Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác

Nghề nuôi giáp xác bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80

đến đầu thập kỷ 90. Đến nay thì sự phát triển đã chậm lại do sự bùng nổ của dịch

bệnh và sự lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi-rút và vấn đề môi trường ở một số

quốc gia trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam thì nuôi giáp xác phát triển khá nhanh trong các năm qua, trong

khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm (Đài Loan, Trung

Quốc, ). Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi giáp xác ở

Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng cần áp dụng những nghiên cứu đã

được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho phát triển đặc biệt xu hướng

hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự đa dạng

hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển

Mô đun 18 sản xuất giống và nuôi giáp xác được biên soạn bởi ThS. Nguyễn

Tuấn Duy giảng viên khoa Nuôi trồng Thủy sản của trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ

thuật và Thủy sản. Bài giảng này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề

nuôi giáp xác ở Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu đặc điểm sinh

học, môi trường, vận dụng các quy luật từ các nghiên cứu cơ bản để xây dựng

nguyên lý về các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi giáp xác với

những tham số mang tính khả thi về kỹ thuật đặc biệt với một số đối tượng giáp

xác có giá trị kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Căn cứ chương trình khung mô đun “ Sản xuất giống và nuôi giáp xác” đào

tạo sinh viên Cao đẳng của Trường, với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ nuôi

trồng thủy sản có trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp,

sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành về Nuôi

trồng thuỷ sản; đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình

độ. Chúng tôi đã kế thừa kiến thức và nguồn tài liệu giảng dạy của Bộ môn hải

sản Trường Đại học Nha Trang, đồng thời tham khảo một số tài liệu trong nước

và nước ngoài.

Nội dung học phần gồm:

Bài 1. Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất

Bài 2. Kỹ thuật sản xuất giống tôm heBài 3. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển

Bài 4. Kỹ thuật nuôi tôm he thương phẩm

Bài 5. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 94 trang minhkhanh 5460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác

