Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình

Trong quá trình chế biến cá Tra (Pangasius hypophthalmus) phi lê

đông lạnh, hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu và điều kiện

chế biến, do đó có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong đó, phi

lê và chỉnh hình được xem là hai công đoạn có nguy cơ cao. Nghiên

cứu này nhằm so sánh chất lượng vi sinh vật tại công đoạn phi lê và

chỉnh hình ở 04 nhà máy chế biến cá Tra (VL, DT, AG và CT) thuộc

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu cá và môi trường chế biến

như tay (găng tay) công nhân và bề mặt tiếp xúc được đánh giá chất

lượng vi sinh vật tổng số (TMC) và định tính sự hiện diện của các vi

sinh vật gây bệnh như: Listeria monocytogenes, Vibrio cholerae và

Salmonella spp. Kết quả cho thấy, mật số TMC trên cá chỉnh hình và

phi lê ở 04 nhà máy VL, DT, AG và CT lần lượt là 7,1 ± 0,4 và 6,3 ±

0,8; 7,5 ± 0,7 và 6,9 ± 0,8; 6,7 ± 1,1 và 4,9 ± 0,9; 6,0 ± 0,4 và 5,5 ± 0,6

log CFU/g. Listeria monocytogenes, Vibrio cholerae và Salmonella

spp. hiện diện rải rác trên các mẫu cá, tay (găng tay) và dụng cụ chế

biến. Vì vậy, nhà máy cần có phương pháp bảo quản cá bán thành

phẩm tốt, thực hành sản xuất tốt nhất và triển khai hiệu quả hệ thống

quản lý an toàn thực phẩm nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm chéo để

đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 1

Trang 1

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 2

Trang 2

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 3

Trang 3

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 4

Trang 4

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 5

Trang 5

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 6

Trang 6

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 7

Trang 7

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 7200
Bạn đang xem tài liệu "Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình

