Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh

Đặc điểm dinh dưỡng cá dảnh (Puntioplites proctozystron) thuộc bộ và họ cá chép được khảo sát tại Búng Bình Thiên, An Giang trong mùa mưa và mùa khô nhằm cung cấp thông tin đặc điểm hình thái và tập tính ăn phục vụ nuôi đối tượng này. Kết quả cho thấy cá dảnh có miệng cận dưới, không có răng hàm, răng vòm miệng nhưng có răng hầu (2.3.4 - 4.3.2); lược mang màu trắng, dài và xếp thưa nằm xoang miệng hầu; không có dạ dày thật; ruột dài và cuộn nhiều vòng nằm trong xoang bụng. Chiều dài ruột tương đối dao động từ 1,67 - 2,86, cá có chiều dài trên 6 cm có chiều dài ruột gấp 2,5 lần so với chiều dài thân. Thành phần thức ăn của cá dảnh không có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa gồm tảo lam, tảo lục, tảo mắt, tảo giáp, Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copepoda, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác, trong đó mùn bã hữu cơ chiếm cao nhất cả về tần suất xuất hiện và tỉ lệ số lượng. Kết quả trên cho thấy cá dảnh là loài ăn mùn bã hữu cơ và thực vật

Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh trang 5

Trang 5

Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 6760
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh

Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh
157
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020
Isolation and selection of carotenoid-biosynthesis bacteria strains
 from Cam mountain, Tinh Bien district, An Giang province
Bang Hong Lam, Van Vien Luong
Abstract 
Fifty-five bacteria strains were isolated and identified by the morphology and biochemistry characteristics from 
20 soil samples collected in Cam mountain, Tinh Bien district, An Giang province. The extracts which were extracted 
by methanol: chloroform (1: 2 v/v) were measured absorption at wavelengths of 400 - 600 nm. The result showed 
that all strains were able to synthesize carotenoids; among them, there were 10 strains with the highest ability of 
carotenoids-biosynthesis such as NC1-6 (2,79 µg/mL), NC3-3 (3,10 µg/mL), NC4-3 (2,41 µg/mL), NC7-4 (3,40 µg/mL), 
NC8-3 (2,50 µg/mL), NC10-2 (2,69 µg/mL), NC12-2 (2,58 µg/mL), NC13-2 (2,90 µg/mL), NC15-7 (2,75 µg/mL) 
và NC20-6 (3,17 µg/mL). Bacterial identification by sequencing the 16S rRNA gene displayed that NC1-6, NC3-3, 
NC4-3, NC7-4, NC8-3, NC10-2, NC12-2, NC13-2, NC15-7, NC20-6 showed 100% similarity with Corynebacterium 
xerosis FDAARGOS-674, Exiguobacterium aurantiacum var. Colo. Road, Geobacillus stearothermophilus AHBR12, 
Serratia marcescens XPn-6, Stenotrophomonas maltophilia XS 8-4, Burkholderia cenocepacia FDAARGOS-720, 
Bacillus infantis NRRL B-14911, Chryseobacterium shandongense H5143, Kocuria rhizophila TB19, Brevundimonas 
vesicularis Os-Ep-VSA-58, respectively.
