Giáo trình môn Kế toán ngân sách xã phường
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài
chính, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành và kiểm soáy hoạt động tài
chính. Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống kế toán nhà nước
cũng đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng
cường và năng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia. Trong công tác quản lý tài
chính - ngân sách xã phường. Luật
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã phường, Luật ngân sách nhà nước và
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã hướng dẫn công tác quản lý tài chính – ngân
sách xã từ quy định công tác xây dựng dự toán thu chi đến việc quản lý , cấp phát và
hướng dẫn công tác Ngân sách xã.
Để giúp những người quan tâm đến lĩnh vực kế toán ngân sách và tài chính xã phương
nắm được quy định mới ban hành, tập thể giáo viên kê toán đã biên soạn bộ giáo trình
này. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức biên soạn, nếu còn vấn đề cần góp ý, bổ sung,5
chỉnh sửa đề nghị các đơn vị và học viên có ý kiến tham gia để bộ tài liệu này được hoàn
thiện hơn.
Nội dung giáo trình gồm 5 chương
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã
Chương 2: Kế toán thu chi ngân sách
Chương 3: Kế toán vốn bằng tiền, vật tư, tài sản cố định
Chương 4: Kế toán thành toán và nguồn vốn quỹ của xã
Chương 5: Báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kế toán ngân sách xã phường
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ban hành theo Quyết định số 1661/QĐ-CĐGTVTTWI ngày 31/10/2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT Trung ương I 1 Hà Nội, 2017 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƢƠNG I GIÁO TRÌNH Môn học: Kế toán ngân sách xã, phƣờng NGHỀ:KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Hà Nội –2 2017 Mục lục Lời nói đầu4 Chƣơng 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã5 1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã..5 2. Tổ chức bộ máy kế toán5 3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán6 4. Vận dụng tài khoản kế toán.10 5. Tổ chức hình thức kế toán và sổ sách kế toán10 Chƣơng 2: Kế toán thu chi ngân sách..20 1. Kế toán thu ngân sách.20 2. Kế toán thu ngân sách chƣa qua kho bạc28 3. Kế toán chi ngân sách..31 4. Kế toán chi ngân sách chƣa qua kho bạc38 5. Kế toán thu chi sự nghiệp42 6. Kế toán chênh lệch thu chi ngân sách44 Chƣơng 3: Kế toán vốn bằng tiền, vật tƣ, tài sản cố định45 1. Kế toán tiền mặt.45 2. Kế toán tiền gửi kho bạc50 3. Kế toán vật liệu..53 4. Kế toán tài sản cố định..56 5. Kế toán hao mòn tài sản cố định64 6. Kế toán sửa chữa tài sản cố định65 7. Kế toán xây dựng cơ bản dở dang.68 Chƣơng 4: Kế toán thành toán và nguồn vốn quỹ của xã77 3 1. Kế toán nợ phải thu..77 2. Kế toán nợ phải trả..81 3. Kế toán thu hộ, chi hộ.88 4. Kế toán quỹ công chuyên dùng90 5. Kế toán nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.94 Chƣơng 5: Báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách ..96 1. Hệ thống báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách..96 2. Nội dung và phƣơng pháp lập báo cáo kế toán..96 3. Nội dung và phƣơng pháp lập quyết toán ngân sách103 Tài liệu tham khảo120 Lời nói đầu Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành và kiểm soáy hoạt động tài chính. Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống kế toán nhà nƣớc cũng đã không ngừng đƣợc hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cƣờng và năng cao chất lƣợng quản lý tài chính quốc gia. Trong công tác quản lý tài chính - ngân sách xã phƣờng. Luật Chƣơng 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã phƣờng, Luật ngân sách nhà nƣớc và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã hƣớng dẫn công tác quản lý tài chính – ngân sách xã từ quy định công tác xây dựng dự toán thu chi đến việc quản lý , cấp phát và hƣớng dẫn công tác Ngân sách xã. Để giúp những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực kế toán ngân sách và tài chính xã phƣơng nắm đƣợc quy định mới ban hành, tập thể giáo viên kê toán đã biên soạn bộ giáo trình này. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức biên soạn, nếu còn vấn đề cần góp ý, bổ sung, 4 chỉnh sửa đề nghị các đơn vị và học viên có ý kiến tham gia để bộ tài liệu này đƣợc hoàn thiện hơn. Nội dung giáo trình gồm 5 chƣơng Chƣơng 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã Chƣơng 2: Kế toán thu chi ngân sách Chƣơng 3: Kế toán vốn bằng tiền, vật tƣ, tài sản cố định Chƣơng 4: Kế toán thành toán và nguồn vốn quỹ của xã Chƣơng 5: Báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách Xin chân thành cảm ơn Chương 1: Tổ chức công tác kế toán ngân sách xã 1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của xã dƣới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế toán ngân sách xã có nhiệm vụ: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán, theo chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; các khoản thu, chi ngân sách xã; nghĩa vụ thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản của xã; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, ngân sách. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, ngân sách; tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản tý tài chính, ngân sách xã và quyết định kinh tế, tài chính của chính quyền cấp xã. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán, tài chính, ngân sách xã theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức bộ máy kế toán 2.1. Nội dung công việc kế toán 5 - Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác của xã tại KBNN; - Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc và những khoản thoái thu ngân sách hoàn trả cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng; - Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản ánh các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã đƣợc Hội đồng nhân dân xã quyết định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục ngân sách nhà nƣớc; - Kế toán thanh toán: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của các đối tƣợng; Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã sử dụng chƣa thanh toán cho ngƣời bán, ngƣời nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã; - Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chi của các hoạt động tài chính khác nhƣ: thu chi các quỹ công chuyên dùng; thu, chi hoạt động sự nghiệp, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác; - Kế toán vật tƣ, tài sản, đầu tƣ XDCB, nguồn vốn đầu tƣ XDCB và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng cơ bản, do nhận bàn giao, do đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ, do nhân dân đóng góp, quyên tặ ... XDCB và sửa chữa tài sản cố định. 70 - Khi công trình XDCB hoàn thành, kế toán phải tiến hành tính toán, phân bổ các chi phí khác về XDCB theo nguyên tắc: + Các chi phí khác về XDCB liên quan đến hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp vào hạng mục công trình đó; + Các chi phí quản lý dự án và chi phí khác có liên quan đến nhiều công trình, nhiều đối tƣợng tài sản thì phải phân bổ theo những tiêu thức thích hợp (theo tỷ lệ với vốn xây dựng hoặc tỷ lệ với vốn lắp đặt, vốn thiết bị). 7.2. Tài khoản chuyên dùng Chứng từ kế toán Sử dụng - Giấy rút vốn đầu tƣ kiêm lĩnh tiền mặt - Giấy rút vốn đầu tƣ kiêm chuyển khoản, tiền thƣ điện, cấp séc bảo chi - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ - Phiếu giá thanh toán khối lƣợng XDCB hoàn thành - Phiếu kê thanh toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành - Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tƣ - Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ Tài khoản kế toán Để hạch toán đầu tƣ XDCB kế toán sử dụng tài khoản 241 và 441 Nội dung kết cấu tài khoản 241- Chi phí đầu tƣ XDCB dở dang - Phát sinh Bên Nợ + Chi phí thực tế về đầu tƣ xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh; + Chi phí đầu tƣ cải tạo, nâng cấp tài sản cố định. - Phát sinh Bên Có + Giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tƣ xây dựng, mua sắm đã hoàn thành đƣa vào sử dụng; + Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán đƣợc duyệt y; + Giá trị công trình sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành kết chuyển khi quyết toán đƣợc duyệt y. - Số dƣ bên Nợ + Chi phí XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định còn dở dang; 71 + Giá trị công trình XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định đã hoàn thành nhƣng chƣa bàn giao đƣa vào sử dụng hoặc quyết toán chƣa đƣợc duyệt y. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Tài khoản này phản ảnh chi phí mua sắm tài sản cố định phải qua lắp đặt, chạy thử trƣớc khi đƣa vào sử dụng và tình hình quyết toán chi phí mua sắm tài sản cố định phải qua lắp đặt, chạy thử. Trƣờng hợp TSCĐ mua về đƣa vào sử dụng ngay không qua lắp đặt, chạy thử... thì không phản ánh qua tài khoản 2411. - Tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản dở dang: Tài khoản này phản ánh các chi phí đầu tƣ XDCB và tình hình thanh quyết toán chi phí đầu tƣ XDCB của xã. Chi phí đầu tƣ XDCB phản ảnh vào tài khoản này gồm: Chi xây lắp, chi thiết bị, chi phí khác. Tài khoản 2412 phải mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và phải theo dõi chi tiết theo từng loại chi phí đầu tƣ xây dựng. - Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định: Tài khoản này phản ánh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định để làm cơ sở tính nguyên giá TSCĐ. Chi phí sửa chữa thƣờng xuyên TSCĐ không hạch toán vào tài khoản này. Nội dung, kết cấu tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB - Phát sinh Bên Nợ Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB giảm, do: + Các khoản chi phí đầu tƣ XDCB xin duyệt bỏ đã đƣợc duyệt y; + Hoàn lại nguồn kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản cho ngân sách; + Kết chuyển giá trị công trình XDCB mới hoàn thành đƣợc phê duyệt quyết toán và giá trị tài sản cố định mua sắm hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng với nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB; + Các khoản khác làm giảm nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB. - Phát sinh Bên Có Nguồn kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản tăng, do: + Nhận đƣợc kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách xã hoặc ngân sách cấp trên cấp; + Các khoản huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mà HĐND xã quyết định thông qua không đƣa vào ngân sách xã quản lý; + Các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nƣớc và các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ngoài nƣớc; + Các khoản khác làm tăng nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB ; 72 Số dƣ bên Có: Nguồn kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản của xã chƣa sử dụng hoặc đã sử dụng nhƣng quyết toán chƣa đƣợc duyệt. Tài khoản 441 " Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB " có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4411 " Nguồn ngân sách xã ": Tài khoản này phản ảnh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB đƣợc hình thành từ nguồn ngân sách xã; - Tài khoản 4412 " Nguồn tài trợ ": Tài khoản này phản ảnh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tƣ đƣợc hình thành từ các nguồn tài trợ mà không đƣa vào ngân sách xã . - Tài khoản 4413 "Nguồn khác": Tài khoản này phản ảnh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí đầu tƣ đƣợc hình thành từ nguồn khác nhƣ: Nguồn huy động của nhân dân không đƣa vào ngân sách,.... 7.3. Phương pháp hạch toán Hạch toán tổng hợp hoạt động đầu tƣ XDCB trên Nhật ký - Sổ Cái và hạch toán các nghiệp vụ: a) Kế toán nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định bằng tiền mặt thuộc nguồn vốn ngân sách phải qua lắp đặt, chạy thử: (1) Mua TSCĐ bằng tiền mặt thuộc quỹ ngân sách về phải qua lắp đặt, căn cứ vào hoá đơn mua tài sản, phiếu chi và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi chi phí đầu tƣ giá trị TSCĐ mua về đƣa vào lắp đặt, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ) Có TK 111- Tiền mặt (2) Chi phí lắt đặt, chạy thử TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ) Có TK 111- Tiền mặt Có TK 152- Vật liệu Có TK 331- Các khoản phải trả 362 (3) Khi lắp đặt, chạy thử xong bàn giao TSCĐ đƣa vào sử dụng, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (4) Kết chuyển chi phí mua và chi phí