Vi sinh vật tổng số và gây bệnh trong quy trình chế biến cá tra: Công đoạn phi lê và chỉnh hình
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 64 - 71 
 64 Email: jst@tnu.edu.vn 
TOTAL MESOPHILIC COUNTS AND THE PRESENCE 
OF PATHOGENS IN PANGASIUS HYPOPHTHALMUS PRODUCTION 
PROCESS: TRIMMING AND FILLETING 
Tong Thi Anh Ngoc*, Huynh Ngoc Thanh Tam, Nguyen Cong Ha 
Can Tho University 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 10/01/2021 During the processing of frozen Pangasius hypophthalmus, the 
microbiota depends on source of raw materials and processing 
conditions, which impact significantly on quality of the final product. 
In particular, trimming and filleting are considered as risky steps. This 
study aimed to compare the microbial quality at trimming and filleting 
steps in four frozen Pangasius processing plants (VL, DT, AG and CT) 
located in Mekong Delta regions. Pangasius samples and environment 
samples i.e hands (gloves) and surfaces were assessed with generally 
microbiological parameters i.e total mesophilic counts-TMC and 
pathogenic microorganisms i.e Listeria monocytogenes, Vibrio 
cholerae and Salmonella spp. The results showed that TMC on 
trimming and filleting Pangasius in VL, DT, AG and CT plants were 
7.1 ±0.4 and 6.3 ± 0.8; 7.5 ± 0.7 and 6.9 ± 0.8; 6.7 ± 1.1 and 4.9 ± 0.9; 
and, 6.0 ± 0.4 and 5.5 ± 0.6 log CFU/g, respectively. Listeria 
monocytogenes, Vibrio cholerae and Salmonella spp. were sporadically 
present on the samples i.e fish, hands (gloves), and surfaces. Proper 
storage of semi-Pangasius products, good manufacturing practices, 
effective performances of safety management systems should be 
targetted in processing Pangasius fillets to inhibit cross contamination 
for ensuring quality and safety of the final products. 
Revised: 10/3/2021 
Published: 06/4/2021 
KEYWORDS 
Pangasius fish 
Filleting 
Trimming 
Microbiotas 
Quality and safety 
VI SINH VẬT TỔNG SỐ VÀ GÂY BỆNH TRONG QUY TRÌNH CHẾ BIẾN 
CÁ TRA: CÔNG ĐOẠN PHI LÊ VÀ CHỈNH HÌNH 
Tống Thị Ánh Ngọc*, Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Nguyễn Công Hà 
Trường Đại học Cần Thơ 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 10/01/2021 Trong quá trình chế biến cá Tra (Pangasius hypophthalmus) phi lê 
đông lạnh, hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu và điều kiện 
chế biến, do đó có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong đó, phi 
lê và chỉnh hình được xem là hai công đoạn có nguy cơ cao. Nghiên 
cứu này nhằm so sánh chất lượng vi sinh vật tại công đoạn phi lê và 
chỉnh hình ở 04 nhà máy chế biến cá Tra (VL, DT, AG và CT) thuộc 
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu cá và môi trường chế biến 
như tay (găng tay) công nhân và bề mặt tiếp xúc được đánh giá chất 
lượng vi sinh vật tổng số (TMC) và định tính sự hiện diện của các vi 
sinh vật gây bệnh như: Listeria monocytogenes, Vibrio cholerae và 
Salmonella spp. Kết quả cho thấy, mật số TMC trên cá chỉnh hình và 
phi lê ở 04 nhà máy VL, DT, AG và CT lần lượt là 7,1 ± 0,4 và 6,3 ± 
0,8; 7,5 ± 0,7 và 6,9 ± 0,8; 6,7 ± 1,1 và 4,9 ± 0,9; 6,0 ± 0,4 và 5,5 ± 0,6 
log CFU/g. Listeria monocytogenes, Vibrio cholerae và Salmonella 
spp. hiện diện rải rác trên các mẫu cá, tay (găng tay) và dụng cụ chế 
biến. Vì vậy, nhà máy cần có phương pháp bảo quản cá bán thành 
phẩm tốt, thực hành sản xuất tốt nhất và triển khai hiệu quả hệ thống 
quản lý an toàn thực phẩm nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm chéo để 
đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm. 
Ngày hoàn thiện: 10/3/2021 
Ngày đăng: 06/4/2021 
TỪ KHÓA 
Cá Tra 
Phi lê 
Chỉnh hình 
Hệ vi sinh vật 
Chất lượng và an toàn 
* Corresponding author. Email: ttangoc@ctu.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 64 - 71 
 65 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Cá Tra (Pangasius hypophthalmus) có giá trị thương phẩm cao, được nuôi và phát triển chủ 
yếu ở 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền 
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, và hai tỉnh 
