Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An

Bài viết nhằm phân tích một cách chi tiết về thực trạng công tác giảng dạy và học tập học phần kế toán thuế trong chương trình đào tạo ngành kế toán tại trường Đại học kinh tế Nghệ An. Bài viết đã phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế của công tác dạy và học tại trường trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế góp phần đào tạo nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao của Trường Đại học kinh tế Nghệ An trong thời gian tới

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 1

Trang 1

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 2

Trang 2

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 3

Trang 3

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 4

Trang 4

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 5

Trang 5

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 6

Trang 6

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 7

Trang 7

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10100
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế tại trường đại học kinh tế Nghệ An
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HỌC PHẦN KẾ TOÁN 
 THUẾ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 ThS. Phạm Đức Giáp 
 Khoa Kế toán – Phân tích, Trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An 
 ThS. Ngô Thị Nguyên 
 Khoa Kế toán – Tài chính, Trƣờng ĐH Hải Phòng 
Tóm tắt: 
 Bài viết nhằm phân tích một cách chi tiết về thực trạng công tác giảng dạy và 
học tập học phần kế toán thuế trong chương trình đào tạo ngành kế toán tại trường Đại 
học kinh tế Nghệ An. Bài viết đã phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế của công tác 
dạy và học tại trường trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả hoạt động đào tạo học phần kế toán thuế góp phần đào tạo nguồn nhân lực kế 
toán chất lượng cao của Trường Đại học kinh tế Nghệ An trong thời gian tới. 
Từ khóa: Hiệu quả giảng dạy và học tập, kế toán, kế toán thuế 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trong những năm gần đây, ngành kế toán tại trường Đại học kinh tế Nghệ An 
được chú trọng phát triển hơn bao giờ hết cả về chất lượng và nội dung chương trình 
đào tạo. Một số học phần mới được bổ sung; nội dung, phương pháp giảng dạy được 
cập nhật, thay đổi nhằm giúp cho sinh viên có thể lĩnh hội được tri thức nghề nghiệp 
một cách hiệu quả nhất. 
 Kế toán thuế là một trong những học phần quan trọng trong chương trình đào 
tạo kế toán, bởi nó góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo nên những kế toán viên 
chuyên nghiệp, lành nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện 
nay. Do đó, học phần này là học phần rất được quan tâm và chú trọng nhằm đảm bảo 
những kiến thức lý thuyết cơ bản, có tính nguyên lý, tuân thủ pháp luật vừa có tính 
thực tiễn. Tuy nhiên, việc giảng dạy và học tập học phần kế toán thuế hiện nay còn gặp 
nhiều khó khăn do một số nguyên nhân khách quan như: Chương trình, nội dung, thời 
gian đào tạo còn nhiều hạn chế; điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu học tập, tham khảo 
7 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ 
người dạy, người học. 
II. NỘI DUNG 
1. Thực trạng giảng dạy và học tập học phần kế toán thuế tại trƣờng Đại học kinh 
tế Nghệ An. 
1.1. Thực trạng giảng dạy học phần kế toán thuế 
 Về chương trình đào tạo 
 Có thể nói học phần kế toán thuế là một học phần quan trọng trong chương 
trình đào tạo ngành kế toán và được bố trí học tập sau khi sinh viên đã hoàn thành các 
học phần chuyên ngành về kế toán. Với khối lượng kiến thức 2 tín chỉ, học phần kế 
toán thuế giới thiệu đến sinh viên các nội dung như: Tổng quan về thuế và kế toán 
