Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học

Vị trí: Múa giân gian dân tộc Việt Nam 3 là học phần thứ hai trong khối các học phần

kiến thức múa của chương trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam .

Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo diễn viên hệ 3 năm.

Mục tiêu môn học

Về kiến thức:

- Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng –

thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân,

ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản.

- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ

mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu.)

- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam

Về kỹ năng: Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với các luật động một số

dân tộc sau: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Gia Rai, Dân tộc Lô Lô

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên phân biệt được tính chất, phong cách

của từng dân tộc đồng thời có thái độ tôn trọng và lòng yêu nghề

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 1

Trang 1

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 2

Trang 2

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 3

Trang 3

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 4

Trang 4

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 5

Trang 5

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 6

Trang 6

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 7

Trang 7

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 8

Trang 8

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 9

Trang 9

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang viethung 36945
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4

Giáo trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam 4
1 
UBND TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC VIỆT NAM 4 
NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC 
(Dành cho Nam) 
Lưu hành nội bộ 
Năm 2019 
3 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Nước Việt Nam với 54 Dân tộc anh em đã tạo nên một nền Nghệ thuật múa dân 
gian phong phú, nhiều màu sắc. Để đưa nội dung đó vào việc đào tạo, giảng dạy trong 
nhà trường thì việc xây dựng giáo trình bộ môn múa này cần được bổ sung và hoàn 
chỉnh dần. 
Do hoàn cảnh địa lý và đặc điểm riêng biệt của từng vùng nên trong giáo trình 
này sẽ hệ thống lại những động tác cơ bản của một số dân tộc đặc trưng, tiêu biểu như: 
Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc Thái, Dân tộc Khơ Mú, Dân tộc Lô Lô, Dân tộc 
Cao Lan, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Dao, Dân tộc Khơ Me, Khu vực Tây Nguyên- 
Trường Sơn: Xơ Đăng, Cor, Gia Rai, Ba Na, Chăm H’Roi. 
Múa Dân gian dân tộc Việt Nam giúp cho các em học sinh nắm vững được 
phong cách, đặc điểm của từng dân tộc qua đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào 
các bài tập và thích ứng được với các tiết mục múa Dân gian truyền thống và hiện đại 
cụ thể: Nắm vững luật động, phong cách, đặc điểm Múa các Dân tộc của toàn bộ hệ 
thống các động tác cơ bản. Thể hiện trong những động tác múa sự điêu luyện, nhuần 
