Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo

Vi tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn ở dưới nước. Chúng là nguồn thức ăn sống

không thể thiếu trong công nghệ sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm đối với các đối

tượng thủy sản. Đặc biệt, vi tảo là thức ăn cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân

mềm hai mảnh vỏ và một số loài giáp xác và cá ở giai đoạn ấu trùng [10]. Nannochloropsis oculata

là loài tảo có kích thước nhỏ (2–4 µm) và có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao. Tảo

Nannochlopsis oculata có hàm lượng acid eicosapentaenoic cao (3,2% khối lượng khô); acid ascorbic

chiếm 0,8% khối lương khô; hàm lượng vitamin B12 có thể đáp ứng nhu cầu của các động vật

 thủy sản ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nannochloropsis oculata được xem như nguồn

thức ăn quan trọng cho luân trùng và một số ấu trùng cá và giáp xác khác [1, 9]

 

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 7080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 
Tập 130, Số 3A, 2021, Tr. 13–23; DOI: 10.26459/hueunijard.v130i3A.5846 
* Liên hệ: ntthuy.dhnl@hueuni.edu.vn 
Nhận bài: 4-6-2020; Hoàn thành phản biện: 6-9-2020; Ngày nhận đăng: 7-9-2020 
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG VÀ 
ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI TẢO 
Nannochloropsis oculata 
Nguyễn Thị Thanh Thủy*, Mạc Như Bình, Trần Nguyên Ngọc 
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt. Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của ba môi trường dinh dưỡng và bốn giá trị độ mặn đến sinh 
trưởng của vi tảo Nannochloropsis oculata. Mật độ cực đại và thời gian đạt mật độ cực đại là khác nhau ở các 
môi trường. Mật độ cực đại cao nhất là (316,55 ± 1,19) × 104 và thấp nhất là (223,22 ± 1,48) × 104 tế bào/mL. Ở 
độ mặn 30‰, mật độ cực đại cao nhất và sớm nhất ((294,29 ± 1,01) × 104 tế bào/mL ở ngày nuôi thứ 9). 
Từ khóa: Nannochloropsis oculata, vi tảo, môi trường dinh dưỡng, độ mặn 
Influence of nutrient media and salinity on growth of microalgae 
Nannochloropsis oculata 
Nguyen Thi Thanh Thuy*, Mac Nhu Binh, Tran Nguyen Ngoc 
University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam 
Abstract. The study determines the influence of three nutrient media and four salinity values on the growth 
of microalgae Nannochloropsis oculate. The maximum density and the time to achieve maximum density are 
different among the media. The highest and lowest maximum density is (316.55 ± 1.19) × 104 and (223.22 ± 
1.48) × 104 cells/mL, respectively. The salinity at 30‰ provides a maximum density of (294.29 ± 1.01) × 104 
cells/mL on the 9th day of culture. 
Keywords: Nannochloropsis oculata, microalgae, nutrient medium, salinity 
1 Đặt vấn đề 
Vi tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn ở dưới nước. Chúng là nguồn thức ăn sống 
không thể thiếu trong công nghệ sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm đối với các đối 
tượng thủy sản. Đặc biệt, vi tảo là thức ăn cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân 
mềm hai mảnh vỏ và một số loài giáp xác và cá ở giai đoạn ấu trùng [10]. Nannochloropsis oculata 
là loài tảo có kích thước nhỏ (2–4 µm) và có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao. Tảo 
Nannochlopsis oculata có hàm lượng acid eicosapentaenoic cao (3,2% khối lượng khô); acid ascorbic 
chiếm 0,8% khối lương khô; hàm lượng vitamin B12 có thể đáp ứng nhu cầu của các động vật 
Nguyễn Thị Thanh Thủy và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
14 
thủy sản ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nannochloropsis oculata được xem như nguồn 
thức ăn quan trọng cho luân trùng và một số ấu trùng cá và giáp xác khác [1, 9]. 
