Giáo trình môn Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là môn học chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp.

Môn học này được học sau các môn học: tài chính, thống kê, kế toán hành chính

sự nghiệp, kế toán doanh nghiệp. Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống

kế toán được hình thành và phát triển thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị

trường có cạnh tranh hiện nay. Kế toán quản trị có chức năng cung cấp và xử lý

thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể. Là tài liệu cần thiết

đối với cán bộ tài chính kế toán đang thực tế làm việc tại doanh nghiệp.

Giáo trình biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh

viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp. Giáo trình do tập thể giáo viên tổ kinh

tế biên soạn, đã được hội đồng thẩm định của trường Cao đẳng nghề Cơ giới

Ninh Bình xét duyệt, được viết cô đọng gồm 5 chương:

- Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị

- Chương 2: Phân loại chi phí và phân tích biến động chi phí

- Chương 3: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và

thông tin thích hợp với quyết định ngắn hạn

- Chương 4: Dự toán sản xuất kinh doanh

- Chương 5: Xác định chi phí và định giá sản phẩm

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kế toán quản trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 106 trang minhkhanh 6940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kế toán quản trị

Giáo trình môn Kế toán quản trị
 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH 
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
 NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ- ngày .. tháng . năm 2017 
 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình 
 Ninh Bình, năm 2018 
 1 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 2 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 Kế toán quản trị là môn học chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp. 
 Môn học này được học sau các môn học: tài chính, thống kê, kế toán hành chính 
 sự nghiệp, kế toán doanh nghiệp. Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống 
 kế toán được hình thành và phát triển thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị 
 trường có cạnh tranh hiện nay. Kế toán quản trị có chức năng cung cấp và xử lý 
 thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể. Là tài liệu cần thiết 
 đối với cán bộ tài chính kế toán đang thực tế làm việc tại doanh nghiệp. 
 Giáo trình biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh 
 viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp. Giáo trình do tập thể giáo viên tổ kinh 
 tế biên soạn, đã được hội đồng thẩm định của trường Cao đẳng nghề Cơ giới 
 Ninh Bình xét duyệt, được viết cô đọng gồm 5 chương: 
- Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị 
- Chương 2: Phân loại chi phí và phân tích biến động chi phí 
- Chương 3: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và 
 thông tin thích hợp với quyết định ngắn hạn 
- Chương 4: Dự toán sản xuất kinh doanh 
- Chương 5: Xác định chi phí và định giá sản phẩm 
 Mặc dù tập thể nhóm biên soạn đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên 
 soạn, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong 
 nhận được những đóng góp ý kiến chân thành của bạn đọc. 
 Trân trọng cảm ơn! 
 Nhóm biên soạn 
 1. Chủ biên : Đào Thị Thủy 
 2. Đinh Thị Như Quỳnh 
 3. An Thị Hạnh 
 3 
 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 
 KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
Mã môn học: MH29 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 