Tây Ninh và Quảng Nam với tổng diện tích canh tác lên đến 6600 ha và dự kiến sẽ tăng lên tới 
7600 - 7800 ha vào năm 2020. Trong đó, các tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là những 
vùng nuôi cá Tra lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 75% tổng sản lượng cả nước; 
ngành cá Tra đã có thể tự kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu theo hướng sản xuất bền vững theo 
chuỗi [1]. Cá Tra phi lê đông lạnh là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành 
thủy sản Việt Nam và đã xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, 
trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc [2]-[3]; trong những thập 
niên tới, ngành thủy sản dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị. Các hệ thống 
quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm (như: HACCP, BRC, ISO 22000) đã được áp dụng tại 
hầu hết các doanh nghiệp chế biến cá Tra phi lê đông lạnh, tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn vệ 
sinh thực phẩm của sản phẩm tương đối cao do việc thực hiện và áp dụng các hệ thống này chưa 
hiệu quả và còn nhiều bất cập [4]-[6]. Bên cạnh đó, trong quy trình chế biến cá Tra thì phi lê và 
chỉnh hình là hai công đoạn có nguy cơ cao gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu tại công 
đoạn phi lê có nguy cơ cao bởi khả năng lớn làm vỡ nội tạng cá do thao tác nhanh, thì công đoạn 
chỉnh hình có thời gian chế biến dài và hoàn toàn thủ công, nhiệt độ nếu không đảm bảo cũng có 
thể là nguyên nhân dẫn đến mất an toàn vệ sinh [4]. Thêm vào đó, các bề mặt tiếp xúc (như tay 
công nhân, các dụng cụ chế biến) cũng như nước rửa có thể là nguồn lây nhiễm vi sinh vật cho cá 
nếu không được kiểm soát tốt [5]-[6]. Mặt khác, từ 2010 đến 2019 đã có 40 lần sản phẩm cá Tra 
Việt Nam dương tính với Listeria monocytogenes hoặc nhiễm Enterobacteriaceae, Escherichia 
coli với lượng cao [7]; điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bên cạnh thiệt hại về 
kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng vệ sinh tại hai công đoạn: phi 
lê và chỉnh hình ở 04 nhà máy chế biến cá Tra phi lê đông lạnh thuộc Đồng bằ ...  Một số nghiên cứu trước đây cũng đã báo cáo 
rằng nhóm vi khuẩn Enterobacteriaceae (bao gồm nhóm Coliforms và E. coli) có nguồn gốc từ 
đường ruột của cá và do đó khả năng nhiễm chéo cao xảy ra từ công đoạn phi lê trở đi [5], [14], 
[17]. Vi sinh vật nói chung tồn tại với lượng cao (đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh) trong nước 
rửa, trên tay công nhân và các bề mặt tiếp xúc (bảng 2) có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm chéo 
cho cá (bán) thành phẩm nếu điều kiện vệ sinh và khử trùng không đảm bảo [6], [16], [18]-[19]. 
Vì vậy, các nhà máy cần tăng cường tần suất vệ sinh tay công nhân, dụng cụ chế biến, nhà xưởng 
cũng như kiểm soát tốt nhiệt độ và thời gian cá tồn lưu tại công đoạn chỉnh hình do đây là công 
đoạn có thời gian chế biến dài (16-18 phút) tạo điều kiện cho sự phát triển chung của các vi sinh 
vật [4] cũng như tránh làm vỡ nội tạng cá trong quá trình phi lê. Ngoài ra, hiệu quả của các quá 
trình và thủ tục vệ sinh cá nhân, tay (găng tay), bảo hộ lao động, cũng như tần suất thay nước (cắt 
tiết/xả máu) cần được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. 
Từ các kết quả trên có thể thấy rằng, chất lượng vi sinh vật trên cá Tra phụ thuộc vào điều 
kiện chế biến, vệ sinh và khử trùng ở mỗi công ty. Lượng vi sinh vật trên cá (bán) thành phẩm bị 
ảnh hưởng bởi các hoạt động kiểm soát chất lượng như thực hành vệ sinh cá nhân, chương trình 
vệ sinh, các biện pháp phòng ngừa cho sản phẩm và kiểm soát nguyên liệu [6], [20]. 
3.2. Sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh trên cá và môi trường chế biến tại công đoạn 
phi lê và chỉnh hình 
Sự hiện diện của Listeria monocytogenes, Vibrio cholerae và Salmonella spp. trên cá và các 
mẫu môi trường chế biến (nước cắt tiết, tay công nhân và dụng cụ chế biến) tại công đoạn phi lê 
và chỉnh hình ở 04 nhà máy được thể hiện ở Hình 1. 
Kết quả định tính vi sinh vật gây bệnh cho thấy Listeria monocytogenes và Vibrio cholerae 