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo, trong đó có môi 
trường dinh dưỡng và độ mặn. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của môi 
trường dinh dưỡng và độ mặn đến sinh trưởng của tảo Nannochloropsis oculata nhằm so sánh và 
tìm điều kiện thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi tảo, góp phần hoàn thiện quy trình nuôi 
loài tảo này. 
2 Vật liệu và phương pháp 
2.1 Vật liệu 
 Vi tảo Nannochloropsis oculata (Hình 1) được nhập từ Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy 
sản Bắc Trung Bộ (Nghệ An) và được lưu giữ tại Bộ môn Công nghệ tế bào thực vật – Viện Công 
nghệ Sinh học – Đại học Huế. 
 Tảo giống được nhân vào các chai 500 mL với nước biển được xử lý bằng clo ở nồng độ 30 
ppm và nuôi trong môi trường F/2 với điều kiện sục khí liên tục, độ mặn 33‰, pH 7,5 cho đến khi 
mật độ tảo tăng và được nhân nuôi tiếp để tạo ra các bình giống sơ cấp. 
2.2 Phương pháp 
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng 
Thí nghiệm được tiến hành với môi trường F/2 (Bảng 1), nghiệm thức 1 (NT1); môi trường 
Walne (Bảng 2), nghiệm thức 2 (NT2) và môi trường TT3 (Bảng 3), nghiệm thức 3 (NT3) (Hình 2). Ba 
môi trường được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn vào các can nhựa thể tích 20 L; mỗi nghiệm thức lặp 
Hình 1. Tảo Nannochloropsis oculata 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
15 
lại ba lần; tổng số can thí nghiệm là chín. Điều kiện môi trường: nhiệt độ 25–27 °C, pH 8, mật độ ban 
đầu 8,5 vạn tb/mL, cường độ ánh sáng 2000 lux, chiếu sáng liên tục. 
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ mặn 
 Thí nghiệm được tiến hành với bốn độ mặn: 20, 25, 30, 35‰ tương ứng với NT1, NT2, NT3 
và NT4 (Hình 3). Điều kiện thí nghiệm giống ở Thí nghiệm 1. Môi trường dinh dưỡng là kết quả 
từ Thí nghiệm 1. 
Xác định các chỉ tiêu theo dõi 
 Nhiệt độ và pH được đo bằng bút đo pH (Hanna HI98127). Cường độ chiếu sáng được đo 
bằng máy đo cường độ ánh sáng Extech. Mật độ tế bào được xác định bằng buồng đếm Sedgewick 
Rafter (dung tích 1 mL với 1000 ô đếm) và kính hiển vi có độ phóng đại 10 lần. 
NT2 (môi trường Walne) 
NT3 (môi trường TT3) 
NT1 (môi trường F/2) 
A1 
Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của vi tảo 
Nannochloropsis oculata 
C3 C2 C1 B3 B2 B1 A3 A2 
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự sinh trưởng 
của vi tảo Nannochloropsis oculata 
Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng của vi tảo Nannochloropsis oculata 
NT1 
(độ mặn 20‰) 
NT2 
(độ mặn 25‰) 
NT3 
(độ mặn 30‰) 
NT4 
(độ mặn 35‰) 
A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 C3 D1 D2 D3 
Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng 
của vi tảo Nannochloropsis oculata 
Nguyễn Thị Thanh Thủy và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
16 
Bảng 1. Thành phần môi trường F/2 của Guillard (Smith, 1993) 
Chất dinh dưỡng Nồng độ (mg/L) Chất dinh dưỡng Nồng độ (mg/L) 
NaNO3 75 MnCl2.4H2O 0,18 
NaH2PO4.H2O 5 Na2MoO4.2H2O 0,006 
Na2SiO3.9H2O 30 ZnSO4.7H2O 0,022 
Na2EDTA 4,36 HCL Thiamin 0,1 
CoCl2.6H2O 0,01 Biotin 0,0005 
CuSO4.5H2O 0,01 B12 0,0005 
FeCl3.6H2O 3,15 
Bảng 2. Thành phần môi trường Walne (Laing, 1991) 
Chất dinh dưỡng Khối lượng (g) Chất dinh dưỡng Khối lượng (g) 
FeCl3 0,8 (NH4)6Mo7O24.4H2O 0,9 
MnCl2.4H2O 0,4 CuSO4.5H2O 2,0 
H3BO3 33 ... F là số lượng ô được đếm. 