nhuyễn, biểu cảm, tính thẩm mỹ, sự cảm thụ với âm nhạc (nhạy bén với các loại tiết tấu, 
có sắc thái rõ rệt) 
Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy và 
trò, tôi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực. Tuy nhiên do tài liệu tham 
khảo còn thiếu nên giáo trình còn nhiều khiếm khiếm. Trong quá trình sử dụng rất 
mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện 
hơn. 
Lào Cai, năm 2019 
Người biên soạn 
Nguyễn Văn Mạnh 
4 
MỤC LỤC 
Contents 
BÀI 1. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC H’MÔNG (PHẦN 4) 7 
A. PHẨN KHÈN 7 
1. QUAY NHÍCH GÓT 7 
2. QUAY HẤT GÓT 7 
3. QUAY HÀ GIANG 8 
4. ĐÁ XỆT CHÂN NGỒI CHÉO 8 
5. CHỌI GÀ B 8 
6. QUAY 1 CHÂN 9 
7. QUAY NGỒI 9 
BÀI 2. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC THÁI (PHẦN 2) 10 
1. CHỌI GÀ 10 
2. PHÁ MÁ HÍNH 10 
3. BƯỚC VỘI 11 
4. QUAY ĐÀN 12 
BÀI 3. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC CAO LAN 13 
A. PHẦN LAO ĐỘNG 13 
1. ĐI NƯƠNG 13 
2. PHÁT NƯƠNG 13 
3. TRA HẠT 14 
4. XÚC TÉP 14 
5. MÀI DAO 15 
6. ĐÁNH LỬA 16 
7. CHỌC LỖ 16 
B. PHẦN CHIM GÂU 16 
1. CHIM VẪY CÁNH 16 
2. CHIM ĐẬU 17 
3. CHIM VỜN 17 
4. CHIM SÀ 18 
5. CHIM MỔ THÓC 18 
6. CHIM DUỖI CÁNH 18 
BÀI 4. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC BA NA 19 
1. NHÚN THẲNG 19 
2. ĐI XOA TRỐNG 20 
3. SÁT COONG A, B 20 
3.1. SÁT COONG A 20 
3.2 SÁT COONG B 21 
4. XOAN 21 
5 
5. TÔ MÁT 22 
6. NHẢY NGANG KHUỲNH CHÂN 23 
7. NHẢY NHÍCH 1 CHÂN 23 
8. ĐÁNH TRỐNG LẮC VAI 24 
9. ĐỜ VE 25 
10. SƠ GƠR 25 
11. TỔ HỢP ĐỘNG TÁC LẮC MÔNG, UỐN NGỬA SẤP 26 
11.1. Lắc mông chậm nhanh quỳ xuống 26 
11.2.. Uốn sấp ngửa mài đầu 26 
BÀI 5. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC COR 26 
1. CÀ ĐÁU A, B 27 
1.1. CÀ ĐÁU A 27 
1.2. CÀ ĐÁU B 28 
2. VỖ TRỐNG 28 
3. ĐÁNH KẺNG 29 
6 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
 Tên môn học: Múa Dân gian dân tộc Việt Nam 4 
 Mã môn học: MHT11.4 
 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học 
Vị trí: Múa giân gian dân tộc Việt Nam 3 là học phần thứ hai trong khối các học phần 
kiến thức múa của chương trình Múa dân gian dân tộc Việt Nam . 
Tính chất: Là một trong những môn chuyên ngành đào tạo diễn viên hệ 3 năm. 
Mục tiêu môn học 
Về kiến thức: 
- Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư thế dáng – 
thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu gối, cổ chân, 
ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản. 
 - Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ 
mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu...) 
- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam 
Về kỹ năng: Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với các luật động một số 
dân tộc sau: Dân tộc Kinh, Dân tộc Tày, Dân tộc H’Mông, Dân tộc Gia Rai, Dân tộc 
Lô Lô 
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sinh viên phân biệt được tính chất, phong cách 
của từng dân tộc đồng thời có thái độ tôn trọng và lòng yêu nghề. 
 NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH 
7 
Bài 1. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC H’MÔNG (PHẦN 4) 