hiện diện rải rác trên tay công nhân và cá tại công đoạn phi lê (Hình 1a), và nhìn chung xuất hiện 
với tần suất cao hơn tại công đoạn chỉnh hình tại các nhà máy (Hình 1b). Cụ thể, L. 
monocytogenes và V. cholerae hiện diện trên tay công nhân chỉnh hình với tần suất cao nhất tại 
nhà máy VL (6/9); trên tay công nhân phi lê thì tần suất này lần lượt là 1/9 (tại nhà máy DT) và 
5/9 (tại nhà máy VL). Tương tự với kết quả trên, L. monocytogenes và V. cholerae hiện diện trên 
cá phi lê và chỉnh hình với tần suất cao nhất tại nhà máy VL (tần suất lần lượt là 2/9 và 9/9 trên 
cá phi lê; 5/9 và 9/9 trên cá chỉnh hình). Ngược lại, L. monocytogenes không được tìm thấy tại 
công đoạn phi lê và chỉnh hình trên tất cả các mẫu cá và mẫu môi trường tại nhà máy CT. Trong 
khi đó, L. monocytogenes hiện diện rải rác trong các mẫu nước cắt tiết (tại nhà máy VL và DT); 
và hiện diện với tần suất tương đối cao trên các dụng cụ chỉnh hình tại nhà máy VL (7/9) và AG 
(4/9). Bên cạnh đó, Salmonella spp. được tìm thấy trong mẫu nước cắt tiết, trên tay công nhân và 
cá phi lê tại nhà máy VL (với tần suất lần lượt là 3/9, 1/9 và 1/9); Salmonella spp. cũng được tìm 
thấy trên cá chỉnh hình tại nhà máy AG (1/9). 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 64 - 71 
 69 Email: jst@tnu.edu.vn 
(a) (b) 
Hình 1. Tần suất hiện diện của Listeria monocytogenes, Vibrio cholerae và Salmonella spp. tại công đoạn 
phi lê (a) và chỉnh hình (b) ở 04 nhà máy VL, DT, AG và CT 
Chú thích: 
 Âm tính Dương tính Không có mẫu 
Nhìn chung, nhà máy VL có tần suất nhiễm L. monocytogenes và V. cholerae cao hơn các nhà 
máy còn lại có thể là do áp dụng HACCP trong thực tế chưa triệt để. Thêm vào đó, các thị trường 
xuất khẩu chủ lực của nhà máy ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia và 
Indonesia. Tuy nhiên nhà máy DT có tần suất nhiễm các vi sinh vật này theo xu hướng thấp hơn, 
có thể do nhà máy sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt hơn 
như Châu Âu, Mỹ, Úc. Mặt khác, nhà máy DT áp dụng đa dạng các tiêu chuẩn quản lý chất 
lượng và an toàn thực phẩm như ISO, HACCP, BRC, IFS, GLOBAL GAP. Đối với nhà máy AG 
mặc dù đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm như nhà máy xuất khẩu sản 
phẩm sang các thị trường như Châu Âu, Nam Mỹ nhưng tần suất nhiễm Salmonella spp., L. 
monocytogenes và V. cholerae vẫn xuất hiện rải rác trên các mẫu phân tích. Nguyên nhân có thể 
là do năng suất lớn (sản xuất 250 tấn nguyên liệu/ngày) khiến cho việc kiểm soát chất lượng 
nguồn nguyên liệu và trong quá trình sản xuất còn hạn chế. Mặc dù, qui trình chế biến của các 
nhà máy tương tự nhau [5] nhưng cách triển khai quá trình sản xuất, kiểm soát và quản lý hệ thống 
an toàn và chất lượng trong thực tế khác nhau [11]. Vì vậy, cần đánh giá toàn bộ việc thực hiện và 
hiệu quả của việc triển khai hệ thống quản lý an toàn chất lượng thực phẩm HACCP tại nhà máy để 
khắc phục và cải thiện chất lượng trong các nghiên cứu tiếp theo. 
Thêm vào đó, theo TCVN 8338:2010 [21] thì không cho phép các vi sinh vật gây bệnh như L. 
monocytogenes, V. cholerae hoặc Salmonella spp. có mặt trong 25 g sản phẩm cá Tra phi lê đông 
lạnh, do đó sự hiện diện của các vi sinh vật này trong quy trình chế biến (trên cá, tay công nhân, 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 64 - 71 
 70 Email: jst@tnu.edu.vn 
dụng cụ chế biến, trong nước rửa) sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm chéo cho cá bán thành phẩm 
kết quả là dẫn đến sự hiện diện quá mức cho phép của các vi sinh vật này trên cá thành phẩm. L. 
monocytogenes được biết là có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường nước ở 4oC (lên đến 141 
ngày) và khả năng hình thành màng sinh học (bao gồm Salmonella) [22]-[25]; do đó làm tăng 
nguy cơ tái nhiễm cho sản phẩm hoặc gây ô nhiễm cho cá với lượng lớn các tế bào L. 
monocytogenes hoặc Salmonella spp. được giải phóng bởi màng sinh học nếu quá trình vệ sinh 
và khử trùng ban đầu không đảm bảo. Nghiên cứu này khác với kết quả trong nghiên cứu của 
