Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung

Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một phần kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động các thiết bị giám sát tàu cá (VMS) lắp đặt trên ở khu vực Miền Trung trong 2 chuyến biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) các thiết bị VMS VMS Thuraya SF2500, Vifi sh.18 và BA-SAT01 được lắp đặt tương ứng trên các tàu cá ở Bình Định, Khánh Hòa và Quảng Nam có tính năng đáp ứng yêu cầu của quy định của Nhà nước; ii) mức độ truyền nhận tín hiệu vị trí tàu thể hiện Thuraya SF2500 đạt cao nhất là 141%, Vifi sh.18 đạt cao nhất là 152% trong khi BA-SAT01 vượt tới hơn 8 lần so với quy định tối thiểu; iii) Khoảng T lâu nhất của Thuraya SF2500 lên đến 13h38’ và Vifi sh.18 là 8h38’, trong khi đó BA-SAT01 không có khoảng T. Ngoài ra, các VMS đáp ứng tốt về lưu vết tàu cá, ngôn ngữ trên phần mềm là tiếng Việt giúp ngư dân sử dụng dễ dàng, mức độ tiêu hao điện năng thấp; giá thành sản phẩm khoảng 20 triệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quy trình quản lý và phân quyền trong sử dụng dữ liệu trên VMS là rất quan trọng

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 7

Trang 7

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 3380
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung

Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực Miền Trung
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ GIÁM SÁT 
TÀU CÁ Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG
STUDY ON OPERATION OF FISHING VESSEL MONITORING SYSTEM 
IN THE CENTRAL REGION
Tô Văn Phương, Vũ Kế Nghiệp, Nguyễn Trọng Lương
Trường Đại học Nha Trang
Tác giả liên hệ: Tô Văn Phương (Email: phuongtv@ntu.edu.vn)
Ngày nhận bài: 02/03/2021; Ngày phản biện thông qua: 24/03/2021; Ngày duyệt đăng: 29/03/2021
TÓM TẮT
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một phần kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt động các thiết 
bị giám sát tàu cá (VMS) lắp đặt trên ở khu vực Miền Trung trong 2 chuyến biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 
i) các thiết bị VMS VMS Thuraya SF2500, Vifi sh.18 và BA-SAT01 được lắp đặt tương ứng trên các tàu cá ở 
Bình Định, Khánh Hòa và Quảng Nam có tính năng đáp ứng yêu cầu của quy định của Nhà nước; ii) mức độ 
truyền nhận tín hiệu vị trí tàu thể hiện Thuraya SF2500 đạt cao nhất là 141%, Vifi sh.18 đạt cao nhất là 152% 
trong khi BA-SAT01 vượt tới hơn 8 lần so với quy định tối thiểu; iii) Khoảng T lâu nhất của Thuraya SF2500 
lên đến 13h38’ và Vifi sh.18 là 8h38’, trong khi đó BA-SAT01 không có khoảng T. Ngoài ra, các VMS đáp ứng 
tốt về lưu vết tàu cá, ngôn ngữ trên phần mềm là tiếng Việt giúp ngư dân sử dụng dễ dàng, mức độ tiêu hao 
điện năng thấp; giá thành sản phẩm khoảng 20 triệu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quy trình quản lý và phân 
quyền trong sử dụng dữ liệu trên VMS là rất quan trọng.
Từ khóa: VMS, Hệ thống giám sát tàu cá, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam
ABSTRACTS
In this paper, a part of the study results on evaluating the use of fi shing vessel monitoring (VMS) installed 
on the vessels in 2 sea trips were presented. The study results showed that: i) The VMS Thuraya SF2500, 
Vifi sh.18 and BA-SAT01 installed respectively on vessels of Binh Dinh, Khanh Hoa and Quang Nam province 
whose features meet regulatory requirements; ii) signal transmission level showed that Thuraya SF2500 
reached the highest of 141%, Vifi sh.18 reached the highest of 152% while BA-SAT01 exceeded 8 times higher 
than the minimum requirements; iii) the longest T period of Thuraya SF2500 was 13h38’ and the Vifi sh.18 was 
8h00’, while BA-SAT01 did not have the T period. In addition, the VMS had good response to tracking the 
vessel on the sea, the software language was in Vietnamese that eff ectively helped fi shermen to use, low power 
consumption; the VMS cost was about 20 million VNĐ. The study also showed that the process of management 
and decentralization in using data on VMS was crucial important.