2.3 Xử lý số liệu 
 Số liệu nghiên cứu được thu thập và tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng 
phần mềm Microsoft Excel 2013. Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20. Trong đó, sử dụng phân 
tích phương sai một yếu tố và kiểm định Duncan để tìm sự sai khác giữa các nghiệm thức ở mức 
ý nghĩa p < 0,05. 
3 Kết quả và thảo luận 
3.1 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng 
 Hiện nay trên thế giới có rất nhiều môi trường dinh dưỡng khác nhau được sử dụng cho 
nuôi tảo. Tùy theo từng loại tảo và tính chất của nước, người ta chọn ra môi trường thích hợp 
nhằm đạt được sinh khối cao với giá thành thấp. Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã bố trí 
ba môi trường dinh dưỡng khác nhau. 
Sau 3 ngày thí nghiệm, sự phát triển của tảo đã có sự sai khác giữa các môi trường 
(p < 0,05) (Bảng 4). Mật độ tảo tăng dần nhưng còn chậm do ở giai đoạn này tảo còn thích 
(NT1: môi trường F/2; NT2: môi trường Walne; NT3: môi trường TT3) 
Hình 4. Đồ thị thể hiện mật độ tảo ở các môi trường dinh dưỡng khác nhau 
0.00
50.00
100.00
150.00
200.00
250.00
300.00
350.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
M
ậ
t 
đ
ộ
 t
ả
o
 (
v
ạ
n
 t
b
/m
)
NT1
NT2
NT3
Ngày nuôi
Nguyễn Thị Thanh Thủy và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
18 
ứng với môi trường nuôi. Từ ngày nuôi thứ 4 trở đi, ở cả ba nghiệm thức, các tế bào tảo bắt đầu 
sinh trưởng nhanh và mật độ tảo đã có sự sai khác đáng kể và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Ở cùng một thời điểm, nghiệm thức với môi trường TT3 luôn cho mật độ tảo thấp hơn hai 
nghiệm thức nuôi bằng môi trường Walne và F/2 (Hình 4). Điều này có thể là do sự khác biệt về 
thành phần dinh dưỡng của các môi trường, mặc dù cả ba môi trường đều chứa các thành phần 
chính như đạm và lân. Tuy nhiên, môi trường TT3 có nguồn đạm là muối KNO3, còn hai môi 
trường F/2 và Walne có nguồn đạm là muối NaNO3. Ở cả ba môi trường, nguồn lân đều là muối 
(H2PO4)- của Na và K. Môi trường TT3 không có các nguyên tố vi lượng khác và các vitamin cần 
thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi tảo. Đây có thể là lý do mà Nannochloropsis oculata 
trong môi trường TT3 có mật độ thấp nhất. 
