Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp

Thực tế công tác kế toán ở Việt Nam luôn tồn tại chênh lệch giữa lợi nhuận kế

toán và thu nhập chịu thuế. Việc vận dụng các quy định, chuẩn mực kế toán vào thực

tế trong các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hơn cả là công tác kế toán

thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt với tên gọi đã cho thấy nó “đặc biệt”, bởi thuế này có

những quy định riêng cần lưu ý.

Bài viết đưa ra các nhận định về thực trạng công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc

biệt đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp vận dụng tốt hơn những

quy định trong việc thực hiện kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt có chất lượng ngày càng

cao hơn. Hoàn thiện kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt là một nội dung quan trọng trong đổi

mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

và phục vụ cho công tác giảng dạy học phần kế toán thuế đặc biệt là sắc thuế tiêu thụ

đặc biệt

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 11000
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN 
 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TRONG DOANH NGHIỆP 
 ThS. Ngô Thị Nguyên 
 Khoa Kế toán – Tài chính, Trƣờng Đại học Hải Phòng 
Tóm tắt: 
 Thực tế công tác kế toán ở Việt Nam luôn tồn tại chênh lệch giữa lợi nhuận kế 
toán và thu nhập chịu thuế. Việc vận dụng các quy định, chuẩn mực kế toán vào thực 
tế trong các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hơn cả là công tác kế toán 
thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt với tên gọi đã cho thấy nó “đặc biệt”, bởi thuế này có 
những quy định riêng cần lưu ý. 
 Bài viết đưa ra các nhận định về thực trạng công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc 
biệt đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp vận dụng tốt hơn những 
quy định trong việc thực hiện kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt có chất lượng ngày càng 
cao hơn. Hoàn thiện kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt là một nội dung quan trọng trong đổi 
mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 
và phục vụ cho công tác giảng dạy học phần kế toán thuế đặc biệt là sắc thuế tiêu thụ 
đặc biệt. 
Từ khóa: Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, giải pháp nâng cao. 
I. Đặt vấn đề 
 Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế đặc biệt đối với doanh nghiệp. 
Nó có những đặc điểm, những lưu ý vô cùng khác biệt với các loại thuế khác mà kế 
toán doanh nghiệp cần chú ý để thực hiện đúng theo quy định. Thuế tiêu thụ đặc biệt là 
một loại thuế gián thu, đánh vào sự tiêu dùng của một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc 
biệt (là hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, thậm chí xa xỉ đối với đại bộ phận dân cư 
hiện nay) thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế 
được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua 
hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Thuế này được áp dụng đối với một số loại hàng hóa, dịch 
vụ mà Nhà nước cần điều tiết thu nhập và định hướng sản xuất, tiêu dùng theo các mục 
tiêu chính sách dài hạn. 
 Tại Việt Nam, nhằm cải cách thuế giai đoạn I, luật thuế TTĐB lần đầu tiên 
được ban hành vào năm 1990. Thuế TTĐB đã được sửa đổi và hoàn thiện nhiều lần để 
53 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và các yêu 
cầu đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với hơn 20 năm thực hiện luật thuế 
TTĐB và các luật sửa đổi, bổ sung đã cho thấy về cơ bản, thuế TTĐB đã đạt được mục 
tiêu đặt ra là hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người 
tiêu dùng một cách hợp lý, và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số 
hàng hoá và dịch vụ. Chính sách miễn, giảm thuế TTĐB được công bố trước theo lộ 
