Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

 Sự ngậm ẩm của xơ, sợi là khả năng hút và nhả nước của xơ, sợi. Hai quá

trình này xảy ra đồng thời và diễn ra không ngừng. Vì vậy xơ, sợi để trong môi

trường sau một thời gian nhất định sẽ đạt tới trạng thái cân bằng động về ngậm ẩm,

nghĩa là lượng nước hút vào xơ sợi đúng bằng lượng nước xơ sợi nhả ra môi trường

và xơ sợi có độ ẩm xác định.

- Độ ẩm của xơ sợi là tỷ số phần trăm giữa lượng nước có trong xơ sợi với

trọng lượng xơ sợi khi khô hoàn toàn.

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 1

Trang 1

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 2

Trang 2

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 3

Trang 3

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 4

Trang 4

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 5

Trang 5

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 6

Trang 6

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 7

Trang 7

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 8

Trang 8

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 9

Trang 9

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 80 trang minhkhanh 9680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
 1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
-----o0o----- 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Năm 2016 
 2
MỤC LỤC 
Bài 1: Vật liệu, công nghệ chế tạo lưới cụ ............................................................................... 4 
1.1. Vật liệu xơ, sợi: ................................................................................................................ 4 
1.1.1. Các đặc trưng chủ yếu của vật liệu xơ, sợi: ................................................................ 4 
1.1.2. Các loại xơ sợi thường dùng trong nghề cá: ............................................................. 10 
1.2. Dây lưới và dây thừng. ................................................................................................... 12 
1.2.1. Kết cấu dây: ............................................................................................................ 12 
1.2.2. Các phương pháp biểu thị độ thô của dây: ............................................................... 13 
1.2.3. Các loại dây thường dùng trong nghề cá: ................................................................. 15 
1.2.4. Quy cách và kiểm thu:............................................................................................. 16 
1.3. Lưới tấm, các đặc tính kỹ thuật của lưới tấm: ................................................................. 17 
1.3.1. Cấu tạo mắt lưới:..................................................................................................... 17 
1.3.2. Rút gọn tấm lưới: .................................................................................................... 18 
1.3.3. Tính khối lượng áo lưới........................................................................................... 20 
1.3.4. Quy cách và kiểm thu lưới tấm ................................................................................ 20 
1.4. Phao và chì ..................................................................................................................... 21 
1.4.1. Lý luận tính sức nổi của phao, sức chìm của chì. ..................................................... 21 
1.4.2. Tính số lượng phao chì trang bị cho lưới ................................................................. 22 
1.4.3. Các loại phao chì thường dùng trong nghề cá .......................................................... 23 
1.5. Công nghệ lưới cụ .......................................................................................................... 24 
1.5.1. Đan lưới. ................................................................................................................. 24 
1.5.2. Cắt lưới ................................................................................................................... 25 
1.5.3. Ghép lưới ................................................................................................................ 26 
1.5.4. Lắp ráp lưới. ........................................................................................................... 26 
