Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của

các hộ nghèo tại huyện Cù Lao Dung. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đã đề xuất

mô hình nghiên cứu có 13 nhân tố độc lập, nghiên cứu tiến hành khảo sát 200 hộ nghèo

đang vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cù Lao Dung kết hợp với

việc sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính. Kết quả đã xác định được 5 nhân tố ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo đang vay vốn tại NHCSXH bao gồm: Học

vấn chủ hộ; Lượng vốn vay; Số lao động chính; Diện tích canh tác; Kỳ hạn vay. Trên cơ sở

đó một số hàm ý quản trị được đề xuất gồm: Tranh thủ nguồn vốn cho vay hộ nghèo; tăng

lượng vốn cho vay; đảm bảo hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn tránh phát sinh nợ xấu, nợ

quá hạn; hoàn thiện cơ chế cho vay; tăng phạm vi phục vụ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 5

Trang 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 6

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 7

Trang 7

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 8

Trang 8

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 9

Trang 9

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang minhkhanh 5740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cù lao dung, tỉnh Sóc Trăng
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
63 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY 
CỦA HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 
HUYỆN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG 
Lương Thanh Hiếu1* và Nguyễn Thiện Phong2** 
1Học viên cao học Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Tây Đô 
2Khoa Kế toán – TCNH, Trường Đại học Tây Đô 
(*Email: luongthanhhieucld@gmail.com) 
Ngày nhận: 17/11/2020 
Ngày phản biện: 10/01/2021 
Ngày duyệt đăng: 22/02/2021 
TÓM TẮT 
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của 
các hộ nghèo tại huyện Cù Lao Dung. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đã đề xuất 
mô hình nghiên cứu có 13 nhân tố độc lập, nghiên cứu tiến hành khảo sát 200 hộ nghèo 
đang vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cù Lao Dung kết hợp với 
việc sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính. Kết quả đã xác định được 5 nhân tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo đang vay vốn tại NHCSXH bao gồm: Học 
vấn chủ hộ; Lượng vốn vay; Số lao động chính; Diện tích canh tác; Kỳ hạn vay. Trên cơ sở 
đó một số hàm ý quản trị được đề xuất gồm: Tranh thủ nguồn vốn cho vay hộ nghèo; tăng 
lượng vốn cho vay; đảm bảo hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn tránh phát sinh nợ xấu, nợ 
quá hạn; hoàn thiện cơ chế cho vay; tăng phạm vi phục vụ. 
Từ khóa: Hộ nghèo, hiệu quả sử dụng vốn vay, Ngân hàng Chính sách xã hội 
Trích dẫn: Lương Thanh Hiếu và Nguyễn Thiện Phong, 2021. Các nhân tố ảnh hưởng đến 
hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 
Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh 
tế Trường Đại học Tây Đô. 11: 63-80. 
**TS. Nguyễn Thiện Phong – Phó Trưởng Khoa Kế toán và TCNH, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
64 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tín dụng của Ngân hàng Chính sách 
xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo có ý 
nghĩa vô cùng to lớn về mặt thực tiễn, nó 
thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà 
nước của các tổ chức chính trị - xã hội 
đối với hộ nghèo. Thực tế sau 18 năm 
hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã 
hội đã chứng minh rằng cho vay uỷ thác 
qua các tổ chức chính trị - xã hội là 
phương pháp cho vay hiệu quả nhằm 