trình giảm dần bảo hộ đối với doanh nghiệp sản xuất bia hơi, sản xuất, lắp ráp ôtô 
trong nước,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp lại sản cuất kinh doanh trong 
nước và cùng với thuế nhập khẩu đã góp phần vào việc hình thành nên một ngành 
công nghiệp mới. Thuế suất được đánh cao, áp dụng đối với nhiều mặt hàng như thuốc 
lá, rượu, bia, ôtô du lịch, kinh doanh vũ trường,... không chỉ nhằm mục tiêu động viên 
nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) mà còn thực hiện vai trò định hướng tiêu 
dùng. 
 Mặc dù luật thuế TTĐB đã được ban hành cách đây rất nhiều năm nhưng khi 
vận dụng vào trong thực tế các doanh nghiệp đã gặp không ít những khó khăn, vướng 
mắc trong vấn đề hiểu và vận dụng đúng theo nội dung quy định. Từ đó, việc tìm hiểu 
thực trạng vận dụng những quy định, chuẩn mực kế toán hiện nay nói chung và luật 
thuế TTĐB nói riêng ở các doanh nghiệp là rất cần thiết để nhận diện những nguyên 
nhân của vấn đề, qua đó có định hướng phù hợp đưa vào thực tế nhằm tạo sự đơn giản, 
dễ hiểu cho công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt và cán bộ thuế khi giải quyết các 
vấn đề liên quan. 
II. Thực trạng công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt trong doanh nghiệp 
 Thuế TTĐB là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng hướng 
dẫn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội đồng thời là công cụ để nhà nước điều tiết 
thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước một cách công bằng hợp lý. 
Chính vì vậy, kế toán thuế TTĐB chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và không thể 
thiếu đối với bất kể một doanh nghiệp nào đã được cấp phép đăng ký hoạt động sản 
xuất kinh doanh đối với những mặt hàng chịu thuế TTĐB theo quy định của Nhà nước. 
Nhiệm vụ chính của kế toán thuế nói chung và kế toán thuế TTĐB nói riêng là xác 
định cơ sở để tính thuế TTĐB và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp cho 
Nhà nước. 
 54 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
1. Những mặt đạt được về công tác thuế TTĐB trong doanh nghiệp 
 Hầu hết, các doanh nghiệp kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp 
trên cơ sở các thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Việc kê khai đầy đủ, chính xác 
số thuế phải nộp cho Nhà nước theo luật định là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Thực hiện 
việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế cho Nhà nước, mọi thắc mắc, khiếu nại (nếu 
có) về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo 
quy định hiện hành. 
 Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, số đã nộp và 
số còn phải nộp. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra 
đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán. Cơ sở tính thuế TTĐB là yếu tố 
cơ bản, thể hiện bản chất, nội dung của sắc thuế. Có thể nói cơ sở tính thuế giúp phân 
biệt sắc thuế này với sắc thuế khác, thường được sử dụng để đặt tên cho sắc thuế. 
 Đối với sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước sản 
xuất: Những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở 
khâu đầu tiên tạo ra sản phẩm, hàng hoá. Trong quá trình bán hàng hoá đã nộp thuế 
tiêu thụ đặc biệt, thì hàng hoá đó tính thuế GTGT nếu có giá trị gia tăng như những 
hàng hoá thông thường khác. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được tính theo hoá đơn 
không thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau: 
 Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB 
 Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT 
và chưa có thuế TTĐB, được xác định cụ thể như sau: 
 Giá bán chưa có thuế GTGT 
 Giá tính thuế TTĐB = 
 1 + Thuế suất thuế TTĐB 
 Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhập khẩu cộng 
với thuế nhập khẩu. Theo công thức sau: 
 Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB 
 Hiện nay, hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo Thông tư 