Giáo trình môn Sản xuất giống và nuôi giáp xác
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI GIÁP XÁC 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2019 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Giáo trình “Sản xuất giống và nuôi giáp xác” là tài liệu phục vụ công tác 
giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ 
thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục 
đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nghề nuôi giáp xác bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80 
đến đầu thập kỷ 90. Đến nay thì sự phát triển đã chậm lại do sự bùng nổ của dịch 
bệnh và sự lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi-rút và vấn đề môi trường ở một số 
quốc gia trong đó có Việt Nam. 
Ở Việt Nam thì nuôi giáp xác phát triển khá nhanh trong các năm qua, trong 
khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm (Đài Loan, Trung 
Quốc,). Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi giáp xác ở 
Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng cần áp dụng những nghiên cứu đã 
được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho phát triển đặc biệt xu hướng 
hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự đa dạng 
hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển 
Mô đun 18 sản xuất giống và nuôi giáp xác được biên soạn bởi ThS. Nguyễn 
Tuấn Duy giảng viên khoa Nuôi trồng Thủy sản của trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ 
thuật và Thủy sản. Bài giảng này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề 
nuôi giáp xác ở Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học, môi trường, vận dụng các quy luật từ các nghiên cứu cơ bản để xây dựng 
nguyên lý về các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi giáp xác với 
những tham số mang tính khả thi về kỹ thuật đặc biệt với một số đối tượng giáp 
xác có giá trị kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 
Căn cứ chương trình khung mô đun “ Sản xuất giống và nuôi giáp xác” đào 
tạo sinh viên Cao đẳng của Trường, với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ nuôi 
trồng thủy sản có trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, 
sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành về Nuôi 
trồng thuỷ sản; đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình 
độ. Chúng tôi đã kế thừa kiến thức và nguồn tài liệu giảng dạy của Bộ môn hải 
sản Trường Đại học Nha Trang, đồng thời tham khảo một số tài liệu trong nước 
và nước ngoài. 
Nội dung học phần gồm: 
Bài 1. Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất 
Bài 2. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he 
Bài 3. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển 
Bài 4. Kỹ thuật nuôi tôm he thương phẩm 
Bài 5. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm 
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn song không tránh 
khỏi những thiếu sót, mong các bạn đọc giả khi sử dụng sẽ phát hiện và góp ý 
kiến phê bình, chúng tôi chân thành cảm ơn và sẽ rút kinh nghiệm bổ sung, chỉnh 
sửa và hoàn thành tốt việc biên soạn Bài giảng này. 
Tham gia biên soạn 
1. Chủ biên: ThS. Nguyễn Tuấn Duy 
MỤC LỤC 
 TRANG 
1. Lời giới thiệu 1 
2. Bài 1. Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất 8 
3. Bài 2. Kỹ thuật ương giống tôm he 14 
4. Bài 3. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển 19 
5. Bài 4. Kỹ thuật nuôi tôm he thương phẩm 45 
