Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chính sách cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng trong

doanh nghiệp. Mặc dù các nghiên cứu về chính sách cổ tức đã có rất nhiều nhưng nó

vẫn luôn là vấn đề khiến các nhà nghiên cứu tài chính quan tâm và muốn khám phá

hơn nữa.

Ở Việt Nam hiện nay cũng ngày càng có nhiều nghiên cứu về một trong các

chính sách tài chính quan trọng này. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều tập trung

vào vấn đề chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hoặc phân tích các nhân tố tác

động đến chính sách cổ tức, các nhân tố này thường là các đặc trưng của công ty

như quy mô, khả năng sinh lợi, cấu trúc vốn hay chính sách của nhà nước như thuế

thu nhập cá nhân nhưng chưa thấy có nghiên cứu định lượng nào về mối quan hệ

giữa các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán với chính sách cổ tức của

doanh nghiệp.

Thêm nữa, xuất phát từ thực tiễn trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tiền

mặt và tài sản thanh khoản làm vua nhưng giao dịch trên thị trường chứng khoán lại

vô cùng ảm đạm, cổ tức tiền mặt càng được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn thì

có một câu hỏi được đặt ra đó là liệu các doanh nghiệp có tăng hình thức chi trả cổ

tức bằng tiền mặt để thu hút các nhà đầu tư hay không? Suy rộng ra là chính sách cổ

tức có liên quan đến tình trạng thanh khoản trên thị trường chứng khoán hay không?

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 1

Trang 1

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 2

Trang 2

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 3

Trang 3

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 4

Trang 4

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 5

Trang 5

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 6

Trang 6

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 7

Trang 7

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 8

Trang 8

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 9

Trang 9

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 82 trang minhkhanh 2840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 
 
NGUYỄN THỊ THANH HẢO 
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÍNH THANH KHOẢN 
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH 
 