góp phần to lớn thực hiện mục tiêu quốc 
gia xoá đói giảm nghèo. Đây là một loại 
hình tín dụng chính sách thông qua các 
tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự quản 
lý của các cấp ủy, chính quyền địa 
phương để thực hiện chương trình mục 
tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, 
bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông 
thôn mới đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn 
thiện nó để phát huy hiệu quả cao hơn 
nữa thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà 
nước giao. 
Tuy nhiên thực trạng hiện nay bên 
cạnh những kết quả đã đạt được còn tồn 
tại một số bất cập: Vẫn xảy ra tình trạng 
cho vay không đúng đối tượng, quy mô 
cấp tín dụng còn thấp, thời gian từng 
chương trình chưa phù hợp, khách hàng 
vay vốn thiếu kinh nghiệm kiến thức về 
sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả 
sử dụng vốn vay còn thấp. Xuất phát từ 
yêu cầu lý luận, thực tế hoạt động và 
mong muốn hoạt động sử dụng vốn tín 
dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ngày càng 
có chất lượng tốt hơn đồng thời tìm ra 
những vấn đề còn tồn tại để đề xuất các 
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và 
tính bền vững của chương trình cho vay 
hộ nghèo, tác giả chọn đề tài nghiên cứu 
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử 
dụng vốn của hộ nghèo tại huyện. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ 
HÌNH NGHIÊN CỨU 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
2.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn vay của 
hộ nghèo 
Hiệu quả về kinh tế: Hộ nghèo sử 
dụng vốn vay được coi là có hiệu quả 
kinh tế khi họ đưa khoản vay đó vào sản 
xuất và có thu nhập để trang trải cho 
cuộc sống gia đình hàng ngày của họ 
được sung túc hơn và có khả năng hoàn 
trả lại số tiền đã vay sau khi đã dùng nó 
vào sản xuất. Ngoài ra, sử dụng vốn vay 
có hiệu quả, giúp cho các nông hộ tiết 
kiệm được vốn, có điều kiện tích lũy và 
mở rộng hoạt động sản xuất, khai thác 
mọi tiềm năng và lợi thế của cá nhân, 
gia đình nhằm tạo cơ sở vững chắc để có 
thể bám trụ với nghề lâu dài. Các chỉ 
tiêu để đo lường hiệu quả kinh tế là: lợi 
nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay, tỷ 
suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất 
(còn gọi là tỷ suất sinh lợi của vốn vay). 
Trong nghiên cứu này tác giả dựa trên 
phương thức của hiệu quả sử dụng vốn 
vay sẽ bằng tỷ số giữa thu nhập từ vốn 
vay với tổng số vốn vay trong một năm. 
Hiệu quả về mặt xã hội: Là khi hộ 
nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả đã góp 
phần nâng cao chất lượng cuộc sống, 
nâng cao tri thức, giáo dục, đạo đức và 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
65 
hiểu biết xã hội, thực sự tạo ra của cải 
vật chất, tạo những bước chuyển biến 
lớn trong đời sống kinh tế của bản thân, 
gia đình và xã hội. Những hộ hoạt động 
sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cũng 
đã góp phần tăng trưởng GDP, giải 
quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập 
cho người lao động, có điều kiện đóng 
góp nhiều hơn cho xã hội (qua các 
phong trào xóa đói giảm nghèo, xây 
dựng nông thôn mới; qua các hoạt động 
từ thiện, nhân đạo). 
2.2. Lược khảo các công trình 
nghiên cứu liên quan 
Trên thế giới nói chung và Việt Nam 
nói riêng, đã có nhiều bài nghiên cứu về 
các thành tố hiệu quả sử dụng vốn vay 
của hộ nghèo. 
Bảng 1. Các biến đo lường của các nghiên cứu trước 
Stt Tác giả Nội dung Kết quả 
1 Aleem, (1990) Xây dựng mô hình 
hóa tín dụng hộ 
nghèo 
Lãi suất ảnh hưởng nhiều đến tính 
dụng của hộ nghèo 
2 Guangwen và Lili 
(2005) 
Yếu tố ảnh hưởng 
