Bài giảng Kế toán quản trị

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh

doanh trường Đại học Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành biên soạn tập bài giảng

Kế toán quản trị theo chương trình đào tạo đ được phê duyệt năm 2017.

Môn học Kế toán quản trị là môn học trong khung chương trình đào tạo của

ngành kế toán và các ngành kinh tế khác của trường Đại học Lâm nghiệp. Mục tiêu

của môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về công tác kế toán

quản trị trong doanh nghiệp. Nội dung của môn học là nghiên cứu các phương pháp

thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác kế toán quản trị nội bộ trong doanh

nghiệp như: phân tích chi phí sản xuất kinh doanh; định giá bán sản phẩm; phân

tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận; phân tích các thông tin thích

hợp cho việc ra các quyết định trong quản trị; lập dự toán chi phí kinh doanh.

Bài giảng Kế toán quản trị gồm có 6 chương là các nội dung cơ bản nhất

của công việc thực tế của người làm kế toán quản trị trong doanh nghiệp như sau:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Kế toán quản trị;

- Chương 2: Kế toán quản trị chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm;

- Chương 3: Kế toán quản trị doanh thu và xác định kết quả kinh doanh;

- Chương 4: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận;

- Chương 5: Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn;

- Chương 6: Dự toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh.

Trong đó:

Chương 1, chương 2 và chương 3 do ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung biên soạn;

Chương 4, chương 5 và chương 6 do ThS. Đào Lan Phương biên soạn.

Bài giảng Kế toán quản trị trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán quản trị trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán quản trị trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán quản trị trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán quản trị trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán quản trị trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán quản trị trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán quản trị trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán quản trị trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán quản trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 169 trang minhkhanh 18140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán quản trị

