Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng

Nội dung

Bài này tập trung vào các kĩ thuật quản lý rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu và đề xuất

theo trình tự thời gian. Từ các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cụ thể, các chỉ tiêu được đề

cập và được cụ thể hóa trong các mô hình định lượng rủi ro. Các phương pháp xử lý rủi ro

cũng được đề cập để sinh viên nắm rõ hơn cách thức ngân hàng có thể sử dụng để giảm

bớt tổn thất.

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:

 Nắm được các nội dung quản lý rủi ro tín dụng;

 Đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của từng mô hình đo lường rủi ro tín dụng;

 Nắm được cách thức trích lập và xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 1

Trang 1

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 2

Trang 2

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 3

Trang 3

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 4

Trang 4

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 5

Trang 5

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 6

Trang 6

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 7

Trang 7

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 8

Trang 8

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 9

Trang 9

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang minhkhanh 3840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng, tín dụng - Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 33 
BÀI 3 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 
Hướng dẫn học 
Do đặc trưng hoạt động của mình, quản lý rủi ro tín dụng là điều được các ngân hàng 
thương mại hết sức quan tâm. Để học tốt bài này, ngoài việc đọc và ghi nhớ giáo trình, 
sinh viên cần tìm hiểu những nội dung về quản trị rủi ro được Ủy ban Basel đề ra, cụ thể 
là Basel I và Basel II. 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
1. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế 
Quốc dân, Hà Nội. Chương 9. 
2. Peter S. Rose (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Sách dịch. Nhà xuất bản 
Tài chính, Hà Nội. 
3. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Sách dịch. Nhà xuất bản Lao 
động – Xã hội, Hà Nội. Chương 14, chương 15, chương 16, chương 17 và chương 18. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
Bài này tập trung vào các kĩ thuật quản lý rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu và đề xuất 
theo trình tự thời gian. Từ các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cụ thể, các chỉ tiêu được đề 
cập và được cụ thể hóa trong các mô hình định lượng rủi ro. Các phương pháp xử lý rủi ro 
cũng được đề cập để sinh viên nắm rõ hơn cách thức ngân hàng có thể sử dụng để giảm 
bớt tổn thất. 
Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: 
 Nắm được các nội dung quản lý rủi ro tín dụng; 
 Đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của từng mô hình đo lường rủi ro tín dụng; 
 Nắm được cách thức trích lập và xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
34 TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 
Tình huống dẫn nhập 
Tăng trưởng tín dụng của NHTM vào cuối năm 
Tại Hội nghị tổng kết năm 2014 của Vietinbank, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn 
Văn Bình, bình luận nếu không cắt được “vòi” tín dụng thì các ngân hàng cứ chạy xô theo tín 
dụng mà không làm tốt mảng dịch vụ. 
Tín dụng lại “tăng sốc” 
Nỗi lo của Thống đốc xuất phát từ thực tế của hệ thống ngân hàng. Nếu như trước đây, cuộc 
chạy đua tín dụng của các ngân hàng là lợi nhuận và làm cơ sở để được cấp “quota” tín dụng 
năm tới cao hơn thì nay là chiêu để giảm tỷ lệ nợ xấu. Thực tế này có thể nhìn vào con số tăng 
trưởng tín dụng của một số ngân hàng. 
Điển hình là BIDV với mức tăng “quá sốc”. Nếu 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng chỉ 
mới đạt 5,47% mà tổng cả năm là 18,9%, tương đương khoảng 460.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ 
3 tháng cuối năm, tín dụng tăng 13,44%. 
Tỷ lệ nghịch với tín dụng, đó là tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh. Nếu đầu năm 2014, nợ xấu của BIDV 
là 2,37% thì đến 31/12/2014, giảm còn 1,8%. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm một phần là do bán 
được 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, nhưng chủ yếu là nhờ mức tăng trưởng tín dụng cao 
hơn dự báo. Như vậy, nhờ tín dụng, BIDV đã xử lý được con số nợ xấu tương đương khoảng 
1,3% tổng dư nợ. Một con số ấn tượng! 
Vietinbank là đại diện thứ 2 cho kiểu tăng sốc này. Nếu 9 tháng đầu năm, tín dụng của 
Vietinbank mới đạt 7%, tương đương 491.000 tỷ đồng, thì tính đến 31/12/2014 đã tăng 18,2%, 
tương đương 544.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ 3 tháng, tín dụng của Vietinbank đã tăng 11,2%. 
Nhờ tốc độ tăng mạnh của tín dụng mà tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tại thời điểm 30/9/2014 của 
VietinBank là 1,42% đã giảm xuống 0,89% tính đến 31/12/2014. 
