Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở Việt Nam thời gian qua đã có những chuyển biến tích

cực, quy mô NSNN ngày càng mở rộng. Chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, đã động

viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và tài nguyên, đất đai. Tuy nhiên, trong cơ cấu thu NSNN

còn nhiều thách thức. Cơ cấu thu NSNN chưa hoàn toàn bền vững, việc thực hiện giảm thuế theo các cam

kết hội nhập gây sức ép không nhỏ đối với nguồn thu NSNN trong tương lai. Tốc độ thu NSNN giảm dần,

do hiệu quả nền kinh tế chưa cao. Nguồn thu NSNN chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất - kinh

doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số khoản thu không ổn định như: thu từ dầu thô, thu từ đất Từ

các kết quả phân tích định tính, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu thu NSNN ở Việt

Nam theo hướng bền vững. Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế và hiện đại hóa công tác

quản lý thuế, các giải pháp khác như cải cách cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài

sản công, chú trọng hơn đến việc nuôi dưỡng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống

điều hòa ngân sách là những giải pháp quan trọng để hướng đến cơ cấu thu ngân sách bền vững.

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 1

Trang 1

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 2

Trang 2

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 3

Trang 3

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 4

Trang 4

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 5

Trang 5

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 6

Trang 6

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 7

Trang 7

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 8

Trang 8

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 9

Trang 9

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 5620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững

Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 39
ĐỔI MỚI CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Vương Thị Thu Hiền*
Vũ Thị Tâm Thu**
TÓM TẮT: Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở Việt Nam thời gian qua đã có những chuyển biến tích 
cực, quy mô NSNN ngày càng mở rộng. Chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, đã động 
viên hợp lý, kịp thời các nguồn lực từ sản xuất và tài nguyên, đất đai. Tuy nhiên, trong cơ cấu thu NSNN 
còn nhiều thách thức. Cơ cấu thu NSNN chưa hoàn toàn bền vững, việc thực hiện giảm thuế theo các cam 
kết hội nhập gây sức ép không nhỏ đối với nguồn thu NSNN trong tương lai. Tốc độ thu NSNN giảm dần, 
do hiệu quả nền kinh tế chưa cao. Nguồn thu NSNN chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất - kinh 
doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số khoản thu không ổn định như: thu từ dầu thô, thu từ đấtTừ 
các kết quả phân tích định tính, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu thu NSNN ở Việt 
Nam theo hướng bền vững. Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế và hiện đại hóa công tác 
quản lý thuế, các giải pháp khác như cải cách cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài 
sản công, chú trọng hơn đến việc nuôi dưỡng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống 
điều hòa ngân sách là những giải pháp quan trọng để hướng đến cơ cấu thu ngân sách bền vững.
Từ khóa: đổi mới, Ngân sách Nhà nước; Thuế; Cơ cấu thu ngân sách; Tính bền vững
ABTRACT: The structure of state budget revenue in Vietnam over the past time has had positive changes, 
the scale of state budget is increasingly expanding. The policy of encouraging the state budget continued 
to be perfected, rationally and timely mobilizing resources from production, natural resources and land. 
However, there are many challenges in the structure of state budget revenues. The structure of state 
budget revenue has not been completely sustainable, the implementation of tax reduction in accordance 
with integration commitments puts considerable pressure on future state budget revenues. The rate 
of state budget collection gradually decreased, due to low economic efficiency. State budget revenue 
has not really originated from production - business results, economic restructuring... Some unstable 
revenues such as revenue from crude oil, revenue from land ... From the results of qualitative analysis, 
the article has proposed some solutions to renovate the structure of state budget revenue in Vietnam in 
a sustainable manner. Besides solutions to complete tax policy and modernize tax administration, other 
solutions such as reforming economic structure, improving the efficiency of management and use of 
public assets, paying more attention to nourishing revenues and improving the efficiency of the budget 
stablizing system These are important solutions to a sustainable revenue structure. 
* Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Điện thoại: 
0935163338 - Email: vuongthuhienhvtc@gmail.com
** Kho bạc Hà Nội, Việt Nam.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA40
1. THỰC TRẠNG CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1.1. Những tác động tích cực của cơ cấu thu NSNN đến tính bền vững NSNN
 Thứ nhất, cơ cấu thu ngân sách đảm bảo nguyên tắc căn bản về cân đối ngân sách là thu 
thường xuyên lớn hơn chi thường xuyên và góp phần tích lũy cho chi đầu tư phát triển. 
Hình 1. Thu thường xuyên và chi thường xuyên giai đoạn 2006 - 2018
Nguồn: Quyết toán NSNN hàng năm
Thứ hai, quy mô thu ngân sách ngày càng mở rộng. Qui mô thu ngân sách tăng cùng với sự 
phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội và cải cách hệ thống chính sách thu ngân sách, đạt 
mức 24% GDP trong những năm gần đây; qua đó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tăng chi 
ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 
 Quy mô NSNN ngày càng mở rộng. Tổng thu NSNN đạt bình quân 26,34% GDP trong giai 
đoạn 2006 - 2010 (mục tiêu kế hoạch là 20 - 21% GDP) và đạt bình quân 23,56% GDP trong giai 
đoạn 2011 - 2015 (mục tiêu kế hoạch là 22 - 23% GDP). Trung bình 3 năm 2016 - 2018, tổng thu 
đạt 24,91% GDP, cao hơn so với mức bình quân 23,57% GDP của giai đoạn 2011 - 2015. 
Thứ ba, cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn với sự tăng dần về tỷ 
trọng của thu nội địa; thu cân đối từ XNK và thu từ dầu thô đều có xu hướng giảm. 
Chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện, đã động viên hợp lý, kịp thời các 
nguồn lực từ sản xuất và tài nguyên, đất đai. Cơ cấu thu NSNN ngày càng bền vững hơn theo 
hướng tăng tỷ trọng từ các nguồn thu từ sản xuất - kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn 
thu từ tài nguyên khoáng sản (dầu thô) và thu từ xuất - nhập khẩu. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng 
thu NSNN đã tăng từ mức trung bình 67,7% giai đoạn 2011 - 2015 lên 80% giai đoạn 2016 - 2018, 
riêng năm 2018 đạt 81,67%. Tỷ trọng thu nội địa tăng do hoạt động sản xuất - kinh doanh của 