200/2014/TT-BTC thường gắn với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán đơn vị 
áp dụng: 
 - Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ 
 - Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trường hợp hàng nhập khẩu 
 - Kế toán hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu 
55 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
 - Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác) 
 - Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước. 
 - Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi bán hàng hóa, tài sản cố định, cung 
cấp dịch vụ. Nhưng sau đó được giảm, được hoàn. 
 - Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để 
tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, 
 Công việc của kế toán thuế TTĐB được chia theo từng mức độ và phần 
riêng biệt, trước hết là từng ngày, tháng, quý và sau đó là tổng kết cả năm. Kế toán 
thuế TTĐB tập hợp và xử lí, lưu trữ các hóa đơn cùng các chứng từ kế toán. Đối với 
hóa đơn kế toán thuế sẽ có 2 nguồn để thu thập: 
 - Trong doanh nghiệp: Tập hợp hóa đơn bán hàng, xuất hàng hóa, biên lai các 
dịch vụ và các loại hóa đơn có liên quan khác đến hoạt động sản xuất, buôn bán và 
giao lưu của doanh nghiệp. 
 - Ngoài doanh nghiệp: Các giấy tờ, chứng nhận đến hoạt động mua hàng hóa 
phục vụ cho quá trình sản xuất. 
 Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đưa học phần kế toán thuế trong 
công tác giảng dạy. Học phần kế toán thuế với cách tiếp cận về thuế giá trị gia tăng, 
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, từ khâu lập chứng từ, hạch toán 
và lập báo cáo cũng như quyết toán thuế. 
2. Những bất cập trong công tác kế toán thuế TTĐB tại doanh nghiệp 
 Kế toán thuế TTĐB là công tác kế toán để ghi chép các hoạt động liên quan tới 
thuế. Mục đích là để tính thuế TTĐB đầy đủ, đúng thời hạn và lập ra các báo cáo cho 
phòng thuế theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, kế toán viên 
không thể tránh khỏi những sai sót, một sai sót dù rất nhỏ cũng dẫn đến nhiều phiền 
phức dành cho doanh nghiệp thậm chí cũng thể tiềm ẩn rất lớn. 
 Thứ nhất, tồn tại lớn nhất của công tác kế toán thuế TTĐB đó là hành vi trốn 
thuế của các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng bị áp dụng 
thuế TTĐB. Các đơn vị tìm cách trốn thuếViệc ấn định thuế được quy định tại Nghị 
định 14/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/02/2019, có hiệu lực ngày 
20/3/2019 có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thuế TTĐB mà doanh nghiệp, cá nhân 
phải thực hiện. Điều này dẫn tới hậu quả là nếu tồn tại sự “hợp tác ngầm” giữa cán bộ 
 56 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
thu thuế và người nộp thuế sẽ làm thất thoát số thuế TTĐB phải nộp mà không bị xử 
lý. 
 Thứ hai, thực hiện hành vi chuyển giá, tức là hành vi do các cơ sở kinh doanh 
thực hiện nhằm thay đổi giá hàng hóa, dịch vụ trong các giao dịch mua, bán giữa các 
cơ sở kinh doanh có mối quan hệ đặc biệt, với mục đích giảm thiểu tới mức có thể 
nghĩa vụ thuế của các bên trong giao dịch đối với nhà nước. 
 Thứ ba, công tác kế toán thuế TTĐB chưa được cập nhật kịp thời các thông tư, 
quy định mới về thuế tới cán bộ làm công tác kế toán thuế của doanh nghiệp. Hoặc còn 
hiểu chưa đúng về sắc thuế này dẫn đến việc áp dụng sai. Trong khâu nộp thuế còn bất 
cập như nhầm lẫn tên người nộp, không nắm rõ quy định thời hạn nộp thuế, bị cơ quan 
thuế nhắc nộp và bị phạt nộp chậm. 
 Thứ tư, ý thức văn hóa tôn trọng pháp luật của đội ngũ kế toán, quản lý doanh 
nghiệp. Cần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật sẽ quyết định phần quan trọng tới việc 
thực thi pháp luật. Hành vi trốn thuế dù tinh vi đến đâu nếu thực hiện kiểm tra một 
cách triệt để, công minh thì đều có thể tìm ra. Các văn bản pháp luật gần như không có 
chế tài xử lý thích đáng cần có các quy định rõ ràng về kỷ luật tránh dẫn tới việc tiếp 