Bảng 4. Mật độ của tảo ở các môi trường dinh dưỡng khác nhau 
Ngày 
Mật độ (× 104 tb/mL ) 
NT1 (môi trường F/2) NT2 (môi trường Walne) NT3 (môi trường TT3) 
1 8,50 ± 0,02a 8,50 ± 0,00a 8,50 ± 0,01a 
2 12,52 ± 0,02c 12,36 ± 0,02b 11,92 ± 0,15a 
3 20,39 ± 0,01b 20,52 ± 0,01c 19,78 ± 0,02a 
4 45,34 ± 0,06c 36,78 ± 0,08b 33,90 ± 0,02a 
5 76,02 ± 0,01c 58,12 ± 0,02b 47,58 ± 0,01a 
6 130,36 ± 0,01c 98,36 ± 0,90b 71,56 ± 0,65a 
7 174,17 ± 0,02c 127,42 ± 0,85b 95,21 ± 0,02a 
8 224,71 ± 0,27c 155,92 ± 0,67b 121,56 ± 1,13a 
9 286,17 ± 1,13c 188,28 ± 0,38b 146,03 ± 1,62a 
10 316,55 ± 1,19c 205,46 ± 0,74b 165,44 ± 1,26a 
11 310,49 ± 0,45c 226,35 ± 0,83b 175,63 ± 1,29a 
12 304,89 ± 0,10c 248,79 ± 1,19b 195,86 ± 0,46a 
13 287,03 ± 1,70c 239,65 ± 0,97b 223,22 ± 1,48a 
14 259,12 ± 0,79c 202,32 ± 0,80b 214,98 ± 0,88a 
15 230,55 ± 0,06c 197,91 ± 0,71b 183,93 ± 1,09a 
16 192,46 ± 0,08c 146,28 ± 0,37b 145,63 ± 0,96a 
17 150,12 ± 0,03c 109,82 ± 0,78b 110,65 ± 0,48a 
Ghi chú: Các ký tự a, b, c theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05), độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
19 
 Ở NT1, mật độ tảo đạt cực đại sớm nhất vào ngày thứ 10 (316,55 ± 1,19 vạn tb/mL). Ở NT2 
và NT3, tảo tiếp tục phát triển và đạt mật độ cực đại lần lượt ở ngày thứ 12 (248,79 ± 1,19 vạn 
tb/mL) và ngày thứ 13 (223,22 ± 1,48 vạn tb/mL). Như vậy, tảo nuôi ở môi trường F/2 có mật độ 
cực đại cao nhất, tiếp đến là môi trường Walne và thấp nhất là môi trường TT3. 
Các kết quả trên cho thấy, trong ba môi trường thí nghiệm, tảo Nannochloropsis oculata sinh 
trưởng mạnh nhất trong môi trường F/2. Nguyên nhân có thể là thành phần dinh dưỡng của các 
môi trường không giống nhau. Môi trường TT3 có thành phần dinh dưỡng đơn giản, thiếu các 
nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Cu và Co và vitamin như B1 và B12. Các nguyên tố vi lượng này 
hầu như đều có tác dụng đến quá trình trao đổi chất của tảo, cần thiết cho các phản ứng enzim 
và vitamin dù chỉ với một lượng rất nhỏ nhưng có thể thúc đẩy sự gia tăng sinh khối của tảo. Do 
đó, tảo nuôi trong môi trường TT3 sinh trưởng và phát triển không tốt như trong hai môi trường 
còn lại. Môi trường F/2 và Walne đều chứa các thành phần chính giống nhau như NaNO3, 
NaH2PO4, EDTA, FeCl3, các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mn, Co, Đây là những thành phần 
cấu tạo nên các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tảo. 
Tuy môi trường Walne có hàm lượng đạm và lân của cao hơn môi trường F/2, nhưng môi 
trường F/2 có nhiều loại vitamin hơn. Đồng thời, môi trường Walne trong thí nghiệm này không 
có nguồn silic từ muối Na2SiO3, trong khi đó môi trường F/2 có hàm lượng Na2SiO3 là 30 mg/L. 
Silic rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tảo vì nó tham gia vào cấu tạo của màng tế bào. Do đó, 
có thể F/2 là môi trường tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của tảo Nannochloropsis oculata. 
Trong suốt quá trình thí nghiệm với cùng một mật độ ban đầu, ở môi trường F/2, tảo 
Nannochloropsis oculata luôn đạt mật độ cao hơn ở trong cùng các ngày nuôi, mật độ cực đại lớn, 
thời gian giữ ở pha cân bằng dài hơn và hiện tượng tàn lụi cũng diễn ra chậm hơn so với ở môi 
trường Walne và TT3. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết quả của Nguyễn Thế Giang [3] 
về ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi tảo Nannochloropsis 
phân lập từ rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định. Theo Nguyễn Thế Giang [3], môi trường 
thích hợp nhất để nuôi cấy N. oculata là F/2 do với pha cân bằng kéo dài, pha suy tàn diễn ra chậm 
hơn so với các môi trường khác, thuận tiện cho việc nuôi cấy, nghiên cứu. Nghiên cứu của Tôn 
Nữ Mỹ Nga và cs. cũng cho thấy môi trường dinh dưỡng F/2 và Walne đều cho khả năng tăng 
trưởng tốt đối với tảo Chaetoceros gracilis [7]. 