Mục tiêu 
Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư 
thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu 
gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản. 
 Về kỹ năng: 
- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ 
mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu...) 
- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam 
- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc 
Nội dung chính 
A. PHẨN KHÈN 
1. QUAY NHÍCH GÓT 
Chuẩn bị: Chân thế 6, trái làm trụ. 
Tà: Thân trên và khèn ở thế cơ bản bên trái. Chân phải bước ra hướng 3, cách 
chân trái khoảng 2 bàn chân, 2 gối chùng, khèn nâng lên. 
1: 
Chân phải đẩy thẳng gối và nhích gót để quay (theo chiều bên phải) 
khoảng ¾ vòng, đồng thời chân trái nhấc mạnh lên bên cạnh người như ở 
động tác “Vờn khèn”. Khèn nâng lên ngang ngực và lăng theo tạo đà quay. 
Tà: Theo đà quay, chân trái bước về, đặt và nhún ở vị trí ban đầu. 
2: 
Chân phải sệt theo chụm vào thành thế 6, thân trên và khèn về thế cơ bản 
bên trái. Có thể xoay ngược khèn khi quay (thân khèn đi trước ống khèn). 
Khi chụm chân thì xoay khèn xuôi lại. 
2. QUAY HẤT GÓT 
Tà: 
Thân trên và khèn ở thế cơ bản bên trái. Chân phải bước ra hướng 3 cách 
chân trái 1 bàn chân, 2 gối chùng. 
1: 
Chân trái hất mạnh gót, đồng thời chân phải đẩy thẳng gối và kiễng gót 
quay theo chiều bên phải, gối chân trái co vuông góc và ép vào gối chân 
phải. Khèn nâng lên ngang ngực và lăng theo (tạo đà quay). 
8 
2: 
Chân trái đặt và nhún thế 1, khèn trở về thế cơ bản bên trái. Nếu muốn 
quay hất gót di chuyển thì phách tà bước ra hướng 3 cách chân trái 1 
bước chân. Có thể xoay ngược khèn khi quay, khi 2 chân nhún thế 1 thì 
xoay  ... ề chân sau kéo về TI để đổi bên. Hoàn thành 
mỗi tổ hợp động tác 8 nhịp 2/4. 
23 
6. NHẢY NGANG KHUỲNH CHÂN 
 Chuẩn bị: Hai chân đứng thế 1, hai tay chống nạnh 
1: Chân phải nhảy tót ngang sang phải (H3), kéo chân trái chập ngay 
vào thế 1 mở rộng, hai chân kiếng gót, dừng lại trên hai nửa bàn chân, 
hai đầu gối mở khuỳnh ra 2 bên (H2. H8). Thân thẳng, hai vai nhích 1 
cái (nhấn xuống rõ). Mặt nhìn về hướng 2. 
2: Hai chân giữ đứng nguyên khuỳnh chân. Thân trên hơi nghiêng cùng 
vai nhích nhấn 1 cái. Trọng tâm hơi dồn về chán phải. 
3: Chân phải nhảy tiếp 1 cái sang phải. Trọng tâm dồn vào chân phải 
nhấn vai 1 cái. 
Tà 4: Hai chân dừng đứng kiễng khuỳnh chân, vai nhích tiếp 2 cái vào 2 
phách 2 đồng thời thân trên nghiêng nhiều về phải, ngực thắng, mặt 
nghếch lên vẻ hướng 3 như thách thức. 
5, 6, 7, 8: Đổi bên, chân trái nhảy ngang sang trái (H7), làm hoàn toàn giống 4 
nhịp trên, ngược lại. 
1 tà 2 tà 3 tà 4: Hai chân khuỳnh gối cùng nhảy sang ngang bên phải, 6 bước nhảy 
vào 6 phách. Nhảy võng thấp xuống rồi lện cao dần vào nhịp 4 dừng 
lại kiễng nhún lên. Thân đầu cũng hơi cúi lượn về trước từ H3 qua HI 
rồi thẳng lên (nghếch lên) ở H2 như thách thức. 
5 tà 6 tà 7 tà 8: Nhảy khuỳnh gối thấp đổi chiều sang trái cũng giống như sang phải, 
làm ngược chiều. Hoàn thành tổ hợp động tác 16 nhịp 2/4. 
Chú ý: Nhảy ngang khuỳnh chân liên tục thì bao giờ cũng nhảy đều hai chân thấp, 
kiễng gót chắc, theo từmg phách. 