mạnh tới khả năng 
sử dụng vốn và 
thanh toán nợ vay 
của nông hộ 
Các yếu tố: Tuổi của chủ hộ, giá trị 
tiết kiệm và số con dưới tuổi lao 
động trong hộ cũng ảnh hưởng tới 
khả năng sử dụng vốn và thanh toán 
nợ vay của nông hộ 
3 Khandker (2009) Các yếu tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả 
sử dụng vốn của hộ 
n ... ạn chiếm tỷ trọng cao nhất là 
2.11%, kế đến là hội liên hiệp phụ nữ và 
hội cựu chiến binh 1.85%, và tỷ lệ nợ 
quá hạn của Đoàn Thanh niên Cộng sản 
Hồ Chí Minh có tỷ lệ thấp nhất 1.76%. 
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn ủy thác 
qua các Tổ chức hội qua các năm 2018, 
2019 và 2020 có xu hướng giảm rõ rệt, 
đây là dấu hiệu đáng mừng. Thông qua 
chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ủy thác qua các 
Tổ chức hội sẽ giúp Ngân hàng biết rõ 
hơn tình hình sử dụng vốn của Hội nào 
là đạt hiệu quả cao nhất, Hội nào có tỷ lệ 
nợ quá hạn cao Ngân hàng cần chú trọng 
xem xét và quan tâm để có biện pháp xử 
lý kịp thời. 
Hiệu quả xã hội của hoạt động tín 
dụng chính sách được thể hiện qua tôn 
chỉ hoạt động của ngân hàng về xóa đói 
giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và 
NHCSXH huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc 
Trăng đã làm rất tốt vai trò, nhiệm vụ 
của mình. 
Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội tại 
NHCSXH huyện Cù Lao Dung giai đoạn 
2018-2020 được tóm lược trong Hình 4. 
Hình 4. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội tại NHCSXH huyện Cù Lao Dung 
giai đoạn 2018-2020 
(Nguồn: NHCSXH huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
75 
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của 
hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện 
Cù Lao Dung, Sóc Trăng 
Thống kê mẫu nghiên cứu 
Về giới tính, theo số liệu thống kê: 
nam có 113 người, nữ có 87 người. Về 
cơ cấu giới tính của chủ hộ thì nam giới 
vẫn chiếm tỷ khá cao 56,5% trên tổng số 
200 hộ, trong khi đó tỷ lệ nữ chỉ chiếm 
khoảng 43,5%; 
Về tình trạng hôn nhân, theo thống kê 
có 96,5% chủ hộ đã có gia đình, chỉ có 
3,5% chủ hộ còn độc thân; 
Về độ tuổi, chủ hộ được khảo sát có 
độ tuổi nhỏ nhất là 25 tuổi, lớn nhất là 
59 tuổi và độ tuổi trung bình của các chủ 
hộ được khảo sát là 41,82 tuổi; 
Về học vấn, qua bảng trên cho thấy 
chủ hộ số năm đi học ít nhất là 1 năm và 
lớn nhất là 11 năm và trung bình là 6,07 
năm; 
Về thu nhập của các hộ cho thấy hộ 
có thu nhập trung bình trên tháng là 2,03 
triệu đồng, cao nhất là 4,47 triệu đồng và 
trung bình là 3,175 triệu đồng; 
Về diện tích đất canh tác của hộ cho 
thấy hộ có diện tích đất canh tác rất thấp. 
Diện tích canh tác thấp nhất 0,5 công 
(500 m2), cao nhất là 1,2 công (1.200 
m2) và diện tích trung bình là 0,8645 
công (864,5 m2); 
Phân tích hồi qui 
 Kết quả mô hình hồi qui được tác 
giả tổng hợp trong Bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi qui 
Biến Diễn giải B Sai số Beta t Sig. VIF 
(Constant) Hằng số -5,909 52,847 -0,112 0,911 
Tuoi Tuổi của chủ hộ -0,042 0,024 -0,057 -1,756 0,081 1,116 
gioitinh Giới tính của chủ hộ 0,421 0,461 0,029 0,912 0,363 1,035 
trinhdo Học vấn chủ hộ 0,909 0,069 0,415 13,135 0,000 1,046 
vonvay Lượng vốn vay 0,885 0,040 0,716 22,381 0,000 1,074 
laodong Số lao động chính 1,237 0,284 0,138 4,352 0,000 1,053 
phuthuoc Số người phụ thuộc 0,231 0,214 0,034 1,080 0,281 1,057 
dientich Diện tích canh tác 1,938 0,983 0,063 1,971 0,050 1,061 
kyhan Kỳ hạn vay 0,887 0,460 0,061 1,927 0,056 1,043 
Laisuat Lãi suất 7,704 8,047 0,031 0,957 0,340 1,065 
mucdich Mục đích sử dụng vốn -0,784 0,467 -0,054 -1,680 0,095 1,067 
khoahoc Áp dụng khoa học 0,049 0,467 0,003 0,106 0,916 1,053 
