Giáo trình môn Kinh tế chính trị

Nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng học tập lý luận Mác – Lênin phù hợp với đối tượng là sinh viên các trường dạy nghề. Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình tổ chức biên soạn tập tài liệu môn học “Kinh tế chính trị”. Tập sách này được biên soạn dựa trên cơ sở “Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin” của Bộ giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,2006)

Tập tài liệu này chủ yếu đi sâu những nội dung cần thiết làm cơ sở thuận lợi cho sinh viên đi vào nghiên cứu ngành kinh tế cụ thể, không đề cập lại những vấn đề kinh tế đã được nêu ở tập sách Chính trị mà các em đã được học.

Môn học “Kinh tế chính trị” gồm 8 chương do tập thể giáo viên thuộc tổ bộ môn Chính trị, Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình biên soạn:

Chương 1: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển kinh tế chính trị.

Chương 2: Sản xuất hàng hóa và các quy luật sản xuất hàng hóa.

Chương 3: Tái sản xuất xã hội

Chương 4: Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lương và lợi nhuận trong DN

Chương 5: Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở VN

Chương 6: Cơ cấu thành phần kinh tế và xu hướng vận động cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chương 7: Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương 8: Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

 

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kinh tế chính trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 144 trang minhkhanh 7580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kinh tế chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kinh tế chính trị