lắp đặt TSCĐ vào chi ngân sách chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192) 73 Có TK 241 - XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ) (5) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, Căn cứ vào giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng đã đƣợc Kho bạc chấp nhận, chuyển chi ngân sách chƣa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142- Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 – thuộc năm nay) b) Trƣờng hợp mua TSCĐ bằng chuyển khoản thuộc vốn ngân sách đƣa về phải lắp đặt, chạy thử: (1) Xã làm lệnh chi tạm ứng chuyển khoản để mua TSCĐ về đƣa vào lắp đặt, căn cứ vào chứng từ kế toán đƣợc Kho bạc chấp nhận thanh toán, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang( 2411- Mua sắm TSCĐ) Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) (2) Chi phí lắt đặt TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ) Có TK 111- Tiền mặt Có TK 152- Vật liệu Có TK 331- Các khoản phải trả (3) Kết chuyển giá trị TSCĐ mua sắm phải qua lắp đặt, chạy thử bằng vốn ngân sách vào chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) (Giá trị TSCĐ mua sắm theo hoá đơn) Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192- Thuộc năm nay) (Chi phí lắp đặt, chạy thử phát sinh tại xã) Có TK 241 - XDCB dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ) (Toàn bộ giá trị TSCĐ bàn giao đƣa vào sử dụng) (4) Khi lắp đặt, chạy thử xong bàn giao đƣa vào sử dụng, ghi tăng TSCĐ: Nợ TK 211- Tài sản cố định Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (5) Làm thủ tục thanh toán với Kho bạc về chi phí lắp đặt, chạy thử phát sinh, chuyển từ chi ngân sách chƣa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay). 74 c) Kế toán nghiệp vụ mua sắm tài sản cố định phải qua lắp đặt bằng nguồn vốn đầu tƣ XDCB: (1) Xuất quĩ tiền mặt hoặc rút tiền gửi thuộc vốn đầu tƣ tại Kho bạc mua tài sản cố định đƣa về vào lắp đặt, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang ( 2411 - Mua sắm TSCĐ) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc ( 1128- Tiền gửi khác ) (2) Chi phí lắp đặt, chạy thử TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ) Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128- Tiền gửi khác ) Có TK 152- Vật liệu Có TK 331- Các khoản phải trả. (3) Khi bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng: (3.1) Phản ánh tăng nguyên giá tài sản cố định, ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (3.2) Ghi giảm nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB: Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB Có TK 241- XDCB dở dang ( 2411- Mua sắm TSCĐ) d) Kế toán chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản (1) Nhập kho số vật tƣ, thiết bị XDCB mua về, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho, ghi: Nợ TK 152- Vật liệu Có TK 331- Các khoản phải trả - Trƣờng hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công hoặc giao cho ngƣời nhận thầu, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang) Có TK 331- Các khoản phải trả (2) Xuất thiết bị đầu tƣ XDCB giao cho bên nhận thầu, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang) Có TK 152- Vật liệu (chi tiết thiết bị trong kho) 75 (3) Nhận khối lƣợng XDCB hoàn thành do bên nhận thầu bàn giao, căn cứ hợp đồng giao thầu, hoá đơn khối lƣợng XDCB hoàn thành hoặc phiếu giá công trình và biên bản nghiệm thu bàn giao khối lƣợng, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang) Có TK 331- Các khoản phải trả (4) Khi ứng hoặc thanh toán tiền cho nhà thầu theo khối lƣợng xây lắp đã bàn giao, ghi: Nợ TK 331 - Các khoản phải trả Có TK 111- Tiền mặt (nếu ứng thanh toán bằng tiền mặt) Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) (rút tiền gửi vốn đầu tƣ thanh toán cho ngƣời nhận thầu) (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc) (rút tiền từ tài khoản Ngân sách chuyển khoản thanh toán thẳng cho nhà thầu) - Đồng thời ghi chi ngân sách chƣa qua Kho bạc để hình thành nguồn vốn đầu tƣ XDCB (đối với phần ngân sách làm lệnh chi chuyển khoản thẳng cho nhà thầu), ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách chƣa qua Kho bạc (nếu