Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con

Để nghiên cứu sự phân bố của ấu trùng và cá con loài Ambassis vachellii ở

vùng cửa sông Ka Long tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã phân tích 18087 mẫu vật thu bằng

lưới ven bờ theo từng tháng từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015, trong đó có

2739 mẫu là ấu trùng, cá con loài A. vachellii (3,0-51,1 mm chiều dài cơ thể, trung bình

5,7 mm). Các điều kiện của nước ở khu vực nghiên cứu cũng được xác định là có sự thay

đổi theo tháng và địa điểm thu mẫu. Trong thời gian thu mẫu, ấu trùng và cá con loài A.

Vachellii xuất hiện nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, đây là khoảng thời gian có nhiệt độ

cao trong năm. Trong đó, hiệu suất kéo lưới đạt cao nhất vào tháng 10 với 158,3 cá thể

trên một lần kéo (2 phút). Trong số 9 địa điểm thu mẫu, ấu trùng và cá con loài A.

vachellii xuất hiện tập trung với số lượng lớn tại các điểm ở khu vực giữa của cửa sông

là nơi có độ mặn trung bình (nồng độ muối từ 7,3-29,5‰). Như vậy, cửa sông Ka Long

có vai trò quan trọng như là vùng ương dưỡng của ấu trùng, cá con loài cá này.

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 1

Trang 1

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 2

Trang 2

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 3

Trang 3

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 4

Trang 4

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 5

Trang 5

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 6

Trang 6

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 7

Trang 7

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 8

Trang 8

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8500
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con