1.5.5. Tu sửa lưới .............................................................................................................. 27 
1.6. Bảo quản lưới cụ ............................................................................................................ 29 
1.6.1. Nguyên nhân chủ yếu làm hư hỏng lưới cụ .............................................................. 29 
1.6.2. Biện pháp bảo quản lưới cụ ..................................................................................... 30 
Bài 2: Kỹ thuật đánh bắt ............................................................................................................ 32 
2.1. Lưới cụ đánh bắt cá trong ao hồ nhỏ ............................................................................... 32 
2.1.1. Nguyên lý và đối tượng đánh bắt ............................................................................. 32 
2.1.2. Cấu tạo.................................................................................................................... 32 
2.1.3. Kỹ thuật đánh bắt .................................................................................................... 33 
2.2. Một số lưới cụ đánh bắt cá trong các mặt nước lớn nội địa .............................................. 33 
2.2.1. Lưới rê .................................................................................................................... 33 
2.2.2. Lưới úp hai lớp. ...................................................................................................... 39 
2.2.3. Lưới rùng. ............................................................................................................... 40 
2.2.4. Lưới liên hợp. ......................................................................................................... 43 
2.3. Ngư cụ cố định. .............................................................................................................. 45 
2.3.1. Lưới đăng: .............................................................................................................. 45 
2.3.2. Đó đèn. ................................................................................................................... 47 
2.2.3. Chài quăng .............................................................................................................. 49 
Bài 3: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ....................................................................... 53 
3.1. Khái niệm. ...................................................................................................................... 53 
3.1.1. Khái niệm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. ...................................................................... 53 
3.1.2. Khái niệm phát triển nguồn lợi thuỷ sản. ................................................. ... ôi trồng; bổ sung và tái tạo nguồn lợi; xây dựng quỹ "gen" và giống nuôi trồng, 
làm phong phú thêm nguồn "gen" và giống của Việt Nam. 
Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất giống 
nhân tạo các loài cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các loài thuộc giáp xác (tôm, 
cua), nhuyễn thể (bào ngư, trai ngọc) và các loài đặc sản có giá trị kinh tế khác. 
- Nhập giống, di giống thuần hoá các loài thuỷ sản. 
* Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong việc nhập giống, trao đổi giống vối 
nước ngoài vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản. 
 73 
Việc nhập giống phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế kiểm dịch tại cửa 
khẩu. Cấm việc đưa các giống chưa khảo nghiệm, chưa được công nhận vào sản 
xuất ở các vùng nước của Việt Nam. 
Bộ nông nghiệp xét duyệt và cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu 
nhập giống, trao đổi giống với nước ngoài. 
* Thả giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. 
Đối với các vùng nước tự nhiên: Sông, hồ, đầm, phá, vịnh mà nguồn lợi có 
liên quan đến nhiều Tỉnh, Bộ nông nghiệp phối hợp với các địa phương trong việc 
thả giống bổ sung tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. 
* Phòng chống dịch bệnh. 
Bộ nông nghiệp có kế hoạch chỉ đạo trong việc phòng trừ dịch bệnh cho các 
đối tượng thuỷ sản, không để cho dịch bệnh lây lan. Dự phòng các loại thuốc trừ 
dịch bệnh cho các đối tượng thuỷ sản. 