Key words: VMS, Fishing Monitoring Vessel, Khanh Hoa, Binh Dinh, Quang Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong các khuyến nghị của EC liên quan 
đến thẻ Vàng đối với nghề cá Việt Nam đó là tàu 
thuyền khai thác phải được quản lý, giải quyết 
tình trạng khai thác IUU. Hệ thống giám sát tàu 
cá đã được triển khai ở khắp các tỉnh thành để 
đáp ứng khuyến nghị EC cũng như giúp công tác 
quản lý nghề cá mang tính chuyên nghiệp, hiện 
đại và hội nhập. Đặc biệt liên quan đến truy xuất 
nguồn gốc thủy sản, ứng phó với các tai nạn, rủi 
ro trên biển [1],[3]. Dựa trên kết quả đánh giá 
thực trạng về cường lực khai thác cũng như hiện 
trạng công tác quản lý tàu cá tại 3 tỉnh Khánh 
Hòa, Bình Định và Quảng Nam [6]. Đồng thời, 
để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản 
lý và giám sát tàu cá thì nghiên cứu đánh giá sử 
dụng các thiết bị VMS gắn trên tàu đi khai thác 
hải sản đóng vai trò quan trọng nhằm có một 
bức tranh toàn cảnh về việc đáp ứng các yêu cầu 
theo quy định.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Tài liệu nghiên cứu
- Các tài liệu kỹ thuật hệ thống VMS hiện 
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
có trên thị trường; văn bản quy định, phê duyệt 
của Tổng cục Thủy sản đối với các thiết bị 
VMS đáp ứng yêu cầu của quy định
- Văn bản của Chính phủ, Bộ NN&PTNN 
về quy định tiêu chí và các yêu cầu khác của hệ 
thống VMS đối với nghề cá Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 01/2020 – 09/2020
- Không gian nghiên cứu: vùng biển Việt Nam
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống VMS 
(Thuraya SF2500 của VNPT VSS, Vifi sh.18 
của Vishipel và BA-SAT-01 của Bình Anh) 
trên tàu thuyền khai thác xa bờ tỉnh Khánh 
Hòa, Bình Định và Quảng Nam.
Lý do chọn các thiết bị này: Có 06 thiết bị do 
các công ty của Việt Nam sản xuất và hệ thống 
máy chủ lưu trữ dữ liệu (về thông tin tàu, tọa độ 
vị trí, lưu vết hành trình khai thác trên biển) 
được đặt tại Việt Nam sẽ là điều kiện tiên quyết 
và thuận lợi để triển khai lắp đặt và trang bị trên 
tàu cá ở Việt Nam. VMS của nước ngoài, máy 
chủ lưu trữ dữ liệu không đặt ở Việt Nam sẽ là 
khó khăn cơ bản khi triển khai lắp đặt cho tàu 
cá Việt Nam vì vấn đề an ninh quốc phòng, chủ 
quyền biển đảo và an toàn, bảo mật thông tin. 
Bởi lẽ, theo Luật An ninh mạng quy định tất cả 
hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đặt ở Việt Nam [2].
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông tin về thông số kỹ thuật của thiết bị 
đầu cuối, các tính năng cơ bản; Mức độ truyền 
nhận tín hiệu vị trí tàu thông qua GPS từ tài 
liệu kỹ thuật hệ thống VMS; văn bản quy định, 
phê duyệt của Tổng cục Thủy sản đối với các 
thiết bị VMS đáp ứng yêu cầu của quy định.
- Yêu cầu của quy định của Chính phủ Việt 
Nam đối với 1 hệ thống VMS dành cho quản 
lý nghề cá.