Vai trò của sông Ka long, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trung và cá con
TP CH KHOA HC − S
 18/2017 127 
VAI TRT C*A SUNG KA LONG, TXNH QU%NG NINH 
.2I V1I HU TRYNG V- C$ CON 
LO-I Ambassis vachellii RICHARDSON, 1846 
Tạ Thị Thuỷ1, Hà Mạnh Linh2, Nguyễn Hà Linh3, Trần Đức Hậu3 
1Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
2Trường Đại học Tây Bắc 
3Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Để nghiên cứu sự phân bố của ấu trùng và cá con loài Ambassis vachellii ở 
vùng cửa sông Ka Long tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã phân tích 18087 mẫu vật thu bằng 
lưới ven bờ theo từng tháng từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015, trong đó có 
2739 mẫu là ấu trùng, cá con loài A. vachellii (3,0-51,1 mm chiều dài cơ thể, trung bình 
5,7 mm). Các điều kiện của nước ở khu vực nghiên cứu cũng được xác định là có sự thay 
đổi theo tháng và địa điểm thu mẫu. Trong thời gian thu mẫu, ấu trùng và cá con loài A. 
Vachellii xuất hiện nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, đây là khoảng thời gian có nhiệt độ 
cao trong năm. Trong đó, hiệu suất kéo lưới đạt cao nhất vào tháng 10 với 158,3 cá thể 
trên một lần kéo (2 phút). Trong số 9 địa điểm thu mẫu, ấu trùng và cá con loài A. 
vachellii xuất hiện tập trung với số lượng lớn tại các điểm ở khu vực giữa của cửa sông 
là nơi có độ mặn trung bình (nồng độ muối từ 7,3-29,5‰). Như vậy, cửa sông Ka Long 
có vai trò quan trọng như là vùng ương dưỡng của ấu trùng, cá con loài cá này. 
Từ khóa: Ấu trùng và cá con, cửa sông Ka Long, phân bố, Ambassis vachellii, Quảng Ninh. 
Nhận bài ngày 16.6.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.9.2017 
Liên hệ tác giả: Tạ Thị Thủy; Email: ttthuy@daihocthudo.edu.vn 
1. MỞ ĐẦU 
Ambassis vachellii là một loài thuộc họ Ambassidae, phân bố ở biển, cửa sông và cả 
nước ngọt, tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương [1]. Trên thế giới Ambassidae có khoảng 
41 loài thuộc 8 giống. Ở Việt Nam, loài này lần đầu tiên được xác định vào năm 2001 
trong nghiên cứu của Kottelat tại Quảng Ninh, năm 2003 được xác định xuất hiện ở Quảng 
Bình [2], tuy nhiên cả hai nghiên cứu này đều ở giai đoạn cá trưởng thành, chưa có nghiên 
cứu độc lập nào về phân bố ấu trùng, cá con loài A. vachellii tại các cửa sông. Trong 
nghiên cứu ấu trùng cá con tại cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh và tại cửa sông Sò, tỉnh 
Nam Định thì ấu trùng và cá con của loài cá này xuất hiện với số lượng lớn [3]. Các nghiên 
128 TRNG I HC TH  H NI 
cứu này phần nào cho thấy các cửa sông thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ là môi trường phù 
hợp cho sự sinh trưởng của A. vachellii. Cửa sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh có hình 
phễu, là sông điển hình của dạng sông ven biển với sự xâm nhập mặn sâu. Tại đây có biên 
độ thủy triều cao, trung bình từ 3-4 m và hình thành những bãi triều rộng với diện tích lớn 
nên thành phần giáp xác, thân mềm, cá ở lưu vực này rất phong phú và đa dạng, nhất là các 
loài cá nước mặn [4]. Với đặc điểm như vậy, cửa sông này có thể trở thành môi trường 
sống thích hợp cho ấu trùng, cá con của nhiều loài cá. 
Thực địa tại cửa sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi cũng thu được mẫu vật 
của loài A. Vachellii ở 3 dạng: trưởng thành, cá con và ấu trùng. Bài toán này xác định sự 
phân bố của ấu trùng, cá con loài A. Vachellii tại cửa sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh, 
đồng thời đánh giá mối quan hệ trong sự xuất hiện của loài này với các yếu tố môi trường 
nước. Từ đó đánh giá vai trò của khu vực nghiên cứu đối với ấu trùng, cá con của loài đồng 
thời cung cấp dẫn liệu sinh học, sinh thái học để góp phần vào công tác bảo tồn loài cá này. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu tiến hành điều tra, thu thập mẫu tại 9 địa điểm ven bờ được thiết kế theo 
sự xâm nhập của thủy triều đi từ ngoài vào trong cửa sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh: S2, 
S3, S4, S5, S6, S7, S8, S9, S10 và điểm S1 ở vùng sóng vỗ (bãi biển Trà Cổ) (Hình 1). 