7. NHẢY NHÍCH 1 CHÂN 
1: Chân phải nhảy thấp lên trước khoảng 1 bàn chân, khi chân phải đặt 
xuống đồng thời chân trái vòng vắt qua phía trước đầu gối chân phải, 
đầu gối cong, bàn chân tự nhiên. Thân người xoay theo sang hướng 2, 
vai trái hơi thấp, hai căng tay gấp nàng lên ngang bụng vo vào hai mặt 
trống, hai khuỷu tay nảng mở ra hai bên 
Tà 2 tà: Chân phải làm trụ nhích gót 3 cái theo chiều bên phải, đầu và người 
cũng xoay theo một vòng về hướng 1, mặt nhìn thẳng. Chân trái giữ 
nguyên khung chân xoay thco người một vòng, khi kết chan chéo ở 
hướng 2. Hải tay vỗ trống 3 cái theo 3 phách. 
24 
3 tà 4 tà: Giữ nguyên dáng trên, nhích chân tại chỗ, có nhún nhẹ đầu gối, 4 cái 
nhích nhún vào 4 phách. Cùng vào từng phách, hai tay võ vợt 2 bên 
mặt trống đuổi nhau 4 cái; tay trái vợt đưa ra trước, tay phải vợt về 
phía sau, lần lượt: 
- Tay trái: Đưa trước, sau, trước, sau. 
- Tay phải: Đưa sau, trước, sau, trước. 
Đổi bên: Chân trái đang nâng khung chân chéo hướng 2 nhảy đặt eg 
thắng hướng 1 cùng chân phải hất vòng bắt chéo chân qua phía trước 
đầu gối chân trái. Toàn bộ yếu lĩnh động tác làm ngược lại giống bên 
kia. Hoàn thành động tác 4 nhịp 2/4. Tốc độ hơi nhanh. 
8. ĐÁNH TRỐNG LẮC VAI 
Chuẩn bị: Chân thế 3 rộng, trọng tâm dồn về chân trái gập gối (H8), chân phải đằng 
sau thẳng. Thân và đầu thẳng nhìn về hướng 8 (nhìn đối phương), vai phải hơi tháp. 
Hai cẳng tay nâng gập lên vuông góc, bằn tay phải cạnh mặt trống ngang bụng, tay 
trái hơi dưa chếch ra trước. Hai lòng bàu tây hướng vào hai mặt trống, hai khuỷu tay 
hơi nâng ra hai bên. 
 1: Hai vai cùng nhích lên và ba xuống lác đánh vai phải ra trước, vai trái về 
sau, đồng thời đánh vòng hai cánh tay và bàn tay. Tay phải đánh lượn 
vòng trước mặt trống rồi đưa ngang ra trước. Tay trái lượn vòng lên trước 
mặt trốngrồi kéo ngang về phía sau, gần cạnh bụng. 
Chú ý: Khi nhịp 1 bắt đầu đánh tay các cổ tay đều nhấn bật rồi mới miết 
vòng bàn tay. Mặt và thân người giữ nguyên dáng. 
Tà 2: Đánh trống lắc vai một lần nữa (giống nhịp tà 1). 
3 tà 4: Đánh trống lắc vai liền 3 cái nhanh vào 3 phách, đến nhịp 4 tay phải đánh 
ra trước đồng thời lượn vòng lên 1 vòng đưa cùng thân chuyển ngửa về 
sau. Tay trái cũng lượn vòng xuống 1 vòng đưa ngang ra phía trước. Thân 
trên ngả sau theo chân phải. Mặt nhìn thẳng hướng 8. Chân phải gập gối 
thấp, chân trái trước duỗi thắng cùng với thân, đầu tạo thành một đường 
chéo lên cao dần. 
 5 tà: Ngả sau đánh trống lắc vai đều đặn 4 cái chậm vào bốn nhịp. 
6, 7: Khung tay, hướng, yếu lĩnh động tác giống phía trước. 
Tà 8: Hoàn thành mỗi động tác 8 nhịp 2/4. 
25 
9. ĐỜ VE 
Chuẩn bị: Hướng 1, chân thế l, hai tay ôm hai bên mặt trống ngang trước bụng. 
1: Nhảy tót chân phải xế lên H2, đồng thời chân trái kéo ngay vào chéo 
sau chận phải, nhấc gót ở thế 5, hai chân trùng gối thấp. Người H8, vai 
phải thấp. Đầu hơi ngả theo vai phải, mặt nhìn hướng 1. Hải bàn tay 
giữ vào hai mặt trống, hai khuỷu tay nâng mở ra ngang. Tạo hình dừng 
lại rõ. 
2, 3, 4: Hai chân xoay từ từ một vòng theo chiều bên trái, gập thấp hai đầu gối, 
hai đùi có sức chắc để giữ cho thân trên và đầu ngửa thật thấp quét một 