3.2. Phương pháp đánh giá, thử nghiệm
- Phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị vệ 
tinh hỗ trợ giám sát hoạt động tàu thuyền trên 
biển; tiến hành lựa chọn thiết bị đầu cuối và 
phần mềm (giao diện web phục vụ thao tác 
quản lý), đánh giá thử nghiệm và thu nhận dữ 
liệu trong 2 chuyến biển; quy trình vận hành hệ 
thống VMS tại bộ phận trung tâm quản lý ở Chi 
cục và đối với từng tàu thuyền khảo sát.
- Phạm vi đánh giá thử nghiệm: tín hiệu 
truyền nhận dữ liệu, tần suất thu phát dữ liệu 
của thiết bị, tính chính xác của tọa độ ... tỉnh Bình Định, số đăng ký: BĐ-91579-TS 
(thông số kỹ thuật của tàu: 22m*6,6m*3m, 
730CV). Thiết bị có thể lắp đặt trên tường/vách 
cabin hoặc trên bàn. Thiết bị được lắp đặt trên 
tàu thể hiện ở hình 1 và 2 dưới đây:
Anten
Hình 2: Thiết bị Thuraya SF 2500 lắp trên vách 
cabin.
Hình 1: Vị trí lắp đặt anten Thuraya SF2500 
trên nóc cabin tàu cá.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65
1.2. Thiết bị VMS Vifi sh.18
Thiết bị được lắp đặt trên tàu câu cá Ngừ 
của tỉnh Khánh Hòa, số hiệu tàu KH-97795-
TS (thông số kỹ thuật của tàu: 16m*4.5m*2m, 
360CV). Thiết bị được lắp đặt trên tàu thể hiện 
ở hình 3 và 4 dưới đây:
Hình 4: Vị trí lắp đặt anten Vifi sh.18 trên nóc 
cabin tàu.
Hình 3: Thiết bị Vifi sh.18 lắp trong cabin tàu.
1.3. Thiết bị VMS VMS BA-SAT-1
Thiết bị BA-SAT-1 được lắp đặt trên tàu 
lưới Vây tỉnh Quảng Nam, số đăng ký tàu: 
QNA-90170-TS (thông số kỹ thuật của tàu: 
21m*5,8m*2,5m, 450CV). Thiết bị được lắp 
đặt trên tàu thể hiện ở hình 5 và 6 dưới đây:
Hình 6: Vị trí lắp đặt anten BA-SAT-1 trên nóc 
cabin tàu.
Hình 5: Lắp đặt hộp đầu nối BA-SAT-1 trong 
cabin tàu.
2. Kết quả đánh giá tính năng khảo sát
2.1. Đánh giá mức độ truyền dẫn tín hiệu của 
thiết bị VMS
Ở Việt Nam, Nghị định 26 quy định rõ thiết 
bị VMS phải gửi tối thiểu 2 giờ/lần về thông tin 
tàu (vị trí, ngày giờ theo thời gian thực) đối với 
tàu có Lmax từ 24m trở lên, 3 giờ/lần về thông 
tin tàu đối với tàu có Lmax từ 15 – <24m [4].
Kết quả đánh giá tính năng từ việc truy xuất 
dữ liệu thu nhận tín hiệu về thời gian, tọa độ vị 
trí tàu thuyền qua các chuyến biển khai thác cụ 
thể như sau:
a. Đối với thiết bị Thuraya SF2500
Tính năng từ việc truy xuất dữ liệu thu nhận 
tín hiệu của thiết bị Thuraya SF2500 được thể 
hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Thống kê tín hiệu truyền tin tàu khảo sát của Thuraya SF2500.
Thiết bị Thời gian khảo sát 
Tín hiệu tàu nhận được theo thời gian (vị trí) Tỷ lệ 
(%)Thực tế khảo sát Tối thiểu theo quy định
Thuraya 
SF2500
10/3/2020 – 29/03/2020 (Đợt 1) 210 160 (20 ngày) 131%
11/4/2020 -28/4/2020 (Đợt 2) 203 144 (18 ngày) 141%
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
Bảng 1 cho thấy: đợt 1, Thuraya SF2500 
tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh 
GPS được 210/160 vị trí, đạt 131% so với quy 
định tối thiểu. Trong khi đó, đợt 2 VMS này tự 
động truyền được 203/144 vị trí, đạt 141%.
b. Đối với thiết bị Vifi sh.18
Tính năng truy xuất dữ liệu thu nhận tín hiệu 
của thiết bị Vifi sh.18 được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Thống kê tín hiệu truyền tin tàu khảo sát của Vifi sh.18.