6. Bài 5. Kỹ Thuật nuôi cua biển thương phẩm 85 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Sản xuất giống và nuôi giáp xác 
Mã mô đun: MĐ18 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: 
- Vị trí: Mô đun sản xuất giống và nuôi giáp xác là mô đun chuyên môn nghề 
được dạy sau các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở nghề thuộc chương trình mô 
đun bắt buộc của CTKTĐCĐN. 
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, 
ương nuôi ấu trùng và kỹ thuật nuôi thương phẩm các loài giáp xác 
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: 
Mô đun nhằm giới thiệu về các đặc điểm sinh học sinh sản, kỹ thuật sản xuất 
giống nhân tạo và kỹ thuật nuôi của các loài tôm, cua. Với nội dung của mpp đun, 
sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức đủ rộng và sâu để có thể ứng dụng vào 
thực tế sản xuất sau này. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ ràng và vận dụng cụ thể 
vào sản xuất, sinh viên cần được thực tập hay kiến tập và đi thực tế sau khi học 
xong lý thuyết. 
Mục tiêu của môn học/mô đun: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được các bước lập kế hoạch, tổ chức trong sản xuất giống và 
nuôi giáp xác; 
+ Trình bày được đặc điểm sinh học của một số loài giáp xác; 
+ Trình bày được kỹ thuật sinh sản nhân tạo cua biển; 
+ Trình bày được ương giống tôm he; 
+ Trình bày được ương ấu trùng cua biển; cua bột lên cua giống; 
+ Trình bày được kỹ thuật nuôi thương phẩm một số đối tượng có giá trị 
kinh tế. 
- Về kỹ năng: 
+ Xác định được quy mô sản xuất và nuôi giáp xác; dự tính chi phí, giá 
thành sản phẩm; 
+ Phân biệt được một số loài giáp xác có giá trị kinh tế và vận dụng các đặc 
điểm sinh học ứng dụng vào sản xuất; 
+ Thực hiện được kỹ thuật sinh sản nhân tạo một số loài giáp xác; 
+ Thực hiện được kỹ thuật ương ấu trùng cua biển; ương giống tôm he, cua 
biển; 
+ Thực hiện được kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài giáp xác có giá trị 
kinh tế. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Nghiêm túc, chấp hành tốt nội quy môn học; 
+ Thực hiện chính xác các thao tác, cẩn thận, chăm chỉ. 
Bài 1: Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất 
Mã bài: MĐ18-01 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các bước lập kế hoạch, tổ chức trong sản xuất giống và 
nuôi giáp xác; 
- Xác định được quy mô sản xuất và nuôi giáp xác; dự tính chi phí, giá 
thành sản phẩm; 
- Tuân thủ được các bước lập kế hoạch, tổ chức trong sản xuất giống và 
nuôi giáp xác, rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc. 
2. Nội dung: 
Nội dung chính: 
1. Hiểu biết chung về kế hoạch sản xuất: 
1.1. Khái niệm: 
Kế hoạch sản xuất là tập hợp các hoạt động dự kiến thực hiện được sắp xếp 
theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong một khoảng 
thời gia ... ước đá để ướp tôm 
Hình 9. Rổ nhựa rửa tôm 
Hình 10. Thùng cách nhiệt chứa tôm Hình 11. Thùng rửa tôm bằng 
nhựa. 
6.2.2. Thu tôm bằng lưới 
Là phương pháp phổ biến nhất hiện nay phù hợp cho việc thu hoạch tôm 
trong các đầm nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh. 
Lưới kéo có các bộ phận chính: Cánh lưới, thân lưới, đụt lưới, lưới chắn, 
phụ tùng lưới kéo, giềng phao, giềng chì, ngáng và dây cáp. 
Lưới được thả ở một đầu ao hồ (theo chiều rộng). Nhờ lực kéo của người, 
lưới tiến đến bờ đối diện. 