 - Vị trí: Môn học Kế toán quản trị được bố trí giảng dạy sau khi học xong 
các môn học cơ sở. 
 - Tính chất: Môn học kế toán quản trị là môn học chuyên môn của nghề. 
Mục tiêu của môn học: 
- Về kiến thức: 
 + Trình bày được khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị trong 
doanh nghiệp; 
 + Trình bày được các loại chi phí phát sinh trong doanh nghiệp; 
 + Trình bày được các phương pháp xác định chi phí và đánh giá sản phẩm. 
- Về kỹ năng: 
 + Thu thập được các thông tin trong quyết định kinh doanh ngắn hạn; 
 + Tính được các chỉ tiêu về chi phí, định giá sản phẩm, quyết định giá bán sản 
phẩm; 
 + Phân tích và lựa chọn được thông tin cần cung cấp cho đối tượng sử 
dụng; 
 + Phân tích được các thông tin cho nhà quản lý trong việc lập kế hoạch 
điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kế toán tài chính 
trong nội bộ doanh nghiệp; 
 + Vận dụng được các thông tin kinh tế trong việc ra quyết định kinh 
doanh ngoài thực tế. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc; tuân thủ 
chế độ kế toán do Nhà nước ban hành 
Nội dung của môn học: 
 4 
 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
 VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
Giới thiệu: 
 Chương 1 nhằm trang bị cho người học những kiến thức về vai trò, mục 
tiêu, nhiệm vụ của kế toán quản trị, giới thiệu phương pháp hạch toán kế toán để 
thực hành ghi chép vào hoạt động chủ yếu trong đơn vị kế toán. 
Mục tiêu: 
 - Trình bày được khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị; 
 - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kế toán quản trị kế toán tài 
chính và kế toán chi phí; 
 - Vận dụng được vai trò của kế toán quản trị trong việc thực hiện chức 
năng quản lý; 
 - Lựa chọn và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản về kế toán quản trị, 
đo lường kết quả của các mặt hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và nhân 
viên trong tổ chức; 
 - Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu 
Nội dung chính: 
1. Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị 
1.1. Khái niệm của kế toán quản trị 
 Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin về hoạt động của một đơn vị, 
một tổ chức. Trong các doanh nghiệp, thông tin kế toán không những cần thiết 
cho người ra quyết định quản lý ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho 
các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp. Do có phạm vi cung cấp, phục vụ 
thông tin khác nhau nên kế toán doanh nghiệp được chia thành kế toán tài chính 
và kế toán quản trị. 
 Khác với các thông tin của kế toán tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối 
tượng bên ngoài doanh nghiệp, kế toán quản trị cung cấp thông tin thoả mãn nhu 
cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, là những người mà các quyết định và 
hành động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp đó. Kế 
toán quản trị không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao để ra 
quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng các nguồn lực mà còn cung 
cấp cả các thông tin về các mặt kỹ thuật để các nhà quản lý thừa hành sử dụng 
thực thi trách nhiệm của mình. 
 Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu 
về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất; 
 5 
nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả 
kinh doanh theo từng hoạt động. Dần dần cùng với sự phát triển của khoa học 
quản lý nói chung, khoa học kế toán cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, 
đặc biệt từ năm 1957 trở lại đây, nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế 
