Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp

Mục tiêu môn học

- Về kiến thức:

+ Trình bày và giải thích được những nội dung tổng quan về văn hóa

doanh nghiệp.

+ Trình bày được các dạng và các mô hình văn hóa doanh nghiệp.

+ Trình bày được cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

- Về kỹ năng:

+ Xây dựng được các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp.

+ Nhận diện được các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp.

+ Nhận diện được các dạng và mô hình văn hóa doanh nghiệp.

+ Xây dựng được văn hóa trong doanh nghiệp.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp hiện nay.

+ Tôn trọng đạo đức nghề nghi

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 113 trang minhkhanh 28220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp

Giáo trình môn Văn hóa doanh nghiệp
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 
NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP, TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 
NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP, TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Nguyễn Văn Kiên 
 Học vị: Thạc sĩ 
 Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính 
 Email: nguyenvankien@.hotec.edu.vn 
 TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 Nguyễn Văn Kiên 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Giáo trình môn học văn hóa doanh nghiệp được biên soạn trên cơ sở 
chương trình môn học văn hóa doanh nghiệp đã được Hiệu trưởng nhà trường 
phê duyệt năm 2019. 
 Giáo trình này gồm ba chương nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản 
về nội dung văn hóa doanh nghiệp, trong đó: 
 Chương 1: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp; 
 Chương 2: Các dạng và mô hình văn hóa doanh nghiệp; 
 Chương 3: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. 
 Kết thúc mỗi chương là một số câu hỏi ôn tập dạng trắc nghiệm liên 
quan tới kiến thức của chương. 
 Giáo trình này dành cho đối tượng là học sinh bậc trung cấp học ngành 
Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp thuộc khoa Kế toán – Tài chính 
của trường. 
 Đây là giáo trình lưu hành nội bộ. Khi biên soạn, tác giả đã tham khảo 
một số nội dung liên quan tới văn hóa doanh nghiệp của một số tài liệu, 
website hiện hành. 
 Mặc dù tác giả đã cố gắng trong quá trình biên soạn và chỉnh sửa tài 
liệu, tuy nhiên chắc chắn chưa thể đáp ứng được hết những mong muốn, kỳ 
vọng của quý thầy cô và học sinh sinh viên nhà trường. Để giáo trình này được 
hoàn thiện hơn, tác giả mong nhận được sự góp ý, chia sẻ. 
 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 9 năm 2020 
 Tác giả 
 Nguyễn Văn Kiên 
 MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .................. 8 
1.1. Văn hóa ..................................................................................................... 8 
1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................. 8 
1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa .............................................................. 10 
1.1.3. Đặc trưng của văn hóa ......................................................................... 12 
1.2. Văn hóa Doanh nghiệp ........................................................................... 13 
1.2.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ........................................................ 13 
1.2.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp ....................................................... 14 
1.2.3. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp .................................................. 16 
 1.2.3.1. Đặc trưng trực quan. .................................................................. 17 
 1.2.3.2. Đặc trưng phi trực quan ............................................................. 30 
1.2.4. Các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp ...................................... 31 
 1.2.4.1.Văn hóa dân tộc .......................................................................... 31 
 1.2.4.2. Nhà lãnh đạo. ............................................................................. 32 