Quá trình vận động trong nước, lưới làm việc theo nguyên tắc kéo vét 
(diềng phao luôn nổi trên mặt nước, diềng chì luôn sát đáy). Tới bờ đối diện, 
lưới được thu lên ở vị trí thích hợp, tôm bị giữ lại trong lưới. 
Lưới có cấu tạo là một tấm lưới hình chữ nhật được rút gọn trong một 
khung dây diềng hình chữ nhật; kích cỡ mắt lưới đồng nhất trên toàn bộ tấm 
lưới; lưới có lắp phao và chì. 
Hình 12. Cấu tạo của lưới 
kéo 
Cần thực hiện tốt 4 bước kỹ thuật đánh bắt sau: 
Bước 1. Chuẩn bị: Bao gồm chuẩn bị nơi thả lưới; số lượng và chất lượng 
lưới; nhân lực kéo lưới; các dụng cụ bắt giữ tôm... 
Bước 2. Thả lưới: 
Thả lưới ở một đầu ao, hồ 
thích hợp (có độ sâu mực nước thấp, 
hướng kéo lưới thuận theo chiều 
gió); kiểm tra độ an toàn đường lưới 
sau thả (tránh để cuốn lưới, treo 
lưới). 
Bước 3. Kéo lưới: Quá trình lưới làm việc trong nước phải được đảm bảo 
diềng phao luôn nổi trên mặt nước, diềng chì luôn sát đáy. Kéo đều hai đầu 
lưới, để cho lưới cong tự nhiên. 
Bước 4. Thu lưới bắt tôm: 
- Khi tới bờ đối diện, lựa chọn 
vị trí thích hợp (mái bờ ao thoải, 
lượng bùn đáy ít, bờ ao rộng, chắc 
chắn) để thu lưới bắt tôm. 
- Khi thu lưới thì kéo diềng 
chì, rồi thu phần thịt lưới, sau cùng 
là kéo diềng phao. Thu đều hai đầu 
lưới. 
Hình 13. Các bước thu hoạch tôm bằng lưới 
Tôm thu được bằng lưới vẫn còn sống nhưng rất bẩn do lưới kéo rê sát 
đáy ao nên bị bám bùn đất rất nhiều. 
Do đó, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây nhiễm vi sinh vật 
và làm giảm sự biến đổi của tôm sau thu hoạch thì cần nhanh chóng cho tôm vào 
thùng nước mát, sạch đã chuẩn bị sẵn như trên ngay sau khi kéo lưới lên. 
Hiện nay, nhiều nơi thu tôm 
bằng lưới điện (có thêm dây điện 
dòng điện 50V chạy dọc theo giềng 
chì), thu tôm bằng lưới điện nhằm 
đảm bảo tôm sạch, chất lượng tốt, 
thời gian nhanh, chủ động và năng 
suất cao hơn; 
Các bước thực hiện tương tự 
như kỹ thuật thu tôm bằng lưới 
kéo. 
Hình 14. Thu hoạch tôm bằng lưới 
điện 
6.2.3. Tháo cạn toàn bộ 
Dùng chài, lưới để bắt bớt 
lượng tôm trong ao, bơm bớt nước sau 
đó thu toàn bộ qua lưới đặt ở cống và 
bơm khô nước để thu nhặt hết tôm còn 
sót lại. 
 Hình 15. Thu hoạch tôm bằng cách 
tháo cạn nước ao nuôi 
Với cách thu hoạch này, cả tôm, 
cành khô và rác trong ao bị cuốn theo 
dòng nước đi vào túi lưới đặt ở sau 
cống thoát nước của ao nuôi. Tôm sau 
khi thu hoạch thường bị lẫn rất nhiều 
rác, tạp chất và rất yếu, một số bị chết 
do mức nước chênh lệch quá cao, dòng 
nước chảy quá mạnh. 
 Hình 16. Tôm thu trong túi lưới lẫn 
nhiều cành khô, lá và rác 
Để khắc phục điều này, khi thu hoạch tôm cần chú ý đến độ chênh lệch 
mực nước giữa bên trong và bên ngoài ao nuôi cũng như khoảng thời gian giữa 
các lần kéo túi lên. 
Khi chênh lệch mực nước giữa bên trong và bên ngoài ao nuôi lớn, dòng 
nước chảy qua cống sẽ rất mạnh, trong trường hợp này nếu thời gian giữa các 
lần kéo túi lên quá dài thì số tôm vào lưới thời gian đầu sẽ bị chết, long đầu hoặc 
dập nát do tác động bởi dòng nước có áp lực lớn. 
Vì vậy tôm ngay sau khi thu hoạch theo cách này cần phải được xử lý loại 
bỏ cành khô, rácnhặt riêng tôm chết, dập nát nhanh chóng cho ngay vào thùng 
nước mát, sạch đã chuẩn bị sẵn để giữ tôm vẫn còn tươi, sống cho đến khi đưa 
vào bảo quản. 
Bài 5: Kỹ Thuật nuôi cua biển thương phẩm 
Mã bài: MĐ18-05 
Giới thiệu: 
Cua biển là loài có thể chịu đựng điều kiện khắc nghiệt hơn tôm biển và 