Thiết bị Thời gian khảo sát
Tín hiệu tàu nhận được theo thời gian (vị trí) Tỷ lệ 
(%)Thực tế khảo sát Tối thiểu theo quy định
Vifi sh.18
15/3/2020 -05/4/2020 (Đợt 1) 271 176 (22 ngày) 154,0%
12/4/2020 – 02/5/2020 (Đợt 2) 238 168 (21 ngày) 142,0%
Bảng 2 cho thấy: Đợt 1, thiết bị Vifi sh.18 
tự động truyền về được 280/184, đạt 152,2% 
và đợt 2 dữ liệu truyền về 271/176 vị trí, đạt 
154,0% so với quy định tối thiểu.
c. Đối với thiết bị BA-SAT-1
Đánh giá tính năng truy xuất dữ liệu thu 
nhận tín hiệu của thiết bị BA-SAT-01 được thể 
hiện ở bảng 3 
Bảng 3. Thống kê tín hiệu truyền tin tàu khảo sát của BA-SAT-01.
Thiết bị
Thời gian 
khảo sát
Tín hiệu tàu nhận được theo 
thời gian (vị trí)
Tỷ lệ (%) Ghi chú
Thực tế 
khảo sát
Tối thiểu theo 
quy định
BA-SAT-01
26/03/ – 
13/04/2020 
(Đợt 1)
1911
228
(19 ngày)
838%
(gấp 8,38 
lần)
Vị trí tàu trả về theo 
chu kỳ 6 phút/lần nên 
vượt quá tỷ lệ tối thiểu 
rất nhiều
17/4/2020 
-24/4/2020 
(Đợt 2)
99 96 (8 ngày) 103%
Bảng 3 cho thấy: Đợt 1, BA-SAT-01 tự 
động truyền về được 1.911 lần, so với quy định 
tối thiểu thì thiết bị đã truyền vượt gấp 8,38 
lần (tức là tốt hơn quy định hơn 8 lần). Đợt 2 
truyền được 99/96, cũng đáp ứng vượt so với 
quy định. Việc nâng tầng suất nhận tin nhắn 
vị trí là nhắm hạn chế việc mất kết nối do mất 
sóng vệ tinh (hiện tượng rơi rớt tự nhiên). Hiện 
tại, chưa thay đổi về cước phí tuy nhiên trong 
quá trình sử dụng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc 
tiêu thụ điện năng trên tàu và gây lãng phí dung 
lượng lưu trữ và băng thông đường truyền.
d. Đánh giá chung về khoảng thời gian 
không đảm bảo tần suất 3h/1 lần
Thông tin chi tiết về các khoảng thời gian 
giữa 2 lần liên tiếp dữ liệu truyền về không đảm 
bảo theo quy định tối thiểu 03 giờ/lần (Khoảng 
T) của các thiết bị VMS. Đây là dữ liệu đánh 
giá rất quan trọng được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4 cho thấy:
Bảng 4: Thống kê về Khoảng T của các thiết bị VMS.
TT Đánh giá về Khoảng T
Thuaray SF 2500 Vifi sh.18 BA-SAT-01
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
1 Số lần Khoảng T 13 4 1 4 - -
2 Khoảng T lâu nhất 13h38’ 04h19’ 4h00’ 8h00’ - -
Đối với Thuaray SF 2500: Tổng Đợt 1 và 2 
có 17 lần dữ liệu truyền về không đảm bảo tần 
suất truyền tin tối thiểu theo quy định. Khoảng 
T lâu nhất là 13h38’ (hơn nửa ngày không nhận 
tin vị trí tàu do trục trặc về nguồn điện). Thiết 
bị Vifi sh.18 có 5 lần dữ liệu truyền về không 
đảm bảo tần suất quy định. Khoảng T lâu nhất 
là 8h00’.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
Trong khi đó, BA-SAT-01: cả 2 đợt khảo sát 
đều tương đối đảm bảo tần suất dữ liệu truyền 
về tối thiểu theo quy định.. 