Bài giảng Kế toán quản trị
 THS. ĐÀO LAN PHƯƠNG 
 THS. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG 
KÕ TO¸N QU¶N TRÞ 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 
 ThS. ĐÀO LAN PHƯƠNG 
 ThS. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG 
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 
 i 
ii
 MỤC LỤC 
MỤC LỤC ........................................................................................................................ i 
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................... iv 
DANH MỤC MẪU SỔ ................................................................................................... v 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. v 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi 
LỜI MỞ ĐẦU.1 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ....................... 3 
1.1. Khái niệm và nội dung của Kế toán quản trị ............................................................ 3 
1.1.1. Khái niệm Kế toán quản trị .................................................................................................. 3 
1.1.2. Nội dung cơ bản của Kế toán quản trị ................................................................................ 3 
1.1.3. Kế toán quản trị và Kế toán tài chính ................................................................................. 4 
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Kế toán quản trị ............................................................. 6 
1.2.1. Mục tiêu của Kế toán quản trị ............................................................................................. 6 
1.2.2. Nhiệm vụ của Kế toán quản trị ............................................................................................ 6 
1.2.3. Vai trò của Kế toán quản trị ................................................................................................ 6 
1.3. Đối tượng của Kế toán quản trị ................................................................................ 8 
1.3.1. Kế toán quản trị phản ánh chi tiết đối tượng của kế toán nói chung ................................ 8 
1.3.2. Kế toán quản trị phản ánh, mô tả hoạt động của doanh nghiệp ....................................... 8 
1.3.3. Kế toán quản trị phản ánh quá trình chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp ............. 12 
1.4 Phương pháp của Kế toán quản trị ....................................................................................... 15 
1.4.1 Phương pháp truyển thống ................................................................................................. 15 
1.4.2. Các phương pháp đặc trưng của kế toán quản trị ........................................................... 16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 17 
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ 
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ................................................................................. 18 
2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm .............................................. 18 
2.1.1. Chi phí sản xuất .................................................................................................................. 18 
2.1.2. Giá thành sản phẩm ........................................................................................................... 43 
2.2. Phương pháp tập hợp chi phí .................................................................................. 47 
2.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp .......................................................................................... 47 
2.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp ........................................................................................ 48 
2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ............................................................................ 48 
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................................... 48 
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp .................................................................... 49 
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung ............................................................................ 50 
2.3.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ trợ .................................. 52 
2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang .............................................................. 52 
 i 
2.4.1. Khái niệm ............................................................................................................................ 52 
2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 
(hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) ....................................................................................... 53 
2.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương 
đương ............................................................................................................................................. 55 