NGUYỄN THỊ THANH HẢO 
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÍNH THANH KHOẢN 
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng 
Mã số : 60340201 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT 
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013 
LỜI CAM ĐOAN 
Đề tài nghiên cứu “Chính sách cổ tức và tính thanh khoản trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam” là đề tài do chính tác giả thực hiện. Đề tài này thực hiện thông 
qua việc vận dụng kiến thức đã học, nhiều tài liệu tham khảo và sự tận tình hướng 
dẫn của giáo viên hướng dẫn. 
Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. 
Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. 
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23/10/2013 
 Tác giả 
 Nguyễn Thị Thanh Hảo 
MỤC LỤC. 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục các bảng biểu 
Danh mục các hình vẽ 
Danh mục từ viết tắt 
Tóm tắt .......................................................................................................................... 1 
Chương 1 Giới thiệu tổng quan .................................................................................. 2 
Chương 2: Các nghiên cứu trước đây ....................................................................... 7 
Chương 3:Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 
3.1 Mô tả nguồn dữ liệu và lấy mẫu ................................................................. 14 
3.2Mô tả các biến sử dụng và thiết kế nghiên cứu .......................................... 15 
3.2.1 Nhóm biến đặc tính công ty ........................................................................ 17 
3.2.2 Biến vòng đời .............................................................................................. 19 
3.2.3 Các biến thanh khoản .................................................................................. 19 
3.2.4 Nhóm biến rủi ro ......................................................................................... 24 
Chương 4: Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 27 
4.1 Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và chính sách cổ tức 
của các công ty trong thời gian qua ................................................................. 27 
4.2 Cung cấp kết quả của hàm hồi qui logistic ................................................ 31 
4.2.1 Kiểm tra tác động của các nhân tố đặc tính công ty, tính thanh khoản của 
chứng khoán và thuyết vòng đời .................................................................................. 31 
4.2.2 Xem xét tác động của các nhân tố rủi ro .................................................... 36 
4.3 Xem xét khả năng dự báo về xác suất các công ty chi trả cổ tức so với 
thực tế dựa trên đặc trưng của công ty, tính thanh khoản và rủi ro ............ 37 
4.4 Kiểm tra vấn đề đáp ứng nhu cầu cổ tức của nhà đầu tư ........................ 41 
Chương 5: Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 48 
Danh mục tài liệu tham khảo 
Phụ lục: 
1. Các công ty chi trả cổ tức thực tế và xác suất dự báo 
2. Kết quả các mô hình hồi quy logistic 
3. Xu hướng chi trả cổ tức của tất cả các công ty tài chính và phi tài chính trên 
cả hai sàn HOSE và HNX theo Vietstock trong vòng 6 năm trở lại đây 
4. Lý thuyết về chính sách cổ tức 
5. Hồi quy logistic 
DANH MỤC BẢNG BIỂU 
Bảng Nội dung Trang 
3.1 Số lượng các công ty chi trả cổ tức tiền mặt và không chi trả cổ 
tức theo thực tế qua từng năm giai đoạn 2005 -2012 
16 
4.1 
Thống kê phần trăm các công ty chi trả cổ tức tiền mặt và và tỷ số 
vòng luân chuyển vốn cổ phần trung bình trên toàn thị trường qua 
từng năm giai đoạn 2005 -2012 
27 
4.2 
Báo cáo các hệ số hồi quy của các mô hình hồi quy logistic chỉ 
gồm các biến thanh khoản và bốn biến đặc trưng cơ bản của công 
ty 
32 
4.3 
Báo cáo kết quả ước lượng của các mô hình hồi quy logistic gồm 
các biến đặc trưng cơ bản của công ty đưa thêm các biến đòn bẩy, 
vòng đời vào. 
35 
4.4 
Trình bày ước lượng các hệ số hồi quy logistic của mô hình gồm 