Noseda et al. [5] khi L. monocytogenes và V. cholerae không được tìm thấy đồng thời trên tay 
công nhân, dụng cụ chế biến và cá tại công đoạn phi lê và chỉnh hình; L. monocytogenes không 
tìm thấy trong tất cả các mẫu nước cắt tiết được phân tích. Ngoài các yếu tố như chất lượng 
nguồn nguyên liệu, thao tác chế biến, quá trình vệ sinh thì cách bảo quản cá bán thành phẩm 
trong quá trình chế biến cũng hạn chế được sự lây nhiễm và phát triển của vi sinh vật [4], [26], 
[27]. Từ các kết quả trên, các nhà máy cần có phương pháp bảo quản bán thành phẩm tốt và thực 
hành sản xuất tốt được khuyến cáo nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm chéo để đảm bảo chất lượng 
và an toàn của sản phẩm. 
4. Kết luận và đề nghị 
Tóm lại, các vi sinh vật gây bệnh như: Listeria monocytogenes, Vibrio cholerae và Salmonella 
spp. hiện diện rải rác trên cá phi lê và chỉnh hình. Từ các kết quả trong nghiên cứu này, các nhà 
máy chế biến cá Tra cần cải thiện các biện pháp phòng ngừa; quy trình và thủ tục (kiểm soát) vệ 
sinh nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị; thực hành tốt vệ sinh cá nhân và phương pháp bảo quản cá bán 
thành phẩm và đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm cuối. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ của đề tài/dự án A-16 được tài trợ bởi dự án Nâng cấp 
Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản. Nhóm 
nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các nhà máy cho phép lấy mẫu và công bố các kết quả này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] VASEP, "Overview of Vietnam Fisheries Industry (VASEP)," 2019. [Online]. Available: 
 [Accessed Apr. 1, 2020]. 
[2] VASEP, "Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP)," 2011. Report on Vietnam 
seafood export in 2011. [Online]. Available:  [Accessed Apr. 9, 2020]. 
[3] FAO, "Pangasius - November 2014: Demand continues to pick up in non-major markets, major 
producer lays out five year plan," 2014. [Online]. Available: 
action/globefish/market-reports/resource-detail/zh/c/336908/. [Accessed Apr. 20, 2020]. 
[4] T. A. N. Tong, T. H. D. Bui, N. T. T. L. Le, D. N. Le, N. D. D. Le, N. B. Ly, and F. Devlieghere, 
"Comparison of Tra fish production process at seafood processing factories: microbial quality of total 
aerobic counts (In Vietnamese)," Can Tho University Journal of Science, Part B: Agriculture, 
Fisheries and Biotechnology, vol. 32, pp. 69-75, 2014. 
[5] B. Noseda, A. N. T. Thi, L. Rosseel, F. Devlieghere, and L. Jacxsens, "Dynamics of microbiological 
quality and safety of Vietnamese Pangasianodon hypophthalmus during processing," Aquaculture 
International, vol. 21, no. 3, pp. 709-727, 2013. 
[6] T. A. N. Tong, A. M. Arturu, C. H. Nguyen, and T. Miyamoto, "Effective Operation of Food Quality 
Management System: A Case Study from Fishery Processing," Current Research in Nutrition and 
Food Science, vol. 8, no. 1, pp. 25-40, 2020. 
[7] RASFF, "Rapid Alert System for Food and Feed (RASFF)," 2020. [Online]. Available: 
https://Ec.Europa.Eu/Food/Safety/Rasff_en. [Accessed Aug. 15, 2020]. 
[8] L. Jacxsens, J. Kussaga, P. Luning, M. Van der Spiegel, F. Devlieghere, and M. Uyttendaele, "A 
microbial assessment scheme to measure microbial performance of food safety management systems," 
International Journal of Food Microbiology, vol. 134, no. 1-2, pp. 113-125, 2009. 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 64 - 71 
 71 Email: jst@tnu.edu.vn 
[9] ISO, "Microbiology of Food and Animal Feeding Stuffs – Horizontal Methods for Sampling 
Techniques from Surfaces Using Contact Plates and Swabs (ISO 18593:2004)," 2004. [Online]. 
Available: https://www.iso.org/standard/39849.html. [Accessed Apr. 9, 2020]. 
[10] ISO, "Microbiology of food and animal feeding stuffs - Preparation of test samples, initial suspension 
and decimal dilutions for microbiological examination — Part 2: Specific rules for the preparation of 
meat and meat products (ISO 6887-2:2003)," 2003. [Online]. Available: 
https://www.iso.org/standard/29866.html. [Accessed Apr. 9, 2020]. 