vòng để các lông chim quý cắm trang trí trên đầu có thể quét sát mặt 
đất phía sau lưng (trọng tâm chuyển chân phải qua hai chân về trái). 
Vào 4: Dừng ở tạo hình rõ nét: Người quay về H2; vai trái xế thấp H8, đầu hơi 
ngả vai trái, mặt nhìn H1. Khung tay vẫn giữ nguyên hàn táy hai bên 
mặt trống. 
5, 6: Làm đổi bên. 
7, 8: Toàn bộ yếu līnh động tác làm giống vòng quay trên. Hoàn thành động 
tác 8 nhịp 2/4. Tốc độ chậm. Nếu làm tiếp, lại nhảy tót chân trái lên, 
chân phải kéo chập sau. 
10. SƠ GƠR 
Đi xoa trống 7. 
Chuẩn bị: Chân đứng T1, thẳng H1, hai tay buông xuôi. 
1: Chân phải bước chếch lên H2 rồi xoay đặt bàn chân xuống thẳng hướng 1, 
gót chân phải cao ngang so với mũi chân trái. Người tự nhiên xoay về 
hướng 8 (do bàn chân phải đặt thẳng hướng 1). Hai tay đưa gập cắng tay 
lên, hướng hai lòng bàn tay vào ngang mặt trống. Cùi tay kéo về sau, hơi 
chếch ra ngoài. Xoa trống 1/2 vòng (lượn lên vòng ra ngoài). Đầu nhìn 
thắng hướng 1. 
Tà: Chân trái kéo bàn chân chập gót vào giữa bàn chân phải (T3). Ngực và đầu 
hơi ngả sau, nhìn hướng 1. Hai tay xoa trống nốt 1/2 vòng còn lại. 
2: Nhún thắng (đúng tính chất yếu lĩnh nhún thâng: buông, tụt, hẫng, ngưng 
lại) đầu thân giữ nguyên dáng. Hai tay xoa trống như nhịp 1. 
Tà: Giữ nguyên dáng, hai chân thắng gối lên. Hai tay xoa trống tiếp nhự phách 
tà của nhịp 1. Đổi bên tiếp tục chân trái bước chuyển bên, làm ngược lại. 
26 
Hai tay vẫn tiếp túc.xoa trống nguyên một chiểu, mỗi chiều đi 2 vòng xoa 
trống. Hoàn thành động tác 2 nhịp 2/4. Tính chất chậm rãi, chững chạc. 
11. TỔ HỢP ĐỘNG TÁC LẮC MÔNG, UỐN NGỬA SẤP 
11.1. Lắc mông chậm nhanh quỳ xuống 
 Chuẩn bị: Hai chân đứng thẳng T1. Người có thể H3 hoặc H7. Hai bàn tay giữ hai 
bên mặt trống, hai khuỷu tay nâng mở ra ngang 
1: Đưa mông 1 cái sang phải bụng bên trái óp vào chân trái hơi bênh gót 
đấu gối hơi nhô trước, chân phải đứng thẳng tự nhiên. 
2: Đứng giữ nguyên tạo hình. 
3, 4: Đổi bên. 
5, 6: Tiếp tục đưa mông 2 cái phải, trái mỗi cái 1 nhịp, chân gập gối xuống 
dần. 
 7, 8: Liên tục lắc mông nhanh sạng về nhiều lần cùng hai chân xuống thấp 
dẫn cho đến khi quỳ gối. 
11.2.. Uốn sấp ngửa mài đầu 
 1, 2, 3, 4: Hai chân quỳ gối. Thân, đầu cúi rạp hẳn xuống đưa mài đầu sang phải 
lượn lên dừng ở H3. 
5, 6, 7, 8: Cúi rạp mài đầu sang trái lượn lên trả về thẳng giữa thẳng đùi. 
1, 2, 3, 4: Uốn ngửa thẳng mài đầu sang phải, từ đùi lên thân thành 1 đường 
thẳng có uốn cong (mông không đặt lên gót). 
5, 6, 7, 8: Mài đầu sang trái làm giống bên phải. Thẳng đùi và thân lên. 
1, 2, 3, 4: Đầu lượn ngược vòng về giữa. 
5, 6, 7, 8: Hai đầu gối nhấc lên khỏi mặt đất. Lắc mông nhanh, chậm 3 nhanh 2 
chậm, chân lên thắng dán. Hoàn thành toàn bộ tổ hợp động tác "lắc 
mông uốn sấp ngừa" 32 nhịp 2/4. Tốc độ vừa phải. 
Bài 5. MÚA CƠ BẢN DÂN TỘC COR 
27 
Mục tiêu 
Về kiến thức: Học sinh nắm được các động tác cơ bản nhất nhằm chuẩn bị tốt các tư 
thế dáng – thân – người, giải phóng từng bộ phận cơ thể. Rèn độ mềm dẻo của đầu 
gối, cổ chân, ngón tay, cánh tay, các bước đi cơ bản. 
 Về kỹ năng: 
- Tiếp tục nâng cao độ nhuần nhuyễn của sức cơ bản trong các động tác đã học (độ 