 1.2.4.3. Những giá trị tích lũy. ................................................................ 33 
1.2.5. Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp ................................. 34 
 1.2.5.1. Giai đoạn non trẻ ....................................................................... 34 
 1.2.5.2. Giai đoạn giữa ............................................................................ 35 
 1.2.5.3. Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái. ............................... 35 
1.3. Câu hỏi ôn tập ......................................................................................... 35 
CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG VÀ MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .... 40 
2.1. Các dạng văn hóa doanh nghiệp ............................................................. 40 
2.1.1. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Harrison và Hand ...................... 40 
2.1.2. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Deal và Kennedy ...................... 43 
2.1.3. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Quinn và McGrath .................... 45 
2.1.4. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Scholz: Scholz đã chia văn hóa 
doanh nghiệp thành 3 dạng: ........................................................................... 46 
2.1.5. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Daft ........................................... 47 
2.1.6. Các dạng văn hóa doanh nghiệp của Sethia và Klinow. ..................... 49 
2.2. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp ....................................................... 52 
2.2.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo sự phân cấp quyền lực. ............. 52 
2.2.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo cơ cấu và định hướng về con 
người và nhiệm vụ ......................................................................................... 55 
2.2.3. Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo mối quan tâm đến nhân tố con 
người. ............................................................................................................. 58 
2.2.4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo vai trò của nhà lãnh đạo ............ 59 
2.3. Câu hỏi ôn tập ......................................................................................... 60 
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP......................... 65 
 ...  tạo và phát triển năng lực hoặc hỗ trợ cá nhân phát 
triển năng lực chuyên môn. 
 Tạo cơ hội thăng tiến ngang bằng nhau, cởi mở, công khai, thi đua lành 
mạnh cho thành viên về chuyên môn, việc làm và đóng góp. 
 Quản lý và xử lý tốt mối quan hệ thông qua các biện pháp quản lý bằng 
lời hứa, quản lý bằng cam kết, quản lý bằng giao ước và bằng các biện pháp 
quản lý mâu thuẫn phù hợp. 
 Tăng cường xây dựng và quản lý bằng nề nếp, tác phong, nhân cách. 
3.3.3. Tập hợp thông tin để xây dựng tài liệu văn hóa doanh nghiệp. 
 Để xây dựng tài liệu văn hóa doanh nghiệp cho một tổ chức, doanh 
nghiệp cần phải có những thông tin phù hợp. Thông tin cần được tập hợp và 
được sử dụng cần thỏa mãn những yêu cầu sau: 
 Phản ánh chính xác, đầy đủ đặc điểm của tổ chức, doanh nghiệp về mối 
quan hệ con người bên trong tổ chức. 
 Phản ánh trung thực trạng thái tâm lý, mong muốn, kỳ vọng đại diện 
cho các cá nhân, bộ phận bên trong tổ chức. 
 Có tính ổn định, bền vững, lâu dài. 
 101 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 
Thông tin có thể được tập hợp từ rất nhiều nguồn khác nhau: 
 Chắt lọc từ các tư liệu truyền thống, lịch sử phát triển của đơn vị. 
 Phân tích, nghiên cứu các tài liệu, tư liệu của đơn vị, về đơn vị. 
 Điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến các đối tượng khác nhau, bên trong 
và bên ngoài doanh nghiệp. 
 Phỏng vấn trực tiếp. 
 Tổ chức sự kiện, trò chơi...vv. 
3.3.4. Các bước triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp: 
Bước 1: Xác định giá trị 
 Chủ sở hữu, cổ đông. 
 Quản lý chung, lãnh đạo cao cấp. 
 Quản lý chuyên môn, chức năng. 
 Nhân viên, người lao động. 
 Khách hàng. 
 Đại diện các đối tượng hữu quan khác. 
 Bước 2: Truyền đạt và quán triệt 