thuế, Kế toán thuế Giá trị gia tăng, kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán thuế 
thu nhập cá nhân với đầy đủ các quy định về thuế, xác định thuế, kê khai, quyết toán 
và nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Về cơ bản, học phần đã đáp ứng được nhu cầu 
nghiên cứu và công việc đối với những sắc thuế cơ bản và chủ yếu trong doanh 
nghiệp. Tuy nhiên, còn một số sắc thuế chưa được đề cập sâu như thuế xuất nhập 
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế, phí và lệ phí khác. Nguyên nhân là 
do học phần chỉ được bố trí 2 tín chỉ nên thời lượng để giảng dạy tất cả các sắc thuế 
không đảm bảo tính chuyên sâu của từng sắc thuế. 
 Về phương pháp giảng dạy 
 Phương pháp giảng dạy hiện nay tại các lớp học chủ yếu là giảng viên sử dụng 
bài giảng điện tử và sinh viênquan sát, lắng nghe, ghi chép, trả lời những câu hỏi hoặc 
nêu lên những vấn đề chưa rõ trong nội dung bài giảng của giảng viên. So với trước 
đây, nội dung bài giảng đã được giảng viên chú trọng hơn về cả chất lượng và hình 
thức như: Đi sâu vào vấn đề, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, kèm theo đó là các vấn đề 
thực tiễn để minh hoạ cụ thể cho từng nội dung, từng phần, giúp sinh viên hiểu rõ 
nội dung học. 
 Trong quá trình giảng dạy, hầu hết giảng viên đều kết hợp, linh hoạt phân bổ 
giữa lý thuyết với thực hành cho từng nội dung. Sinh viên trong quá trình học được 
giảng viên cho thực hành ngay trên lớp thông qua các bài tập thực hành cá nhân hoặc 
 8 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
nhóm nhưng vẫn chưa nhiều. Các phương pháp giảng dạy như chia nhóm, phân tổ thảo 
luận, đi thực tế, ... bước đầu đã được áp dụng nhưng chưa phổ biến và chưa bắt buộc. 
 Thực tế, phương pháp giảng dạy và tổ chức học tập cho sinh viênhiện nay chưa 
có sự thống nhất trong toàn bộ chương trình học, việc áp dụng các phương pháp giảng 
dạy tuỳ thuộc vào khả năng và sự bố trí sắp xếp của từng giảng viên trên lớp. Chưa có 
một phương pháp chuẩn cũng như đa dạng các phương pháp giảng dạy có tính bắt 
buộc đối với giảng viên khi lên lớp. 
 Một số giảng viên chưa có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, ít quan 
tâm đầu tư nghiên cứu, cập nhật thông tin bổ sung cho bài giảng. Một hạn chế trong 
phương pháp giảng dạy hiện nay là cách thức giảng dạy còn thiên về lý luận. Trong 
quá trình giảng dạy, giảng viên chưa đặt ra yêu cầu cao đối với sinh viên. Việc tổ chức 
cho sinh viên thực hành chỉ là “thực hành chay”, nghĩa là sinh viên chưa được tiếp xúc 
trực tiếp với tài liệu, chứng từ, báo cáo kế toán. Điều đó làm cho sinh viên ít hứng thú 
đến môn học và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy. 
 Về đội ngũ giảng viên 
 Hiện nay, hầu hết đội ngũ giảng viên dạy các môn thuộc bộ môn kế toán đều là 
các giảng viên có trình độ, có tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm 
và khả năng truyền đạt cao giúp sinh viêntiếp cận, nắm được nội dung môn học nhanh, 
hiểu rõ những vấn đề cốt lõi. Đây được coi là một lợi thế cho ngành kế toán của Nhà 
trường. 
 Tuy nhiên, việc thiếu giảng viên đầu ngành, giảng viên có trình độ, có kinh 
nghiệm thực tế để giảng dạy môn kế toán thuế như hiện nay đang là một vấn đề đặt ra. 
Nhiều giảng viên phải đảm nhiệm nhiều môn cùng một lúccũng đã ảnh hưởng đến việc 
giảng dạy của giảng viên, cũng như chất lượng trong các bài giảng. 
 Bên cạnh đó, một số giảng viên mới đảm nhiệm môn, chưa có nhiều kinh 
nghiệm, hiểu biết sâu về môn, cũng như khả năng truyền đạt nội dung bài giảng còn 
hạn chế làm cho sinh viên không hứng thú, dẫn đến việc không tập trung vào bài 
giảng, kết quả là không lĩnh hội được nội dung môn học. 