Hình 1. Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại cửa sông Ka Long, Quảng Ninh. 
TP CH KHOA HC − S
 18/2017 129 
Mẫu được thu vào mỗi tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015. Các mẫu vật được 
định hình bằng formalin 5% trong 2-3 giờ, sau đó chuyển sang cồn 700 trong một ngày, 
cuối cùng thay bằng cồn 700 mới. Tại phòng thí nghiệm, sử dụng kính lúp 2 mắt Nikon bội 
giác 10-40 để quan sát, đo, đếm và định loại. Định loại cá trưởng thành dựa vào đặc điểm 
hình thái theo tài liệu: Allen & Burgess (1990) [1], FAO (1999) [5]; giai đoạn ấu trùng 
được định loại bằng phương pháp “Serries” theo Leis & Trinski (1989) [6]. 
Các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, nồng độ muối và độ đục) được xác định bằng 
máy TOA (WQC-22A) đo tại từng địa điểm thu mẫu. Hiệu quả kéo lưới (số cá thể/ một lần 
kéo lưới, CPUE = Catch Per Unit Effort) được tính bằng số cá thể kéo lưới x 2 phút/ số 
phút kéo lưới. 
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
Căn cứ vào kết quả phân tích 18.087 mẫu vật thu được ở ven bờ cửa sông Ka Long, 
tỉnh Quảng Ninh trong thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015, chúng tôi đã tách được 
2.739 ấu trùng, cá con A. vachellii trong khoảng kích thước từ 3,0-51,1 mm, chiều dài cơ 
thể trung bình 5,7 mm. Mặc dù số lượng mẫu lớn nhưng kích thước chủ yếu tập trung ở 
giai đoạn ấu trùng, trong khoảng 3-6 mm (chiếm 79,7%). Sự phân bố theo tháng và theo 
địa điểm bị chi phối nhiều nhất bởi hai yếu tố môi trường nước là nhiệt độ và độ mặn. 
2.2.1. Sự phân bố ấu trùng cá con A.vachellii theo tháng 
− Đặc điểm các yếu tố môi trường nước theo tháng 
Nhiệt độ ở khu vực nghiên cứu (KVNC) biến đổi đồng đều, đặc trưng cho sự biến đổi 
của nhiệt độ ở miền Bắc. Từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015 nhiệt độ trung bình giảm dần 
từ 29,50C đến 16,50C (Hình 2). Từ tháng 3 đến tháng 8/2015 nhiệt độ trung bình tăng rõ rệt 
và đồng đều ở các tháng, từ 18,30C đến 30,40C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,50C và 
cao nhất là 30,40C, chênh lệch giữa tháng thấp nhất và cao nhất là 13,90C. Nhiệt độ trung 
bình cao và tăng ổn định vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8, cao nhất đạt 
30,40C ở tháng 8). Trong các tháng mùa khô, nhiệt độ thấp hơn (thấp nhất là 16,50C ở 
tháng 2) (Hình 2). 
Độ mặn ở cửa sông Ka Long qua các tháng thu mẫu có sự thay đổi theo chiều hướng 
ngược lại với nhiệt độ nước. Nồng độ muối giảm tương đối ổn định từ tháng 9 đến tháng 
11/2014 với mức trung bình là 17,6‰, tháng 1/2014 nồng độ muối trung bình đạt cao nhất 
là 21,3‰, thấp nhất vào tháng 8 với nồng độ là 5,9‰. Như vậy, xu hướng biến thiên nồng 
độ muối thường là thấp vào các tháng mùa mưa và cao hơn vào các tháng mùa khô. 
130 TRNG I HC TH  H NI 
Hình 2. Biến động các yếu tố môi trường nước theo thời gian 
ở cửa sông Ka Long, Quảng Ninh. 
Độ đục luôn là điều kiện nước có biên độ dao động lớn nhất ở các nghiên cứu vùng 
ven bờ của sông nhưng sự thay đổi qua thời gian không rõ ràng.Vì vậy chưa thể xét mối 
quan hệ giữa độ đục với sự phân bố ấu trùng cá con loài A. vachellii. 
− Phân bố ấu trùng cá con Ambassis vachellii theo tháng 
Xét về phân bố theo tháng thì loài chịu sự chi phối lớn nhất bởi nhiệt độ nước. Độ 
phong phú của ấu trùng loài A. vachellii trong mối quan hệ với nhiệt độ môi trường nước ở 
cửa sông Ka Long, tỉnh Quảng Ninh theo tháng được thể hiện trong hình 3. 
Hình 3. Biến động theo tháng về CPUE của Ambassis vachellii 
ở cửa sông Ka Long, Quảng Ninh. 
Dựa vào kết quả nghiên cứu có thể thấy vào những tháng có nhiệt độ tương đối cao 
trong khoảng từ 27-300C (tháng 5 - 10) có sự xuất hiện của ấu trùng, cá con của loài với số 
lượng lớn (Hình 3). Có thể thấy hiệu suất kéo lưới cao nhất vào tháng 10 với CPUE = 
TP CH KHOA HC − S
 18/2017 131 
158,3 (cá thể/2 phút), tiếp theo là tháng 5 với CPUE=50,5 (cá thể/2 phút), tháng 8 với 
CPUE = 34,8 (cá thể/ 2 phút), các tháng còn lại đều có CPUE < 5. Không thu được mẫu 
vào các tháng lạnh nhấttrong năm (tháng 12 và tháng 2), hoặc thu được rất ít cá thể vào 
tháng 11 với 4 cá thể, tháng 1 và tháng 3 đều chỉ thu được 1 cá thể, tất cả các cá thể trong 3 