 Các sự kiện văn hóa xã hội, nghi lễ, các hoạt động đạo đức. 
 Logo, biểu tượng, khẩu hiệu. 
 Mẩu chuyện. 
 Các ấn phẩm chính thức (poster, bản tin). 
Bước 3: Chuyển hóa thành động lực và hành động 
 Hành vi cá nhân 
 Kiểm soát và rèn luyện bản thân. 
 Hoàn thiện phương pháp ra quyết định và giải quyết vấn đề. 
 Phát huy khả năng lãnh đạo. 
 Tự hoàn thiện nhân cách. 
 Hành vi của nhóm 
 102 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 
 Hợp tác và hòa nhập của cá nhân. 
 Định hướng chung và hình thành mối liên kết nhóm. 
 Xây dựng động cơ, triết lý chung phối hợp và hỗ trợ hành động. 
 Hành vi tổ chức 
 Quản lý và triển khai chiến lược. 
 Xây dựng hệ thống và quá trình. 
 Quản lý nguồn lực và yếu tố. 
 Kiểm soát tổ chức (đánh giá, khen thưởng). 
 Tiếp tục cải thiện 
 Thường xuyên rà soát biến động. 
 Phân tích và đánh giá lại về nhân tố, về sự thay đổi và xu thế. 
 Hoạch định các hoạt động điều chỉnh. 
3.4. Câu hỏi ôn tập 
Câu 1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thực chất là: 
 A. Xây dựng và đạt được sự đồng thuận về một hệ thống các giá trị, triết 
 lý hành động và phương pháp ra quyết định đặc trưng cho phong cách 
 của doanh nghiệp và cần được tuân thủ nghiêm túc (1) 
 B. Thiết kế và triển khai các chương trình hành đồng nhằm đưa ra hệ 
 thống các giá trị và phương pháp hành động vào trong nhận thức và 
 phát triển thành năng lực hành động của các thành viên trong tổ chức 
 (2) 
 C. Hỗ trợ cho các thành viên để chuyển hóa hệ thống các giá trị và triết 
 lý hành động đã nhận thức và năng lực đã hình thành thành động lực 
 và hành động thức tiễn (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 2: Những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong một tổ chức, doanh 
nghiệp gồm: 
 103 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 
 A. Văn hóa ứng xử cấp trên – cấp dưới; cấp dưới – cấp trên (1) 
 B. Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp (2) 
 C. Văn hóa ứng xử trong công việc (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 3. Trong đàm phán thương lượng cần tránh: 
 A. Phạm vào lời nói kiêng kị hay những kiêng kị về văn hóa của quốc 
 gia, vùng lãnh thổ (1) 
 B. Đối diện với điều khó giải quyết, bế tắc (2) 
 C. Phá hỏng đàm phán (3) 
 D. Cả (1) (2) và (3) 
Câu 4. Khi khách hàng tin tưởng, trung thành với sản phẩm, dịch vụ của 
doanh nghiệp, họ sẽ thường sử dụng tăng lượng mua khi cần thiết. Đây là 
một biểu hiện của: 
 A. Khách hàng là trung tâm 
 B. Định hướng tiêu dùng cho khách hàng 
 C. Lòng trung thành của khách hàng 
 D. Chăm sóc khách hàng 
Câu 5: Một trong những biểu hiện tích cực của văn hóa ứng xử trong công 
việc là: 
 A. Thiếu tầm nhìn chiến lược (1) 
 B. Tôn trọng giờ giấc làm việc (2) 
 C. Ganh ghét người hiền tài (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 6. Câu “Mang lại cho người học kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững 
vàng, nâng cao giá trị bản thân để có một tương lai tươi sáng dựa trên nền tảng 
trung thực, tự tin và chuyên nghiệp” (Hotec) là: 
 A. Tầm nhìn (1) 
 104 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 
 B. Sứ mệnh (2) 
 C. Giá trị cốt lõi (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 7. Đây là một khái niệm mà nội dung đề cập tới những biểu hiện đặc 
trưng về phong cách hành động và hành vi của tổ chức thể hiện những giá trị 
và triết lý hành động đã được lựa chọn để theo đuổi. Hãy cho biết đó là khái 
niệm nào? 
 A. Văn hóa 
 B. Văn hóa doanh nghiệp 
 C. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp 
 D. Chuỗi cung ứng 
Câu 8. Câu “.của chúng tôi là thỏa mãn nhu cầu về năng lượng của xã hội, 
cung cấp các dịch vụ và sản phẩm đáng trân trọng về môi trường đối với khách 
hàng, cũng như về tăng trưởng lợi nhuận đối với các cổ đông, và có cơ hội 
phát triển chuyên môn đối với người lao động” (Gas Natural) là: 
 A. Tầm nhìn (1) 
 B. Sứ mệnh (2) 
 C. Giá trị cốt lõi (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 9. Khi quản lý, điều hành một tổ chức, doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần 
tránh: 
 A. Không chú ý nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên (1) 
 B. Thiếu tầm nhìn chiến lược (2) 