[11] T. A. N. Tong, L. Jacxsens, B. Noseda, S. Samapundo, N. B. Ly, M. Heyndrickx, and F. Devlieghere, 
"Evaluation of the microbiological safety and quality of Vietnamese Pangasius hypophthalmus during 
processing by a microbial assessment scheme in combination with a self-assessment questionnaire," 
Fisheries Science, vol. 80, no. 5, pp. 1117-1128, 2014. 
[12] F. González‐Rivas, C. Ripolles‐Avila, F. Fontecha‐Umaña, A. G. Ríos‐Castillo, and J. J. Rodríguez‐
Jerez, "Biofilms in the spotlight: Detection, quantification, and removal methods," Comprehensive 
Reviews in Food Science and Food Safety, vol. 17, no. 5, pp. 1261-1276, 2018. 
[13] T. Møretrø and S. Langsrud, "Residential bacteria on surfaces in the food industry and their 
implications for food safety and quality," Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, 
vol. 16, no. 5, pp. 1022-1041, 2017. 
[14] J. A. Plumb and L. A. Hanson, Health maintenance and principal microbial diseases of cultured 
fishes. (Third Edition). John Wiley & Sons, USA, 2010. 
[15] R. M. Kirby, J. Bartram, and R. Carr, "Water in food production and processing: quantity and quality 
concerns," Food control, vol. 14, no. 5, pp. 283-299, 2003. 
[16] A. Novoslavskij, M. Terentjeva, I. Eizenberga, O. Valciņa, V. Bartkevičs, and A. Bērziņš, "Major 
foodborne pathogens in fish and fish products: a review," Annals of Microbiology, vol. 66, no. 1, pp. 
1-15, 2016. 
[17] K. Apun, A. M. Yusof, and K. Jugang, "Distribution of bacteria in tropical freshwater fish and ponds," 
International Journal of Environmental Health Research, vol. 9, no. 4, pp. 285-292, 1999. 
[18] C. S. Svanevik, I. S. Roiha, A. Levsen, and B. T. Lunestad, "Microbiological assessment along the 
fish production chain of the Norwegian pelagic fisheries sector–results from a spot sampling 
programme," Food Microbiology, vol. 51, pp. 144-153, 2015. 
[19] M. Shikongo-Nambabi, A. Shoolongela, and M. B. Schneider, "Control of bacterial contamination 
during marine fish processing," Journal of Biology and Life Science, vol. 3, no. 1, pp. 1-17, 2011. 
[20] P. Kulawik, W. Migdał, F. Gambuś, E. Cieślik, F. Özoğul, J. Tkaczewska, K. Szczurowska, and I. 
Wałkowska, "Microbiological and chemical safety concerns regarding frozen fillets obtained from 
Pangasius sutchi and Nile tilapia exported to European countries," Journal of the Science of Food and 
Agriculture, vol. 96, no. 4, pp. 1373-1379, 2016. 
[21] TCVN, "TCVN 8338:2010 - Frozen Tra fish (Pangasius hypophthalmus) fillet," 2010. [Online]. 
Available:  [Accessed Apr. 
20, 2020]. 
[22] K. Budzińska, G. Wroński, and B. Szejniuk, "Survival Time of Bacteria Listeria monocytogenes in Water 
Environment and Sewage," Polish Journal of Environmental Studies, vol. 21, no. 1, pp. 31-37, 2012. 
[23] H. Steenackers, K. Hermans, J. Vanderleyden, and S. C. De Keersmaecker, "Salmonella biofilms: an 
overview on occurrence, structure, regulation and eradication," Food Research International, vol. 45, 
no. 2, pp. 502-531, 2012. 
[24] S. Stepanović, I. Ćirković, L. Ranin, and M. Svabić, "Biofilm formation by Salmonella spp. and 
Listeria monocytogenes on plastic surface," Letters in Applied Microbiology, vol. 38, no. 5, pp. 428-
432, 2004. 
[25] B. Joseph, S. Otta, I. Karunasagar, and I. Karunasagar, "Biofilm formation by Salmonella spp. on food 
contact surfaces and their sensitivity to sanitizers," International Journal of Food Microbiology, vol. 
64, no. 3, pp. 367-372, 2001. 
[26] C. A. Boari, G. I. Pereira, C. Valeriano, B. C. Silva, V. M. D. Morais, H. C. P. Figueiredo, and R. H. 
Piccoli, "Bacterial ecology of tilapia fresh fillets and some factors that can influence their microbial 
quality," Food Science and Technology, vol. 28, no. 4, pp. 863-867, 2008. 
[27] M. N. N. N. Shikongo-Nambabi, P. M. Chimwamurombe, and S. N. Venter, "Factors impacting on the 
microbiological quality and safety of processed hake," African Journal of Biotechnology, vol. 9, no. 
49, pp. 8405-8411, 2010. 

File đính kèm:

  • pdfvi_sinh_vat_tong_so_va_gay_benh_trong_quy_trinh_che_bien_ca.pdf