người nộp thuế có hiệu quả hơn, số lượng doanh nghiệp mới thành lập gia tăng, Nhà nước áp dụng 
các ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện 
cho sản xuất - kinh doanh phát triển thuận lợi.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 41
 Tỷ trọng thu dầu thô giảm còn 3 - 4% tổng thu NSNN, so với trung bình 13,4% của giai 
đoạn 2011 - 2015. Thu từ dầu thô giảm do giá dầu thô trong giai đoạn vừa qua ở mức thấp và nỗ 
lực cơ cấu nền kinh tế thông qua việc giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu 
thô. Tỷ trọng thu cân đối từ hoạt động xuất - nhập khẩu so với tổng thu NSNN giảm trung bình 
từ 20,06% giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 17,7% giai đoạn 2011 - 2015 và hơn 14% giai đoạn 
2016 - 2018. Tỷ trọng thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu trong các năm gần đây ngày càng giảm 
do Việt N ...  các tập đoàn đa quốc gia thông qua trao đổi thông tin, cải tiến kỹ năng 
và chuyển giao công nghệ.
- Cần tạo ra hiệu ứng lan tỏa và kết nối một chuỗi giá trị tạo liên kết với giữa doanh nghiệp 
nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài 
quốc doanh; Giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo sự phát triển 
kinh tế mang tính ổn định và bền vững. 
- Cần có những thay đổi theo hướng gia tăng yếu tố công nghệ để có thêm phần giá trị gia 
tăng và vị trí tốt hơn, cao hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm. Cần có chiến lược phát triển công nghệ 
quốc gia rõ ràng với hệ thống các chính sách nhằm khuyến khích nhập, tiếp thu ứng dụng và phát 
triển công nghệ trong sản xuất. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó sẽ tự động giải tỏa áp lực tăng 
trưởng phải dựa vào vốn, một nhược điểm lớn trong mô hình tăng trưởng hiện nay. Việc phát triển 
và ứng dụng công nghệ sẽ giúp cải thiện được cấu trúc của nền kinh tế dựa chủ yếu vào các lĩnh 
vực nguyên khai (khai khoáng và nông nghiệp). Thay vào đó tạo dựng và phát triển được lĩnh vực 
công nghệ chế tạo, một cơ sở quyết định cho tăng trưởng bền vững trong tương lai.
- Chiến lược hướng về xuất khẩu theo hướng khai thác thị trường toàn cầu là yếu tố quan 
trọng để phát huy hết tiềm năng của nền kinh tế. Đầu tư công cần được thay đổi theo hướng giảm 
để nhường chỗ cho đầu tư tư nhân. 
 Hai là, tăng cường thu NSNN từ nội lực nền kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc từ các nguồn 
thu từ dầu thô. Cải cách thuế cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo của thuế, đi đôi với 
việc mở rộng cơ sở thuế và giảm thuế suất. Đồng thời, chính sách thuế phải bao quát hết tất cả 
nguồn thu, cần đưa vào áp dụng các loại thuế mới để quản lý nguồn thu và nâng cao vai trò điều 
tiết. Rà soát lại các loại thuế đang áp dụng đối với từng lĩnh vực cụ thể để đảm bảo thu công bằng, 
thu nhiều hơn đối với những nhóm ngành nhiều lợi nhuận nhưng lại đóng góp thuế chưa tương 
xứng. Chú trọng thuế môi trường, thuế tài nguyên
Mở rộng cơ sở thu thuế GTGT: Thông lệ quốc tế thường chỉ có một mức thuế suất GTGT 
duy nhất và diện miễn giảm rất hạn chế. Trong khi đó, Việt Nam hiện quy định 26 nhóm mặt hàng 
không chịu thuế GTGT, 15 nhóm mặt hàng chịu thuế 5%, còn các mặt hàng còn lại chịu thuế 10%. 
Điều này không chỉ làm hẹp cơ sở thuế mà còn làm ngắt chuỗi khấu trừ đầu vào đầu ra thuế GTGT, 
gây phức tạp cho công tác quản lý. Để xử lý các vấn đề này, cần cân nhắc từng bước thu hẹp danh 
mục các mặt hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT, chuyển các mặt hàng chịu thuế 5% sang 10%, 
tiến tới áp dụng thuế suất thuế GTGT duy nhất 10%. Các biện pháp này ước tính có thể giúp tăng thu 
thuế GTGT so hiện nay lần lượt là khoảng 1,3%, 0,4% và 11,1%.
Mở rộng cơ sở thu thuế TNDN và rà soát các hình thức ưu đãi thuế : Việc rà soát và điều 
chỉnh hợp lý các quy định ưu đãi thuế là cần thiết nhằm phát huy đúng hiệu quả của các chính sách 
ưu đãi, tránh ưu đãi không phù hợp, dàn trải, gây lãng phí nguồn lực, đồng thời đảm bảo công khai, 
minh bạch và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp mà không làm ảnh 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 49
hưởng môi trường kinh doanh chung của Việt Nam, do mức thuế suất TNDN hiện nay đã giảm khá thấp 
và cạnh tranh so với các quốc gia khác. Ngoài sử dụng công cụ ưu đãi thuế, tăng cường cải thiện 
môi trường kinh doanh cũng là biện pháp quan trọng giúp thu hút đầu tư dựa trên lợi thế cạnh tranh 
thực sự của Việt Nam. Kết quả đánh giá một cách có hệ thống về tác động của các chính sách ưu 
đãi thuế đối với việc thu hút đầu tư và mở rộng cơ sở thuế cũng sẽ hỗ trợ cho các quyết định chính 
sách tài chính của Quốc hội và Chính phủ trong thời gian tới.
Tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Ở Việt Nam, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt còn tương 
đối thấp đối với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng (ví dụ như thuốc lá, rượu, bia). 
Từng bước tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng này không chỉ giúp huy 