giới đã đi sâu nghiên cứu, áp dụng và sử dụng những thông tin kế toán phục vụ 
cho yêu cầu quản lý. Sự phát triển mạnh mẽ của kế toán đã đặt ra hướng nghiên 
cứu các công cụ kiểm soát và lập kế hoạch, thu nhận và xử  ... ăm 
 của căn cứ phân bổ 
Mức phân bổ 
 Đơn giá phân bổ Mức hoạt động thực 
CPSXC ước tính = x 
 CPSXC tế của từng ĐĐH 
cho từng ĐĐH 
 Lưu ý: Đơn giá phân bổ chi phí SXC sẽ được tính cho từng phân xưởng, 
mỗi phân xưởng có thể sử dụng các căn cứ phân bổ khác nhau. 
b. Xử lý chênh lệch chi phí sản xuất chung. 
 Trường hợp 1: Nếu mức chênh lệch chi phí sản xuất chung nhỏ thì toàn bộ 
mức chênh lệch này sẽ được điều chỉnh cho TK 632 trong kì. 
 Trường hợp 2: Nếu mức chênh lệch chi phí sản xuất chung lớn thì sẽ điều 
chỉnh cho 3 TK 154, 155 và 632. Có 2 cách xác định mức điều chỉnh cho từng 
TK trên: 
 Cách 1: Xác định mức điều chỉnh cho từng TK theo tỷ lệ số dư của từng TK 
tại thời điểm điều chỉnh. 
 Cách 2: Xác định mức điều chỉnh cho từng TK theo tỷ lệ chi phí SXC trong 
số dư của từng TK tại thời điểm điều chỉnh. 
Ví dụ ứng dụng: 
 Doanh nghiệp K trong tháng thực hiện 2 đơn đặt hàng A và B. có tài liệu 
liên quan đến 2 ĐĐH này trong tháng như sau: 
Chỉ tiêu ĐĐH A ĐĐH B 
Chi phí vật liệu trực tiếp (1.000đ) 71.520 58.480 
Chi phí nhân công trực tiếp (1.000đ) 14.280 9.520 
Số giờ máy hoạt động 5.000 2.000 
KLSP sản xuất 12.000 10.000 
 97 
 - Doanh nghiệp phân bổ chi phí sản xuất chung căn cứ vào số giờ máy hoạt 
động. 
- Tổng số giờ máy kế hoạch trong năm là 100.000 giờ. 
- Tổng chi phí sản xuất chung kế hoạch trong năm là 600.000 ngđ. 
 - Tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng tập hợp được sau 
đó là 43.300 ngđ. Cuối tháng ĐĐH B đã hoàn thành và giao cho khách hàng. 
Yêu cầu: 
1. Tính mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng ĐĐH. 
 2. Lập phiếu chi phí công việc đồng thời phản ánh trên sơ đồ TK việc tập hợp 
chi phí và tính giá thành. 
 3. Điều chỉnh mức chênh lệch chi phí sản xuất chung. 
1.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 
1.2.1. Nội dung cơ bản của phương pháp. 
- Điều kiện vận dụng: áp dụng cho DN mà qui trình sản xuất sản phẩm phải trải 
qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, sản phẩm của giai đoạn trước là đối tượng 
chế biến của giai đoạn sau. 
- Đối tượng tập hợp chi phí: từng giai đoạn công nghệ (từng PX). 
- Đối tượng tính giá thành: bán thành phẩm và thành phẩm. 
- Kỳ tính giá thành: tháng, quí. 
1.2.2. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất. 
a. Quá trình luân chuyển của chứng từ. 
 98 
 Nhu cầu sản xuất 
 Lệnh sản xuất 
 Phiếu xuất kho Phiếu theo dõi Chi phí sản xuất 
 NVL lao động chung ước tính 
 Báo cáo sản xuất PX1 
 (giai đoạn 1) 
 PX2 (giai đoạn 2) 
b. Trình tự kế toán. 
 Báo cáo SX 
 621(I) 154(I) 
 Kc CPVLTT 154 (II) 
 thực tế PS 
 Giá trị BTP gđI chuyển sang gđII 
 622 (I) 
 621 (II) 155 
 Kc CPNCTT Kc CPVLTT 
 thực tế PS thực tế PS Tổng Z TP 
 622 (II) 
 627TT (I) 627PB (I) Kc CPNCTT 
 thực tế PS 
 Kc CPSXC Kc mức phân bổ 
 thực tế PS CPSXC ước tính 627PB (II) 
 Kc mức phân bổ 
 627TT (II) CPSXC ước tính 
 Kc CPSXC 
 thực tế PS 
1.2.3. Báo cáo sản xuất. 
a. Khái niệm. 
 Báo cáo sản xuất là báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở 
từng phân xưởng hay giai đoạn công nghệ. 
 99 
 Nó có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí 
 và đánh giá hoạt động của từng phân xưởng. 
 b. Nội dung của báo cáo sản xuất. 
 Báo cáo sản xuất bao gồm 3 phần: 
 Phần I: Kê khối lượng và xác định tổng khối lượng tương đương. 
 Bao gồm: Khối lượng sản phẩm đi qua phân xưởng, khối lượng tương đương 