Đánh giá chung:
Qua khảo sát và đánh giá 3 thiết bị thấy rằng, 
các thiết bị đều truyền dẫn tín hiệu vị trí tàu đáp 
ứng quy định, trong đó, thiết bị BA-SAT-01 có 
độ truyền dẫn tín thiệu tốt hơn so với 2 thiết bị 
còn lại. Thiết bị BA-SAT01 tự động truyền qua 
hệ thống thông tin vệ tinh vượt gấp nhiều lần so 
với quy định tối thiểu.
Đặc biệt, chất lượng truyền dẫn dữ liệu tọa 
độ của cả 3 thiết bị đều đạt chất lượng cao, tọa 
độ truyền về có độ chính xác đảm bảo theo quy 
định trong khoảng sai số 500m đạt 99%.
3. Đánh giá khả năng lưu vết vị trí tàu 
thuyền của thiết bị 
Tọa độ báo về màn hình tại trạm bờ giúp 
chủ tàu biết được chính xác khu vực đánh bắt, 
lưu vết đường đi; đồng thời có thể xác định 
được hiệu quả hoạt động của tàu thuyền khai 
thác, biết được vị trí hoạt động chính xác, đảm 
bảo an toàn khi hoạt động trên biển. Đối với 
nhà quản lý, sẽ hỗ trợ tích cực cho việc quản lý 
tàu thuyền, hạn chế khai thác IUU. 
Màn hình giao diện thể hiện lưu vết tàu 
thuyền trên các thiết bị thể hiện ở hình 7,8 và 
9 dưới đây.
Hình 9: Lưu vết vị trí, hải trình tàu khai thác trên biển của Thiết bị BA-SAT-01.
Hình 7: Lưu vết vị trí, hải trình tàu khai thác 
trên biển của Thiết bị Thuraya SF2500.
Hình 8: Lưu vết vị trí, hải trình tàu khai thác 
trên biển của Thiết bị Vifi sh.18.
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
4. Đánh giá về tiêu hao điện năng của thiết bị 
Thông số tiêu thụ điện năng của thiết bị trên 
lý thuyết là 2 - 10 Watt. Thực tế các thiết bị tiêu 
thụ điện năng thấp, không gây ảnh hưởng đến 
các trang thiết bị sử dụng điện năng khác trên 
tàu, đồng thời linh hoạt sử dụng nguồn trực tiếp 
hoặc dùng pin dự phòng khi cần thiết để duy trì 
được truyền nhận vệ tinh trong khoảng 3 ngày 
(thiết bị BA-SAT-1 sử dụng pin năng lượng mặt 
trời). Đây là một trong các ưu điểm vượt trội 
của các thiết bị này so với các thiết khác như 
Movimar và VX-1700 mà ngư dân Việt Nam 
sử dụng trước đó.
5. Đánh giá về phần mềm ứng dụng cho ngư dân
Secondscreen là phần mềm ứng dụng chạy 
trên nền tảng website thông thường vì vậy 
Ngư dân có thể sử dụng bất kỳ thiết bị di động 
(smartphone, máy tính) có kết nối internet 
để truy cập (bằng tài khoản và mật khẩu) vào 
sử dụng một cách dễ dàng và bất cứ đâu.
Khảo sát cho thấy, phần mềm ứng dụng của 
3 thiết bị VMS sử dụng tiếng Việt nên thuận lợi 
cho thao tác sử dụng. Kết quả đánh giá các tính 
năng được tích hợp trên giao diện phần mềm 
ứng dụng của các thiết bị VMS, được thể hiện 
chi tiết tại bảng 5.
Bảng 5: Đánh giá tính năng phần mềm ứng dụng của các thiết bị VMS.