 Ngoài ra, kinh phí chi trả thù lao đứng lớp cho giảng viên theo chế độ quy định 
hiện hành thấp, chưa phù hợp và chưa có tác dụng động viên khuyến khích giảng viên 
trong ngành tham gia giảng dạy và khó khăn cho việc liên hệ mời được những giảng 
viên có chất lượng cao ngoài ngành tham gia giảng dạy tại các lớp học trong trường. 
9 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
 Về giáo trình, tài liệu tham khảo 
 Giáo trình, tài liệu có liên quan học phần kế toán thuế được Nhà trường, Khoa 
hết sức quan tâm và đầu tư. Danh mục giáo trình và tài liệu tham khảo được trang bị 
khá đầy đủ tại thư viện của Nhà trường. Việc biên soạn Giáo trình phù hợp với chương 
trình đào tạo của Nhà trường đã được triển khai và đã hoàn thành Giáo trình kế toán 
thuế phục vụ cho dạy và học tại trường Đại học kinh tế Nghệ An. 
 Tuy nhiên, hệ thống tài liệu tham khảo đối với học phần kế toán thuế quá cũ, 
chưa cập nhật kiến thức mới, chưa cập nhật các chính sách mới của Nhà nước và của 
ngành thuế. Đây là một trong những hạn chế lớn trong công tác đào tạo đối với học 
phần kế toán thuế. Chưa kể đến những hạn chế của Nhà nước ta trong việc khuyến 
khích viên chức, giảng viên viết giáo trình, tài liệu tham khảo, nên số lượng giáo trình, 
tài liệu tham khảo, tài liệu nghiệp vụ cho học phần kế toán thuế được xuất bản rất ít. 
Điều này, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tự học, tự nghiên cứu, tiếp nhận kiến thức 
của sinh viên, cũng như điều kiện tiếp cận môn học, hình thành bài giảng của các 
giảng viên mới. 
1.2. Thực trạng học tập học phần kế toán thuế 
 Khả năng tiếp cận bài giảng của người học 
 Hiện nay hầu hết sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận trực tiếp, 
nhanh chóng bài giảng thông qua các trang thiết bị như máy tính và các thiết bị trình 
chiếu. Các bài giảng đều được giảng viên trình bày ở dạng điện tử, có ví dụ minh hoạ 
chi tiết, cụ thể cho từng nội dung. Sinh viên cũng có thể dễ dàng tìm hiểu thêm những 
nội dung có liên quan đến bài giảng thông qua các bài viết được đăng trên các cổng 
thông tin điện tử của khoa, Nhà trường hoặc tạp chí chuyên ngành. 
 Tuy nhiên, do hạn chế về thời lượng (số tiết) cả về lý thuyết và thực hành nên 
nhiều sinh viên chưa nắm được hết hoặc nắm không sâu nội dung bài giảng và phương 
pháp thực hành thông qua các buổi học trên lớp. 
 Bên cạnh đó, một số bài giảng của các giảng viên trẻ, chưa có nhiều kinh 
nghiệm còn nhiều hạn chế về mặt nội dung, thiếu các ví dụ minh hoạ thực tế, nên sinh 
viên tiếp cận nội dung khó khăn hoặc hiểu không sâu. 
 Khả năng tiếp cận giáo trình và tài liệu tham khảo 
 10 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 Hiện nay, việc tiếp cận giáo trình và tài liệu tham khảo để học tập môn này của 
sinh viên còn hạn chế bởi Giáo trình, tài liệu tham khảo ít, chưa có tính cập nhật nên 
sinh viên không có nhiều tài liệu để học, tham khảo hoặc bổ sung những kiến thức 
mới. Bên cạnh đó, một số bài viết liên quan đến môn học, đến nghiệp vụ kế toán thuế 
trên các trang thông tin điện tử chưa chính thống và đảm bảo tính chính xác nên sinh 
viên gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thông tin. Chính những hạn chế này, sinh 
viên sẽ không tiếp cận được những quan điểm mới, những kiến thức mới liên quan đến 
môn học và kinh nghiệm hành nghề. 
 Ý thức tự học, tự thực hành 
 Sinh viên hiện nay cũng đã ý thức khá rõ tầm quan trọng của học phần này này, 
nên ngoài việc học, thực hành trên lớp còn chủ động tìm hiểu, đọc các tài liệu tham 
khảo, các bài viết trên Internet hoặc trên các tạp chí. Ngoài ra, sinh viên cũng tự tổ 
chức học nhóm, thảo luận nhóm thông qua các bài thuyết trình. Bên cạnh đó, sinh viên 
cũng còn nhiều hạn chế trong việc tự học, tự thực hành của mình, chưa thật sự chủ 