là cấp tạm ứng) Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB. (5) Thanh toán cho ngƣời cung cấp vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ có liên quan đến đầu tƣ XDCB, ghi: Nợ TK 331- Các khoản phải trả Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc Có TK 311 - Các khoản phải thu (chi tiết tạm ứng) (6) Khi phát sinh chi phí XDCB khác nhƣ chi giải phóng mặt bằng,..., ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang (2412 - XDCB dở dang) Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) (7) Nhận vốn viện trợ chi thẳng cho công trình xây dựng cơ bản, ghi: (7.1) Khi nhận viện trợ chuyển thẳng vật tƣ thiết bị cho công trình, làm thủ tục ghi thu ghi chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) (7.2) Căn cứ vào giấy xác nhận viện trợ ghi thu, ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc số vốn viện trợ đã nhận chuyển thẳng cho công trình, ghi: 76 - Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 719 - Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (7192 - Thuộc năm nay) Có TK 714 - Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) - Ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) (7.3) Ghi thu ghi chi nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB giá trị vốn viện trợ là vật tƣ thiết bị đã nhận, sử dụng cho công trình, ghi: Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang) Có TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB. (8) Quyết toán công trình hoàn thành bàn giao vào sử dụng (8.1) Những khoản thu hồi, ghi giảm chi phí đầu tƣ XDCB: Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (giá trị phế liệu thu hồi) Nợ TK 311- Các khoản phải thu (phần chi phí không đƣợc duyệt phải thu hồi) Nợ TK 441- Nguồn kinh phí đầu tƣ XDCB (Phần chi phí xin thanh toán đƣợc duyệt y) Có TK 241- XDCB dở dang (2412- XDCB dở dang). (8.2) Căn cứ quyết toán công trình đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế toán ghi tăng giá trị tài sản cố định đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng và ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ đ) Kế toán sửa chữa TSCĐ: Công tác sửa chữa lớn TSCĐ của đơn vị có thể tiến hành theo phƣơng thức tự làm hoặc giao thầu. (1) Theo phƣơng thức tự làm, các chi phí phát sinh đƣợc tập hợp vào bên Nợ TK 241- XDCB dở dang (2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ) và đƣợc tiết cho từng công trình, hạng mục công trình sửa chữa TSCĐ. Căn cứ vào các chứng từ chi sửa chữa lớn TSCĐ, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang (2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định) Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi Kho bạc (1128 - Tiền gửi khác) Có TK 152- Vật liệu Có TK 311- Các khoản phải thu (chi tiết thanh toán tạm ứng tính vào chi sửa chữa lớn TSCĐ) 77 (2) Theo phƣơng thức giao thầu sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phải nợ số tiền phải trả theo hoá đơn chứng từ của ngƣời nhận thầu sửa chữa TSCĐ, (căn cứ vào giá trị khối lƣợng sửa chữa do bên nhận thầu bàn giao): Nợ TK 241- XDCB dở dang (2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ) Có TK 331- Các khoản phải trả (3) Khi công trình sửa chữa đã hoàn thành kế toán quyết toán số chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Có TK 241- XDCB dở dang (4) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc, chuyển từ chi ngân sách chƣa qua Kho bạc thành chi ngân sách đã qua Kho bạc, ghi: Nợ TK 814 - Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 - Thuộc năm nay) Có TK 819 - Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) (5) Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ giá trị khối lƣợng sửa chữa lớn hoàn thành Nợ TK 211 – TSCĐ Có TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Chương 4: Kế toán thanh toán, nguồn vốn, quỹ của xã 1. Kế toán nợ phải thu 1.1. Nguyên tắc hạch toán Kế toán các khoản phải thu cần tôn trọng một số nguyên tắc sau: - Hạch toán các khoản nợ phải thu phải theo dõi chi tiết cho từng đối tƣợng phải thu, theo từng nội dung và từng lần thanh toán. 78
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_ke_toan_ngan_sach_xa_phuong.pdf