Khi phát hiện có dịch bệnh các đối tượng thuỷ sản, các đơn vị, cá nhân nuôi 
trồng, khai thác thuỷ sản và địa phương kịp thời xử lý và báo cáo chỉ đạo hướng 
dẫn của cấp trên. 
3.5.3. Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn: 
Việc quy định cấm khai thác, dựa trên cơ sở điều tra khoa học, thực tiễn sản 
xuất và kịp thời điều chỉnh để phù hợp với sự biến động của điều kiện ngoại cảnh 
và đối tượng khai thác. 
Việc quy định khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn 
sẽ tiến hành từng bước thích hợp trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo đảm 
công ăn việc làm và đời sống của cư dân. 
Trong khu vực cấm khai thác có thời hạn, cấm tất cả các nghề đánh bắt trong 
thời gian quy định. 
Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cấp tương đương có thể quy định thêm khu vực 
cấm có thời hạn, các khu vực cấm khai thác do địa phương quy định phải được sự 
nhất trí của Bộ nông nghiệp. 
 74 
3.6. Những định hướng về bảo vệ và quản lý nguồn lợi Thủy sản 
Sự phát triển bền vững đang là mục tiêu phát triển chiến lược của ngành thuỷ 
sản. Mục tiêu mà phát triển bền vững hướng đến chính là kinh tế xã hội phát triển 
trên cơ sở môi trường, nguồn lợi được bảo vệ. 
- Về khía cạnh nguồn lợi: Trên cơ sở sinh thái học và thực tiễn sản xuất, khai 
thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Bảo vệ là một trong những nguyên 
tắc cơ bản của sinh thái học và là nội dung điều chỉnh mối quan hệ giữa khai thác 
và sử dụng nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên. Quản lý nguồn lợi thuỷ sản không chỉ 
đảm bảo việc tái sản xuất của đối tượng khai thác, bảo vệ sự trong lành của môi 
sinh, bảo vệ các hệ sinh thái liên quan đến đời sống của sính vật mà còn bao gồm 
cả việc nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nước để bổ sung, tái tạo, làm giàu, phong 
phú nguồn lợi thuỷ sản. 
- Về con người: Đó là ý thức, là các phương thức quản lý dựa vào cơ chế, 
chính sách pháp luật để hướng đến khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường, nguồn 
lợi thuỷ sản. 
Cụ thể: 
- Bảo vệ tốt môi trường, hệ sinh thái liên quan đến sinh sản, sinh trưởng và 
nơi tập trung của các đối tượng có giá trị kinh tế. 
- Trước mắt và lâu dài, vùng ven bờ (dưới 30m nước) vẫn là nơi chiếm sản 
lượng chủ yếu, vì vậy vấn đề tổ chức khai thác hợp lý, điều chỉnh nghề nghiệp 
vùng ven bờ và các sông, hồ chứa thiên nhiên là nhiệm vụ cần được quan tâm đầy 
đủ và đúng mức. Đồng thời phải đẩy mạnh việc nâng cao sản lượng vùng khơi, phát 
triển nuôi trồng thuỷ sản. 
- Xây dựng, quản lý các khu vực cần bảo vệ, các nghề cấm, hạn chế khai 
thác. Tăng cường quản lý nghề cá đầu vào tức là quản lý số lượng, kích thước và 
ngư cụ của tàu thuyền đánh cá các loại. 
- Đẩy mạnh việc quản lý theo các chỉ số nghề cá như số lượng tàu thuyền, 
năng suất khai thác, sản lượng, giá trị sản lượng, thành phần sản lượng và kích 
thước cá Việc theo dõi liên tục các chỉ số trên giúp ta có được sự đánh giá sát 
 75 
thực nghề cá trong từng thời kỳ, qua đó có biện pháp quản lý phù hợp là xu hướng 
quản lý hiện đại. 
- Phòng trừ dịch bệnh cho các đối tượng thuỷ sản và đảm bảo chất lượng 
thức ăn sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. 
- Phối hợp với các nước trong khu vực về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ 
nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ các đối tượng di cư xa. 
- Nâng cao nhận thức về quản lý phát triển bền vững ở tất cả các cấp quản lý 
và cộng đồng dân cư. 
Để từng bước thực hiện các định hướng trên cần phải triển khai những vấn 
đề thiết yếu sau: 
3.6.1. Về chính sách, pháp luật. 
Tiến hành rà soát lại các văn bản pháp quy về bảo vệ và phát triển nguồn lợi 
thuỷ sản đã ban hành, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ 
nguồn lợi thuỷ sản và các văn bản phụ trợ để tăng cường cưỡng chế thi hành luật và 
các văn bản pháp quy khác. 
Cưỡng chế thi hành luật và các văn bản dưới luật là một trong những vấn đề 
cấp thiết đáng lưu ý. Điều này đòi hỏi sự tăng cường khả năng về kỹ thuật và quản 
lý của các cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các cơ quan có liên quan. Tổ chức 
đào tạo dài hạn, ngắn hạn về nghiệp vụ, đáp ứng công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ 
sản về kỹ thuật và quản lý. Đồng thời một số thể chế, biện pháp và luật pháp cũng 