Keywords: Bacteria strains, isolation, selection, Cam mountain, Tinh Bien district, An Giang province
Ngày nhận bài: 4/8/2020
Ngày phản biện: 12/8/2020
Người phản biện: PGS.TS. Lê Như Kiểu
Ngày duyệt đăng: 28/8/2020
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ DẢNH
(Puntioplites proctozystron) 
Nguyễn Hoàng Huy1,2, Âu Văn Hóa2 và Phạm Thanh Liêm2
TÓM TẮT
Đặc điểm dinh dưỡng cá dảnh (Puntioplites proctozystron) thuộc bộ và họ cá chép được khảo sát tại Búng Bình 
Thiên, An Giang trong mùa mưa và mùa khô nhằm cung cấp thông tin đặc điểm hình thái và tập tính ăn phục vụ 
nuôi đối tượng này. Kết quả cho thấy cá dảnh có miệng cận dưới, không có răng hàm, răng vòm miệng nhưng có 
răng hầu (2.3.4 - 4.3.2); lược mang màu trắng, dài và xếp thưa nằm xoang miệng hầu; không có dạ dày thật; ruột dài 
và cuộn nhiều vòng nằm trong xoang bụng. Chiều dài ruột tương đối dao động từ 1,67 - 2,86, cá có chiều dài trên 
6 cm có chiều dài ruột gấp 2,5 lần so với chiều dài thân. Thành phần thức ăn của cá dảnh không có sự khác biệt giữa 
mùa khô và mùa mưa gồm tảo lam, tảo lục, tảo mắt, tảo giáp, Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copepoda, mùn bã hữu 
cơ và thức ăn khác, trong đó mùn bã hữu cơ chiếm cao nhất cả về tần suất xuất hiện và tỉ lệ số lượng. Kết quả trên 
cho thấy cá dảnh là loài ăn mùn bã hữu cơ và thực vật. 
Từ khóa: Cá dảnh, chiều dài ống tiêu hóa, thành phần thức ăn, mùa khô, mùa mưa.
1 Chi Cục thủy sản, tỉnh An Giang; 2 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá dảnh Puntioplites proctozystron (Bleeker, 1865) 
là loài cá nước ngọt thuộc họ và bộ cá chép, phân bố 
ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Đồng bằng sông Cửu 
Long (ĐBSCL) Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần 
Thị Thu Hương, 1993). Chúng sống trong cả nước 
tĩnh và nước chảy, di chuyển vào các vùng có thảm 
thực vật ngập trong nước hay đầm lầy trong mùa lũ. 
Theo Rainboth (1996), cá dảnh ăn được một số loài 
tảo, côn trùng và động vật phiêu sinh. Ở ĐBSCL, cá 
sống trong các sông, kênh rạch, thường bắt gặp có 
kích thước từ 10 đến 20 cm, cỡ tối đa trên 30 cm. 
Cá dảnh có thịt thơm ngon, nhưng sản lượng tương 
đối thấp (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Nguyễn Văn 
Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001). Hiện nay, nhu cầu thực 
phẩm tăng cao, hoạt động khai thác thủy điện, biến 
đổi khí hậu và khác thác nguồn lợi thủy sản quá mức 
nên sản lượng thủy sản càng giảm sút nghiêm trọng, 
trong đó có sản lượng cá dảnh. Do vậy, để phát triển 
đối tượng nuôi mới với loài cá bản địa có triển vọng 
về kinh tế giống như cá dảnh là cần thiết. Trước đây, 
việc nghiên cứu cá dảnh chỉ dừng lại ở mô tả, phân 
loại và phân bố (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Trương 
158
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Rainboth, 
1996; Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001; Trần 
Đắc Định và ctv., 2013) nhưng về đặc điểm dinh 
dưỡng của chúng chưa nhiều. Chính vì thế, cần tìm 
hiểu tính ăn loài cá này ngoài tự nhiên nhằm cung 
cấp thông tin về đặc điểm dinh dưỡng của chúng 
để phục vụ cho xu hướng ương nuôi đối tượng này 
trong tương lai.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Mẫu cá dảnh nhiều kích cỡ từ cá giống (1 gram) 
tới giai đoạn trưởng thành bằng các ngư cụ như dớn, 
lưới giăng, chài và 12 cửa ngục tại Búng Bình Thiên 
thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Mẫu cá dảnh 
được tiến hành định kỳ mỗi tháng một lần trong 
mùa mưa (tháng 8 - 9 năm 2018) và mùa khô (tháng 
2 - 3 năm 2019). Mẫu cá sau khi thu được giết ngay, 
cố định trong formalin 10% và chuyển về Khoa Thuỷ 
sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mẫu cá được giải phẩu để quan sát cấu tạo của 
ống tiêu hóa như miệng, răng, hầu, lược mang ruột 
và xác định chiều dài tương đối của ruột. Hình thái 
ống tiêu hóa được mô tả và ghi nhận bằng máy chụp 
ảnh Canon-IXUS 160. Chiều dài ruột tương đối 
(Relative Length of Gut viết tắt là RLG) được xác 
định theo công thức Li/ Lt, trong đó Li là chiều dài 
ruột và Lt là chiều dài thân cá (Al-Hussainy, 1949 
trích bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 
2004). Thành phần thức ăn trong toàn bộ ống tiêu 
hóa được lấy ra và cố định trong dung dịch formalin 
2%. Sau đó, phân tích thành phần thức ăn trong ống 
tiêu hóa của cá dảnh theo phương pháp tần suất xuất 
hiện và phương pháp đếm điểm của (Hynes, 1950). 