MB cũng là một đại diện cho tăng trưởng tín dụng nóng, nhưng có khác hơn là nhằm nỗ lực giảm 
nợ xấu để thoát khỏi nhóm buộc phải bán nợ xấu cho VAMC. 9 tháng, tín dụng của MB mới đạt 
5,3%, tương đương 92.396 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2014 đã tăng 15,7%. Chỉ trong 3 tháng, tín 
dụng của MB tăng 10,4%. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu của MB đã giảm từ 3,09% (30/9/2014) xuống 
còn 2,73% (31/12/2014) và thoát khỏi nhóm ngân hàng buộc phải bán nợ cho VAMC. 
Nhóm ngân hàng nhỏ cũng cho thấy sự bất ngờ với những hiện tượng như TPBank, 
NamABank, VPBank Theo đó, TPBank cho biết tín dụng năm 2014 ước tính tăng khoảng 
50% so với cuối năm 2013. Cùng với mức tăng này là tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 1%/tổng dư 
nợ, trong khi 6 tháng đầu năm 2014 là 1,66% và cuối năm 2013 là 2,77%. 
Hay như VPBank mới 9 tháng mà tín dụng đã tăng 34,8%, NamABank với tín dụng tăng 
32%... Hai ngân hàng này chưa niêm yết và cũng chưa có báo cáo tài chính năm 2014 nên 
không rõ tỷ lệ nợ xấu là bao nhiêu. 
Riêng với VPBank, tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 2,81% và con số này có thể giảm 
mạnh nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoạn mục. Với NamABank, trước thời điểm tháng 6/2014, 
gần như thông tin về ngân hàng này không có gì, nhất là con số về nợ xấu, tăng trưởng tín dụng. 
Theo Trần Giang 
Diễn đàn đầu tư 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 35 
1. Tăng trưởng tín dụng có tác động như thế nào đến nền kinh tế? 
2. Tăng trưởng tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu tác động như thế nào đến quản 
lý rủi ro tín dụng? 
3. Ngoài tăng tín dụng, có cách nào để ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ nợ 
xấu không ? 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
36 TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 
3.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 
Quản lý rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng 
xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thể thu 
được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình. Hoạt động 
quản lý rủi ro tín dụng có thể được xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một 
danh mục tín dụng. 
Quản lý rủi ro đối với một khoản tín dụng: là hệ thống các hoạt động mà từ đó ngân 
hàng đánh giá khả năng rủi ro cũng như lợi nhuận khi ngân hàng cấp tín dụng cho một 
khách hàng – bao gồm quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng, đánh giá khách hàng, cấp 
vốn, thu hồi vốn, báo cáo kết quả và xử lý rủi ro (nếu có). Quản lý rủi ro đối ... h 
BB 62 – 69,5 Trung bình 
B 54,4 – 61,9 Cao 
CCC 46,8 – 54,3 Cao 
CC 39,2 – 46,7 Rất cao 
C 31,6 – 39,1 Rất cao 
D < 31,6 Đặc biệt cao 
 Các bước chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân 
o Bước 1: Thu nhập thông tin khách hàng. 
Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu nhập thông tin về khách hàng từ các nguồn: 
 Hồ sơ do khách hàng cung cấp, giấy tờ pháp lý; 
 Phỏng vấn trực tiếp khách hàng; 
 Các nguồn khác. 
o Bước 2: Chấm điểm thông tin cá nhân cơ bản. 
Chỉ tiêu ở mức độ 1 Điểm đạt 
được 
Tuổi 18 – 25 tuổi 25 – 40 tuổi 40 – 60 tuổi 60 tuổi 
Điểm 5 15 20 5 
Trình độ học vấn Trên đại học Đại học Trung học 
Dưới trung 
học 
Điểm 20 15 5 –5 
Nghề nghiệp Chuyên môn Thư kí Kinh doanh Nghỉ hưu 
Điểm 25 15 5 0 
Thời gian công tác Dưới 6 tháng 
6 tháng – 1 
năm 
1 năm – 5 
năm 
Trên 5 năm 
Điểm 5 10 15 20 
Thời gian làm công 
việc hiện tại 
Dưới 6 tháng 
6 tháng – 1 
năm 
1 năm – 5 
năm 
Trên 5 năm 
Điểm 5 10 15 20 
Tình trạng cư trú Chủ/tự mua Thuê Với gia đình Khác 
Điểm 30 12 5 0 
Cơ cấu gia đình Hạt nhân 
Sống với cha 
mẹ 
Sống với gia 
đình hạt nhân 
Sống cùng với 
nhiều gia đình 
hạt nhân khác 
Điểm 20 5 0 –5 
Số người ăn theo 
Độc thân 
Dưới 3 người 
3 – 5 người 
Nhiều hơn 5 
người 
Điểm 0 10 5 –5 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 51 
Thu nhập hàng 
năm của cá nhân 
> 120 triệu 
đồng 
36 – 120 triệu 
đồng 
12 – 36 triệu 
đồng 
Dưới 12 triệu 
đồng 
Điểm 40 30 15 –5 
Thu nhập hàng 
năm của gia đình 
Trên 240 
triệu 
72 – 240 triệu 24 – 72 triệu Dưới 24 triệu 
Điểm 40 30 15 –5 
Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm theo bảng trên nếu khách hàng có tổng số điểm 
dưới 0 thì từ chối và chấm dứt quá trình xếp hạng tín dụng, nếu khách hàng có 
điểm lớn hơn 0 sẽ được tiếp tục xếp hạng tín dụng trong bước 3. 
o Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng. 
Chỉ tiêu 
Điểm đạt 
được 
Tình hình trả 
nợ ngân hàng 
Chưa giao 
dịch 
Chưa bao 
giờ quá hạn 
Thời gian quá 
hạn < 30 ngày 
Thời gian quá 
hạn > 30 ngày 
Điểm 0 40 0 –5 
Tình hình chậm 
trả lãi 
Chưa giao 
dịch 
Chưa bao 
giờ quá hạn 
Chưa bao giờ 
quá hạn trong 2 
năm gần đây 
Đã có lần trả 
chậm trong 2 
năm gần đây 
Điểm 0 40 0 –5 
Tổng dư nợ 
hiện tại 
Dưới 100 
triệu 
100 – 500 
triệu 
500 – 1000 
triệu 
Trên 1000 triệu 
Điểm 20 10 5 –5 
Các dịch vụ sử 
dụng của NH 
Chỉ gửi 
tiết kiệm 
Chỉ sử dụng 
thẻ 
Tiết kiệm và 