 C. Độc đoán, chuyên quyền, tập quyền quá mức (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 10. Văn hóa doanh nghiệp của một tổ chức có thể được thể hiện trong: 
 A. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi (1) 
 105 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 
 B. Phong cách; quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn giao ước, khuôn mẫu hành 
 vi (2) 
 C. Phương châm điều hành, biện pháp quản lý (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 11. Xây dựng văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp có vai trò: 
 A. Giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn (1) 
 B. Làm đẹp thêm hình tượng doanh nghiệp (2) 
 C. Tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 12. Xây dựng tính cách của thương hiệu nhằm mục đích: 
 A. Khẳng định quy mô của một doanh nghiệp (1) 
 B. Diễn tả tính cách riêng biệt của nhãn hiệu và tạo thiện cảm với khách 
 hàng (2) 
 C. Thể hiện chất lượng sản phẩm (3) 
 D. Cả (1), (2) và (3) 
Câu 13. Hành vi phi ngôn ngữ trong đàm phán thương lượng biểu hiện qua: 
 A. Khả năng đặt câu hỏi (1) 
 B. Khả năng trả lời câu hỏi (2) 
 C. Cử chỉ và hành vi riêng lẻ của các bộ phận trên cơ thể người (3) 
 D. Cả (1) (2) và (3) 
Câu 14. Câu “Hãy nói theo cách của bạn” (Viettel) là: 
 A. Tầm nhìn 
 B. Sứ mệnh 
 C. Giá trị cốt lõi 
 D. Khẩu hiệu (Slogan) 
Câu 15. “Chất lượng – Tín nhiệm; Tận tâm – Trí tuệ; Hợp tác – chia sẻ; Sáng 
tạo, hiệu quả” (Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Nội dung trên thể hiện: 
 106 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Giáo trình Văn hóa Doanh nghiệp – Chương 3: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp 
A. Tầm nhìn (1) 
B. Sứ mệnh (2) 
C. Giá trị cốt lõi (3) 
D. Cả (1), (2) và (3) 
 107 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Hướng dẫn cách học và trả lới câu hỏi ôn tập 
 HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Cách học bài: 
 - Học sinh cần hệ thống lại kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam (khái 
niệm, các yếu tố cấu thành, đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát 
triển của văn hóa); 
 - Tiếp cận văn hóa dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp; 
 - Học sinh đọc kỹ nội dung từng mục trong giáo trình, tham khảo trên 
internet, video liên quan... sau đó vạch ra những ý chính cần nhớ; 
 - So sánh, đối chiếu các nội dung đã đọc trong giáo trình và tham khảo 
internet, video liên quan.... với các nội dung văn hóa doanh nghiệp của các 
doanh nghiệp thực tế (lô gô, khẩu hiệu, đặc trưng, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị 
cốt lõi ...của doanh nghiệp) 
 2. Cách trả lời câu hỏi ôn tập: 
 - Học sinh đọc kỹ nội dung câu hỏi và các phương án đưa ra; 
 - Phần lớn các phương án đưa ra đều thuộc nội dung trong giáo trình, 
do đó cần hệ thống kiến thức trước khi chọn đáp án. 
 - Một số phương án đặt ra trong câu hỏi theo hướng mở rộng, thực tiễn 
học sinh có thể phân tích kỹ cách đặt câu hỏi, vận dụng kiến thức đã học, sử 
dụng phương án loại trừ... để chọn đáp án. 
 108 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Phụ lục 
 PHỤ LỤC 
Mẫu 1: Phiếu khảo sát về tổ chức và triển khai văn hóa doanh nghiệp 
 (chọn Có hay Không) 
 1. Tổ chức có các chuẩn mực đạo đức có hiệu lực thật 
 sự để ngăn chặn các hành vi phi đạo đức hay Có Không 
 không? 
 2. Tổ chức có bổ nhiệm một cán bộ quản lý cấp cao 
 phụ trách chương trình giao ước đạo đức hay Có Không 
 không? 
 3. Tổ chức có định ra và áp dụng những biện pháp 
 nhằm loại trừ khả năng giao nhiều quyền lực ra 
 Có Không 
 quyết định cho những vị trí dễ mắc sai lầm hay 
 không? 
 4. Tổ chức có tiến hành quán triệt cho toàn thể nhân 
 viên về các chuẩn mực và hướng dẫn qua các 
 Có Không 
 chương trình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo hay 
 không? 
 5. Tổ chức có thông báo vê các chuẩn mực đạo đức 
 của mình cho các cơ quan đối tác, khách hàng, Có Không 
 nguồn cung ứng... hay không? 
 6. Tổ chức có soạn thảo và ban hành các văn bản 
 hướng dẫn có nội dung chứa đựng những thông Có Không 
 điệp về đạo đức cơ bản về hành vi hay không? 
 7. Trong tổ chức có các hình thức thông tin, chính 
 thức và không chính thức về những chỉ dẫn về hành 