tay cho hoạt động trốn thuế, hoặc chính bản thân cán bộ sẽ gợi ý cho đối tượng nộp 
thuế có quen biết cách trốn thuế. 
 Thứ năm, công tác giảng dạy kế toán thuế cần tạo sự khác biệt với các học phần 
khác bởi vì đây là học phần gắn liền với thực tế và là mối quan tâm lớn đối với doanh 
nghiệp. Hiện nay, phương pháp giảng dạy tích cực được các trường áp dụng và triển 
khai trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn mang tính hình thức, cần cụ thể hơn và đặc 
biệt đối với kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt giúp sinh viên dễ hiểu, kích thích sự tìm tòi, 
vận dụng từ việc nghiên cứu tại nhà trường đến các tình huống thực tế phát sinh. 
III. Giải pháp nâng cao công tác kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt tại doanh nghiệp 
 Một là, cơ quan quản lý cần cập nhật kiến thức định kỳ cho người làm công tác 
kế toán. Nên tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo chuyên sâu về thuế TTĐB và cập 
nhật kịp thời cho người làm kế toán để hòa nhập với xu hướng chung của thế giới. Cần 
quy định yêu cầu kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán. Hành nghề kế toán và 
dịch vụ kế toán hiện nay tại Việt Nam cũng không còn mới mẻ, song việc tổ chức vẫn 
còn nhiều bất cập. Đồng thời, đưa ra những quy định cụ thể bắt buộc về việc kiểm toán 
57 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
đối với các công ty có quy mô lớn hoặc cả với những công ty có quy mô vừa và nhỏ để 
nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính. 
 Hai là, doanh nghiệp phải ghi chép đầy đủ, trung thực kịp thời các hoạt động 
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và lưu trữ sổ sách kế 
toán theo đúng chế độ kế toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải thực hiện 
việc lập báo cáo tài chính đúng quy định của Bộ Tài chính, các chỉ tiêu trong báo cáo 
tài chính liên quan đến thuế TTĐB phải được trình bày đầy đủ, kịp thời, trung thực và 
hợp lý, tránh trường hợp các thông tin liên quan đến thuế TTĐB bị bỏ sót gây thiệt hại 
cho doanh nghiệp. 
 Ba là, doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn miễn phí cho nhân 
viên kế toán góp phần nâng cao kiến thức mới về kế toán đặc biệt trong lĩnh vực chuẩn 
mực thuế TTĐB. Nghề kế toán cần có tính chuyên nghiệp hơn, khả năng vận dụng chế 
độ kế toán ở các doanh nghiệp sẽ tốt hơn và kỳ vọng chất lượng thông tin trên báo cáo 
tài chính sẽ cao hơn. Vì vậy, cần chú trọng vào việc đào tạo chuyên môn, tư cách đạo 
đức, phẩm chất của người làm công tác kế toán. Trình độ chuyên môn của người làm 
công tác kế toán cần phải được nâng cao từ khi còn học trong trường. Người làm kế 
toán phải có trách nhiệm tự nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức cho 
bản thân, không ngừng trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin liên quan hệ thống văn 
bản kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán nói riêng. 
 Bốn là, về vai trò của tổ chức nghề nghiệp như công ty dịch vụ kế toán, kiểm 
toán, hội kế toán kiểm toán, đây chính là kênh thuận lợi tốt nhất giúp các doanh nghiệp 
nhận thức được tầm quan trọng của chuẩn mực kế toán và những hạn chế khi vận dụng 
thuế TTĐB vào thực tiễn. Các tổ chức nghề nghiệp này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao 
nghiệp vụ chuyên môn hơn trong công tác kế toán thuế TTĐB. Đặc biệt, các tổ chức 
này cũng giúp cho việc đổi mới và cải cách kế toán Việt Nam ngày càng tiến xa hơn 
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan 
thuế phải được thực hiện công bằng, công khai và minh bạch. Mục đích của việc thanh 
tra, kiểm tra thuế là giúp cho doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hành vi 
không tuân thủ quy định pháp luật thuế như hành vi trốn thuế, cố tình gian lận thuế, 
mặt khác giúp doanh nghiệp thể hiện được vai trò của mình đối với xã hội thông qua 
việc đóng thuế TTĐB. 