cần được đổi mới trên cơ sở cơ chế thị trường. 
Các văn bản luật và dưới luật cần đề cập đến việc khai thác và sử dụng bền 
vững tài nguyên thiên nhiên thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản; 
kiểm soát việc buôn bán các loài thuỷ sản quý hiếm, đặc thù của Việt Nam; những 
vấn đề có liên quan đến dịch bệnh, thức ăn và thuốc thú y thuỷ sản. 
Việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ 
sản có liên quan đến nhiều ngành và địa phương trong nước cũng như một số nước 
trong khu vực. Vì vậy, cần phải tăng cường phân cấp quản lý cho các địa phương 
trên cơ sở các cộng đồng dân cư, xây dựng kế hoạch phối hợp với những ngành có 
 76 
liên quan trong nước và việc hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ các 
đối tượng thuỷ sản di cư xa. 
Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua Luật thuỷ sản Việt Nam với 10 
chương, 62 điều quy định các hoạt động thuỷ sản trên mọi lĩnh vực để hướng đến 
mục tiêu phát triển bền vững cảu ngành thuỷ sản Việt Nam. Mọi định hướng về bảo 
vệ, quản lý và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đều được cụ thể hoá bằng 
các điều luật trong Luật thuỷ sản. 
3.6.2. Tổ chức điều tra nguồn lợi thuỷ sản. 
Xây dựng kế hoạch tổng thể về điều tra nguồn lợi xác định vùng trọng điểm, 
có sự hợp tác với các ngành, phân công phạm vi điều tra giữa các địa phương và 
Trung ương. 
Kết hợp giữa điều tra quần chúng với điều tra trên các tàu nghiên cứu khoa 
học. Phấn đấu trong thời gian ngắn, bằng nhiêu cách khác nhau nắm chắc được 
hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản vùng nước ven bờ, vùng khơi, vùng tuyến đào, nguồn 
lợi trên các sông, hồ lớn và khả năng nuôi trồng ở các vùng nước nội địa và ven 
biển. 
Xây dựng chương trình điều tra thường xuyên, liên tục cả năm, theo mùa 
nhằm tìm hiểu diễn biến nguồn lợi thuỷ sản, từ đó giúp cho việc tổ chức khai thác 
hợp lý, xây dựng các văn bản pháp quy, phục vụ tốt cho các định kỳ kế hoạch về 
sản lượng thuỷ sản cho đời sống của nhân dân, xuất khẩu thuỷ sản và việc bảo vệ 
nguồn lợi thuỷ sản. 
3.6.3. Xây dựng và quản lý các khu vực bảo vệ: 
Phối hợp việc xây dựng và quản lý tốt các khu rừng ngập mặn, cần chú ý 
các khu rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long 
và một số nơi thuộc các tỉnh miền Trung, nhằm bảo vệ nơi sinh sản, nơi tập trung 
các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế, bảo vệ nguồn "gen" quý hiếm. 
Quy định các khu vực cần bảo vệ ở các vùng thềm san hô, rạn đá ngầm, các 
vũng, vịnh... là nơi có nguồn lợi phong phú, nơi sinh sản của các loài thuỷ sản quý 
hiếm. 
 77 
Xác định khu vực cấm khai thác, khu vực cấm có thời hạn nhằm bảo vệ các 
bãi sinh sản, các đối tượng chưa trưởng thành và các đối tượng quý hiếm, có nguy 
cơ bị tiệt chủng ở vùng nước trọng điểm. Xác định các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo 
vệ các động vật hoang dã và các loài thuỷ sản quý hiếm. 
3.6. 4. Nâng cao nhận thức: 
Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như: phát thanh, truyền 
hình, báo chí để nâng cao nhận thức chung cho người làm nghề cá và nhân dân 
trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống các loài 
thuỷ sản; bảo vệ các hệ sinh thái, các vùng nước liên quan đến nguồn lợi thuỷ sản. 
Chống ô nhiễm nước do chất thải: dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt 
gây ra. Chống các phương pháp khai thác, các nghề đánh bắt làm ảnh hưởng đến 
nguồn lợi thuỷ sản Tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản pháp luật, các kiến 
thức và biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên thuỷ sản. Các 
kiến thức và mối liên hệ giữa nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của chúng. 
Cung cấp thông tin cần thiết qua các hội thảo chuyên đề ngắn ngày hoặc 
thông qua học tập các nơi trong và ngoài nước cho các cấp lãnh đạo và những 
người ra quyết định để tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng, những nội dung và 
các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ 
sản. 
Soạn thảo chương trình giáo dục phổ cập cho các lớp phổ thông cấp cơ sở, 
cấp trung học và đại học về các kiến thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ 
sản và các cơ sở khoa học của những vấn đề nêu trên. 
3.6.5. Tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ. 
Đầu tư trang bị các đội tàu kiểm ngư của Trung ương và địa phương với các 