TT
Thiết bị thử nghiệm
Tính năng
Thuraya SF 
2500
Vifi sh.18 BA-SAT-01
1
Thông tin về tàu thuyền, tra cứu nhanh về hành 
trình tàu theo thời gian; vị trí tàu
X X X
2 Liên lạc thoại, nhắn tin với bất kỳ số điện thoại 
nào trên toàn bộ vùng biển của Việt Nam
X 0 0
3 Lưu vết nhật ký khai thác, hành trình tàu. X X X
4 Bảo mật thông tin (về ngư trường khai thác) X X X
5
Tự động cập nhật tọa độ tàu thuyền qua tin 
nhắn (2h/lần)
X X X
6
Có nút nhấn khẩn cấp (phục vụ cho công tác 
cứu hộ cứu nạn, an ninh quốc phòng)
X X 0
7
Cảnh báo cho các tàu khi đi vào vùng nguy 
hiểm; vi phạm vùng biển
X
X 
(đèn nháy)
0
8
Thông tin thời tiết, khí tượng thủy sản (bão, áp 
thấp, hải văn)
X 0 0
9
Nhật ký đánh bắt điện tử, truy xuất nguồn gốc 
thủy sản
0 0 0
10
Hỗ trợ quản lý cho chủ tàu qua web/ứng dụng 
điện thoại thông minh
X X X
11
Hỗ trợ nâng tần suất gửi vị trí từ xa (giám sát 
liên tục 15 phút/ lần khi bị sự cố)
X X 0
12 Các thông tin khác. X X X
Ghi chú: X – có trang bị tính năng; 0 – không có tính năng 
Từ bảng 5 cho thấy: cả 3 thiết bị Thuraya 
SF2500, Vifi sh.18 và BA-SAT-1 đều đáp ứng 
đầy đủ 6 tính năng cơ bản và quan trọng của 
một VMS như: i) Thông tin về tàu thuyền, tra 
cứu nhanh về hành trình tàu theo thời gian; vị 
trí tàu; ii) Nhật ký khai thác, hành trình tàu 
và tự động cập nhật vị trí 2h/lần; iii) Hỗ trợ 
quản lý cho chủ tàu qua website/ứng dụng điện 
thoại thông minh. Tuy nhiên, cả 3 thiết bị 
đều chưa trang bị tính năng Nhật ký đánh bắt 
điện tử.
Đáng chú ý, thiết bị Thuraya SF2500 đạt 
hầu hết các tính năng cần thiết bị của VMS. 
Các thiết bị còn lại chưa có tính năng liên lạc 
thoại hoặc thông tin thời tiết, khí tượng thủy 
văn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69
6. Đánh giá về giá thành sản phẩm và cước 
phí sử dụng
Giá thành của 1 hệ thống VMS khoảng 20 
triệu đồng (dao động từ 20 – 23 triệu tùy hãng). 
Phí viễn thông từ 400.000đ - 600.000 đ/tháng. 
Qua thực tế khảo sát, 100% ngư dân cho rằng, 
với giá thành như trên là phù hợp đối với tàu 
thuyền khai thác xa bờ. Đặc biệt trong bối cảnh 
EC áp Thẻ vàng đối với nghề cá Việt Nam, việc 
trang bị hệ thống VMS hiện đại, giúp ngư dân 
và cán bộ quản lý nghề cá quản lý và giám sát 
vị trí tàu hàng giờ, hàng ngày là rất cần thiết. 
Nhìn chung, giá cả và cước phí sử dụng như 
vậy không phải là vấn đề đối với ngư dân Việt 
Nam.
Ngư dân mong muốn được sự hỗ trợ từ Nhà 
nước. Đồng thời, các cơ quan quản lý nghề cá 
công nhận và sử dụng thông tin về tọa độ vị 
trí tàu để phục vụ công tác xác nhận và hỗ trợ 
xăng dầu cũng như các chính sách hỗ trợ khác 
cho ngư dân. Các thiết bị VMS này có giá thành 
phù hợp, hỗ trợ và thuận tiện hơn rất nhiều so 
với hệ thống liên lạc cũ, khi ở nhà có thể biết 
được vị trí của tàu mình hàng ngày hàng giờ, 
không cần phải chờ đợi tàu ở biển gọi về hay là 
gọi điện lên chi cục để xin vị trí của tàu mình. 