động thu được cao hơn, mà còn hạn chế được những thói quen không lành mạnh. Từng bước mở 
rộng phạm vi áp dụng và tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng lựa chọn 
sẽ đem lại tác động tích cực đối với ngân sách về huy động thu, đồng thời thay đổi thói quen của 
người tiêu dùng theo hướng giảm tiêu dùng các mặt hàng không có lợi cho sức khỏe và môi trường. 
Ví dụ, Ngân hàng Thế giới ước tính một mức tăng hợp lý nhưng mạnh hơn so với tốc độ tăng thuế 
suất thuế thuốc lá theo quy định hiện hành16 sẽ giúp tăng 12% số thu từ các sản phẩm thuốc lá chịu 
thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm mức tiêu thụ thuốc lá trên mỗi người lớn khoảng 10%, từ năm 2016 
tới năm 2020.
Mở rộng cơ sở thu thuế TNCN phù hợp với thông lệ quốc tế: Quy định hiện nay về việc 
xác định số thuế phải nộp theo các bậc thuế suất hiện còn phức tạp, bên cạnh đó chính sách thuế 
TNCN cũng chưa bao quát các nguồn thu nhập thuộc diện chịu thuế một cách hợp lý như thu nhập từ 
chuyển nhượng tài nguyên số, hoạt động thương mại điện tử hay thu nhập từ trúng thưởng xổ số với 
giá trị trúng thưởng lớn,... Trong thời gian tới, chính sách thuế TNCN cần được điều chỉnh theo 
hướng mở rộng cơ sở thu thuế, điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối 
tượng nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật, khuyến khích tổ chức hoạt động theo hình thức 
doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế.
Xây dựng hệ thống thuế tài sản hiện đại: Nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế tài sản 
thống nhất thay cho chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp 
hiện hành, mở rộng đối tượng thu thuế tài sản đối với tài sản gắn liền với đất và các tài sản có giá 
trị khác, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế, đưa 
thuế tài sản trở thành một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước, đặc 
biệt là nguồn thu này cần được phân cấp cho ngân sách địa phương hưởng, đồng thời nâng cao động lực 
sử dụng đất đai và tài sản hiệu quả hơn.
Hợp lý hóa các chính sách thu liên quan đến tài nguyên và bảo vệ môi trường: (a) Đối với 
thuế tài nguyên: cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, bảo 
vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu, 
bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến, góp phần khuyến khích khai 
thác hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia; (b) Đối với thuế bảo 
vệ môi trường: cần nghiên cứu bổ sung đối tượng chịu thuế, thời điểm tính thuế, điều chỉnh khung, mức 
thuế suất đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới dựa theo mức 
độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa và các thông lệ quốc tế, khuyến khích sản xuất, sử 
dụng, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường, góp phần động viên nguồn thu cho NSNN.
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA50
Bốn là, tăng cường các biện pháp quản lý của cơ quan thuế. Cần tiếp tục rà soát có hệ thống 
và thực hiện tái thiết kế quy trình nghiệp vụ, chuyển sang các hoạt động quản lý thuế dựa trên 
thông tin minh bạch và áp dụng kiểm tra dựa trên rủi ro để quản lý tuân thủ tốt hơn. Nếu được triển 
khai đầy đủ, các biện pháp trên không chỉ giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả quản lý thuế để 
tối đa hóa số thu mà còn giảm được chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và cải thiện môi trường kinh 
doanh một cách căn bản. Các biện pháp cải cách khác cần được tiến hành bao gồm nghiên cứu khả 
thi để thành lập một bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn theo đúng nghĩa, theo thông lệ quốc tế tốt nhất. 
Ngoài ra, Tổng cục Thuế cần tăng cường phối hợp với Quỹ bảo hiểm xã hội trong thu thuế TNCN 
và đóng góp bảo hiểm xã hội, theo hướng giao Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thu đóng góp bảo hiểm 
xã hội thay cho Quỹ bảo hiểm xã hội.
Hiện đại hóa công tác quản lý thu (mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử, khai thuế qua mạng 
cho các doanh nghiệp, triển khai nộp thuế điện tử), đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, vừa 
tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, vừa tập trung đầy đủ kịp thời nguồn thu vào NSNN.
Năm là, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công. Tài sản công là một bộ phận 
quan trọng trong tổng nguồn của cải của mỗi quốc gia. Quản lý và khai thác tài sản công tốt sẽ góp 
phần chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh 
tế - xã hội, giảm thiểu rủi ro tài khóa, đặc biệt trong bối cảnh tình hình tài khóa gặp nhiều khó khăn, 
quá trình chuyển đổi mục đích và quyền sử dụng tài sản đang diễn ra nhanh chóng. Thông lệ quốc tế tốt 
cho thấy khai thác tốt hơn một đồng từ tài sản công sẽ giúp giảm vay nợ, tăng chi hay hạn chế đánh 
thuế một đồng tương ứng. Đây cũng là nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu 
trúc và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, khuyến khích đầu tư, đồng thời tăng niềm 