Từ kết quả trên, chúng tôi chọn F/2 làm môi trường nuôi cấy vi tảo Nannochloropsis oculata 
để tiến hành thí nghiệm tiếp theo về ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của vi tảo này. 
Nguyễn Thị Thanh Thủy và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
20 
3.2 Ảnh hưởng của độ mặn 
Độ mặn là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự phân bố cũng như sự 
sinh trưởng và phát triển của tảo, quyết định đến kết quả nuôi sinh khối tảo. Các loài tảo khác 
nhau có khả năng thích nghi với một khoảng dao động độ mặn khác nhau. 
Do thí nghiệm được bố trí ở bốn độ mặn khác nhau nên sự phát triển của tảo cũng khác 
nhau và có sự biến động giữa các nghiệm thức. Sau hai ngày, mật độ tảo bắt đầu tăng lên ở cả 
bốn nghiệm thức. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), nhưng mật độ tảo tăng còn chậm 
(Bảng 5). 
Từ ngày nuôi thứ 4 cho đến ngày thứ 8, tảo bắt đầu sinh trưởng nhanh và mật độ tảo ở cả 
bốn nghiệm thức có sự sai khác đáng kể và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở NT3, mật độ tảo đạt 
Bảng 5. Mật độ của tảo Nannochloropsis oculata ở các độ mặn khác nhau 
Ngày 
Mật độ (× 104 tb/mL) 
NT1 
(độ mặn 20‰) 
NT2 
(độ mặn 25‰) 
NT3 
(độ mặn 30‰) 
NT4 
(độ mặn 35‰) 
1 8,50 ± 0,01a 8,50 ± 0,03a 8,50 ± 0,06a 8,50 ± 0,01a 
2 12,32 ± 0,30a 12,79 ± 0,30b 14,47 ± 0,18d 14,03 ± 0,03c 
3 22,91 ± 0,32a 23,66 ± 0,37b 27,64 ± 0,15d 26,97 ± 0,02c 
4 41,24 ± 0,73a 43,33 ± 0,50b 62,98 ± 0,33d 60,41 ± 0,58c 
5 60,23 ± 0,05a 61,74 ± 0,09b 102,98 ± 0,10d 78,32 ± 0,36c 
6 77,48 ± 0,54a 83,15 ± 0,26b 149,16 ± 0,08d 102,08 ± 0,03c 
7 90,11 ± 0,57a 111,96 ± 0,63b 199,23 ± 0,77d 149,71 ± 0,77c 
8 116,05 ± 1,18a 137,42 ± 0,83b 256,09 ± 0,41d 178,69 ± 0,95c 
9 129,21 ± 1,47a 154,09 ± 0,73b 294,29 ± 1,01d 247,51 ± 0,55c 
10 144,77 ± 0,26a 171,34 ± 0,94b 293,80 ± 1,00d 275,14 ± 0,32c 
11 157,77 ± 0,77a 184,85 ± 0,74b 289,39 ± 0,22d 270,20 ± 0,70c 
12 171,38 ± 0,93a 207,73 ± 0,64b 268,65 ± 0,35d 255,62 ± 0,70c 
13 197,57 ± 0,64a 214,35 ± 0,55b 241,53 ± 0,37d 228,31 ± 0,83c 
14 189,08 ± 1,15a 204,79 ± 0,86bc 215,90 ± 0,07d 204,52 ± 0,01bc 
15 174,87 ± 0,73a 184,67 ± 0,82c 186,72 ± 0,30d 175,25 ± 0,13b 
16 147,59 ± 0,26a 152,90 ± 0,01b 160,12 ± 0,01d 154,26 ± 0,21c 
Ghi chú: Các ký hiệu a, b, c theo sau trên cùng một hàng giống nhau thì sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05), độ lệch chuẩn đặt sau dấu ±. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
21 
cực đại sớm nhất vào ngày thứ 9 (294,29 ± 1,01 vạn tb/mL). Ở ngày thứ 10 và 11, tảo ở giai đoạn 
cân bằng. Từ ngày thứ 12, mật độ tảo giảm mạnh do chuyển sang giai đoạn tàn lụi. NT4 đạt cực 
đại chậm hơn ở ngày thứ 10 với mật độ cực đại là 275,14 ± 0,32 vạn tb/mL và cũng giảm mạnh từ 
ngày 12 do chuyển sang giai đoạn tàn lụi. 