có thể sống trên cạn trong một thời khá dài. Căn cứ trên chế độ thay nước, môi 
trường, dạng công trình và loại sản phẩm thu hoạch có khoảng 32 mô hình nuôi 
khác nhau. Để thực hiện các mô hình trên thì cần phải có một số yếu tố phù hợp 
như địa hình, kỹ thuật, nguồn vốn, thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường. Mô 
hình 1-3 khó hoặc không thể thực hiện trên thực tiễn do hiệu quả kinh tế kém. 
Ngược lại, một số mô hình nên khuyến khích phát triển do đã phổ biến và là 
nghề truyền thống như mô hình 5-8 và 13, có hiệu quả kinh tế thích hợp với hộ 
có nguồn vốn nhỏ như mô hình 4, ít ảnh hưởng đến môi trường như mô hình 21-
24, 25. Các mô hình 17-20 không nên khuyến khích nhân rộng vì sẽ phá hủy 
rừng ngập mặn. Ngoài ra cũng có những mô hình nuôi cua kết hợp với những 
loài có giá trị kinh tế khác (tôm-cua-cá-nhuyễn thể-rong biển...). Cần nghiên cứu 
thêm các mô hình để phát triển có hiệu quả kinh tế và bền vững. 
Mục tiêu: 
- Giải quyết những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, chuẩn bị ao, 
chọn, thả giống và cho cua ăn nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và quản lý môi 
trường giúp năng suất nuôi cao. 
- Thực hiện chuẩn bị ao, chọn, thả giống và cho cua ăn đúng kỹ thuật theo 
quy trình kỹ thuật phù hợp. 
- Tuân thủ các khâu kỹ thuật trong chuẩn bị ao, chọn, thả giống và cho 
cua ăn, rèn luyện tính cản thận, nghiêm túc. 
Nội dung chính: 
1. Cải chuẩn bị ao 
1.1. Làm cạn ao 
Làm cạn ao bằng tháo cống ao 
Tháo nước trong ao, bằng cách sử dụng hệ thống thoát nước, khi tháo tiến 
hành quây lưới 
Làm cạn ao bằng máy bơm nước 
Khi tháo cống ao không thể hết lượng nước trong ao thì chúng ta có thể sử 
dụng máy bơm để bơm cạn ao. 
1.2. Tên tiểu tiêu đề 2: Tu sửa bờ ao, cống và san phẳng đáy ao 
Tu sửa bờ 
Bờ ao phải đủ cao để không bị nước lũ tràn bờ. Độ cao của bở phải hơn 
mức triều tối thiêt là 0,5m. Độ dốc mái bờ tùy thuộc vào kết cấu đất, có thể phủ 
bạt mái bờ để hạn chế hiện tượng xói lở và xì phèn của bờ ao. 
Bờ ao phải đủ rộng, đảm bảo vững chắc để có thể thiết kế được rào chắn 
đồng thời có chỗ đi lại chăm sóc quản lý 
Dọn sạch cây tạp, lấp hố. 
Tu sửa cống 
Cống cấp và thoát nước đạt tiêu chuẩn đã được đề ra ở bài trước. Nếu có 
hỏng hóc tiến hành tu sửa để tránh thất thoát cũng như kịp tiến độ sản xuất. 
San phẳng đáy ao 
Đáy ao được san phẳng bằng mày cào, hoặc bằng cào thủ công, độ dày 
bùn khoảng 20 - 30cm. Đáy ao nghiêng về cống thoát nước 50. 
Hình 5.1. Cải tạo đáy ao Hình 5.2. San phẳng đáy ao 
1.3. Làm nơi trú ẩn cho cua 
- Thả gốc phi lao, đá hộc, hoặc cắm trà (bằng lá dừa) cho cua trú ẩn 
- Nếu có điều kiện, trong ao nuôi nên tạo một số bãi cạn trồng thực vật 
rong (cỏ) để cua hoạt động và đào hang 
1.4. Chuẩn bị rào và lưới chắn 
Bước 1: Chuẩn bị rào chắn 
Rào chắn được làm bằng tre, nứa, tiết kiệm hơn có thể sử dụng cành cây. 
Tre nứa làm rào chắn có chiều dài khoảng 0,5 - 0,7m, được cắm sâu 
xuống bờ ao khoảng 0,2m. 
Rào khi cắm thì cắm theo hình ziczac. 
Phần trên của rào thiết kế cạp rào để tạo chỗ để mắc lưới, tăng tuổi thọ 
của lưới chắn (không bị rác do đỉnh rào mắc vào). 
Bước 2: Chuẩn bị lưới chắn 
Sau khi đã chuẩn bị xong rào chắn, thiết kế lưới bao quanh ao. Lưới là 
lưới nilon có chiều rộng khoảng 0,6 - 0,8m tùy thuộc vào chiều cao của rào, khi 
lắp lưới vào rào một phần lưới phải được chôn sâu xuống đất từ 20 - 30cm (đảm 
bảo không có lỗ thoát, tránh thất thoát cua hoặc mầm lây lan mầm bệnh từ bên 