tháng này đều ở giai đoạn cá con. Sự phân bố ấu trùng và cá con của loài A. vachellii theo 
tháng trong nghiên cứu này có sự khác biệt với phân bố của loài cá đục bạc Sillago sihama 
tại cửa sông Tiên Yên. Đó là ấu trùng cá con loài cá Đục bạc xuất hiện nhiều vào tháng 7 
và tháng 8 cũng là thời điểm có nhiệt độ tương đối cao trong năm còn A. vachellii lại xuất 
hiện nhiều hơn vào tháng 10 và tháng 5 [7]. Do loài cá Sơn vachen được xác định là cá 
nhiệt đới, rất thích nghi với nhiệt độ cao, chính vì vậy vào thời gian chịu ảnh hưởng bởi gió 
mùa Tây Nam nhiệt độ tăng cao, dẫn đến sự xuất hiện ấu trùng cá con của loài nhiều hơn 
[8]. Dựa vào số lượng mẫu thu được trong các tháng và giai đoạn của chúng phần nào đánh 
giá được ấu trùng của loài không thích nghi được với điều kiện nhiệt độ thấp. 
2.2.2. Sự phân bố ấu trùng cá con A.vachellii theo điểm thu mẫu 
− Đặc điểm các yếu tố môi trường nước theo điểm 
Có thể thấy sự thay đổi độ mặn là rõ nhất, theo chiều giảm dần từ ngoài vào trong cửa 
sông. Độ mặn trung bình thấp nhất tại điểm trong cùng S10 (0,9 ‰) và tăng liên tiếp qua 
các điểm, điểm S1 (tại bãi biển Trà Cổ) có độ mặn trung bình cao nhất (31,5‰) (Hình 4). 
Do các điểm từ S2 đến S10 được thiết kế theo sự xâm nhập của thủy triều theo hướng 
từ biển vào, vì vậy các điểm càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm, tiệm cận 
nước ngọt. 
Hình 4. Biến động các yếu tố môi trường nước theo điểm ở cửa sông Ka Long, Quảng Ninh 
Yếu tố nhiệt độ của môi trường nước ven bờ cửa sông Ka Long tương đổi ổn định ở 
các điểm. Nhiệt độ trung bình giao động trong khoảng 22-260C. Tại các điểm thu mẫu,độ 
đục biến thiên lớn nhất tuy nhiên biến đổi phức tạp, không rõ ràng, đường cong biến thiên về 
độ đục lên xuống không đồng đều, cao nhất ở điểm S1 (44 NTU) và thấp nhất ở S7 (13,5 NTU). 
132 TRNG I HC TH  H NI 
Tại mỗi thời điểm, địa điểm khác nhau trong năm, các yếu tố môi trường nước có các 
đặc trưng và biến đổi riêng. Những biến động nhỏ xuất hiện tùy thuộc vào điều kiện tự 
nhiên ở từng tháng và tại từng địa điểm thu mẫu. Các biến động của các yếu tố môi trường 
nước dù nhỏ nhưng cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự xuất hiện giai đoạn sớm của loài 
A. vachellii tại khu vực nghiên cứu. 
− Phân bố ấu trùng cá con loài A. Vachellii theo điểm thu mẫu 
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của loài qua các tháng, tuy nhiên sự phân bố tại 
các địa điểm thu mẫu ở khu vực nghiên cứu bị chi phối bởi yếu tố độ mặn. Hình dưới đây 
biểu diễn mối quan hệ của độ mặn với sự xuất hiện của loài: 
Hình 5. Biến động theo tháng về CPUE của Ambassis vachellii 
ở cửa sông Ka Long, Quảng Ninh 
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy A. vachellii xuất hiện tại tất cả các điểm thu mẫu, 
vậy đây là loài thích nghi rộng với độ mặn nhưng tập trung với số lượng lớn tại điểm 
S7-S4; ở S9, S10 thu được rất ít mẫu; điều đó cho thấy giai đoạn sớm của loài này thích 
nghi với môi trường giữa cửa sông, là nơi có độ mặn trung bình (nồng độ muối từ 7,3-
29,5‰), hiệu suất kéo lưới thu được ở các điểm này rất lớn, lớn nhất tại S4 (CPUE=90,9 cá 
thể/2 phút), tiếp theo là S6 (CPUE=38,1 cá thể/2 phút), S7 (CPUE =37,1 cá thể/ 2 phút). 
Tuy nhiên, điểm S5 mặc dù giữa cửa sông nhưng số lượng mẫu thu được vào các tháng rất 
ít (CPUE= 1,72 cá thể/2 phút), có thể do diện tích khu vực điểm S5 rộng hơn hẳn khu vực 
các điểm S7, S6, S4, lượng chất dinh dưỡng ven bờ ít hơn nên thu được ấu trùng, cá con ít 
hơn hẳn (Hình 1). Tại điểm đối chứng S1 ở vùng sóng vỗ, số lượng ấu trùng cá con loài A. 
TP CH KHOA HC − S
 18/2017 133 
vachellii thu được là rất ít so với nhiều điểm ở cửa sông, cho thấy cửa sông Ka Long là môi 
trường sống thích hợp cho ấu trùng, cá con loài này hơn vùng ven bờ phía ngoài cửa 
sông.Sự phân bố ấu trùng cá con loài A. vachellii trong mối quan hệ với nồng độ muối có 
sự khác biệt với loài cá Sóc cuvi (Oryzias curvinotus) - loài có nồng độ muối phù hợp là từ 
1 đến 10‰ [9]. Loài này cũng có giới hạn muối rộng hơn loài cá Đục bạc Silago sihama - 
loài có nồng độ muối phù hợp từ 10 - 20‰ phân bố chủ yếu ở vùng nước giao thoa ở cửa 