taphuan Tham gia tập huấn 1,694 0,472 0,116 3,590 0,000 1,085 
Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,810 
Giá trị Sig. F change 0,000 
Giá trị Durbin-Watson 2,098 
Giá trị Sig. F 0,000 
(Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát 200 hộ nghèo năm 2020) 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
76 
Từ Bảng 3 cho ta thấy: 
Xét giá trị Sig. của thống kê t cho 
thấy có các biến độc lập gioitinh (Giới 
tính của chủ hộ); phuthuoc (Số người 
phụ thuộc); Laisuat (Lãi suất); khoahoc 
(Áp dụng khoa học) có giá trị lớn hơn 
0,10 nên xét về mức ý nghĩa thì biến này 
không có ý nghĩa nên tác giả sẽ loại các 
biến này khỏi mô hình nghiên cứu. Bên 
cạnh đó các biến độc lập còn lại đều có 
mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,10 và trong đó 
thì các biến độc lập (trinhdo) Học vấn 
chủ hộ; (vonvay) Lượng vốn vay; 
(laodong) Số lao động chính; (taphuan) 
Tham gia tập huấn có mức ý nghĩa nhỏ 
hơn 0,01. Nên các biến này đều có ý 
nghĩa để phân tích phụ vục cho các mục 
tiêu của nghiên cứu. Hệ số R2 hiệu chỉnh 
là 0,810 lớn hơn 0,6 thỏa yêu cầu của 
nghiên cứu. Điều này có ý nghĩa là 8 
nhân tố giải thích được 81,0% sự biến 
thiên của biến phụ thuộc. 
Hai giá trị Sig. của thống kê F và Sig. 
của thống kê F Chang là 0,000 nhỏ hơn 
0,05 nên có thể nói mô hình hồi quy có ý 
nghĩa. 
Giá trị VIF của mô hình đều nhỏ hơn 
2 nên mô hình không bị đa cộng tuyến. 
Kết quả của hệ số Durbin-Watson = 
2,098 thuộc đoạn (1 đến 3) nên ta kết 
luận mô hình không có sự tự tương 
quan. 
Kết quả kiểm định được, cho thấy ba 
biến độc lập (Tuoi) Tuổi của chủ hộ; 
(mucdich) Mục đích sử dụng vốn; 
(taphuan) Tham gia tập huấn có giá trị 
sig tương quan Spearman giữa phần dư 
chưa chuẩn hóa (ABSRES) với biến phụ 
thuộc nhỏ hơn 0,05 nên ta kết luận mô 
hình vi phạm hiện tượng phương sai số 
thay đổi. Để khắc phục thì tác giả sẽ loại 
các biến này ra khỏi nghiên cứu để mô 
hình có tính hiệu quả cao hơn, kết quả 
hồi qui sau khi loại ba biến trên được thể 
hiện Bảng 4 như sau: 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
77 
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi qui 
Biến Diễn giải B Sai số Beta t Sig. VIF 
(Constant) Hằng số -37,217 54,812 0,000 -0,679 0,498 0,000 
gioitinh Giới tính của chủ hộ 0,354 0,481 0,024 0,736 0,463 1,016 
trinhdo Học vấn chủ hộ 0,915 0,073 0,418 12,592 0,000 1,041 
vonvay Lượng vốn vay 0,880 0,041 0,712 21,397 0,000 1,046 
laodong Số lao động chính 1,286 0,298 0,143 4,314 0,000 1,045 
phuthuoc Số người phụ thuộc 0,276 0,222 0,041 1,240 0,216 1,030 
dientich Diện tích canh tác 1,665 1,032 0,054 1,614 0,100 1,054 
kyhan Kỳ hạn vay 0,974 0,484 0,067 2,011 0,046 1,041 
Laisuat Lãi suất 12,442 8,374 0,049 1,486 0,139 1,041 
khoahoc Áp dụng khoa học -0,080 0,482 -0,005 -0,166 0,868 1,009 
Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,790 
Giá trị Sig. F change 83,937 
Giá trị Durbin-Watson 2,008 
Giá trị Sig. F 0,000 
(Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát 200 hộ nghèo năm 2020) 
Qua Bảng 4 cho thấy 5 biến độc lập 
(trinhdo) Học vấn chủ hộ; (vonvay) 
Lượng vốn vay; (laodong) Số lao động 
chính; (dientich) Diện tích canh tác và 
(kyhan) Kỳ hạn vay đều có ý nghĩa 
thống kê ở mức 10%. 
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN 
TRỊ 
5.1. Kết luận 
Với việc khảo sát 200 hộ nghèo đang 
vay vốn tại NHCSXH huyện Cù Lao 
Dung kết hợp với việc sử dụng phương 
pháp hồi qui tuyến tính. Kết quả đã xác 
định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu 
quả sử dụng vốn của hộ nghèo tại đang 
vay vốn tại NHCSXH huyện Cù Lao 
Dung, tỉnh Sóc Trăng: trinhdo (Học vấn 
chủ hộ); vonvay (Lượng vốn vay); 