các biến đặc trưng cơ bản của công ty, biến vòng quay vốn cổ 
phần đại diện cho thước đo thanh khoản và biến rủi ro hệ thống 
và rủi ro phi hệ thống. 
36 
4.5 
Trình bày kết quả của tỷ lệ thực tế, tỷ lệ dự đoán các công ty chi 
trả cổ tức trung bình cho toàn giai đoạn 2005 -2012 và chênh 
lệch giữa chúng cho ba mô hình. 
40 
4.6 
Thống kê phần trăm số quan sát dự báo đúng và dự báo sai của 
các mô hình hồi quy logistic trước và sau khi điều chỉnh tính 
thanh khoản và rủi ro 
41 
4.7 
Kết quả ước lượng của các mô hình hồi quy tuyến tính mà biến 
phụ thuộc được tính toán theo các mô hình logistic trước và sau 
khi điều chỉnh tính thanh khoản và rủi ro 
43 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ 
Hình Nội dung Trang 
4.1 
Tỷ lệ các công ty chi trả cổ tức và tính thanh khoản toàn thị 
trường của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 
2005 -2012 
30 
4.2 
Tỷ lệ các công ty chi trả cổ tức và tính thanh khoản toàn thị 
trường trên thị trường chứng khoán Mỹ 
31 
4.3 
Độ lệch trong xu hướng chi trả cổ tức giữa tỷ lệ các công ty 
chi trả thực tế với xác suất dự báo từ các mô hình hồi quy 
logistic 
38 
4.4 
Đồ thị biểu diễn độ sai lệch trong xu hướng chi trả cổ tức 
giữa dự báo từ mô hình gồm các biến đặc trưng công ty so 
với thực tế và độ trễ phần bù cổ tức 
44 
4.5 
Đồ thị biểu diễn độ sai lệch trong xu hướng chi trả cổ tức 
giữa dự báo từ mô hình gồm các biến đặc trưng công ty đã 
điều chỉnh tính thanh khoản so với thực tế và độ trễ phần bù 
cổ tức 
44 
4.6 
Đồ thị biểu diễn độ sa ... ức là tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu, hay tỷ lệ cổ tức mà nhà 
đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải trả để mua cổ phiếu đó. 
, 
2. Các hình thức chi trả: 
Bất cứ sự thanh toán trực tiếp nào của doanh nghiệp cho các cổ đông đều được coi là 
chính sách cổ tức. 
Thông thường trả cổ tức được hiểu là sự chi trả, phân phối từ phần vốn lợi nhuận của 
doanh nghiệp cổ phần cho các cổ đông của doanh nghiệp. Cổ tức là phần lợi nhuận mà 
cổ đông được nhận từ phần lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp do cổ đông góp vốn. 
Những sự chi trả từ nguồn khác không phải từ lợi nhuận thì không phải là cổ tức. Chỉ 
những sự chi trả từ vốn lợi nhuận làm thay đổi vốn lợi nhuận mà không làm thay đổi 
vốn góp cổ phần mới được gọi là cổ tức. 
Hình thức phổ biến nhất của trả cổ tức là bằng tiền mặt. Ngoài ra doanh nghiệp còn có 
thể chi trả cổ tức thông qua trả bằng cổ phiếu hay tài sản. 
2.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt. 
Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở 
mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định 
trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty. 
Ví dụ mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng. Tỷ lệ chi trả là 12%. Nghĩa là mỗi cổ 
phiếu được nhận cổ tức là 10.000x 12%= 1.200 đồng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ 
nhận được tiền cổ tức là 100x 1.200= 120.000 đồng. 
Trả cổ tức bằng tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm 
giảm vốn cổ phần cổ đông. 
2.2 Chi trả bằng cổ phiếu. 
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của doanh 
nghiệp theo tỷ lệ đã được đại hội cổ đông thông qua. Doanh nghiệp không nhận được 
khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. 
Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi 
nhuận cho các mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông. 
Ví dụ doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm. Nghĩa là cổ 
đông hiện hành sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được thêm 9 cổ phiếu nữa. 
Nếu doanh nghiệp tăng trưởng cao mà doanh nghiệp không chi trả cổ tức bằng tiền mặt 
thì cổ đông cho rằng trong tương lai doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức cao hơn và doanh 
nghiệp tăng trưởng hơn nữa nên giá cổ phiếu sẽ không ngừng tăng lên. Giá cổ phiếu sẽ 
tăng lên đến một mức độ mà nhà đầu tư không còn muốn mua nữa. Vì vậy khi doanh 