2.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức ......................................... 59 
2.5. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................... 61 
2.5.1. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo công việc (đơn đặt 
hàng) .............................................................................................................................................. 61 
2.5.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo quá trình sản xuất ............... 63 
2.6. Lập báo cáo sản xuất .............................................................................................. 70 
2.6.1. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân ........................................................ 71  ... 00 500.000 500.000 2.000.000 
+ Chi các khoản khác 100.000 100.000 100.000 100.000 400.000 
4. Cân đối (1+2-3) 1.704.502 727.858 1.689.360 2.326.049 1.842.098 
5. Vay - 472.000 - - 472.000 
6. Trả tiền nợ vay 500.000 489.000 126.000 1.115.000 
7. Tiền tồn cuối kỳ 1.204.502 1.199.858 1.200.360 2.200.049 1.199.098 
(4+5-6) 
 152
6.2.4.9. Dự toán báo cáo kết quả hoạt kinh doanh 
 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là loại dự toán mang tính 
tổng hợp, dựa trên căn cứ của dự toán tiêu thụ, dự toán giá vốn hàng bán (gồm 
giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). 
 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp số liệu phục vụ 
cho việc so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình thực 
hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở so sánh giữa thực tế với dự 
toán, doanh nghiệp phát hiện những tồn tại, những khả năng tiềm tàng chưa 
được khai thác trong quá trình kinh doanh. Từ đó, có những biện pháp tích cực 
phát huy những mặt mạnh và tìm nguyên nhân, khắc phục những tồn tại. 
 Các chỉ tiêu của dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và căn cứ 
để xác định từng chỉ tiêu như sau: 
 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ căn cứ vào dự toán tiêu thụ; 
 - Các khoản giảm trừ, căn cứ vào dự toán các khoản thuế gián thu, không 
dự tính các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại; 
 - Doanh thu thuần được xác định bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi 
các khoản giảm trừ; 
 - Trị giá vốn hàng xuất kho để bán, căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ, 
định mức chi phí sản xuất (giá thành sản xuất đơn vị) của số hàng đã bán; 
 - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng cách 
lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng xuất bán; 
 - Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, căn cứ vào dự toán 
hoạt động tài chính; 
 - Chi phí bán hàng, căn cứ vào số liệu của dự toán chi phí bán hàng; 
 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu dự toán chi phí quản lý 
doanh nghiệp; 
 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, được xác định bằng cách lấy lợi 
nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; 
 - Thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác, căn cứ vào dự toán các 
khoản thu, chi khác; 
 - Tổng lợi nhuận trước thuế được xác định bằng công thức: 
 Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận khác 
 153
 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, căn cứ vào tổng lợi nhuận trước 
thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; 
 - Lợi nhuận thuần trong kỳ được xác định bằng cách lấy tổng lợi nhuận 
trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. 
 Ví dụ: Bảng dự toán báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp X như sau: 
 Biểu 6.11: Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh 
 DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 
 Năm 
 Chỉ tiêu Số tiền(1000đ) 
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.750.000 
2. Các khoản giảm trừ 
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.750.000 
4. Trị giá vốn hàng xuất kho (150.000sp x 68.411đ) 10.261.650 
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.488.350 
6. Doanh thu hoạt động tài chính 120.000 
7. Chi phí tài chính 105.000 
8. Chi phí bán hàng 1.588.750 
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.230.000 
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 15.000 
11. Thu nhập khác 35.000 
12. Chi phí khác 32.000 
13. Lợi nhuận khác 3.000 
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.687.600 
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 752.528 
16. Lợi nhuận thuần trong kỳ 1.935.072 
6.2.4.10. Dự toán bảng cân đối kế toán 
 - Dự toán bảng cân đối kế toán là việc dự tính một cách khái quát tình hình 
tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán. 
 154
 - Thông qua dự toán bảng cân đối kế toán, nhà quản lý có cách nhìn tổng thể 
về mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp hữu 
hiệu tăng cường công tác lập dự toán và phấn đấu thực hiện tốt dự toán. 
 - Cơ sở để lập dự toán bảng cân đối kế toán là bảng cân đối kế toán thực 
hiện của năm trước; các dự toán có liên quan của năm kế hoạch như dự toán 
tiền, dự toán hàng tồn kho, dự toán tiêu thụ. 