sông và biển [7]. 
2.2.3. Biến đổi kích thước của ấu trùng và cá con của loài qua các tháng 
Hình 6. Thay đổi kích thước theo tháng của Ambassis vachellii 
ở ven bờ sông Ka Long, Quảng Ninh 
134 TRNG I HC TH  H NI 
Mặc dù số lượng mẫu lớn nhưng kích thước chủ yếu tập trung ở giai đoạn ấu trùng, 
trong khoảng 3-6 mm (chiếm 79,7%). Nhận thấy có sự tăng về kích thước các tháng từ 
tháng 9-11, từ tháng 5-6 và từ tháng 7-8 (Hình 6). 
Từ đây có thể kết luận, vùng cửa sông Ka Long là môi trường thích nghi cao đối với 
giai đoạn sớm loài A. vachellii và được loài sử dụng như vùng ương dưỡng của chúng. 
3. KẾT LUẬN 
Sự phân bố 2739 mẫu ấu trùng cá con loài A. vachellii thu được tại cửa sông Ka Long, 
tỉnh Quảng Ninh có sự khác nhau giữa các tháng, giữa các điểm. Ấu trùng cá con xuất hiện 
gần như quanh năm (trừ tháng 12, tháng 2 và tháng 4), xuất hiện với số lượng lớn vào 
những tháng có nhiệt độ tương đối cao (tháng 5-10), nhiều nhất vào tháng 10 (CPUE = 
158,3 cá thể/ 2 phút). Môi trường ưa thích là những điểm giữa cửa sông (S7-S4) với nồng 
độ muối trung bình (7,3-29,5‰). Môi trường cửa sông Ka Long được loài lựa chọn như là 
vùng ương dưỡng của loài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Allen, G.R. & Burgess, W.E. (1990), “A review of the glass-fishes (Ambassidae) of Australia 
and New Guinea”, Rec. West. Aust. Mus. Suppl. 34, pp.139-206. 
2. Nguyễn Văn Hảo (2005) Cá nước ngọt Việt Nam (tập 3), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.149-
162. 
3. Phùng Hữu Thỉnh, Tạ Thị Thủy, Trần Trung Thành (2016), “Hình thái ấu trùng và cá con của 
loài Ambassis vachellii Richardson, 1846 ở cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”, Nxb Đại 
học Quốc gia Hà Nội, pp.726-731. 
4. Vu, T.T. (2009), Estuarine ecosystems in Vietnam. Educational Publishing House, 
Hanoi. 
5. FAO (1999), The living marine resources of the western central pacific, Volume 4 Bony 
fishes part 2 (Mugilidae to Carangidae), pp.2433-2435. 
6. Leis, J.M. & Trnski, T. (1989), “The larvae of Indo-Pacific shorefishes, New South Wales” 
University Press, Australia, pp.120-123. 
7. Trần Đức Hậu, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Thịnh (2015), “Phân bố ấu trùng và cá con loài 
cá Đục bạc (Sillago sihama) ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh, Việt Nam”, Tạp chí Nông 
nghiệp & Phát triển nông thôn, số 17/2015. pp.105-109. 
8. Sheaves, M., Johnston, R., Johnson, A., Baker, R., & Connolly, R. M. (2013), “Nursery 
function drives temporal patterns in fish assemblage structure in four tropical estuaries”, 
Estuaries and Coasts, 36: 893905. 
9. Tạ Thị Thủy, Hoàng Thị Thảo, Trần Trung Thành, Trần Đức Hậu (2014), “Phân bố loài cá 
Sóc cuvi (Oryzias curvinotus) ở cửa sông Tiên Yên, Quảng Ninh, Việt Nam”, Tạp chí Khoa 
học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 30, số 1S: 235-241. 
TP CH KHOA HC − S
 18/2017 135 
IMPORTANCE OF KALONG ESTUARY IN QUANG NINH 
PROVINCCE FOR LARVAEAND JUVENILES OF AMBASSIS 
VACHELLII RICHARDSON, 1846 
Abstract: To investigate the distribution of larvae and juveniles of Vachelli’s glassfish 
(Ambassis vachellii), we have anilyzed 18,087 specimens that were collected in shallow 
waters of the Ka Long estuary by a small seine net from September 2014 to August 2015. 
Among them, there were 2739 larvae and juveniles (body length ranged from 3.0 to 51.1 
mm, with an average of 5.7 mm) of Ambassis vachellii. Measured water conditions were 
changed monthly and spatially. Amongst 12 months, larvae and juveniles occurred with 
greater number from May to October with a peak in October (158.3 individuals/haul). 
Larvae and juveniles of this species appeared mainly at stations in middle of the estuary 
where the salinities varied from 7.3 to 29.5‰. Thus, the Kalong estuary plays a 
significant role as a nursery area for larvae and juveniles of this species. 
Keywords: Larvae and juveniles, Ka Long Estuary, Ambassis vachellii, distribution, 
Quang Ninh Province. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_song_ka_long_tinh_quang_ninh_doi_voi_au_trung_va.pdf