nghiệp thông báo trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng cổ phiếu lưu hành, giá thị trường 
mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống. 
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là chuyển từ vốn lợi nhuận sang vốn cổ phần nên không làm 
giảm tài sản và vốn sở hữu cổ phần cổ đông. 
Nếu cổ đông nhận thức được phần lợi nhuận giữ lại được chuyển sang vốn góp cổ phần 
có khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất mang lại lợi tức thu nhập cao hơn trong tương lai 
thì cổ đông sẵn sang chấp nhận tỷ lệ chi trả thấp hay chi trả cỗ tức bằng cổ phiếu, thậm 
chí không chi trả cổ tức. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không có triển vọng phát triển thì 
việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm giảm giá cổ phiếu. 
Việc doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu để tài trợ tiền mặt sẽ có lợi hơn nhiều so 
với doanh nghiệp bán cổ phiếu mới và không mất chi phí phát hành cổ phiếu. 
Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên nên khối 
lượng giao dịch sẽ lớn hơn. Ngoài ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống. 
2.3 Cổ tức trả bằng tài sản. 
Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán , bất động sản hay cổ 
phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này hiếm gặp trong thực tế. 
2.4 Mua lại cổ phần. 
Doanh nghiệp tiến hành mua lại toàn bộ hay một phần số cổ phiếu do chính doanh 
nghiệp phát hành hiện đang thuộc sở hữu cá nhân của cổ đông. 
Khi bán lại cổ phiếu cho chính doanh nghiệp, các cổ đông sẽ nhận được một khoản tiền 
từ phía doanh nghiệp nhưng họ không còn nắm giữ quyền sở hữu số cổ phiếu đó nữa. 
Sau khi quá trình mua lại kết thúc, vốn cổ phần đang lưu hành của daonh nghiệp bị 
giảm xuống. Hệ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), hệ số thu nhập trên vốn cổ 
phần(EPS) tăng lên. 
Cũng giống như khi trả cổ tức, khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành thì các 
cổ đông cũng được nhận một khoản tiền do chính doanh nghiệp trả. Vì vậy về bản chất 
khi xét xem khía cạnh phân phối nguồn tiền cho cổ đông, việc mua lại cổ phiếu cũng 
tuơng tự như trả cổ tức bằng tiền và hành động này được xem như một cơ chế phân 
phối tiền cho cổ đông mà một doanh nghiệp có thể lựa chọn thay thế cho việc trả cổ tức 
bằng tiền. 
Khi doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phiếu, chỉ có những cổ đông bán lại toàn bộ 
hoặc một phần số cổ phiếu đang nắm giữ mới nhận được số tiền phân phối. 
Khi mua lại cổ phiếu phổ thông, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm phương 
pháp sau đây : 
Chào mua với giá cố định 
Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở 
Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan 
Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng 
Mua lại cổ phiếu mục tiêu 
Việc mua lại cổ phiếu doanh nghiệp báo hiệu triển vọng của doanh nghiệp trong tương 
lai hoặc chống lại sự thâu tóm doanh nghiệp từ bên ngoài. 
3 Một số chính sách trả cổ tức phổ biến. 
3.1 Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động. 
Doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư hứa hẹn với tỷ 
suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi các cổ đông đòi hỏi. Doanh nghiệp theo chính 
sách này sẽ có mức độ chi trả cổ tức thay đổi từ năm này sang năm khác tuỳ thuộc vào 
các cơ hộ đầu tư có sẵn. 
Trong thực tiễn, các doanh nghiệp thường cố gắng duy trì mức độ chi trả cổ tức tương 
đối ổn định qua các năm. Các doanh nghiệp sẽ giữ lại lợi nhuận để lại với tỷ lệ khá cao 
trong những năm có nhu cầu vốn cao. Khi doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng, doanh 
nghiệp có thể theo đuổi tiếp chính sách này. 
Chính sách áp dụng cho các doanh nghiệp tăng trưởng có tỷ lệ chi trả thấp hơn các 
doanh nghiệp trong giai đoạn sung mãn. 
Ví dụ : các cổ đông của một doanh nghiệp có thể đầu tư cổ tức của họ vào các cổ phần 
có rủi ro tương tự với một tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là 18%, con số này sẽ tạo thành tỷ 