thẻ 
Không có gì 
Điểm 10 5 25 –5 
Số dưtài khoản 
tiết kiệm và tiền 
gửi trung bình 
tại NH (năm 
trước) 
500 triệu 
100 – 500 
triệu 
20 – 100 triệu < 20 triệu 
Điểm 40 25 10 0 
Tổng = 
o Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng. 
Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm ở bước 3. Sau khi 
tổng hợp điểm, cán bộ tín dụng sẽ xếp hạng khách hàng như sau: 
Hạng Điểm Mức độ rủi ro 
AAA 400 Thấp 
AA 351 – 400 Thấp 
A 301 – 350 Thấp 
BBB 251 – 300 Thấp 
BB 201 – 250 Trung bình 
B 151 – 200 Trung bình 
CCC 101 – 150 Trung bình 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
52 TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 
CC 51 – 100 Cao 
C 0 – 50 Cao 
D < 0 Cao 
Bài đọc thêm 2: Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về phân 
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động 
ngân hàng. 
Tại điều 10 “phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng” các 
khoản tín dụng của ngân hàng được chia thành 5 nhóm như sau (Trích điều 10 thông 
tư 02): 
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các 
khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau: 
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: 
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và 
lãi đúng hạn; 
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ 
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; 
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. 
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: 
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; 
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; 
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: 
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; 
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; 
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ 
theo hợp đồng tín dụng; 
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối 
tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được 
cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; 
- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty 
con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một 
tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản 
bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp; 
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị 
vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng 
theo quy định của pháp luật; 
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc 
doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt 
các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; 
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được 
phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật; 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 53 
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại 
hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài; 
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính 
sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài. 
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; 
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: 
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; 
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả 
nợ được cơ cấu lại lần đầu; 
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; 
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 
60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; 
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 
ngày mà vẫn chưa thu hồi được; 
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: 
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; 
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn 
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; 
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ 
cấu lại lần thứ hai; 
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc 
đã quá hạn; 
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể 
từ ngày có quyết định thu hồi; 
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 
ngày mà vẫn chưa thu hồi được; 
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố 
đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị 
phong tỏa vốn và tài sản; 
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này. 
2. Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây: 
a) Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại 
lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều 
kiện sau đây: 
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dụng đối 
với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong 
thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng 
đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; 
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ; 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
54 TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài 
liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng 
thời hạn. 
b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng 
đầy đủ các điều kiện sau đây: 