 Phương pháp lập dự toán bảng cân đối kế toán được thực hiện như sau: 
 - Số liệu cột “cuối năm trước”, căn cứ số liệu ở bảng cân đối kế toán cuối 
năm trước. Trong trường hợp dự toán được lập vào quý 4/ năm trước thì số liệu 
ở cột này cũng là số ước thực hiện cuối năm trước. 
 - Số liệu ở cột “cuối năm kế hoạch” được xác định cụ thể theo từng chỉ tiêu 
của bảng như sau: 
 Phần tài sản: 
 - Chỉ tiêu A: Tài sản ngắn hạn: Là tổng cộng các chỉ tiêu thuộc phần tài 
sản, bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các 
khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. 
 + Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền, căn cứ vào dự toán tiền và tương 
đương tiền tồn đến cuối kỳ; 
 + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, căn cứ vào dự toán đầu tư tài chính 
ngắn hạn còn đến cuối kỳ; 
 + Phải thu khách hàng, căn cứ vào dự toán tiêu thụ, gồm dự toán lịch thu 
tiền bán hàng quý 4 năm kế hoạch; 
 + Hàng tồn kho, bao gồm nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ trong 
kho, hàng hóa, thành phẩm tồn kho Căn cứ vào dự toán hàng tồn kho hay dự 
toán nguyên vật liệu, dự toán thành phẩm tồn kho 
 - Chỉ tiêu B: Tài sản dài hạn 
 + Các khoản phải thu dài hạn, căn cứ vào dự toán tiêu thụ, gồm dự toán 
lịch thu tiền bán hàng quý 4 năm kế hoạch, dự toán vốn kinh doanh ở đơn vị trực 
thuộc (nếu có) và dự toán phải thu nội bộ dài hạn (nếu có). 
 + Nguyên giá tài sản cố định, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ cuối năm trước 
cộng số dự toán hao mòn TSCĐ tăng trừ đi số hao mòn TSCĐ dự tính giảm năm 
kế hoạch. 
 155
 + Tài sản dở dang dài hạn, căn cứ vào dự toán chi phí đầu tư xây dựng cơ 
bản hoặc dự toán TSCĐ hoàn thành qua công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Ngoài 
ra còn căn cứ vào dự toán sản xuất để xác định chi phí sản xuất, kinh doanh dở 
dang dài hạn (nếu có). 
 + Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, căn cứ vào dự toán các khoản đầu tư 
vào công ty con, liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác. 
 Phần nguồn vốn: 
 - Chỉ tiêu C – Nợ phải trả: là tổng hợp các chỉ tiêu thuộc chỉ tiêu nợ phải 
trả, gồm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn, phải trả 
người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, nợ dài hạn, các khoản dự 
phòng phải trả dài hạn 
 + Vay ngắn hạn, căn cứ vào số tiền vay còn đến cuối năm trước cộng với số 
tiền dự kiến vay và trừ đi số tiền dự kiến trả nợ năm kế hoạch. 
 + Phải trả người bán, căn cứ vào dự kiến mua hàng trong năm kế hoạch 
phần mua chịu hoặc căn cứ vào số còn nợ năm trước cộng với số dự kiến phải 
trả trừ đi số tiền dự kiến trả trong năm kế hoạch. 
 - Chỉ tiêu D: Vốn chủ sở hữu, lấy số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu thuộc 
nguồn vốn chủ sở hữu như nguồn vốn quỹ, nguồn kinh phí, quỹ khác. 
 + Các quỹ của doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu về số tiền còn đến cuối 
năm trước cộng với số dự toán tăng các quỹ và trừ đi số dự toán về sử dụng quỹ 
năm kế hoạch. 
 + Lợi nhuận chưa phân phối, căn cứ vào số lợi nhuận để lại của năm trước 
cộng với số dự kiến về lợi nhuận để lại năm nay hoặc căn cứ vào số lợi nhuận 
chưa phân phối đến cuối năm trước cộng với số lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch 
trừ đi số lợi nhuận dự kiến phân phối năm kế hoạch. 
 + Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào số nguồn vốn đầu tư 
XDCB còn cuối năm trước cộng với dự kiến về tăng nguồn vốn XDCB năm kế 
hoạch và trừ đi số dự kiến sử dụng nguồn vốn XDCB năm kế hoạch. 
 Ví dụ: Dự toán bảng cân đối kế toán doanh nghiệp Y như sau: 
 156
 Biểu 6.12: Dự toán bảng cân đối kế toán 
 DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
 Năm 
 Tài sản Cuối Đầu Nguồn vốn Cuối Đầu 
 năm năm năm năm 
A. Tài sản ngắn hạn C. Nợ phải trả 
1. Tiền mặt 1. Phải trả người bán 
2. Phải thu khách hàng D. Vốn chủ sở hữu 
3. Nguyên vật liệu 1.Vốn cổ đông 
 2. Lợi nhuận chưa 
4. Thành phẩm 
 phân phối 
B. Tài sản dài hạn 
1. Nhà xưởng 
2. Máy móc, thiết bị 
3. Hao mòn TSCĐ 
 Tổng tài sản Tổng nguồn vốn 
6.3. Phân tích chi phí kinh doanh 
6.3.1. Ý nghĩa của phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp 
 - Thông qua việc thu thập số liệu, tài liệu của các chỉ tiêu chi phí, sử dụng 
các phương pháp kỹ thuật để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán, kế 
hoạch nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý trong việc điều hành 
quá trình sản xuất kinh doanh. 
 - Cung cấp thông tin phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch ngắn hạn, 
trung hạn và dài hạn theo từng chỉ tiêu chi phí cụ thể cũng như toàn bộ hệ thống 
chỉ tiêu liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
 - Phát hiện kịp thời những khâu yếu, nguyên nhân tồn tại và kiến nghị 
các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của 
doanh nghiệp. 
6.3.2. Phương pháp phân tích chi phí kinh doanh 
 - Phương pháp chung: Phải dựa trên lý luận nền tảng. Đó là phương pháp 
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin. 
 - Phương pháp phân tích kỹ thuật cụ thể: 
 + Phương pháp so sánh: 