suất lợi nhuận đòi hỏi từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. 
Nếu như doanh nghiệp có thể đầu tư lợi nhuận của mình để đạt được tỷ suất sinh lời 
cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông kỳ vọng thì doanh nghiệp không nên 
chi trả cổ tức (theo chính sách giữ lại thụ động) bởi lẽ việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến kết 
cuộc hoặc là doanh nghiệp hy sinh các cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được hoặc phải 
huy động thêm vốn cổ phần cần thiết từ các thị trường vốn bên ngoài tốn kém hơn 
nhiều so với lợi nhuận giữ lại. 
Nhưng trong thực tế nhiều doanh nghiệp cố gắng việc duy trì một cổ tức ổn định theo 
thời gian. Việc này phải chăng các doanh nghiệp đã loại bõ đi nguyên lý “Chính sách 
lợi nhuận giữ lại thụ động”. 
Tuy nhiên, việc duy trì một tỉ lệ ổn định cổ tức hàng năm được các doanh nghiệp thực 
hiện theo hai cách. Thứ nhất trong những năm có nhu cầu vốn cao các doanh nghiệp có 
thể chủ động một chính sách cổ tức thấp để lấy vốn phục vụ cho mục đích phát triển 
của mình và nếu công ty có thể phát triển trong dài hạn thì việc cắt giảm cổ tức này 
không cần thiết. Thứ hai, doanh nghiệp có thể linh động huy động vốn vay để phục vụ 
cho mục đích phát triển của mình, điều này dẫn tới công ty có thể duy trì một mức cố 
định và khi bắt gặp các dự án hấp dẫn thì họ có thể vay cho đầu tư mà không cần thiết 
cắt giảm cổ tức. Việc sử dụng vốn vay có nhiều thuận lợi, chi phí sử dụng vốn vay thấp 
hơn so với chi phí sử dụng vốn cổ phần, việc sử dụng vốn vay cho đến khi công ty 
không cần vốn cho phát triển thì có thể giảm tỉ lệ nợ của mình còn vốn cổ phần thì 
không vì nó có giá trị vinh viễn cho đến khi công ty thanh lý. Nhưng để doanh nghiệp 
có thể vay vốn và không bị sự tác đông ngược của đòn bẩy tài chính thì vào những năm 
tới doanh nghiệp phải giữ lại lợi nhuận để giảm tỉ lệ nợ của mình. 
3.2 Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định. 
Các doanh nghiệp và các cổ đông thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. 
Các cổ đông thường miễn cưỡng chấp nhận việc giảm cổ tức qua các năm vì luôn muốn 
ổn định nguồn thu nhập. Ngược lại doanh nghiệp thường trì hoãn gia tăng cổ tức khi 
các lợi nhuận trong tương lai đủ cao để tăng mức chi trả cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ tức có 
khuynh hướng đi sau sự gia tăng lợi nhuận. Các cổ đông thường thích mức chi trả cổ 
tức ổn định. Cổ đông cho rằng khi thay đổi mức chi trả cổ tức thường hàm chứa một số 
thông tin nào đó. Cắt giảm về cổ tức được coi là tiềm năng về lợi nhuận của doanh 
nghiệp sụt giảm. Tương tự gia tăng lợi nhuận nghĩa là dự kiến lợi nhuận trong tương lai 
của doanh nghiệp gia tăng. Ngoài ra nhiều cổ đông thường xem cổ tức là dòng thu nhập 
ổn định. Vì thế doanh nghiệp cho rằng nhà đầu tư sẽ trả giá cao hơn cho cổ phiếu có cổ 
tức ổn định. 
Những lợi ích khi sử dụnh chính sách cổ tức tiền mặt ổn định: 
Đối với công ty: 
Thực hiện ổn định cổ tức có thể sẽ làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường bởi 
vì các nhà đầu tư thường có khuynh hướng đánh giá cao hơn số cổ tức má họ chắc chắn 
sẽ nhận được. Nếu cổ tức tăng giảm thất thường, các nhà đầu tư xem như sẽ có nhiều 
rủi ro. Điều đó có nghĩa với cùng mức độ cồ tức như nhau, các nhà đầu tư sẽ trả giá cao 
hơn cho cổ phiếu của công ty nào có mức trả cổ tức ổn định hơn, do đó sẽ làm giảm chi 
phí sử dụng vốn cổ phần của công ty. 
Thực hiện ổn định cổ tức sẽ ổn định thành phần cổ đông của công ty, tạo điều kiện 
thuận lợi cho việc quản lý công ty. Nếu cổ tức của công ty bị dao động bất thường thì 
cổ đông sẽ dễ dàng chuyển sang mua loại chứng khoán có thu nhập cổ tức ổn định. 
Ổn định cổ tức là yếu tố quan trọng giúp cho công ty dễ dàng được niêm yết chứng 
khoán trên SGDCK. 
Cổ tức ổn định là một đòi hỏi pháp lý. Nhiều định chế tài chính như các phòng uỷ thác 
của ngân hàng , quỹ hưu bổng, các công ty bảo hiểm thường bị giới hạn về loại cổ phần 
thường mà họ sở hữu. Để đủ tiêu chuẩn liệt kê trong “ danh sách hợp pháp” này , doanh 