Giáo trình môn Kinh tế chính trị
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày.tháng.năm ......... ........... của.
Ninh Bình, năm 2018
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng học tập lý luận Mác – Lênin phù hợp với đối tượng là sinh viên các trường dạy nghề. Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình tổ chức biên soạn tập tài liệu môn học “Kinh tế chính trị”. Tập sách này được biên soạn dựa trên cơ sở “Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin” của Bộ giáo dục và Đào tạo (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,2006)
Tập tài liệu này chủ yếu đi sâu những nội dung cần thiết làm cơ sở thuận lợi cho sinh viên đi vào nghiên cứu ngành kinh tế cụ thể, không đề cập lại những vấn đề kinh tế đã được nêu ở tập sách Chính trị mà các em đã được học.
Môn học “Kinh tế chính trị” gồm 8 chương do tập thể giáo viên thuộc tổ bộ môn Chính trị, Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình biên soạn:
Chương 1: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển kinh tế chính trị.
Chương 2: Sản xuất hàng hóa và các quy luật sản xuất hàng hóa.
Chương 3: Tái sản xuất xã hội
Chương 4: Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lương và lợi nhuận trong DN
Chương 5: Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở VN
Chương 6: Cơ cấu thành phần kinh tế và xu hướng vận động cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 7: Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 8: Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc.
 Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, Ngày 04 tháng 6 năm 2018
Tham gia biên soạn
1. Trần Thị Thúy
2. Đào Thị Thủy
3. Phạm Thị Thu Hiền
MỤC LỤC
TRANG
Lời giới thiệu ...2
Chuơng 1: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Kinh tế chính trị .8
1. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu trong thời cổ đại và trung cổ - cơ sở cho sự ra đời kinh tế chính trị học ..................................8
1.1. Tư tưởng kinh tế thời cổ đại ..................8
1.2. Tư tưởng kinh tế thời trung cổ 10
2. Sự phát sinh phát triển kinh tế chính trị học tư sản cổ điển 12
2.1. Chủ nghĩa trọng thương12
2.2. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Pháp .14
2.3. Kinh tế chính trị cổ điển Anh ..............16
3. Những khuynh hướng và học thuyết kinh tế phê phán có kế thừa kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
25
3.1. Những khuynh hướng và học thuyết phê phán và kế thừa thiếu triệt để
25
3.2. Kinh tế chính trị học Mác- Lênin- học thuyết kinh tế kế thừa, phát triển có phê phán kinh tế chính trị tư sản cổ điển..
29
4. Một số trường phái kinh tế chính trị học tư sản hiện đại
33
4.1. Trường phái “Tân cổ điển” .........
33
4.2. Học thuyết kinh tế của J.Kênxơ
34
4.3. Trường phái chủ nghĩa tự do mới...
36
4.4. Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại.
37
4.5. Các lý thuyết về phát triển kinh tế đối với các nước chậm phát triển
39
Chương 2: Sản xuất hàng hoá và các quy luật sản xuất hàng hoá
41
1. Sản xuất hàng hoá và điều kiện ra đời của nó..
42
1.1. Sản xuất tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hoá
42
1.2. Hai điều kiện ra đời của nền kinh tế hàng hoá.
43
1.3. Ưu thế của kinh tế hàng hoá so với kinh tế tự nhiên.
44
2. Hàng hoá...
44
2.1. Hàng hoá và 2 thuộc tính của nó.
44
2.2. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá..
47
2.3. Lượng giá trị của hàng hoá.
48
3. Tiền tệ..
50
3.1. Nguồn gốc (lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ) 
50
3.2. Chức năng của tiền tệ...............
52
3.3. Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát..
54
4. Thị trường và quy luật cung cầu
55
4.1. Thị trường..
55
4.2. Quy luật cung- cầu..
56
5. Quy luật cạnh tranh..
58
6. Quy luật giá trị..
58
Chương 3: Tái sản xuất xã hội
61
1. Các phạm trù của tái sản xuất...
61
1.1. Khái niệm tái sản xuất.
61
1.2. Các khâu của quá trình tái sản xuất
62
1.3. Những nội dung chủ yếu của tái sản xuất..
63
2. Các quy luật kinh tế của tái sản xuất xã hội.
64
2.1. Quy luật thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất xã hội
64
2.2. Quy luật về tiến bộ khoa học kỹ thuật..
69
2.3. Quy luật về phân phối trong tái sản xuất xã hội..
71
2.4. Quy luật tích luỹ
73
3. Tăng trưởng kinh tế.
76
3.1. Khái niệm.
76
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
77
3.3. Phát triển kinh tế....
78
3.4. Tiến bộ xã hội
79
Chương 4: Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lương và lợi nhuận trong doanh nghiệp.....
81
1. Tuần hoàn và chu chuyển vốn
81
1.1.Vốn trong doanh nghiệp.
81
1.2. Tuần hoàn vốn..
82
1.3. Chu chuyển vốn.
83
2. Giá thành sản phẩm..
85
3. Tiền lương...
86
3.1. Bản chất của tiền lương..
86
3.2. Các hình thức cơ bản của tiền lương...
86
3.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương.
87
4. Lợi nhuận, các hình thái vốn và các thu nhập
88
4.1. Lợi nhuận
88
4.2. Các hình thái vốn và thu nhập của nó..
88
Chương 5: Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
95
1. Thực trạng và vai trò của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
95
1.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
95
1.2. Vai trò của kinh tế thị trường và sự cần thiết hình thành, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
97
2. Nội dung và xu hướng vận động của kinh tế thị trường ở nước ta
98
2.1. Nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
99
2.2. Nền kinh tế thị trường nước ta thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.
99
2.3. Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ  ... bao trùm mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng có thể khái quát lại trong năm lĩnh vực:
+ Xác định các chủ thể pháp lý, tạo cho họ các quyền năng (năng lực pháp lý) và hành động (khả năng kinh doanh) mang tính thống nhất.
+ Quy định các quyền về kinh tế (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế.v.v)
+ Về hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật hợp đồng dựa trên cơ sở thoả thuận, trên cơ sở tự nguyện của các bên, Luật hợp đông quy định quyền hoạt động của các chủ thể pháp lý, tức là các hành vi pháp lý.
+ Về sự đảm bảo của Nhà nước đối với các điều kiện chung của nền kinh tế có các Luật bảo hộ lao động, Luật môi trường, Luật chống độc quyềnCác quy định về mặt xã hội có Luật bảo hiểm xã hộiTrong quan hệ kinh tế đối ngoại lại có Luật quan hệ quốc tế, Luật đầu tư nước ngoài, Luật ngoại thương v.v