động trong việc tiếp cận bài giảng của giảng viên ngay trên lớp, cũng như tìm kiếm và 
tiếp cận các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của mình. Nhiều sinh viên còn 
học hình thức, học vẹt, mục đích học tập mang nặng tính thi cử, trả nợ môn học. Do 
đó, chưa vận dụng được kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn nghề nghiệp. 
2. Giải pháp nâng cao công tác giảng dạy và học tập học phần kế toán thuế 
 Về phía các đơn vị đào tạo 
 Thứ nhất: Chuẩn hoá chương trình đào tạo 
 Nhà trường cần tổ chức xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra 
theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung 
giảng dạy cụ thể cho từng học phần, từng môn học; Điều chỉnh, cân đối thời lượng (số 
tiết) ở từng học phần, từng môn học cho hợp lý theo hướng tăng thời lượng cho các 
học phần chuyên ngành để giảng viên có thể chủ động trong việc kết hợp giảng dạy 
giữa lý thuyết và thực hành được hiệu quả. Điều này giúp sinh viên chủ động hơn, 
cũng như có kế hoạch học tập, nghiên cứu tốt hơn. 
 Thứ 2: Hiện đại hoá phương pháp giảng dạy 
 Thay đổi phương pháp giảng dạy hiện hành “giảng viên trình chiếu, diễn giảng 
và sinh viên chép” bằng phương pháp “giảng viên chỉ là người hướng dẫn và sinh viên 
tự tìm hiểu, nghiên cứu môn học”. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên có thể đặt ra 
11 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
những câu hỏi liên quan đến nội dung môn học với những yêu cầu cao để sinh viên có 
thể tự trao đổi, thảo luận nhóm với nhau, sau đó sinh viên trong nhóm thay phiên nhau 
trình bày trước lớp bằng cách báo cáo hay thuyết trình và cả lớp tham gia thảo luận. 
Chính điều này, sẽ hình thành ý thức tự học, tự nghiên cứu, thói quen học tập sôi nổi 
và mang đến sự hưng phấn cho người học. 
 Nhà trường cần kết hợp chương trình học với việc tham quan thực tế tại doanh 
nghiệp ở các khâu nghiệp vụ, đặc biệt là khâu xử lý tài liệu để sinh viên có những nhận 
xét, đánh giá qua thực tế, so sánh với nội dung học tập. Và cũng thông qua những 
chuyến tham quan thực tế này, sinh viên có cơ hội tìm hiểu về ngành nghề của mình, 
tự phân tích được những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại cần khắc phục. Dần dần sinh 
viên sẽ hình thành cho mình kỹ năng về nghề nghiệp. 
 Thứ ba: Hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giảng 
dạy, học tập 
 Cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, học tập là một trong những yếu tố 
quan trọng quyết định chất lượng giảng dạy và học tập trong sự tương tác giữa giảng 
viên và sinh viên. Chính vì lý do đó, Nhà trường cần có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp 
hoặc đầu tư cơ sở vật chất tại các phòng học, bổ sung, trang bị thêm các trang thiết bị 
cần thiết cho công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên như: máy 
chiếu, máy tính có kết nối mạng, được cài đặt các phần mềm kế toán và phần mềm Hỗ 
trợ kê khai thuế. Điều này sẽ giúp cho giảng viên phát huy được tối đa chất lượng bài 
giảng, kết hợp hiệu quả giữa lý thuyết và thực hành, cũng như giúp sinh viên tiếp thu, 
hiểu rõ được môn học và áp dụng được lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. 
 Hoàn thiện phòng thực hành kế toán ảo để sinh viên được trải nghiệm quy trình 
nghề nghiệp, qua đó củng cố thêm kiến thức lý thuyết và hình thành nên các kỹ năng 
nghề nghiệp. 
 Thứ tư: Tăng cường, nâng cao trình độ của giảng viên giảng dạy môn kế toán 
thuế 
 Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ giảng viên là công tác cần được ưu tiên 
hàng đầu. Chính vì lý do đó, Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức tập huấn, cập nhật 