 157
 Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong phân tích chi phí kinh doanh 
nhằm xác định mức độ thực hiện kế hoạch, dự toán hay mức độ thực hiện giữa 
kỳ này với các kỳ trước của từng chỉ tiêu chi phí. 
 Để thực hiện so sánh cần phải xác định đại lượng gốc và đảm bảo các đại 
lượng so sánh có cùng nội dung, phương pháp tính, nghĩa là phải đảm bảo sự 
đồng nhất. 
 + Phương pháp tương quan: 
 Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ ràng buộc 
nhau giữa các nhân tố thuộc chỉ tiêu phân tích. Xét trên phương diện toán học, 
giữa các nhân tố có mối quan hệ tương quan hàm số. Tương quan hàm số, bao 
gồm tương quan thuận và tương quan nghịch. 
 Tương quan thuận là việc tăng hay giảm của hiện tượng, kết quả kinh tế 
này sẽ dẫn đến việc tăng hay giảm của hiện tượng, kết quả kinh tế kia. Phương 
trình biều diễn cho trường hợp này có dạng: 
 Y = ax 
 Tương quan nghịch là việc tăng hay giảm của hiện tượng, kết quả kinh tế 
này sẽ dẫn đến giảm hay tăng hiện tượng, kết quả kinh tế kia. Phương trình biểu 
diễn cho trường hợp này có dạng: 
 Y = a/x 
 + Phương pháp ngoại suy: 
 Phương pháp này được sử dụng nhiều trong phân tích dự báo chi phí nhằm 
phục vụ cho việc lập các kế hoạch chi phí trung và dài hạn. 
 Nội dung cơ bản của phương pháp ngoại suy sử dụng trong phân tích chi phí 
là dựa trên cơ sở quan sát kết quả của chỉ tiêu chi phí nào đó đã thực hiện trong 
nhiều năm liên tục để tính toán tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển 
bình quân, sau đó dự tính kết quả chỉ tiêu cần đạt được trong những năm tới. 
 + Phương pháp thay thế liên hoàn: 
 Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các nhân tố ảnh hưởng có 
quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng phương trình kinh tế dạng tích số, thương số 
hoặc kết hợp số dương và thương số. 
 + Phương pháp cân đối: 
 Phương pháp này được sử dụng cho phân tích chi phí kinh doanh trong 
trường hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ phương 
 158
trình kinh tế dạng tổng, hiệu số. Khi sử dụng phương pháp cân đối để phân tích 
cần chú ý sự tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là thuận chiều hay 
ngược chiều. 
 Ngoài các phương pháp trên, trong phân tích kinh doanh còn sử dụng nhiều 
phương pháp khác như phương pháp đồ thị, phương pháp hồi quy tuyến tính, 
phương pháp chênh lệch Tùy theo mối quan hệ liên quan giữa các nhân tố đối 
với chỉ tiêu cần phân tích để lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp. 
6.3.3. Tổ chức công tác phân tích chi phí kinh doanh 
 - Tổ chức lập kế hoạch phân tích: 
 + Căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể để xác định nội dung, phạm vi phân tích; 
 + Xác định chỉ tiêu phân tích chủ yếu; 
 + Phân công trách nhiệm chính và các bộ phận phối hợp; 
 + Thời gian bắt đầu phân tích và thời gian hoàn thành. 
 - Tổ chức thu thập tài liệu phục vụ phân tích: 
 Tài liệu phục vụ cho phân tích phải phù hợp với nội dung phân tích theo 
từng chỉ tiêu: 
 + Tài liệu kế hoạch, dự toán; 
 + Tài liệu kế toán; 
 + Tài liệu khác; 
 - Tổ chức xử lý số liệu, tính toán chỉ tiêu phân tích; 
 - Tổ chức lập báo cáo phân tích chi phí. 
6.3.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích chi phí kinh doanh 
 Phải căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân 
tích chi phí. Song, hệ thống các chỉ tiêu phân tích chi phí kinh doanh thông 
thường trong các doanh nghiệp bao gồm: 
 + Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ; 
 + Các khoản mục chi phí chủ yếu; 
 + Giá thành sản phẩm sản xuất theo từng loại hoặc từng sản phẩm; 
 + Chi phí bán hàng; 
 + Chi phí quản lý doanh nghiệp. 
 Khi phân tích cần phải xác định tỷ trọng của từng loại, từng khoản chi phí 
chiếm trong tổng chi phí, đồng thời phân tích trong mối quan hệ với doanh thu 
và lợi nhuận. Từ đó thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng chi phí đối với từng khâu 
kinh doanh. 
 159
 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 
1. Ý nghĩa của dự toán sản xuất kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp? 
2. Trong doanh nghiệp SXKD, thông thường cần phải dự toán các chỉ tiêu nào? 
3. Nội dung, phương pháp lập dự toán về một số chỉ tiêu sau: 
 - Dự toán tiêu thụ; 
 - Dự toán sản lượng sản xuất; 
 - Dự toán chi phí sản xuất (CPNVLTT; CPNCTT; CPSXC). 
4. Nội dung, phương pháp lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 
doanh nghiệp? 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2007). Kế toán quản trị. Nxb thống kê. 
TP. Hồ Chí Minh. 
2. Huỳnh Lợi (2014). Kế toán quản trị. Nxb Phương Đông. TP. Hồ Chí Minh. 
3. Nguyễn Năng Phúc (2008). Kế toán quản trị doanh nghiệp. Nxb Tài chính. 
Hà Nội.. 
4. Nguyễn Ngọc Quang (2014). Giáo trình Kế toán quản trị. Nxb Đại học Kinh 
tế quốc dân. Hà Nội 
5. Đoàn Xuân Tiên (2009). Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp. Nxb Tài 
chính, Hà Nội. 
6. Thông tư 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 12/6/2006 (2006), Hướng dẫn áp 
dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính. 
 160

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_quan_tri.pdf