 58 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 Năm là, đổi mới phương pháp giảng dạy học phần kế toán thuế tiêu thụ đặc 
biệt. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học làm trung 
tâm. Đối với doanh nghiệp, Nhà nước thì thuế được coi là nguồn thu chính của ngân 
sách. Chính vì vậy, giảng viên, sinh viên và các nhà tuyển dụng đều kỳ vọng về học 
phần thuế phải được đáp ứng nói chung và kế toán thuế TTĐB nói riêng. Cụ thể là sự 
hiểu biết cơ bản về các luật thuế và việc áp dụng nó vào trong thực tế cuộc sống, hoạt 
động kinh doanh của đơn vị. Mặc dù, phương pháp giảng dạy tích cực được các trường 
áp dụng và triển khai trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn mang tính hình thức, do vậy, 
công tác giảng dạy và đánh giá kết quả đối với các học phần kế toán thuế thời gian tới 
cần đổi mới như sau: 
 + Áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống thực tế trong giảng dạy các học 
phần kế toán thuế chuyên ngành. Hiện nay, với rất nhiều tình huống thực tế phát sinh, 
giảng viên cập nhật đưa vào chương trình giảng dạy để giải quyết với mục đích cho 
sinh viên tiếp cận và hạn chế va vấp sau này khi làm việc và đặc biệt tạo dựng được sự 
hứng thú trong học tập học phần kế toán thuế nói chung và kế toán thuế TTĐB nói 
riêng. 
 + Xây dựng mô hình dạy học theo chủ đề. Theo mô hình này, khoa chuyên môn 
thiết kế các chủ đề cho học phần kế toán thuế. Ví dụ, đối với học phần “Kế toán thuế 
tiêu thụ đặc biệt”, có thể đưa ra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một doanh 
nghiệp, sinh viên tự tìm hiểu về một doanh nghiệp thực tế để lập các chứng từ kế toán, 
định khoản, ghi sổ sách kế toán và lập báo cáo kiên quan đến lĩnh vực kế toán thuế tiêu 
thụ đặc biệt Đây là mô hình lấy người học làm trung tâm và gắn liền với những vấn 
đề thực tiễn của doanh nghiệp. Mục tiêu của phương pháp học theo chủ đề là để sinh 
viên học nhiều hơn về một chủ đề. Sinh viên phải làm việc nhóm trong một khoảng 
thời gian nhất định để giải quyết vấn đề và trình bày công việc đã làm trước giảng viên 
và những sinh viên khác. 
 + Phát huy và tăng cường rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên thông 
qua các bài tập nhóm, bài tập lớn, tìm hiểu các văn bản của Nhà nước về chế độ kế 
toán tài chính, quản lý thuế. 
 + Bên cạnh đó, các giáo trình, tài liệu cần được kết hợp với các công cụ tham 
khảo trực tuyến chẳng hạn như mục giải đáp chính sách tài chính trên trang web của 
Bộ Tài chính tại địa chỉ www.mof.gov.vn; các diễn đàn chia sẻ thông tin về các văn 
59 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
bản pháp luật như www.webketoan.vn và rất nhiều các trang khác. Một hình thức khác 
mà các nhà xuất bản nước ngoài thường sử dụng là đính kèm đĩa dữ liệu về các văn 
bản luật và các tình huống thực tế cùng với sách. Có như vậy, các giáo trình mới tạo 
hứng thú và sẵn tiện cho sinh viên học tập và nghiên cứu. 
Tài liệu tham khảo 
 1. Quốc hội (2016), Luật Thuế số 106/2016/QH13 ngày ngày 06/4/2016 sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và 
Luật Quản lý thuế; 
 2. Quốc hội (2008), Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 
14/11/2008; 
 3. Quốc hội (2014), Luật Thuế số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ 
sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt; 
 4. Chính phủ (2015), Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 hướng 
dẫn Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi; 
 5. Nghị định 14/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/02/2019, có 
hiệu lực ngày 20/3/2019. 
 6. Thông tư 20/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chuẩn mực kế toán 
Việt Nam đợt 4 ngày 20/03/2006. 
 7. Một số website: hul.edu.vn, vov.vn, vietnamnet.vn, baodautu.vn, 
vanbanphapluat.vn. 
 60 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_cong_tac_ke_toan_thue_tieu_thu_dac_biet_t.pdf