 Đối với NT1 và NT2, mật độ tảo vẫn tiếp tục tăng cho đến ngày 13 và đạt cực đại ở mức 
tương ứng 197,57 ± 0,64 vạn tb/mL và 214,35 ± 0,55 vạn tb/mL. Khi tảo chuyển qua giai đoạn tàn 
lụi, mật độ tảo cũng nhanh chóng giảm mạnh như ở NT1. 
Kết quả từ Hình 5 cho thấy, ở NT3, tảo sinh trưởng nhanh hơn và đạt mật độ cực đại 294,29 
± 1,01 vạn tb/mL ở ngày thứ 9. Ở NT4, tảo đạt mật độ cực đại ở ngày thứ 10 với giá trị 275,14 ± 
0,32 vạn tb/mL. Tảo đạt mật độ cực đại chậm nhất ở NT1 và NT2, đều ở ngày nuôi thứ 13 với giá 
trị lần lượt là 197,57 ± 0,64 vạn tb/mL và 214,35 ± 0,55 vạn tb/mL. Như vậy, tảo N. oculata ở NT3 
cho mật độ cực đại lớn nhất, tiếp đến là NT4 và cuối cùng thấp nhất là NT2 và NT1. 
Như vậy, tảo Nannochloropsis oculata có xu hướng ưa độ mặn cao (30–35‰). Trong suốt 
quá trình thí nghiệm, thì ở NT3, tảo Nannochloropsis oculata luôn đạt mật độ cao hơn trong cùng 
một ngày nuôi; mật độ cực đại lớn hơn; thời gian ở pha cân bằng dài hơn và pha tàn diễn ra chậm 
hơn so với ở ba nghiệm thức 1, 2 và 4. Do đó, nên nuôi tảo Nannochloropsis oculata ở độ mặn 30‰. 
Kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết quả của Phạm Thị Lam Hồng [4] khi nghiên cứu ảnh 
(NT1: độ mặn 20‰; NT2: độ mặn 25‰; NT3: độ mặn 30‰; NT4: độ mặn 35‰) 
Hình 5. Đồ thị thể hiện mật độ tảo ở các mức độ mặn khác nhau 
0.00
50.00
100.00
150.00
200.00
250.00
300.00
350.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
M
ậ
t 
đ
ộ
 t
ả
o
 (
v
ạ
n
 t
b
/l
)
NT1
NT2
NT3
NT4
Ngày nuôi
Nguyễn Thị Thanh Thủy và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 
22 
hưởng của độ mặn, ánh sáng và tỷ lệ thu hoạch lên một số đặc điểm sinh học và thành phần sinh 
hóa của hai loài tảo N. oculata và Chaetoceros mulleri trong điều kiện phòng thí nghiệm. 
Kết quả cho thấy N. oculata phát triển tốt ở độ mặn 30–35‰ và cho sản lượng và chất lượng 
dinh dưỡng cao. Theo Nguyễn Thế Giang [3], các điều kiện nuôi cấy cũng có ảnh hưởng lên khả 
năng sinh trưởng của vi tảo Nannochloropsis phân lập từ rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định. 