Thành phần thực vật và động vật phiêu sinh được 
định danh đến giống theo Shirota (1966). 
Hình 1. Địa điểm thu mẫu cá dảnh  ... g: Lược mang ở cung mang thứ nhất 
có màu trắng, dài, mảnh, thô và xếp thưa nằm trên 
các cung mang và hướng vào xoang miệng hầu. 
Hàng lược mang thứ 2 ở cung mang thứ nhất ngắn 
hơn. Trên cung mang thứ 2, 3 và 4, lược mang ngắn 
hơn ở cung mang thứ nhất nhưng lược mang ở 
3 cung mang này dài tương đương nhau (Hình 3A 
& 3B).
Hình 3. Mặt trước (A), mặt sau (B) cung mang thứ nhất và thứ hai; ruột cuộn (C) trong xoang nội quan 
và dạ dày và ruột (D) tháo xoắn ruột của cá dảnh không phân biệt được dạ dày
- Dạ dày: Cá dảnh không có dạ dày thật. Ngay 
sau thực quản là dạ dày và không phân biệt được 
khoảng ngăn giữa dạ dày và ruột, chỉ là một ống dài 
giống như ruột, phình to ra dùng để chứa thức ăn 
(Hình 3D).
- Ruột: Ruột cá dảnh thuộc dạng ruột cuộn, dài, 
không phân chia rõ giữa ruột trước, ruột giữa và 
ruột sau, ruột cuộn vào nhau thành nhiều vòng xếp 
chồng lên nhau nằm trong xoang bụng, thành ruột 
mỏng (Hình 3C & 3D). 
3.2. Chiều dài tương đối của ruột
Chiều dài tương đối của ruột RLG được xác định 
trên 120 mẫu được phân chia thành 6 nhóm kích 
thước. Kết quả cho thấy, trong mùa mưa và mùa khô 
với chiều dài chuẩn dao động lần lượt là 3,5 - 15,7 cm
và 5,0 - 18,0 cm thì RLG biến động trong khoảng 
1,67 - 2,48 (Bảng 1). Theo Alikunhi và Rao (1951), 
chiều dài ống tiêu hóa của các loài cá phụ thuộc vào 
loại thức ăn tư nhiên mà chúng tiêu hóa, chiều dài 
ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức 
ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá. Giá trị Li/Lt 
không những thay đổi giữa các loài khác nhau mà 
chúng còn thay đổi trong từng cá thể theo từng giai 
đoạn phát triển. 