 của SPDD đầu kỳ và cuối kỳ. 
- Phần II: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị. 
 + Xác định tổng CPSX trong kỳ (KL tương đương). 
 + Xác định chi phí đơn vị. 
- Phần III: Cân đối chi phí. 
 + Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ (nguồn chi phí). 
 + Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ đã được phân bổ như thế 
 nào cho sản phẩm đã hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở danh cuối kỳ. 
 c. Phương pháp xác định khối lượng tương đương. 
 Ơû phân xưởng, ta luôn có mối quan hệ cân đối về khối lượng sản phẩm 
 sản xuất như sau: 
 KLSP KLSP đưa vào KLSP hoàn KLSP 
 + = + 
 DDĐK SX trong kì thành trong kì DDCK 
 Phương pháp 1: Phương pháp trung bình trọng. 
 Theo phương pháp trung bình trọng, tổng khối lượng tương đương sẽ được 
 xác định theo công thức sau: 
 Tổng KLSPHT KLTĐ của 
 = + 
 KLTĐ trong kì SPDDCK 
 KLTĐ 
 Mức độ 
 của = KLSPDDCK X 
 hoàn thành 
 SPDDCK 
 Lưu ý: Tổng KLTĐ phải được tính theo từng khoản mục chi phí. 
 Phương pháp 2: Phương pháp FIFO. 
 Theo phương pháp FIFO, tổng khối lượng tương đương sẽ được xác định 
 theo công thức sau: 
 KLSP mới 
 Tổng KLTĐ của KLTĐ của 
 = + đưa vào SX & + 
 KLTĐ SPDDĐK SPDDCK 
 HT trong kì 
 100 
KLTĐ của 
 = KLSPDDĐK X (1 – Mức độ hoàn thành) 
SPDDĐK 
KLSP mới 
 KLSPHT KLSP 
đưa vào = - 
 trong kì DDĐK 
 SX & HT 
trong kì 
 KLSP Mức độ 
KLTĐ của = X 
 DDCK hoàn thành 
SPDDCK 
Hoăc 
Tổng = KLSPHT + KLSPDD x Mức độ - KLSPDD x Mức độ 
KLTĐ cuối kỳ cuối kỳ hoàn đầu kỳ hoàn 
 thành thành 
Lưu ý: Tổng KLTĐ phải tính theo từng khoản mục chi phí. 
d. Phương pháp lập báo cáo sản xuất. 
 Do có 2 phương pháp xác định tổng khối lượng tương đương nên có 2 
phương pháp lập báo cáo sản xuất tương ứng. 
 Báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình trọng. 
Phần I: Kê khối lượng và xác định tổng KLTĐ 
Việc xác định tổng KLTĐ đã hướng dẫn ở mục c. 
Phần II: Tổng hợp CPSX và xác định CP đơn vị. 
 Cách xác định các chỉ tiêu trong phần này: 
Tổng CPSX CPSX CPSX 
 = + 
(KLTĐ) DDĐK PS trong kì 
 Tổng CPSX 
CP đơn vị = 
 Tổng KLTĐ 
Phần III: Cân đối chi phí 
 Cách xác định các chỉ tiêu trong phần này: 
Tổng CP của KLSPHT 
 = x CP đơn vị 
KLSPHT trong kì trong kì 
Tổng CP của KLTĐ của 
 = x CP đơn vị 
KLSPDDCK SPDDCK 
 101 
 Lưu ý: Tất cả các chỉ tiêu trên phải tính theo từng khoản mục chi phí. 
 Báo cáo sản xuất theo phương pháp FIFO. 
 Phần I: Kê khối lượng và xác định tổng KLTĐ 
 Việc xác định tổng KLTĐ đã hướng dẫn ở mục c. 
 Phần II: Tổng hợp CPSX và xác định CP đơn vị. 
 Tổng CPSX (KLTĐ) = CPSXPS trong kì 
 CPSXPS trong kì 
 CP đơn vị = 
 Tổng KLTĐ 
 Phần III: Cân đối chi phí 
 Tổng CP của 
 (KLTĐ của SPDDĐK x 
 KLSPHT từ = CPSXDDĐK + 
 CPđv) 
 SPDDĐK 
 KLSP mới 
 Tổng CP của 
 đưa vào 
 KLSP mới đưa = x CP đơn vị 
 SX&HT trong 
 vào SX&HT 
 kì 
 trong kì 
 KLTĐ của 
 Tổng CP của = x CP đơn vị 
 SPDDCK 
 KLSPDDCK 
 Lưu ý: Tất cả các chỉ tiêu trên phải tính theo từng khoản mục chi phí. 
 Ví dụ ứng dụng: 
 Doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm phải trải qua qui trình công nghệ gồm 
 2 giai đoạn. Có tài liệu ở giai đoạn 1 như sau: 
- Khôí lượng sản phẩm: 
 + KLSPDD đầu kì: 600 với mức độ hoàn thành 60% về CPNVLTT, 30% về 
 CPNCTT và CPSXC. 
 + KLSP đưa vào sản xuất trong kì: 5.100 
 + KLSP hoàn thành chuyển đi: 5.000 
 + KLPSDD cuối kì: 700 với mức độ hoàn thành 80% về CPNVLTT, 40% về 
 CPNCTT và CPSXC. 
 - Chi phí sản xuất: 
 102 
Chi phí DDĐK PS trong kì 
NVLTT 3.900 32.240 
NCTT 2.670 15.810 
SXC 1.610 13.770 
 Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình trọng và 