Độ mặn thích hợp để vi tảo N. oculata phát triển là 30–40‰. 
4 Kết luận 
Trong 3 môi trường F/2, Walne và TT3 được sử dụng nuôi vi tảo, tảo Nannochloropsis oculata 
sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường F/2. Mật độ tảo đạt cực đại sớm nhất vào 
ngày thứ 10 và kém nhất ở môi trường TT3 và đạt mật độ cực đại ở ngày thứ 13. Tảo 
Nannochloropsis oculata phát triển tốt nhất ở độ mặn 30‰ với mật độ cực đại cao nhất, sớm nhất 
và pha tàn lụi diễn ra chậm. 
Thông tin tài trợ 
 Nghiên cứu được Đại học Huế tài trợ thông qua đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi 
trường dinh dưỡng, độ mặn, cường độ, chu kỳ chiếu sáng đến sinh trưởng và hàm lượng lipid 
của vi tảo Nannochloropsis oculata”, mã số DHH 2019-02-120. 
Tài liệu tham khảo 
1. Mạc Như Bình, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), Giáo trình kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên trong 
nuôi trồng thủy sản, Nxb. Đại học Huế. 
2. Nguyễn Văn Công và Nguyễn Kim Đường (2014), Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng 
AGP, mật độ ban đầu, độ mặn và cường độ ánh sáng lên sự phát triển của vi tảo Thalassiosira 
weissflogii và thủ nghiệm nuôi thu sinh khối, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1, 209–
217. 
3. Nguyễn Thế Giang (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh 
trưởng của vi tảo Nannochloropsis phân lập từ rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định, Khoa công 
nghệ sinh học, Viện Đại học Mở Hà Nội. 
4. Phạm Thị Lam Hồng (1999), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, ánh sáng và tỷ lệ thu hoạch lên 
một số đặc điểm sinh học, thành phần sinh hoá của hai loài vi tảo Nannochloropsis oculata (Droop) 
Hibberd, 1981 và Chaetoceros muelleri Lemmerman, 1898 trong điều kiện phòng thí nghiệm, Luận 
văn thạc sĩ, Trường Đại học Thuỷ Sản Nha Trang. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 
23 
5. Nguyễn Thị Thu Liên, Nguyễn Hồng Sơn, Hoàng Tấn Quảng và Lê Thị Tuyết Nhân (2018), 
Phân lập và tuyển chọn một số chủng tảo silic Skeletonena costatum từ vùng biển Thừa Thiên 
Huế làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản, Tạp chí Khoa học Đại học Huế : Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn, 127(3B), 97–108. 
6. Nguyễn Thanh Mai, Trịnh Hoàng Khải, Đào Văn Trí, Nguyễn Văn Hùng (2009), Nghiên cứu 
phân lập, nuôi cấy in vitro tảo silic nước mặn Chaetoceros calcitrans Paulsen, 1905 và ứng 
dụng nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho tôm he chân trắng (Penaeus vannamei), Science and 
Technology Development, 12(13). 
7. Tôn Nữ Mỹ Nga (2007), Lựa chọn môi trường nuôi thích hợp cho sự phát triển của tảo 
Chaetoceros gracilis Pantocsek 1892 (Schutt), Tạp chí Khoa học công nghệ thủy sản, 3. 
8. Trần Vinh Phương, Lê Thị Tuyết Nhân, Nguyễn Văn Khanh, Phạm Thị Hải Yến, Nguyễn 
Văn Huy (2018), Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ đến sinh trưởng vi tảo 
Nannochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối trong điều kiện ánh sáng tự nhiên ở 
Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, 127(1C), 211–220. 
9. Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos (1996), Manual on the production and use of live food 
for aquaculture, FAO fisheries technical paper, 361, 11–12. 
10. Wikfors G.H., Ohno M. (2001), Impact of algal research in aquaculture, Journal of Phycology, 
37, 968–974. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_moi_truong_dinh_duong_va_do_man_den_sinh_truon.pdf