Bảng 1. Chiều dài tương đối của ruột cá dảnh ở 6 nhóm kích cỡ theo mùa mưa và mùa khô
STT Chiều dài cá (Lt, cm)
Mùa mưa Mùa khô
RLG Số mẫu (n=120) RLG Số mẫu (n=120)
1 ≤ 6 cm 1,67 ± 0,14 n=19 1,78 ± 0,17 n=53
2 6 ≤ 8 cm 2,65 ± 0,41 n=15 2,50 ± 0,20 n=35
3 8 ≤ 10 cm 2,86 ± 0,36 n=25 2,82 ± 0,11 n=18
4 10 ≤ 12 cm 2,80 ± 0,30 n=33 2,64 ± 0,10 n=6
5 12 ≤ 14 cm 2,53 ± 0,19 n=20 2,50 ± 0,04 n=3
6 14 cm trở lên 2,48 ± 0,12 n=8 2,46 ± 0,09 n=5
Bảng 1 cho thấy chỉ số trung bình RLG của cá 
dảnh ở 6 nhóm kích cỡ có sự khác biệt, ở 3 nhóm 
kích cỡ đầu tiên (1, 2 và 3) chỉ số RLG tăng dần từ 
1,67 ± 0,14 tăng đến 2,86 ± 0,36 vào mùa mưa và 
1,78 ± 0,17 tăng đến 2,82 ± 0,11 vào mùa khô nhưng 
khi cá dảnh tăng trưởng đến kích cỡ đạt >10 cm thì 
chỉ số RLG giảm dần cả vào mùa mưa và mùa khô. 
Theo Nikolski (1963), những loài cá có tính ăn tạp 
thiên về động vật sẽ có trị số Li/Lt ≤ 1, cá ăn tạp có 
Li/Lt = 1 - 3 và cá ăn tạp thiên về thực vật khi Li/Lt 
>3. Với nhận định này thì cá dảnh thuộc nhóm cá 
ăn tạp với trị số RLG dao động từ 1,67 - 2,86 ở cả 6 
nhóm kích cỡ khác nhau. Theo một số nghiên cứu 
về đặc điểm dinh dưỡng của một số loài cá ăn tạp 
ở ĐBSCL, thì chỉ số RLG ở cá đỏ mang (Systomus 
rubripinnis) đạt giá trị dao động từ 1,03 - 2,63 (Âu 
Văn Hóa, 2017), cá linh ống (Cirrhinus jullieni) và 
cá linh rìa (Labiobarbus lineatus) dao động lần lượt 
là 3,07 - 9,80 và 2,37 - 8,7 (Lê Thị Mai Xuân, 2008) 
và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion) dao động 
trung bình từ 4,28 - 9,08 (Trần Hồng Ửng, 2010). 
Theo Girgis (1952, trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm 
và Trần Đắc Định, 2004), cũng cho rằng giá trị RLG 
thấp ở giai đoạn cá hương và cao ở giai đoạn cá 
trưởng thành. Trong quá trình tăng trưởng, ống tiêu 
hóa của cá sẽ gia tăng về chiều dài và gia tăng các nếp 
gấp để tiêu hóa và hấp thu các vật chất có nguồn gốc 
từ thực vật.
160
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020
3.3. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của 
cá dảnh
3.3.1. Tần suất xuất hiện 
Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá 
dảnh (n = 120) mẫu được tìm thấy trong ruột vào 
mùa mưa và mùa khô tại Búng Bình Thiên, An 
Giang bao gồm 10 nhóm thức ăn và tần suất xuất 
hiện (TSXH) của chúng chiếm lần lượt là: đạt cao 
nhất 100% là MBHC; tiếp theo tảo khuê 95,0% và 
97,5%; kế đến tảo lam, tảo lục, tảo mắt, Rotifera, 
Cladocera, Coppepoda và thức ăn khác dao động từ 
12,5 - 79,2%, thấp nhất Protozoa chiếm 11,7% vào 
mùa mưa và 13,3 vào mùa khô (Hình 4). 
Hình 4. Tần suất xuất hiện các loại thức ăn có trong ruột của cá dảnh vào mùa mưa và mùa khô
Hình 4 cho thấy tần suất xuất hiện các loại thức 
ăn phân tích được trong ruột cá dảnh vào mùa khô 
thì nhóm thực vật phiêu sinh, nhóm Rotifera và 
Protozoa có xu hướng xuất hiện cao hơn so với mùa 
mưa trong khi các nhóm còn lại có tần suất xuất hiện ở 
mùa khô thấp hơn mùa mưa. Các loài tảo thường gặp 
trong ruột cá dảnh như: Melosira granulata, Synedra 
acus, Melosira granulata var. valida, Merismopedia 
elegans, Lyngbya birgei, Pediastrum biradiatum, 
Microspore willeana, Moina sp., Cyclops sp...