tin của người dân và cộng đồng quốc tế vào khả năng quản lý của quốc gia. 
Theo đó: (i) Phân loại tài sản công làm cơ sở cho việc thiết kế chính sách quản lý cho phù 
hợp, từ đó cải thiện, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý; (ii) Chuyên nghiệp hóa công tác quản lý 
đặc biệt với tài sản mang tính thương mại; (iii) Tạo một khuôn khổ pháp lý và thể chế đồng bộ làm 
nền tảng cho việc cải thiện, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài sản; (iv) Gắn giao quyền với 
việc tăng cường trách nhiệm giải trình về hiệu quả sử dụng tài sản công; (v) Cải thiện, tăng cường 
các hệ thống thông tin quản lý và báo cáo tài sản công; 
Sáu là, chú trọng hơn đến việc nuôi dưỡng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ 
thống điều hòa ngân sách. Cần tạo ra các động lực mới để kích thích kinh tế phát triển, thông qua 
việc ưu tiên đầu tư hơn vào các ngành kinh tế có tiềm năng (như đã thảo luận các phần trên). Các 
biện pháp này sẽ giúp duy trì động lực tăng trưởng công bằng của quốc gia đồng thời đem lại tác 
động tích cực qua các chính sách tái phân phối giữa các địa phương. Rủi ro hiện nay là khoảng 
cách giữa địa phương nghèo và địa phương khá giả ngày càng rộng ra, vì các địa phương nghèo kém 
phát triển về kinh tế do vậy có xu hướng thu kém hơn. Cần có cơ chế hợp lý hơn để các địa phương 
nghèo không trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn bổ sung của ngân sách trung ương.
Cần nâng cao tự chủ về thu và tiềm năng thu của các địa phương. Trong giai đoạn 2011-2015, 
theo phân cấp ngân sách, có 13 trên 63 địa phương có khả năng chủ động cân đối được ngân sách của 
mình và có điều tiết về ngân sách trung ương. Các địa phương còn lại (50 địa phương), mặc dù đã 
được giữ lại toàn bộ số thu trên địa bàn (trừ thu từ dầu thô và thu xuất nhập khẩu) nhưng vẫn phải 
nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương để đảm bảo nhiệm vụ chi, bình quân lên đến 40% tổng 
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 51
chi của các địa phương đó. 
Do vậy, để nâng cao tự chủ về thu và tiềm năng thu của các địa phương: (i) Thứ nhất là cần 
cân nhắc tạo thêm cơ hội nâng cao tự chủ về thu cho các địa phương. Chẳng hạn như áp dụng thuế 
bất động sản hiện đại (là sắc thuế rất phổ biến ở cấp địa phương trên toàn thế giới), tạo điều kiện 
cho phép các tỉnh áp dụng một cách thận trọng phụ thu trên một số sắc thuế (như thuế thu nhập cá 
nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ), đồng thời nâng cao tự chủ cho các địa phương 
trong việc xác định mức phí trên địa bàn. Các biện pháp đó có thể giúp đem lại nguồn lực bổ sung, 
đặc biệt ở các địa phương có tiềm năng tăng trưởng cao. (ii) Hai là, cơ chế phân chia nguồn thu 
đối với một số sắc thuế lớn cũng cần được rà soát lại để công bằng và minh bạch hơn. Theo kinh 
nghiệm quốc tế, cơ chế phân chia nguồn thu công bằng hơn sẽ khuyến khích địa phương phát 
triển kinh tế đồng đều hơn. Theo Luật NSNN (2015), thuế gián thu (như thuế GTGT và TTĐB) 
vẫn được phân chia ở địa phương có cơ sở sản xuất trong khi đó đây thực chất là thuế hàng hóa 
do người tiêu dùng (ở các địa phương) nộp. Khuyến nghị ở đây là cần tiếp tục nghiên cứu phương 
thức phân chia các nguồn thu này một cách hợp lý hơn. Theo kinh nghiệm quốc tế, một số nước 
phân chia nguồn thu từ thuế GTGT dựa trên công thức (ví dụ theo dân số ở địa phương, GDP và/
hoặc mức tiêu dùng theo đầu người). 
KẾT LUẬN
Bài viết phân tích thực trạng cơ cấu thu ngân sách ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2018, chỉ 
ra những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của cơ cấu thu ngân sách ảnh hưởng đến 
tính bền vững của NSNN. Một số giải pháp được bài viết đề xuất như hoàn thiện hệ thống chính 
sách thuế để tăng thu NSNN theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng, mở rộng cơ sở thuế, thu hẹp 
các trường hợp ưu đãi thuế. hay hiện đại hóa công tác quản lý thuế; cải cách cơ cấu kinh tế theo 
hướng tăng trưởng bền vững là những giải pháp mà bài viết cũng chú trọng nhằm đổi mới cơ 
cấu thu ngân sách ở Việt Nam theo hướng bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính, Báo cáo Dự toán/Quyết toán thu NSNN qua các năm 2006- 2018.
2. Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng (2019), Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để 
cơ cấu lại nguồn thu ngân sách bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 924, tháng 8/2019. 
3. Nghị Quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ 
cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
4. Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài Chính (2019), Cái cách chính sách thuế góp phần thúc đẩy 
đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, Diễn đàn Tài Chính Việt Nam tháng 9/2019.
5. Vương Thị Thu Hiền (2008), Cải cách hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện 
gia nhập WTO, Luận án tiến sỹ kinh tế tại Học viện Tài Chính. 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_co_cau_thu_ngan_sach_nha_nuoc_o_viet_nam_theo_huong.pdf