Vì vậy, gia đình cảm thấy an tâm hơn khi người 
thân hoạt động ở vùng biển xa
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Thiết bị VMS Thuraya SF2500, Vifi sh.18 
và BA-SAT01 được lắp đặt tương ứng trên các 
tàu cá ở Bình Định, Khánh Hòa và Quảng Nam 
có tính năng đáp ứng quy định của Chính phủ, 
Tổng cục Thủy sản.
2. Tỷ lệ tín hiệu truyền tin của Thuraya 
SF2500 đạt cao nhất là 141%, Vifi sh.18 đạt cao 
nhất là 154% trong khi BA-SAT01 vượt tới 
hơn 8 lần so với quy định tối thiểu. Khoảng T 
lâu nhất của Thuraya SF2500 lên đến 13h38’, 
trong khi Vifi sh.18 BA-SAT01 không có 
khoảng T nào trong thời gian khảo sát.
3. Các thiết bị VMS thể hiện tính ưu việt 
về màn hình lưu vết vị trí tàu thuyền, là công 
cụ đắt lực để đánh giá hiệu quả khai thác; 
cứu hộ, cứu nạn; quản lý tàu thuyền và hạn 
chế khai thác IUU.
4. Mức độ tiêu hao điện năng thấp của 
các thiết bị VMS, không ảnh hưởng đến các 
trang thiết bị khác trên tàu.
5. Phần mềm ứng dụng sử dụng ngôn ngữ 
tiếng Việt, nhiều tính năng nên giúp ngư dân 
(chủ tàu, thuyền trưởng) sử dụng dễ dàng.
6. Giá thành sản phẩm khoảng 20 triệu. 
Cước phí sử dụng 400.000đ - 600.000 đ/tháng.
2. Kiến nghị
1. Cần khảo sát và phân tích dữ liệu liên 
quan của nhiều chuyến biển hơn nữa để có 
đánh giá chính xác và khách quan hơn.
2. Cần thiết xây dựng quy chế, quy trình 
quản lý cũng như khai thác và sử dụng thông 
tin của các VMS, chẳng hạn như phân cấp, 
phân quyền về mặt kỹ thuật và quản lý trong 
việc chia sẻ, sử dụng thông tin phục vụ cho 
các mục đích, yêu cầu khác nhau từ các bên 
liên quan như Tổng cục Thủy sản, Chi cục 
Thủy sản, Biên phòng, Cảng cá, Ngư dân.
3. Hỗ trợ ngư dân về chính sách và cước 
phí sử dụng hệ thống VMS trong thời gian dài.
4. Các thiết bị bổ sung một số tính năng 
cần thiết khác phục vụ quản lý, giám sát tàu 
cá và khắc phục các lỗi chưa đảm bảo tần 
suất truyền nhận tín hiệu vị trí tàu theo quy 
định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Văn phòng Quốc hội. (2017). Luật số 18/2017/
QH14 của Quốc hội về Luật Thủy sản. Hà Nội, 
21/11/2017.
[2]. Văn phòng Quốc hội. (2018). Luật số 24/2018/QH14 của Quốc hội về Luật An ninh mạng. Hà Nội, 
12/6/2018.
[3]. Văn phòng Chính phủ. (2017). Công điện 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 2013 của Thủ tưởng Chính phủ 
70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển 
nước ngoài. Hà Nội.
[4]. Văn phòng Chính phủ. (2019). Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và 
biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Hà Nội, 08/3/2019
[5]. Văn phòng Chính phủ. (2019). Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính 
trong lĩnh vực thủy sản. Hà Nội, 16/5/2019.
[6]. Tô Văn Phương và Vũ Kế Nghiệp. (2020). Hiện trạng quản lý và phát triển hệ thống giám sát tàu cá khai 
thác xa bờ tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Tạp chí KH-CN Thủy sản, số 03/2020, Nha Trang.
[7]. Website Tổng cục Thủy sản.  truy cập 03/2020 – 04/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_hoat_dong_cua_thiet_bi_giam_sat_tau_ca_o.pdf