mềm, độ linh hoạt, sức chân, tăng tiết tấu...) 
- Sự linh hoạt, sức chân ở một số động tác khỏe của nam 
- Học sinh kết hợp toàn thân một cách hài hòa với âm nhạc 
Nội dung chính 
1. CÀ ĐÁU A, B 
1.1. CÀ ĐÁU A 
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1, người H1, hai tay buông xuôi tự nhiên bên đùi. 
Tà: Hai chân nhún nhẹ lấy đà 
1: Chân trái nhảy nhẹ về phía trước (H1) nhún xuống, trọng tâm chân trái, 
liền sau đó chân phải thẳng tự nhiên đưa ra H2, Mũi chân phải chạm 
sàn. Đồng thời bàn tay nåm hờ từ hai bên đùi nâng lên. Lật ngửa bàn 
tay mở ra ngang vai tạo thành đường chéo. Tay phải ở H2 thấp hơn tay 
trái cao ở H6. Vai phải thấp hơn vai trái. Người trên mở nhẹ ra H8, đầu 
nghiêng về bên phải. Mắt nhìn với theo tay phải. 
Tà 1, tà 2, tà 3: Chân trái làm trụ chùng xuống, nhún nhích gót theo nhịp xoay cùng 
chiều với chân phải. Mũi chân phải từ H2 theo đà nhích vẽ vòng qua 
H1 về H8 rồi thu về thế 6 ở H7. Đồng thời hai khuỷu tay đi trước, hai 
cánh tay ấp chéo thu ngang về trước ngực. Tay phải ngoài, tay trái 
trong, người H6. Người trên và đầu ngả sau, mắt nhìn theo tay. 
Tà: Giữ nguyên dáng, đầu gối thẳng, nâng người trên cảm giác như hít vào. 
4: Chân thế 6 nhún xuống, đầu gối H7. Người từ H6 cùng với tay nâng 
khuỷu tạo thành khung tròn, đồng thời xoay vặn người về H1. Dùng 
sức nâng của cả hai cánh tay kéo mở căng ra, hai mu bàn tay ở H3 và 
H7. Tay và vai trái cao hơn tay và vai phải. Đầu nghiêng phải, mắt 
nhìn H1. 
Chú ý: Động tác làm có sức bên trong, có cảm giác như kéo căng sợi dây cao su. Hoàn 
thành động tác 4 nhịp 2/4. 
28 
1.2. CÀ ĐÁU B 
Cà đáu B Trên cơ sở luật động của Cà đáu A, chỉ khác hai tay không nắm mà mở bàn 
tay khum. Khi chân thu vào thế 6 ở H7 thì hai tay chắp trước ngực (nắm hờ vào nhau). 
Khi vặn người mở ra H1 thì nâng khuỷu tay, bàn tay khum, ngón tay chúc xuống, mu 
bàn tay H1. Chú ý: Cả hai động tác A và B đều có thể kết hợp thêm 4 nhịp xoay tiếp 
theo chiều mở một vòng trên một chân nhích. Xoay nhích hai cái H2, H4 xong xoáy 
nhún về H1 trọng tâm chân trước. Hai tay mở dần buông xuối tự nhiên. 
2. VỖ TRỐNG 
Chuẩn bị: Chân đứng thế 1, người H1, hai tay buông xuôi tự nhiên bên đùi. 
Tà: Hai chân nhích nhẹ lấy đà. 
1: Tay trái nâng khuỷu tay bên canh người tạo thành khung tròn như ôm trống. 
Tay phải khuỷu tay hạ, vuông góc, cánh tay dưới nằm ngang bụng, bàn tay 
như vỗ vào mặt trống. Đồng thời chân phải bước lên thế 2 nhún xuống, chân 
trái đưa ra H8. Thân trên nghiêng về bên phải. Người ở H2 tạo thành đường 
vát chéo. Bàn chân trái duỗi tự nhiên, nhấc gót nửa bàn chân sệt đất vẽ vòng. 
Mắt nhìn theo hướng tay vỗ trống. 
Tà 2: Chân phải trụ nhún nhích theo nhịp, chân trái là là mặt sàn theo người vẽ 
vòng qua H1 về H2. Tay phải luôn vỗ vào mặt trống theo nhịp mạnh. Dáng 
người và đầu nghiêng phải, mắt nhìn theo tay vỗ trống. 
Tà: Chân phải nhún nhích tiếp và chân trái vẽ về H3. 
 3: Hai chân gần như thế 1 rộng ở H5 nhún xuống, chuyển dần trọng tâm sang 
chân trái. Tay phải vẫn vỗ vào mặt trống. 
Tà: Hai chân kiễng nhích xoay về bên phải. 
4: Chân trái sau làm trụ nhún xuống. Chân phải trước chùng đầu gối cách chân 