Bên cạnh đó, thức ăn khác được tìm thấy gồm rong, 
rễ cây thực vật thượng đẳng, ấu trùng của côn trùng. 
Đối với rễ cây thực vật thượng đẳng, rong được tìm 
thấy có hình dạng nguyên vẹn nằm ở phần ruột sau 
của cá dảnh, do vậy chúng không phải là thức ăn mà 
chỉ được cá ăn vào ngẫu nhiên hoặc ăn cùng lúc với 
thức ăn khác. Theo Lê Thị Mai Xuân (2008), kết quả 
thành phần thức ăn của các loài thuộc bộ cá chép 
như cá linh rìa và cá linh ống gần tương đồng với 
kết quả nghiên cứu này. Ngoài ra, kết quả nghiên 
cứu của Trần Đắc Định và cộng tác viên (2002) trên 
cá kèo đã cho thấy cá ăn thiên về thực vật và thành 
phần thức ăn chủ yếu là tảo khuê, tảo lam và mùn bả 
hữu cơ, các động vật phù du (Copepoda, Cladocera) 
cũng có trong thành phần thức ăn của chúng nhưng 
với tỉ lệ rất ít. Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc 
Định (2004), các nghiên cứu về thức ăn và tập tính 
dinh dưỡng của cá rất phức tạp và đòi hỏi nhiều công 
đoạn phân tích trong phòng thí nghiệm. Do không 
thể quan sát trực tiếp tính bắt mồi của cá trong tự 
nhiên nên cách tốt nhất để xác định tập tính dinh 
dưỡng cá là phân tích thành phần thức ăn có trong 
ruột (dạ dày) của cá. Tuy nhiên, các phương pháp 
phân tích ruột cá cũng có nhưng giới hạn. Khi đánh 
bắt cá hay khi cố định cá trong formaline, do bị sốc 
đột ngột cá thường mửa phần thức ăn mới ăn vào. 
Không phải bất cứ loài vật chất nào có trong ruột cá 
cũng được quy cho là thức ăn của cá.
3.1.2. Tỉ lệ số lượng của các nhóm thức ăn
Điểm số các loại thức ăn tùy thuộc vào số lần bắt 
gặp và kích cỡ của mỗi loại thức ăn mà cá ăn vào. 
Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của 
cá dảnh (Puntioplites proctozystron) vào mùa mưa 
và mùa khô bằng phương pháp đếm điểm được thể 
hiện về điểm số lần lượt là: mùn bã hữu cơ chiếm 
cao nhất với 65,8% và 61,3%; kế đến tảo khuê chiếm 
9,4% và 13,7; tiếp theo tảo lam, tảo lục, Cladocera, 
Copepoda, thức ăn khác và Rotifera dao động từ 
1 - 6,6%, thấp nhất là tảo lam và Protozoa từ 
0,1 - 0,2% (Hình 5).
161
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020
Hình 5. Điểm số các loại thức ăn của cá dảnh vào mùa mưa và mùa khô
Tương tự tần suất xuất hiện, kết quả về phần trăm 
điểm số các nhóm thức ăn được phát hiện trong ống 
tiêu hóa của cá dảnh thì nhóm thực vật phiêu sinh 
ở mùa mưa thấp hơn mùa khô. Theo kết quả nghiên 
cứu cho thấy MBHC có điểm số chiếm cao nhất và 
thấp nhất ở các loại thức ăn còn lại tương đồng với 
nghiên cứu của Lê Thị Mai Xuân (2008) và Trần 
Hồng Ửng (2010) thuộc họ cá chép.