phương pháp FIFO. 
2. Định giá sản phẩm và dịch vụ 
2.1. Những nhân tố chủ yếu đến quyết định giá bán 
 - Định giá bán luôn phải đặt trong mối quan hệ cung cầu và sự thay đổi 
cung cầu làm thay đổi giá cân bằng, thay đổi giá bán; 
 - ĐỊnh giá bán phải hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đường doanh 
thu sẽ đạt được khoảng cách với đường chi phí lớn nhất. 
 - Chi phí phản ánh một số yếu tố khởi đầu cụ thể khi định giá; 
 - Chi phí giúp nhận biết mức giá tối thiểu, mức giá cá biệt. 
2.2. Xác định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt 
 Quá trình định giá sản phẩm của các doanh nghiệp được tiến hành theo 
nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp thường phù hợp với những sản 
phẩm cụ thể mà doanh nghiệp sản xuất. Có những sản phẩm sản xuất hàng loạt 
sau đó mới được xác định tiêu thụ, có những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt 
hàng của khách hàng, có những sản phẩm tiêu thụ ngay nội bộ doanh nghiệp, có 
những sản phẩm mang tính độc quyền, có những sản phẩm mang tính cạnh 
tranh Như vậy trong cơ chế thị trường, sản phẩm của các doanh nghiệp vô 
cùng phong phú và đa dạng, song việc đưa ra quyết định giá bán sản phẩm cần 
dựa trên những nguyên tắc sau: 
 - Giá bán sản phẩm phải bù đắp được tất cả các khoản chi phí từ khâu sản 
xuất, tiêu thụ và hoàn một lượng vốn nhất định cho nhà đầu tư. Đây chính là 
nguyên tắc cơ bản trong tất cả mọi quyết định định giá. 
 - Phương pháp định giá các sản phẩm sản xuất hàng loạt thường thực hiện 
theo phương trình sau: 
 Giá bán sản phẩm = CP nền sản phẩm + CP tăng thêm sản phẩm 
 Chi phí nền và chi phí tăng thêm của sản phẩm phụ thuộc vào từng 
phương pháp định giá cụ thể sau: 
 * Định giá theo phương pháp chi phí trực tiếp: Theo phương pháp này chi 
phí nền bao gồm toàn bộ biến phí sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, 
 103 
 chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng, biến phí 
 quản lý doanh nghiệp. 
 Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp định phí: Định phí sản xuất, định phí 
 bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thbỏa mãn vốn đầu 
 tư theo mong muốn của các nhà quản trị. Chi phí tăng thêm được xác định theo 
 một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền. 
 Chi phí tăng thêm = Chi phí nền x Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền 
 Mức hoàn vốn đầu tư mong muốn + 
 Tỷ lệ % tăng thêm 
 = Định phí x 100 
 so với chi phí nền 
 Khối lượng sản phẩm x Biến phí đơn vị 
 Tỷ lệ % tăng thêm (Vốn đầu tư x Tỷ lệ hoàn vốn) + Định phí 
 = x 100 
 so với chi phí nền Khối lượng sản phẩm x Biến phí đơn vị 
 2.3. Xác định giá bán dịch vụ 
 Đối với những doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ cho khách hàng như tư 
 vấn, sửa chữa để định giá dịch vụ cung cấp, người ta căn cứ vào thời gian lao 
 động hao phí và nguyên vật liệu sử dụng cho dịch vụ. 
 Giá thời gian lao động bao gồm các yếu tố sau: 
- Giá của một giờ lao động trực tiếp 
- Các khoản chi phí khác ngoài chi phí lao động trực tiếp 
- Lợi nhuận mong muốn cho một giờ lao động trực tiếp 
 Giá của nguyên vật liệu sử dụng được tính bằng cách cộng thêm một khoản 
 phụ phí nguyên vật liệu vào giá hóa đơn của nguyên vật liệu xuất dùng. Khoản 
 phụ phí này thường được tính bằng số % trên số hóa đơn và được dùng để trang 
 trải cho các khoản chi phí như: chi phí quản lý, chi phí giấy tờ, chi phí về bảo 
 quản và một khoản lợi nhuận mong muốn cho nhà đầu tư. 
 2.4. Định giá sản phẩm mới 
 Sản phẩm mới là những sản phẩm chưa có trên thị trường tiêu thụ hoặc 