sau khoảng một bàn chân. Người trên vặn về H1, người và đầu nghiêng về 
bên phải. Mắt nhìn tay vỗ trống. Vai phải thấp hơn vai trái. 
Tà 5 tà 6: Chuyển dần trọng tâm sang hai chân nhích gót xoay theo nhịp hai cái, nhún 
đều về H6 theo chiều vai trái, dáng người vẫn nghiêng phải và tay vẫn vỗ 
trống. 
Tà 7 tà 8: Chân phải đầu gối chùng, kiếng gót, chân trái co bước một bước vệ H3 rồi đổi 
chân trái làm trụ, bước chân phải về H3 thêm bước nữa, người nghiêng phải 
tay vỗ trống hai cái theo nhịp. 
Tà: Người theo chân nhích gót, xoay 1/2 vòng tại chỗ, vặn người về H5. Hai tay 
29 
từ vị trí ôm và vỗ trống nâng khuỷu tay lên ngang vai. 
 1, 2: Nhún đổ người về bên phải, trọng tâm ở chân trái, chân phải thế 5 rộng nhấc 
gót, đầu gối chùng. Hai tay nâng khuỷu, hai bàn tay vô vào hai mặt trống. Vai 
phải thấp vai trái cao. Đầu nghiêng tự nhiên theo dáng người, mắt nhìn xuôi. 
3.4: Hai tay từ hai mặt trống nâng khuỷu tay mở ra rồi lại vỗ vào hai mặt trống 
đồng thời đầu gối chân trái thẳng, nâng người lên chuyến trọng tâm trả về 
chân sau (phải). Người và đầu nghiêng về bên trái, vai và tay trái thấp còn vai 
và tay phải cao hơn. Đầu ngả sau, mắt nhìn theo hướng tay cao (phải) 
5: Chân phải sau thẳng lên, chuyển trọng tâm sang chân trái. Hai tay ôm trống 
thấp ngang hông trái, người H6. 
6: Chuyển trọng tâm sang chân phải bước về H1. Người H1. 
7: Chân phải nhún xuống, chân trái vắt qua chân phải về thế 5 song song. Hai 
tay ôm hai mặt trống. Thân trên vặn về trái, đầu thẳng, mắt nhìn về H1. 
8: Kiễng nhẹ hai gót chân, xoay một vòng về H1, đồng thời hai tay ôm trống từ 
bên trái chuyển trống qua bụng sang bên phải. Dáng người khi xoay vẫn 
nghiêng về bên trái. Khi dừng kết thì chuyến. Tay phải nâng khung tròn ôm 
trống, tay trái vỗ mặt trống. Hoàn thành động tác 16 nhịp 2/4. 
3. ĐÁNH KẺNG 
 Chuẩn bị: Chân đứng thế 1, người thẳng H1, hai tay buông xuôi bên đùi. 
1: Chân trái nhảy nhẹ ra H8, kéo nhanh chân phải đặt sau (thế 3 kiễng gót). Hai 
tay đưa ra trước mặt chếch cao bên trái (H8) trên cơ sở tay thế 6, tay trái mở 
bàn lòng bàn tay ngửa. Tay phải mở vát nắm nhẹ, cảm giác đang cầm dùi 
đánh vào chiêng. Thân trên vươn cao với theo tay. Người và đầu nghiêng 
phải mắt nhìn theo chiêng. 
2, 3, 4: Hai chân dần dần chùng xuống kết hợp dập gót theo phách. Bàn tay trái bật 
theo phách về phía ngón cái, bàn tay phải như đánh chiêng cùng chiều với 
tay trái đồng thời người đầu và thân trên nghiêng vặn dần về bên trái (từ H8 
về H6) tay dần dần thấp xuống gần tai, cường độ nhỏ dần, mắt ngước nhìn 
theo tay đánh chiêng. 
5: Người trên và tay chuyển nhanh gọn đổ về H2, chân phải đổ theo, trọng tâm 
ở chân phải, chân trái thế 4 rộng, đầu gối gập thấp. Hai tay đánh chiêng chéo 
30 
xuống ngang đầu gối. Người đầu và mắt với nhìn theo tay. 
6, 7, 8: Chuyển trọng tâm đều hai chân, dùng gót chân dập nhích. Hai tay ngửa bật 
theo, lượn từ H2 cao dần về H8. Thân trên và đầu nghiêng bên trái, mắt nhìn 
theo tay, rồi tiếp tục làm lại từ đầu. Hoàn thành động tác 8 nhịp 2/4. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mua_dan_gian_dan_toc_viet_nam_4.pdf