1(308), pp. 7-17, I-II/2000. 
[7] Online newspaper Communist Party of Vietnam, Resolution of the 13th National Congress of the 
Communist Party of Vietnam, 2021. 
[8] T. Chinh, “The Spontaneity of the Nghe Tinh Soviet,” Journal of Historical Research, no. 31, pp. 1-6, 1961. 
[9] Party documents 1930, volume 2, National Political Publishing House, 1998. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bai_hoc_lich_su_ve_giu_vung_vai_tro_lanh_dao_cua_d.pdf