4.3.4.Tài chính.
- Bản chất của tài chính:
Tài chính là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường. Đó là một hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình phân phối để hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Có thể nói một cách ngắn gọn đó là quan hệ phân phối trong việc hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Chức năng của tài chính.
Với bản chất như trên tài chính có hai chức năng: phân phối và giám sát.
+ Trong các chức năng phân phối: tài chính tham gia vào cả hai quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại.
Quá trình phân phối lần đầu tiên diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất với mục đích lầ để hình thành nên các quỹ tiền tệ và các khoản thu nhập ban đầu dưới hình thức tiền tệ cho các tổ chức và các cá nhân đã tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Tiếp theo quá trình phân phối lần đầu là quá trình phân phối lại, quá trình này diễn ra cả ở trong, lẫn ở ngoài lĩnh vực sản xuất. Quá trình phân phối lại nhằm vào 3 mục đích : 1/ Bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; 2/ Hình thành thu nhập cho các ngành không sản xuất vật chất; 3/ Điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
+ Trong chức năng giám sát : tài chính sẽ thông qua đồng tiền để giám sát việc quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ. Mục đích là để khuyến khích các tổ chức kinh tế và các cá nhân sử dụng quỹ tiền tệ một cách có hiệu quả, khuyế khhích các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán, chống tham ô lãng phí và thực hiện tiết kiệm.
- Các công cụ của tài chính:
* Hệ thống thuế: chính sách thuế đúng đắn không chỉ có mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn khuyến khích sản xuất, xuất khẩu điều tiết tiêu dùng, khắc phục có hiệu qủ các hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế, thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, khưyến khích đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
* Ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước là công cụ rất quan trọng để tác động vào nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và công bằng, là hình thức cơ bản để hình thành nên các quỹ tiền tệ tập trung. Ngân sách được dùng để khuyến khích sử dụng hợp lý các nguồn lực trong tất cả các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
-	 Đổi mới công tác tài chính ở Việt Nam hiện nay: chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác tài chính của chúng ta đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ.
+ Thứ nhất: đổi mới nền tài chính. Chuyển từ nền tài chính đơn nhất (tài chính Nhà nước) sang nền tài chinh nhiều thành phần.
+ Thứ hai: đổi mới về cơ chế tài chính. Chuyển từ cơ chế giao nộp cấp phát (các xí nghiệp nộp thu quốc doanh cho Nhà nước, Nhà nước cấp phát vốn, cấp phát vật tư cho các xí nghiệp) sang cơ chế cho vay vốn (Nhà nước cho các doanh nghiệp vay vốn thông qua các quỹ tín dụng và các ngân hàng thương mại) và các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
+ Thứ ba: đổi mới về hệ thống tài chính. Chuyển từ hệ thống tài chính hai cấp (tài chính Nhà nước và tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở) sang hệ thống tài chính thống nhất bao gồm 5 yếu tố sau:
- Tài chính doanh nghiệp
- Tài chính hộ gia đình
- Ngân sách Nhà nước
- Tài chính đối ngoại
- Các tổ chức tài chính trung gian (các quỹ tín dụng, các ngân hàng thương mại)
4.3.5. Tín dụng
- Bản chất của tín dụng:
Tín dụng là một yếu tố trong hệ thống tài chính, là một hình thức vận động của vốn tiền tệ. Nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sử hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc có thời hạn, hoàn trả cả vốn gốc lẫn lợi tức.
Quan hệ tín dụng đã từng tồn tại ở trong các nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường, nhưng trong các phương thức sản xuất khác nhau thì tín dụng cũng mang các bản chất khác nhau. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các ngân hàng nhà nước khi cho vay tiền đều phải thu lợi tức, có vay, có trả nhưng không chỉ vì mục đích thu lợi tức mà còn chủ yếu vì để phát triển mạnh mẽ nền sản xuất xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ bước thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
- Các chức năng của tín dụng:
Là một yếu tố trong hệ thống tài chính nên tín dụng cũng có hai chức năng:
+ Chức năng phân phối: Tín dụng chủ yếu tham gia vào quá trình phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở tự nguyện theo nguyên tắc hoàn trả và có lợi tức. Nội dung của chức năng này được thực hiện thông qua cơ chế huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn rôĩ, phân tán trong xã hội để cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhân dân vay đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng.
+ Chức năng giám sát: tín dụng chủ yếu giám sát tư cách pháp nhân của người vay vốn, tình hình hoạt động và sử dụng vốn của người vay, khả năng trả nợ của họ. Mục đích là nhằm kiểm soát người vay sử dụng vốn sao cho đúng nguyên tắc tài chính và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Tín dụng thương mại: là việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ bằng cách cho chịu tiền với kỳ hạn và lợi tức nhất định. Đây là hình thức tín dụng không chỉ có lợi cho người tiêu dùng mà còn có lợi cho cả các nhà sản xuất và những người cung cấp dịch vụ. Vì vầy nó không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường.
+ Tín dụng ngân hàng: nó là hình thức mà quan hệ tín dụng được thực hiện thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Theo đà phát triển của nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng càng ngày càng trở thành hình thức chủ yếu không chỉ ở trong nước mà còn trên quy mô khu vực và thế giới. Tuỳ theo cách phân chia khác nhau, tín dụng ngân hàng lại bao gồm nhiều loại khác nhau: nếu phân chia theo thời gian thì có tín dụng ngắn hạn (dưới 1 năm), tín dụng trung hạn, tín dung dài hạn (trên 5 năm); nếu phân chia theo đối tượng đầu tư thì có tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định v.v
+ Tín dụng nhà nước: là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định giữa nhà nước và các tổ chức kinh tế trong nước, giữa nhà nước với các tầng lớp dân cư, giữa nhà nước với chính phủ các nước khácHình thức này được thực hiện thông qua việc nhà nước phát hành công trái bằng thóc, bằng vàng, bằng tiền để vay dân khi ngân sách nhà nước thiếu hụt.