laodong (Số lao động chính); dientich 
(Diện tích canh tác); kyhan (Kỳ hạn 
vay). 
5.2. Hàm ý quản trị 
Thứ nhất, tranh thủ nguồn vốn cho 
vay hộ nghèo 
NHCSXH nên huy động các nguồn 
vốn dưới hình thức nhận ủy thác từ các 
tổ chức cá nhân, tiền gửi tự nguyện 
không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp. Huy 
động nguồn vốn tiết kiệm từ hộ nghèo. 
Đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết 
kiệm kỳ hạn và không kỳ hạn tiếp tục 
nghiên cứu áp dụng lãi suất cho vay phù 
hợp. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
78 
Thứ hai, tăng lượng vốn cho vay 
NHCSXH nên xem xét nâng lượng 
vốn cho vay đối với từng chương trình, 
NHCSXH huyện Cù Lao Dung cần xây 
dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp, thực 
hiện tốt việc trả nợ gốc và lãi đúng kỳ 
hạn để bảo toàn nguồn vốn. Hiện nay giá 
cả của các loại nguyên vật liệu, hàng 
hóa, cây trồng vật nuôităng lên đáng 
kể ở huyện. Để đồng vốn vay phát huy 
được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát 
triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo 
cần nâng mức cho vay lên. Thực tế, mức 
cho vay 100 triệu đồng/hộ nghèo là phù 
hợp nhưng những hộ được vay số tiền 
này rất ít. 
Thứ ba, đảm bảo hoàn trả vốn vay 
đầy đủ, đúng hạn tránh phát sinh nợ 
xấu, nợ quá hạn. 
NHCSXH nên nâng cao vai trò của 
Tổ TK&VV: hiện nay, đơn vị cho vay 
hộ nghèo vay không phải thế chấp tài 
sản mà thông qua Tổ TK&VV. Phân kỳ 
hạn trả nợ thành nhiều kỳ theo chu kỳ 
SXKD giúp hộ vay giảm bớt áp lực về 
nguồn tiền trả nợ cuối kỳ. Thực hiện thu 
tiết kiệm bắt buộc đối với các hộ vay, 
một mặt để huy động được nguồn vốn 
rẻ, một mặt để giảm gánh nặng trả nợ 
vào cuối kỳ. Phối hợp với Hội đoàn thể 
các cấp xây dựng kế hoạch quản lý 
nguồn vốn ủy thác hiệu quả. Tiếp tục 
hoàn thiện cơ chế khoanh nợ, xóa nợ 
bằng các điều kiện khắt khe để nâng cao 
ý thức trả nợ của người vay. 
Thứ tư, hoàn thiện cơ chế cho vay 
NHCSXH nên quy định trách nhiệm 
cá nhân đối với lãnh đạo UBND xã, 
phường trong việc xác nhận danh sách 
hộ nghèo và các đối tượng chính sách 
được vay vốn. Thực hiện nghiêm túc 
việc trả nợ phân kỳ đến hạn. Xây dựng 
cơ chế thu, chi rõ ràng đối với tài chính 
của Tổ TK&VV. Tiếp tục nâng cao chất 
lượng hoạt động của tổ giao dịch xã 
(phường). 
Thứ năm, tăng phạm vi phục vụ 
NHCSXH cần tập trung hơn trong 
việc phục vụ những xã ở các vùng xa xôi 
hẻo lánh, nơi có tỉ lệ nghèo đói cao nhất. 
Tại nhiều địa phương, hộ nghèo muốn 
vay vốn phải đi rất xa, có khi phải mất 
gần nửa ngày mới đến trụ sở ngân hàng, 
có khi không biết chắc có vay được hay 
không. Cần hỗ trợ hoạt động của các tổ 
cho vay lưu động của ngân hàng. Ở 
những địa phương có trình độ dân trí 
thấp, NHCSXH ngoài việc cho vay nên 
có chủ trương hướng dẫn người dân cách 
sử dụng đồng vốn hợp lý, giúp họ xây 
dựng phương án phù hợp để quản lý nợ 
và rủi ro. Báo chí đã đề cập đến nhiều 
trường hợp, ví dụ ở những cộng đồng 
dân tộc thiểu số, người vay được tiền 
không biết làm gì, mang bỏ ống hoặc đi 
uống rượu. Nhu cầu vay vốn của hộ 
nghèo dù lớn dù nhỏ cũng nên được đáp 
ứng như nhau mới đảm bảo tính công 
bằng trong công tác tín dụng nhằm góp 
phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở 
nông thôn. Hiệu quả của đồng vốn có 
thể được giải quyết bằng cách hoàn thiện 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
79 
việc thẩm định dự án, đánh giá mức rủi 
ro của người đi vay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aleem, I, 1990. Imperfect 
Information, Screening, and the Costs of 
Informal Lending: AStudy of a Rural 
Credit Market in Pakistan. World Bank 
Economic Review 4, Vol. 3:329- 349. 