 những sản phẩm tương đương với những sản phẩm đã có trên thị trường nhưng 
 khác nhau về mẫu mã, kiểu dáng hoặc một số thông số chất lượng sản phẩm. 
 Việc định giá đối với các sản phẩm mới càng khó khăn và thách thức đối 
 với các nhà quản trị, vì khi đưa ra giá bán không phù hợp ảnh hưởng đến lợi 
 nhuận và uy tín của doanh nghiệp. 
 104 
 Việc định giá sản phẩm mới ngoài việc căn cứ vào các thông tin chi phí 
sản xuất, chi phí ngoài sản xuất còn dựa vào tình hình tiếp thị, quảng cáo, giới 
thiệu sản phẩm, khả năng sản xuất, khả năng tiêu thụ trên thị trường, từ đó đưa 
ra mức giá bán hợp lý. Do vậy giá bán sản phẩm có thể xác định theo một trong 
hai cách sau: 
 - Định giá bán sản phẩm mới cao rồi giảm dần. Trong trường hợp này cần 
căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, mức thu nhập, điều kiện kinh tế 
của từng vùng thị trường. Từ đó nhà sản xuất luôn đưa ra những mẫu mã mới để 
các khách hàng “sành điệu” luôn đi trước và thử nghiệm các sản phẩm mới. Sau 
đó một thời gian sản phẩm thâm nhập thị trường mới bắt đầu giảm giá để phù 
hợp với các khách hàng phổ thông. 
 Việc định giá bán cao sau đó giảm dần, giúp cho các nhà quản trị đạt được 
lợi nhuận cao trong một thời gian dài. Phương pháp định giá này trong thực tế 
có rất nhiều tập đoàn đã thành công như các hãng sản xuất điện thoại, đồ điện 
tử 
 - Định giá bán sản phẩm mới thấp sau đó tăng dần. Một số doanh nghiệp 
khi xây dựng giá bán sản phẩm ban đầu chỉ cần bù đắp đủ chi phí, sau sản phẩm 
thâm nhập thị trường ổn định, được khách hàng quen biết và đánh giá cao thì 
tiến hành tăng dần. Phương pháp này đôi khi cũng gặp những khó khăn, do 
khách hàng có những phản ứng. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp này cần 
phải có các chiến lược nghiên cứu một cách có hệ thống và thận trọng. Doanh 
nghiệp cần đưa ra các chiến lược tăng tốc trong những khoảng thời gian nhất 
định để thu hút lợi nhuận và tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn. 
 Việc định giá bán sản phẩm trong các trường hợp trên đều hướng tới mục 
tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên cách thức tiến hành của 
mỗi phương pháp khác nhau do vậy dẫn đến kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. 
Trong quá trình tiến hành đòi hỏi các nhà quản trị cần linh hoạt, sáng tạo để đưa 
ra các giá bán mới phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo cho lợi nhuận tối 
đa. 
 1 Normal costing 
 2 Kết quả cân đối chi phí bị lệch 2.200 đồng do phần tính toán lấy số lẽ khi 
tính giá thành đơn vị khoản mục chi phí sản xuất chung. Trong thực tế, để bảo 
đảm cân đối có thể chuyển phần chênh lệch này vào khoản mục tương ứng của 
sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc sản phẩm hoàn thành. Báo cáo sản xuất ở phân 
xưởng 2 sẽ điều chỉnh những sai số này cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. 
 105 
2.5. Xác định giá bán sản phẩm trong các trường hợp đặc biệt 
 Trong thực tế doanh nghiệp có thể hoạt động trong những trường hợp như 
nhận được đơn đặt hàng với một khối lượng lớn hoặc mở ra được một thị trường 
mới hoặc sản xuất trong trường hợp năng lực còn nhàn rỗi hoặc hoạt động trong 
điều kiện cạnh tranh gay gắt... 
 Toàn bộ những trường hợp trên là những trường hợp đặc biệt mà người quản 
lý cần phải xem xét, đến khi địn giá sản phẩm để đi đến các quyết định về giá. 
Trong trường hợp này người quản lý thường sử dụng mẫu định giá theo phương 
pháp trực tiếp. Bởi vì mẫu định giá này cung cấp một phạm vi linh hoạt về giá 
mà từ đây có thể sử dụng để ra quyết định. 
 106 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_ke_toan_quan_tri.pdf