3.1.3. Phổ dinh dưỡng của cá dảnh 
Phổ dinh dưỡng được xác định dựa trên kết quả 
theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp 
đếm - điểm cho thấy phổ dinh dưỡng của cá dảnh 
vào mùa mưa và mùa khô rộng với 10 nhóm thức 
ăn gồm MBHC cao nhất với 76,6% và 70,5, kế đến 
là tảo khuê 10,4% và 15,4%; Protozoa chiếm tỉ lệ 
rất thấp 0,01% (Hình 6). Đối với các nhóm thực vật 
phiêu sinh (tảo khuê, tảo lam, tảo lục và tảo mắt) 
chúng xuất hiện trong các mẫu phân tích với tần số 
xuất hiện cao và khá đa dạng về thành phần loài. Tuy 
nhiên, chúng có kích thước quá nhỏ nên về phần 
trăm điểm số của chúng chiếm rất thấp. Theo Sinha 
và Moitra (1976), khi cá tăng trưởng thì tập tính 
dinh dưỡng của chúng sẽ thay đổi từ tập tính ăn thịt 
sang ăn tạp và ăn thực vật.
Hình 7. Phổ dinh dưỡng của cá dảnh theo mùa mưa và mùa khô
Nhìn chung, ngoài thức ăn là MBHC thì phổ 
dinh dưỡng của cá dảnh hoàn toàn phù hợp với 
nghiên cứu được mô tả bởi Rainboth (1996), chúng 
ăn được một số loài tảo, côn trùng và động vật phiêu 
sinh. Ngoài ra, phổ dinh dưỡng của cá dảnh giống 
với kết quả nghiên cứu (Lê Thị Mai Xuân, 2008; Trần 
Hồng Ửng, 2010 và Âu Văn Hóa, 2017) ở một số loài 
cá thuộc họ cá chép, MBHC chiếm cao nhất trong 
ruột cá. Mặt khác, dựa vào hình thái giải phẩu các 
cơ quan tiêu hóa, tỉ lệ giữa chiều dài ruột và chiều 
dài chuẩn, tần xuất xuất hiện và phương pháp đếm-
điểm cho thấy cá dảnh thuộc loài cá hiền, thức ăn 
chủ yếu là nhóm thực vật phiêu sinh. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Cá dảnh có cấu tạo cơ quan tiêu hóa và chỉ số 
RLG = 1,67 - 2,86 phù hợp với loài cá ăn thực vật. 
Thức ăn của chúng là MBHC, tảo khuê, tảo lam, tảo 
lục, tảo mắt, Rotifera, Cladocera, Coppepoda, thức 
ăn khác, Protozoa. Mùn bã hữu cơ chiếm cao nhất về 
tần suất xuất hiện lẫn phần trăm điểm số trong ruột 
162
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 8(117)/2020
cá. Thực vật phiêu sinh có vào mùa khô cao hơn mùa 
mưa ở tần xuất xuất hiện và tỉ lệ số lượng. Cá dảnh 
thuộc loài cá hiền.
4.2. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu về thành phần thức ăn của 
cá dảnh ở giai đoạn cá bột và cá giống để làm cơ sở 
cho việc ương nuôi trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Đắc Định, K. Shibukawa, Nguyễn Thanh 
Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn 
Hiếu và K. Utsugi, 2013. Mô tả định loại cá đồng 
bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ: 
174 trang.
Trần Đắc Định, Nguyễn Văn Lành, Lê Thị Ngọc 
Thanh và Nguyễn Trọng Hồ, 2002. Nghiên cứu đặc 
điểm sinh học của cá kèo Pseudapocryptes elongatus 
(Cuvier, 1816) phân bố vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long. Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp 
trường: 15 trang.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định 
loại cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long. Tủ 
sách Đại học Cần Thơ: 361 trang.
Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001. Cá nước ngọt 
Việt Nam, tập 1. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội: 
622 trang.