2. Mai Thị Hồng Đào, 2016. Tác 
động của tài chính vi mô đến thu nhập 
của hộ nghèo ở Việt Nam, Tạp chí khoa 
học Đại học Văn Hiến. Số 4. 38-44. 
3. Trần Thọ Đạt, 1998. Chi phí giao 
dịch vay và sự phân đoạn trên thị trường 
tín dụng nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu 
Kinh tế. Tháng 10/1998. 
4. Lê Đình Hải, 2017. Các yếu tố 
ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 
trên địa bàn Huyện Ba Vì, Thành phố 
Hà Nội, Tạp chí khoa học Lâm Nghiệp. 
Số 4: 162-171. 
5. Nguyễn Quỳnh Hoa, 2017. Chính 
sách dân tộc tại Việt Nam: Thành tựu và 
thách thức cần vượt qua, Tạp chí Cộng 
sản. Số tháng 4/2017. 
6. Nguyễn Thị Xuân Hương, Dương 
Thị Bích Diệu, 2018. Các yếu tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín 
dụng cho hộ nghèo từ ngân hàng chính 
sách xã hội Quận Ô Môn, Thành phố 
Cần Thơ, Tạp chí khoa học Lâm Nghiệp, 
số 3, 39-45. 
7. Phan Đình Khôi, 2013. Các yếu tố 
ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính 
thức và phi chính thức của nông hộ ở 
đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa 
học. Trường Đại học Cần Thơ Phần D: 
Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật. 
Số 28: 38-53. 
8. Khanal, 2013. Determinants of 
farmers' income from community 
forestry in Nawalparasi, Nepal. The 
Journal of Agriculture and Environment 
Vol.14: 44-54. 
9. Khandker, Shahidur R, 2005. 
Microfnance and Poverty: Evidence 
Using Panel Data from Bangladesh. 
World Bank Economic Review. Số 19: 
263–286. 
10. Nawai N, Shariff MNM, 2010. 
Determinants of Repayment 
Performance in Microcredit Programs: 
A Review of Literature. Int. J. Bus. 
Soc. Sci. Vol 1: 152-161. 
11. Mai Văn Nam, Âu Văn Đức, 
2009. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ 
nông dân nghèo, Tạp chí khoa học. Số 
26: 21-31. 
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 
80 
12. Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Thị Thùy 
Phương, 2014. Phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay: 
Trường hợp của hộ nghèo trên địa bàn 
tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí phát triển & hội 
nhập. Số 19 (29) - Tháng 11-12/2014. 
FACTORS AFFECTING THE EFFICIENCY OF USING LOANS OF 
POOR HOUSEHOLDS FROM SOCIAL POLICY BANK OF CU LAO 
DUNG DISTRICT, SOC TRANG PROVINCE 
Luong Thanh Hieu1* and Nguyen Thien Phong2 
1Graduate student of Finance and Banking, Tay Do University 
2Faculty of Accounting - Finance and Banking, Tay Do University 
(*Email: luongthanhhieucld@gmail.com) 
ABSTRACT 
The study was conducted to increase efficiency used of loans for poor household in Cu Lao 
Dung district. Based on the reference of previous studies, research model with 13 
independent factors was set up. Surveying on 200 poor households who are borrowing 
money at VBSP in Cu Lao Dung district were carried out in combination with the use of 
linear regression method. The results identified five factors affecting the efficiency used of 
poor households who are currently borrowing loans at VBSP, Cu Lao Dung district. These 
factors included: Education of household head; amount of loan; Number of main 
employees; cultivated area; loan period. On that basis, a number of administrative 
implications were suggested to improve the efficiency of capital use of poor households: 
Taking advantage of loans for poor households; increasing the amount of loans; ensuring 
full and loan repayment to avoid arising bad debts and overdue debts; improving the 
procedure; enlarging area of service. 
Keywords: Efficient used of loans, poor households, Social Policy Bank 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_su_dung_von_vay_cua_ho_ng.pdf