bồi dưỡng thường xuyên các kỹ năng, phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên 
hiện đang giảng dạy học phần kế toán nói riêng và các học phần kế toán nói chung. 
 12 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
Trong đó, tập trung vào các kỹ năng chuyên môn, áp dụng công nghệ hiện đại trong 
giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho sinh viên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho 
giảng viên tiếp cận, cập nhật các thông tin, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để bổ 
sung kịp thời cho nội dung bài giảng của mình, tránh bị lạc hậu. Bên cạnh đó, Nhà 
trường cũng cần có những chính sách khuyến khích cho giảng viên tham gia đào tạo 
nâng cao trình độ của mình, đặc biệt là đào tạo nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước. 
 Xây dựng cơ chế và bố trí nguồn lực để mới các giảng viên có trình độ cao, các 
giảng viên ở các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán và thuế tham gia vào công tác giảng 
dạy đối với học phần này. 
 Thứ năm: Biên soạn thêm các tài liệu tham khảo 
 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo cho học phần kế 
toán thuế. Trong đó chú trọng các tài liệu tham khảo, chuyên khảo mang tính thực tế, 
thực hành nghề nghiệp để sinh viên nghiên cứu được các quy trình kế toán thuế thực tế 
ở doanh nghiệp. Từ đó, có thể hình thành nên các kỹ năng nghề nghiệp và vận dụng 
vào công việc thực tế ngay khi ra trường. 
 Thứ 6: Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực thuế, 
kế toán thuế. 
 Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp để triển khai các đề tài nghiên cứu 
khoa học liên quan đến lĩnh vực thuế và kế toán thuế. Thường xuyên phối hợp với Cơ 
quan thuế để tổ chức các chương trình, diễn đàn nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật 
thuế cho sinh viên. Ban hành cơ chế, chính sách về tài chính, quy định về đánh giá 
nhằm khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học về thuế 
và kế toán thuế. 
 Về phía người học (sinh viên) 
 Sinh viên cần chủ động nâng cao ý thức học tập trong quá trình học trên lớp 
như: Tập trung vào bài giảng của giảng viên, mạnh dạn nêu lên những câu hỏi cho 
những vấn đề chưa rõ hay chưa hiểu, cũng như tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài 
Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu của mình 
như: Chủ động tìm kiếm tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cho môn học ở thư viện, 
các nhà sách, nhà xuất bản hoặc trên Internet; Có thể hình thành các nhóm nhỏ trao đổi 
với nhau ngoài giờ lên lớp; Cũng có thể tham gia vào đội ngũ cộng tác viên ở một số 
doanh nghiệp để hiểu sâu về các môn học, nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, cần 
13 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
tích cực công tác nghiên cứu khoa học về thuế và kế toán thuế nhằm nâng cao kiến 
thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp. 
III. KẾT LUẬN 
 Học phần kế toán thuế là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo 
ngành kế toán của Trường Đại học kinh tế Nghệ An. Việc đánh giá thực trạng và đề 
xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần kế toán thuế tại 
trường Đại học kinh tế Nghệ An sẽ góp phần đào tạo một đội ngũ kế toán viên có trình 
độ, có kỹ năng nghề nghiệp và đặc biệt là có thể tiếp cận ngay đối với công việc kế 
toán thuế tại các doanh nghiệp. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực, NXB Đại học sư phạm, 2014. 
2. ThS. Phạm Đức Giáp, Giáo trình Kế toán thuế, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2019. 
3. Https://gdnn.edu.vn/Day-hoc-tich-cuc/ky-thuat-day-hoc-tich-cuc-dong-nao-viet-va-
cong-khai-37.html. 
 14 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_dao_tao.pdf