ngoài). 
1.5. Chuẩn bị hộp nuôi 
Bước 1: Loại hộp nuôi 
Hộp nuôi cua là hộp nhựa hình lập phương 20 x 40 x 30 cm. Nhựa làm hộ 
cua phải chịu được nắng nóng, độ năm cao và không ảnh hưởng đến chất lượng 
an toàn về sinh thực phẩm. 
Nắp hộp cao từ 5-5,5cm trên mặt nước 
Đáy hộp có từ 5-10 lỗ có đường kính 3cm để cho nước lưu thông 
Trên nắp hộ có các lỗ để cho cua ăn 
Hình 5.3. Hộp nuôi cua lột 
Bước 2: Chuẩn bị hộp nuôi 
+ Chuẩn bị lồng nhựa 
Chọn chọn hộp nhựa có nắp đậy. 
+ Buộc nắp hộp 
Buộc thân hộp vào bè nuôi 
Sau đó dùng dây buộc cố định nắp hộp lại 
+ Ghép giàn lồng thành bè cố định 
Dùng hai ống nhựa hoặc hai thanh tre thẳng (gọi là khung giàn lồng nuôi 
cua) để cố định các lồng thành bè lồng, khung có đường kính 2 cm, có chiều dài 
sao cho buộc được 9 - 10 lồng thành một bè. Mỗi cạnh bên của lồng được buộc 
với khung bè, khoảng cách giữa các lồng được buộc cách nhau 10 - 20 cm. 
Giàn lồng được cố định sao cho cách đáy biển hoặc đáy đầm nuôi 15 cm, 
khoảng cách giữa hai giàn liên tiếp 20 - 25 cm. 
Các bè nuôi được cố định chắc chắn bằng cọc tre và dây neo tạo thành 
một hệ thống các bè nuôi. 
Mỗi bè có thể nuôi được 500-600 con cua. 
1.6. Bón vôi và phơi đáy cho ao 
Bước 1: Xác định lượng vôi cần bón 
Bón vôi là cần thiết để nâng độ pH đồng thời tăng độ khoáng hóa cho đất 
cũng như tiêu diệt mầm bệnh 
Bón vôi bột cho ao với liều lượng từ 7-10kg/100m2. Nếu ao bị chu phèn 
thì bón từ 15-20kg vôi/100m2. 
Ví dụ: diện tích ao là 500m2 thì ta cần bón từ 350 -500kg vôi bột cho ao. 
Ao bị chu phèn thì bón từ 750 - 1000kg vôi bột cho ao. 
Thực hiện bón vôi 
Hình 5.4. Bón vôi 
Bước 2: Phơi ao 
- Tác dụng phơi ao tiêu diệt vi sinh vật, diệt cá tạp, cá dữ và phân hủy khí 
độc ở đáy ao 
Phơi ao từ 5-7 ngày 
1.7. Tên tiểu tiêu đề 7: Cấp nước cho ao 
Cấp nước qua cống 
Căn cứ vào thủy triều. Lợi dụng lúc thủy triều lên cấp nước cho ao qua 
Cống được chắn bởi lưới lọc hạn chế địch hại vào ao 
Cấp nước qua máy bơm 
Có thể cấp nước vào ao bằng máy bơm. 
Nước được cấp vào ao được lọc qua lưới lọc để tránh địch hại vào ao. 
Mực nước ao phải đạt 1,2m 
2. Thả cua giống 
2.1. Xác định mật độ nuôi 
- Mật độ cua nuôi theo bảng sau: 
Bảng 5.1. Mật độ thả cua giống theo kích cỡ 
Cỡ cua giống 
(Con/kg) 
Mật độ nuôi (Con/m2) 
 Nuôi trong ao Nuôi trong đầm Thời gian nuôi 
Cua hạt tiêu 2 - 3 1 - 2 5 - 6 
Cua hột me 1 - 2 0,5 - 1 3 - 4 
Cua mặt đồng tiền 0,5 - 1 0,3 - 0,5 2 - 2,5 
Ghi chú: 
+ Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 - 0,7 cm); 
+ Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1 - 1,5 cm); 
+ Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 - 4 cm). 
- Mật độ thả đối với cua lột: 1 con/ lồng 
- Mật độ thả đối với nuôi cua gạch 
+ Mật độ thả giống từ 3 - 5 con/m2 đối với nuôi trong ao, rào đăng. 
+ Mật độ thả giống từ 30 - 60kg/lồng đối với hình thức nuôi trong lồng 
(khoảng 15 - 20 con/m2). 
2.2. Lựa chọn cua giống 
Lựa chọn cua giống thả nuôi thành cua thịt: hiện nay người ta chia cua giống 
làm 3 loại 
- Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 - 0,7 cm); 
- Cua hạt me (chiều rộng mai từ 1 - 1,5 cm); 
- Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 - 4 cm). 
Hình 5.5. Tuyển chọn cua giống khi khả nuôi 
2.3. Thả cua giống 
- Vì cua giống hiếu động, bản năng tự vệ cao nên các thao tác bắt cua 
giống thả phải nhanh, chuẩn xác, không để cua cắp phải bất cứ vật gì để có thể 