 Có Không 
 vi được coi là chấp nhận được về đạo đức hay 
 không? 
 109 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Phụ lục 
 8. Ban lãnh đạo tổ chức có các biện pháp hữu hiệu để 
 phát hiện các vấn đề đạo đức nảy sinh liên quan đến 
 Có Không 
 người lao động, khách hàng, cộng đồng và xã hội 
 hay không? 
 9. Trong tổ chức có tồn tại những hệ thống cho phép 
 nhân viên trình báo các hiện tượng sai trái về đạo Có Không 
 đức hay không? 
 10. Việc triển khai và thi hành các chuẩn mực đạo đức 
 và các biện pháp trừng phát trong tổ chức có nhất Có Không 
 quán và kiên trì hay không? 
 11. Trong tổ chức có các ủy ban, bộ phận, tổ hay đội 
 chuyên trách để xử lý các vấn đề đạo đức hay Có Không 
 không? 
 12. Tổ chức có thường xuyên tiến hành các biện pháp 
 đổi mới và hoàn thiện các chương trình giao ước Có Không 
 đạo đức hay không? 
 Số câu trả lời “Có” nhiều, cơ chế kiểm soát về đạo đức của tổ chức là có 
 hiêu lực. 
Mẫu 2: Phiếu khảo sát hiệu lực quản lý triển khai văn hóa doanh nghiệp 
 (chọn Có hay Không) 
 1. Hệ thống và chỉ dẫn tác nghiệp trong tổ chức không 
 đủ khả năng ngăn chặn hành vi sai trái của nhân Có Không 
 viên đúng hay không? 
 2. Đôi khi nhân viên buộc phải vi phạm nguyên tắc để 
 Có Không 
 có thể hoàn thành công việc được giao phải không? 
 110 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Phụ lục 
3. Trong tổ chức vẫn thấy có hiện tượng không trung 
 thực, che dấu, ngăn cản tiết lộ thông tin hay sự việc Có Không 
 có thể gây tổn hại thanh danh tổ chức phải không? 
4. Tổ chức chưa bao giờ có hoặc hầu như không 
 muốn áp dụng các biện pháp thảo luận rộng rãi về Có Không 
 các vấn đề đạo đức đúng không? 
5. Chế độ trả lương và thưởng hoàn toàn dựa vào kết 
 Có Không 
 quả thực hiện công việc được giao đúng không? 
6. Trong tổ chức vẫn thấy có trường hợp vi phạm đạo 
 Có Không 
 đức trong quan hệ nam nữ phải không? 
7. Trong tổ chức có tình trạng phân biệt đối xử vì lý 
 do giới tính, tuổi tác, quê quán khi tuyển dụng, bổ Có Không 
 nhiệm, khen thưởng hay không? 
8. Mối quan tâm của tổ chức về các vấn đề xã hội chỉ 
 Có Không 
 giới hạn ở những qui định về pháp lý phải không? 
9. Tổ chức rất ít khi quan tâm đến việc liệu những 
 quyết định và hoạt động của nhân viên và tổ chức 
 Có Không 
 có phù hợp với mong muốn và lợi ích của cộng 
 đồng xung quanh phải không? 
10. Trong tổ chức có xảy ra trường hợp giả mạo hồ sơ, 
 tung tin thất thiệt liên quan đến việc đề bạt, bổ Có Không 
 nhiệm hay không? 
11. Trong tổ chức có các ủy ban, bộ phận, tổ hay đội 
 chuyên trách để xử lý các vấn đề đạo đức hay Có Không 
 không? 
 111 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Phụ lục 
 12. Tổ chức có thường xuyên tiến hành các biện pháp 
 đổi mới và hoàn thiện các chương trình giao ước Có Không 
 đạo đức hay không? 
Số câu trả lời “Có” nhiều, cơ chế kiểm soát về đạo đức của tổ chức là có 
hiêu lực. 
 112 
 Khoa Kế toán Tài chính 
 Tài liệu tham khảo 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Lê Thị Dung (2015), Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực – Phát triển 
văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên thương 
mại và xuất nhập khẩu Viettel. 
 2. PGS.TS. Đỗ Thị Phi Hoài (2011), Giáo trình văn hóa doanh nghiệp, 
Nxb Tài chính. 
 3. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Chuyên đề văn hóa doanh 
nghiệp, tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa. 
 4. Nguyễn Duy Trinh, Phạm Văn Quây (2009), Văn hóa doanh nghiệp, 
Nxb Lao động – Xã hội. 
 5. Jonathan Raymond (Hoàng Trang dịch, 2018), Xây dựng văn hóa 
doanh nghiệp, Nxb Lao động. 
 6. PGS.TS. Trần Ngọc Thêm (2000), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt 
Nam, Nxb Giáo dục. 
 7. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bài giảng Văn hóa Doanh nghiệp 
tại lớp đào tạo từ xa. 
 8.  
 9. https://portal.vietcombank.com.vn/About/GTCLCTH/Pages/gia-tri-
cot-loi-cua-thuong-hieu.aspx?devicechannel=default 
 10. 
tri-cot-loi 
 11.https://www.flc.vn/bai-viet/bamboo-airways-va-nhung-thong-diep-
phia-sau-hon-ca-mot-chuyen-bay/ 
 113 
 Khoa Kế toán Tài chính 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_van_hoa_doanh_nghiep.pdf