Âu Văn Hóa, 2017. Một số đặc điểm sinh học của cá 
đỏ mang (Systomus rubripinnis) phân bố trên tuyến 
sông Hậu. Luận văn cao học, chuyên ngành Quản lý 
nguồn lợi thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học 
Cần Thơ: 68 trang.
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Phương 
pháp nghiên cứu sinh học cá. Khoa Thủy sản, Trường 
Đại học Cần Thơ: 80 trang.
Trần Hồng Ửng, 2010. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh 
học cùa cá ét mọi Morulius chrysophekadion Bleeker, 
1850. Luận văn cao học, chuyên ngành nuôi trồng 
thủy sản. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ: 
52 trang.
Lê Thị Mai Xuân, 2008. Nghiên cứu một số đặc điểm 
sinh học cá linh ống (Cirrhinus jullieni) và linh rìa 
(Labiobarbus lineatus). Luận văn cao học chuyên 
ngành nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Cần 
Thơ: 89 trang.
Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, 
Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các 
loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và 
Kỹ thuật, Hà Nội: 351 trang.
Alikunhi, K. H. and S.N. Rao., 1951. Notes and the 
metamorphosis of EZops saurus Linn. and MegaZops 
cyprinoides (Broussonet) with observations on their 
growth. J. Soc. India, 3 (1): 99-109.
Hynes, H.B.N., 1950. The food of freshwater sticklebacks 
(Gasterosteus aculeatus and Pygosteus pungitius) 
with a review of methods used in studies of the food 
of fishes. J. Anim. Ecol., Oxford, 19: 36-58.
Nikolski, G.V., 1963. Ecology of fishes. Assessment and 
Management. Fishing News Books, 352p.
Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. 
FAO species identification field guide for fishery 
puposes. FAO Rome, 265p.
Shirota, A., 1966. The plankton of the south in Viet Nam 
fresh water and marine plankton. Overseas Technical 
Cooperation Agency, Japan, 462 p.
Sinha, G.M. and S.K. Moitra, 1976. Studies on 
the morphohistology of the alimentary canal of 
freshwater fishes of India. I. The alimentary canal of 
young Cirrhinus reba Ham. With a comparison with 
that of the adult in relation to food. Vestn. Spol. Zool, 
40: 221-231.
Nutritional characteristics of Puntioplites proctozystron
Nguyen Hoang Huy, Au Van Hoa and Pham Thanh Liem
Abstract
The study aimed to determine nutritional characteristics of Smith’s barb (Puntioplites proctozystron) that observed 
in dry and rainy seasons. Fish samples from the wild were collected from Bung Binh Thien, An Giang province and 
determined the diet composition in the gut tract in order to require knowledge on the cultivation and domestication 
of this object. Results showed that of Puntioplites proctozystron is a species of ray-finned fish, has small and stretching 
mouth, no teeth, palate teeth, but there is pharynx teeth (2.3.4-4.3.2); gill rakers is white, long, slender, rough and 
stacking in the mouth sinus; not stomach and intestines long, thick-walled and multiple lines than on the inside. 
Puntioplites proctozystron was omnivorous with relative length of gut ranged from 1.67 to 2.86, the gut length have been 
listed as 2.5 times body lengths when fish is over 6 cm in body length. The diet composition including Cyanobacteria, 
Chlorophyta, Euglenaphyta, Bacillariophyta, Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copepoda, organic matter and others and 
there was not found to differ (p>0.05) between the dry and rainy seasons. In which organic matter accounted for the 
highest figures about the frequency of appearance and the percentage points in the diet composition of fish.
Keywords: Puntioplites proctozystron, gut length, diet composition, dry season, rainy season 
Ngày nhận bài: 07/8/2020
Ngày phản biện: 16/8/2020
Người phản biện: TS. Huỳnh Thanh Tới 
Ngày duyệt đăng: 28/8/2020

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_dinh_duong_cua_ca_danh.pdf