Tính hiệu quả của tín dụng nhà nước phụ thuộc vào sự tuân thủ nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi giữa nhà nước với người mua công trái. Muốn vậy phải đảm bảo lãi suất tín dụng nhà nước phù hợp với lãi suất tín dụng ngân hàng, thời gian trả phải bảo đảm dúng thời hạn ghi trên công trái, phương thức thanh toán phải đơn giản, thuận tiện cho người mua công trái.
+ Tín dụng tập thể: là hình thức tự nguyện góp vốn của các thành viên cho nhau vay hoặc để cùng nhau kinh doanh tín dụng. Nó tồn tại dưới các hình thức như các hiệp hội tín dụng, hợp tác xã tín dụng. Đây là hình thức tín dụng giữ vai trò bổ sung cho tín dụng ngân hàng về huy động vốn và cho vay, chủ yếu ở nông thôn.
Tín dụng tập thể là hình thức tồn tại tất yếu trong nền kinh têd thị trường, có vài trò cực kỳ quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn khi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và khi ngân hàng chưa vươn tới từng hộ nông dân. Tuy nhiên điều đó chỉ trở thành hiện thựuc khi các tổ chức tín dụng tập thể có cơ chế khinh doanh phù hợp, tồn tại và phát triển trên cơ sở tôn trọng pháp luật, nhất là pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, có sự giúp đỡ của nhà nước.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngoài các hình thức tín dụng chủ yếu như đã nêu trên còn có một số hình thức tín dụng khác nữa: như tín dụng tiêu dùng (mua trả góp), tín dụng học đường v.v
- Vai trò của tín dụng :
+ Giảm hệ số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tốc độ chu chuyển của vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và góp phần chống lạm phát.
+ Góp phần cung cấp khối lượng vốn cho các doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, cho phép tập trung được lượng vốn lớn đầu tư cho các công trình lớn, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ giao lưu tiền tệ giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
+ Góp phần vào việc hình thành, điều chỉnh và chuyển dịch cơ chế kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là trong nông nghiệp và nông thôn.
+ Tạm thời hỗ trợ vốn tiêu dùng cho cư dân cải thiện đời sống.
Chính sách tín dụng ở nước ta hiện nay:
+ Đơn giản hoá thủ tục vay vốn ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
+ Từng bước phát triển các hình thức tín dụng tập thể, tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, ... nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Để dẫn dắt sự vận động của các quan hệ tín dụng trong một nền kinh tế nhiều thành phần theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, suất lợi tức do nhà nước quy định phải tuân theo những nguyên tắc kinh tế chứ khong thể tuỳ tiện định ra một cách máy móc, chủ quan, duy ý chí. Do lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận,nên suất lợi tức phải thấp hơn suất lợi nhuận, nhưng suất lợi tức cũng không thể quá thấp vì như thế sẽ không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm đồng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Việc quy định suất lợi tức tiền gửi và tiền cho vay phải căn cứ vào tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Đối với tiền gửi tiết kiệm của dân, khi quy định lãi suất phải phân tích mối quan hệ giữa sức mua của đồng tiền với khối lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường, cũng như phải tính đến lợi ích kinh tế của nhân dân khi gửi tiền tiết kiệm.
4.3.6. Tiền tệ và lưu thông tiền tệ
Trong nền kinh tế thị trường toàn bộ hoạt động kinh tế đều được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc thắt chặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế.
Trong quá trinh chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ ở nước ta cũng đang trong quá trình chuyển đổi: từ chỗ mang nặng tính cấp phát chuyển sang hướng kinh doanh để từng bước củng cố sức mua của đồng tiền và nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam; từ chỗ hầu như chỉ hoạt động thông qua độc quyền của hệ thống ngân hàng Nhà nước chuyển sang nhiều hình thức tổ chức ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế v.vVì vậy, việc xây dựng chính sách tiền tệ hợp lý là một yêu vầu vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nó phải là một chính sách góp phần đắc lực vào việc ổn định và tăng sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát ở mức chấp nhận được, duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý, huy động đựoc nhiều vốn và cho vay có hiệu quả cao.
4.3.7. Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại
Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế mở, xúc tiến các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là: thuế xuất - nhập khẩu, hạn ngạch (quota), tỷ giá hối đoái, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu v.v
Thông qua những công cụ này, nàh nước có thể khuyến khích việc xuất nhập khẩu, đồng thời lại bảo hộ một cách hợp lý nền sản xuất nội địa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Vì sao nước ta phải xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước?
2.Phân tích nội dung của cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước.
3.Nêu các chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ lao động Thương binh & Xã hội: Báo cáo về triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm.
Các Mác - Ph. Ăng-ghen, Toàn tập. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980
Các Mác - Ph. Ăng-ghen, Tuyển tập. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980
Các Mác, Tư bản, quyển I, tập 1. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980.
Châu Á: Con đuờng tới tương lai. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 2(46) tháng 4/1997.
Chiến lược phát triển xuyên thế kỷ. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 2(46) tháng 4/1997.
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin. Nxb Chính trị quốc gia, 2006.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1998.
GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên): Lịch sử các học thuyết kinh tế (tập bài giảng) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997
 PTS Hoàng Ngọc Hòa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ - cốt lõi của CNH, HĐH đất nước. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội, 1976.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_kinh_te_chinh_tri.doc