làm rụng mất chân càng cua. Thời gian thả cua giống càng nhanh càng tốt, tránh 
cua bị mất nước. 
- Đối với cua giống việc di chuyển có phần hạn chế do với các đối tượng 
nuôi khác như cá và tôm, chính vậy việc xác định địa điểm thả cua là rất linh 
động, có khi phải thả tại nhiều điểm khác nhau trong ao hoặc thậm trí phải thả 
rải đều khắp toàn bộ trong ao để giúp cua phân bố đều và tránh lúc mới thả cua 
tiêu diệt lẫn nhau. 
3. Cho cua ăn 
3.1. Xác định loại thức ăn 
- Thức ăn nuôi cua là cám công nghiệp, cá tạp, moi, ốc, ngao, mực 
phụ phẩm của sò lụa, sò lông và sò điệp 
- Thức ăn được băm nhỏ vừa với kích cỡ của cua hoặc được xay nhỏ 
tạo thành viên. 
Hình 5.6. Băm cá tạp cho cua 
3.2. Kiểm tra thức ăn 
- Sau khi cho ăn khoảng 2 - 3 giờ thì tiến hành kiểm tra xem cua đã ăn 
hết thức ăn chưa. 
- Nếu cua ăn không hết thức ăn thì giảm lượng thức ăn xuống. 
- Kiểm tra khoảng 2 - 3 ngày cua ăn hết thức ăn thì tăng lượng thức ăn 
lên. 
Hình 5.7. Vó cho cua ăn 
4. Quản lý môi trường 
- Trong quá trình nuôi cua lột đòi hỏi môi trường nuôi trong sạch do 
đó chúng ta phải thay nước cho ao nuôi cua. 
- Nguồn nước sạch, giàu chất dinh dưỡng, không bị ô nhiễm do các chất 
thải từ các khu công nghiệp hoặc thuốc bảo vệ thực vật từ các đồng ruộng. 
- Thay nước cho ao nuôi vào những ngày có nước lớn (nguồn nước 
sạch, giàu dinh dưỡng, hàm lượng oxy cao) 
- Thay nước trong ao hàng ngày khi triều cường. Nếu triều thấp nước 
không lên được thì dùng máy bơm để bơm vào và giữ mức nước luôn ổn 
định. 
- Nguồn nước phải đảm bảo về các yếu tố môi trường phù hợp, đặc biệt 
là độ mặn. 
5. Quản lý bệnh 
Hàng ngày tiến hành quan sát hoạt động bắt mồi của cua, hình thái bên 
ngoài và các dấu hiệu trên cơ thể cua để xác định cua bệnh. 
Kiểm tra bệnh cua chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài và các 
dâu hiệu biểu hiện tốc độ bắt mồi, hoạt động hàng ngày của cua. 
6. Thu hoạch 
Bước 1: xác định cỡ cua 
Bước 2: chuẩn bị dụng cụ, dây buộc 
Bước 3: thu hoạch 
+ Thu tỉa 
Phương pháp thu cua thịt bằng lồng lưới dùng để thu tỉa cua đã đạt lích 
cỡ thương phẩm, không làm tổn thương đến cua. 
Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa 
cua thịt thương phẩm. 
+ Thu toàn bộ 
Hàng ngày kiểm tra cua khi thấy cua đều đạt kích cỡ thương phẩm có 
thể thu hoạch đồng loạt. Cua chưa đạt có thể tiếp tục nuôi lại thêm một thời 
gian nữa. 
Rút cạn nước trong ao, cua tập trung ở mương trước cửa cống dùng vợt 
để xúc. 
Nếu không tháo được nước thì phải dùng máy bơm hút cạn nước trong 
ao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Trần Minh Anh. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. NXB TP 
Hồ Chí Minh, 1989. 
- Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Thanh Phương và CTV. Cẩm nang "Kỹ 
thuật nuôi tôm thuỷ sản nước lợ". Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 
- Nguyễn Văn Việt. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển. 
NXB Nông nghiệp, 2000. 
- Nguyễn Văn Việt, Ngô Vĩnh Hạnh. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống 
và nuôi tôm he. NXB Nông nghiệp, 2007 
- Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi trồng thủy sản tại hội nghị khoa 
học toàn quốc lần thứ 2 (11 – 2003). 
- Kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản, tập 2 - Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1994 
94 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_san_xuat_giong_va_nuoi_giap_xac.pdf