trang bị hiện đại để có thể tuần tra kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hữu hiệu ở 
các vùng biển ven bờ và vùng đặc quyền kinh tế, góp phần bảo vệ an ninh trật tự và 
chủ quyền trên biển. 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về: sản lượng khai thác, đối tượng đánh bắt, 
năng suất nghề, cơ cấu nghề nghiệp, phương tiện đánh bắt, nguồn khai thác... với 
 78 
mạng lưới thông tin toàn quốc phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu, đồng thời 
trao đổi thông tin quốc tế trong các lĩnh vực này. 
Xây dựng hệ thống giám sát những biến động về chất lượng môi trường của 
các loại thuỷ sản, nguồn tài nguyên thuỷ sản biển và nước ngọt, nhằm cung cấp kịp 
thời những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý Nhà nước để xử lý. 
3.6.6. Nghiên cứu khoa học: 
Những hướng nghiên cứu khoa học công nghệ cần được chú ý: 
- Nghiên cứu, điều tra nguồn lợi thiên nhiên biển và các sông, hồ chứa giúp 
cho việc quy hoạch, kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tổ chức khai thác hợp lý ở 
các vùng nước, đảm bảo khai thác lâu dài. 
- Nghiên cứu, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, các ngưỡng nồng độ có liên 
quan đến chất lượng nước, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sản và 
các tiêu chuẩn kích thước mắt lưới, phương pháp đánh bắt của các loại nghề. 
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến an toàn sinh học đảm bảo cho việc 
tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật về: sản xuất giống, thức ăn cho tôm, cá, thuốc 
phòng chống dịch bệnh cho các loài thuỷ sản. Các nghề khai thác có năng suất cao, 
bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản. 
- Nghiên cứu, tổ chức nuôi các loài tôm, các loài nhuyễn thể, đặc sản có giá 
trị kinh tế đang bị đánh bắt có nguy cơ bị cạn kiệt, khôi phục lại nguồn lợi ở các 
vùng nước trọng điểm. 
- Nghiên cứu các vấn đề của khu vực với những vấn đề có liên quan như: sự 
di cư xa của các loài tôm, cá; vấn đề chống ô nhiễm, bảo vệ các vùng nước có 
nguồn lợi thuỷ sản; việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của các nước xung quanh biển 
Đông và việc trao đổi khoa học kỹ thuật; trao đổi thông tin, du nhập các nghề mới 
tiến bộ nhằm bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản. 
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược 
đối với ngành thuỷ sản, là công tác phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến 
nhiều ngành kinh tế của nước ta và liên quan đến các nước trong khu vực. Vì vậy, 
bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là trách nhiệm 
của toàn dân, các ngành, các cấp và các lực lượng vũ trang nhân dân. Việt Nam 
 79 
hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế trong 
việc bảo vệ môi trường sống, việc di cư của các đàn cá, tôm và nguồn lợi thuỷ sản 
khác có liên quan giữa các bên. Đồng thời khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nước 
ngoài đầu tư vào việc nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thuỷ sản, chế biến, 
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 
3.7. Giới thiệu pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 
3.7.1. Luật Thủy sản 
 Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi 
hành từ ngày 1/7/2004. 
3.7.2. Các nghị định 
1. Nghị định 191/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2004 của 
Chính phủ 
 Về quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển 
của Việt Nam 
 2. Nghị định 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính 
phủ 
 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản 
3. Nghị định 123/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Chính 
phủ 
 Về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam 
trên các vùng biển 
4. Nghị định 154/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Chính 
phủ 
 Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 
10 năm 2005 của Chính phủ 
5. Công văn 25/CP-NN ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ 
 Đính chính Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2006 
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 
11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính 
trong lĩnh vực thuỷ sản 
 80 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_khai_thac_va_bao_ve_nguon_loi_thuy_san.pdf