nghiệp phải có thành tích cổ tức liên tục và cố định. 
Đối với nhà đầu tư: 
Nhiều nhà đầu tư cho rằng một sự cắt giảm cổ tức nghĩa là tiềm năng lợi nhuận về dài 
hạn của doanh nghiệp đã giảm; ngược lại, một gia tăng trong lợi nhuận nghĩa là lợi 
nhuận của doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng. 
Một phần lớn cổ đông sống bằng thu nhập nhận được dưới hình thức cổ tức, do đó nếu 
cổ tức của công ty bị dao động sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Mặt khác, dù có thể 
bán bớt một số cồ phần như một nguồn thu nhập hiện tại khác nhưng do các chi phí 
giao dịch và các lần bán với lô lẻ cho nên phương án này không thể thay thế một cách 
hoàn hảo cho lợi nhuận cổ tức đều đặn. 
3.3 Các khoản cổ tức định kỳ ở mức thấp và các khoản bổ sung vào cuối năm. 
Đây là chính sách cổ tức vận dụng kết hợp cả hai lý thuyết cơ bản là thặng dư cổ tức và 
ổn định cổ tức. Nhiều công ty có mức lợi nhuận dao động mạnh không thể theo đuổi 
một chính sách cổ tức ổn định như đã nêu trên. Trong một vài năm các mức lợi nhuận 
của công ty có thể rất cao, trong khi đó những năm khác mức lợi nhuận lại âm. Đối với 
những công ty này, bất kỳ một cố gắng nào nhằm theo đuổi một chính sách cổ tức ổn 
định có thể sẽ dẫn đến việc chi trả cổ tức ở mức cực kỳ thấp. Tuy nhiên , trong trường 
hợp công ty trải qua một năm rất tốt đẹp, công ty có thể chi trả một mức cổ tức cao hơn 
rất nhiều. Để đạt được một số lợi ích từ chính sách cổ tức ổn định kỳ và vẫn có thể trả 
những khoản cổ tức cao hơn cho cổ đông ki lợi nhuận cho phép, nhiều công ty đã theo 
đuổi chính sách cổ tức tả từng quý ở mức thấp với một khoản bổ sung vào cuối năm. 
Chính sách này rất phổ biến trong các công ty có mức thu nhập giao động nhiều hoặc 
thu nhập theo chu kỳ. 
3.4. Theo đuổi tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu 
Chính sách cổ tức tiếp theo mà mình muốn giới thiệu ở đây là chính sách mà theo đó 
các công ty luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ phần trăm sẵn giữa phần trả cổ tức và thu 
nhập mỗi cổ phiếu. Dạng này được áp dụng trong nhiều công ty Mỹ. Về cơ bản, các 
công ty theo đuổi chính sách này sẽ tăng hoặc giảm các khoản cổ tức chỉ sau khi các 
mức thu nhập tăng hoặc giảm. Ngoài các chính sách trên các công ty còn có hai 
phương pháp thay thế khác thường được dùng để chi trả cổ tức, đó là trả cổ tức bằng cổ 
phiếu và mua lại cổ phiếu. 
 21 
PHỤ LỤC 5: HỒI QUY LOGISTIC 
I. GIỚI THIỆU 
Hồi qui logistic là một kỹ thuật phân tích hồi qui trong đó biến số phụ thuộc 
(Y) là một biến số nhị phân (dichotomous – binary variable), theo đó Y thường 
được mã hoá là 1 và 0 (Y = 1, thành công; Y = 0, thất bại). Biến số độc lập trong hồi 
qui logistic có thể là biến số rời hoặc liên tục, biến số đơn hoặc đa biến số. 
Phần này chỉ trình bày những nguyên lý và hiểu biết cơ bản của hồi qui logistic. 
II. MÔ HÌNH HỒI QUI LOGISTIC 
 Phương trình hồi qui tuyến tính: 
 / 0 1y x X   
/y x là số trung bình của tiểu dân số Y ở 1 X biết trước 
0 là hằng số chỉ nơi đường hồi qui cắt trục Y, và ước lượng giá trị trung bình của 
Y khi X = 0 
1 là số ước lượng độ dốc, cho biết sự thay đổi trung bình của Y đi kèm với 1 sự 
thay đổi ở x. 
0 1  biến thiên từ đến 
Khi Y là biến số nhị phân, phương trình trên không sử dụng được vì giá trị mong 
đợi (số trung bình) của Y là xác suất để Y = 1 với giới hạn biến thiên là từ 0 đến 1 
Nếu đặt p = P(Y=1) thì tỉ số (p/1–p) có thể biến thiên trong khoảng 0 đến . 
Ngoài ra, logarithm tự nhiên (ln) của p/(1-p) có thể biến thiên trong khoảng đến 
 . Như vậy: 
 22 
 Ln 
1
p
p
= 0 1X  (1) 
(1) được gọi là mô hình hồi qui logistic vì sự chuyển dạng của /y x (hoặc p) thành 
ln [p/(1–p)] được gọi là sự chuyển dạng logit (logit transformation). 
(1) cũng được trình bày như sau: 
 p = 0 1
0 1
exp( )
1 exp( )
X
X
 
 
 exp: nghịch đảo của ln 
Đây là xác suất dự báo theo mô hình hồi quy logistic chứ không phải là xác suất 
thực tế 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_co_tuc_va_tinh_thanh_khoan_tren_thi_truong_chung.pdf