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại 
trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng 
đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời 
hạn được cơ cấu lại; 
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ; 
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài 
liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại 
đúng thời hạn đã được cơ cấu lại. 
3. Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây: 
a) Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu 
cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, 
môi trường kinh tế); 
b) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng 
tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo 
chiều hướng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục; 
c) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính 
theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá 
khả năng trả nợ của khách hàng; 
d) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm 
a, b và c khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại 
vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn; 
đ) Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 
4. Phân loại cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng: 
a) Phân loại cam kết ngoại bảng: 
(i) Phân loại vào nhóm 1 nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 
đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết; 
(ii) Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ 
theo cam kết; 
(iii) Phân loại vào nhóm 3 trở lên đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các 
trường hợp quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này. 
b) Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng: 
(i) Ngày quá hạn được tính ngay từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; 
(ii) Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau: 
- Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày; 
- Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; 
- Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên. 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 55 
Trường hợp khoản trả thay phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn nhóm mà cam kết 
ngoại bảng được trả thay đã phân loại theo quy định tại điểm a (ii), điểm a (iii) 
khoản này thì phải chuyển vào nhóm mà cam kết ngoại bảng đó đã phân loại. 
Sau khi tiến hành phân loại nợ, ngân hàng cần trích lập dự phòng với tỷ lệ như sau: 
Dự phòng cụ thể Tỷ lệ trích 
Nhóm 1 0% 
Nhóm 2 5% 
Nhóm 3 20% 
Nhóm 4 50% 
Nhóm 5 100% 
Ngoài ra, ngân hàng còn trích lập dự phòng chung với dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 
4 với tỷ lệ 0,75%. 
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích 
lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. 
Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: 
R = max {0, (A – C)} r 
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích 
A: Số dư nợ gốc của khoản nợ 
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm 
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể 
Sau khi đã sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất do rủi ro tín dụng, tổ chức tín 
dụng phải chuyển các khoản nợ đã được bù đắp bằng dự phòng từ hạch toán nội 
bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi 
nợ triệt để. Ngân hàng thường sử dụng dự phòng để bù đắp tổn thất và đưa nợ ra 
theo dõi ngoại bảng khi: 
- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của 
pháp luật; cá nhân bị chết, mất tích. 
- Nợ nhóm 5 là các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả năng 
thu hồi và có thể mất vốn. 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
56 TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 
Tóm lược cuối bài 
Quản lý rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, 
đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra 
các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có thể 
được xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng. 
Quy trình quản lý rủi ro tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên thông tin của hệ thống, các 
phương pháp đo lường để nhận diện rủi ro và xử lý nợ dựa vào những quy định của ngân hàng 
nhà nước. 
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, rủi ro và lợi nhuận là 2 khái niệm đối nghịch 
mà ngân hàng phải lựa chọn để tồn tại và phát triển. 
Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng 
TXNHTM04_Bai3_v1.0015103227 57 
Câu hỏi ôn tập 
1. Thế nào là quản lý rủi ro tín dụng? Nêu nội dung quản lý rủi ro tín dụng. 
2. Trình bày những mô hình đo lường rủi ro tín dụng. 
3. Tại sao ngân hàng thương mại cần dự phòng rủi ro tín dụng? Nêu phương pháp trích 
dự phòng? 
4. Khi khoản nợ được phát hiện có rủi ro, ngân hàng quản lý rủi ro như thế nào? 
5. Bình luận ý kiến cho rằng: “Quản lý rủi ro trong ngân hàng là công việc của riêng khối quản 
lý rủi ro”. 

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_tin_dung_bai_3_quan_ly_rui_ro_tin_dung.pdf