Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm. Tổng số 240 con cá, khối lượng trung bình 202,66 ± 0,97 g/con, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 12 giai (10m3/giai) với ba lần lặp lại. Ba loại thức ăn viên với hàm lượng protein lần lượt là 15, 20 và 25% và một loại thức ăn đối chứng là cỏ voi được sử dụng trong thí nghiệm. Sau thời gian 90 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá với thức ăn CT3 có hàm lượng protein (CP) 25% đạt kết quả tốt nhất trong các nghiệm thức. Tỷ lệ sống các nghiệm thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, hàm lượng lipid trong cơ thịt cá và các chỉ số gan, mật ruột của cá ăn thức ăn viên cao hơn so với cá ăn cỏ. Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy thức ăn CT3 (25% protein) phù hợp và có thể sử dụng thay thế cỏ trong giai đoạn nuôi thương phẩm cá Trắm cỏ

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 4480
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm

Ảnh hưởng của các mức protein khác nhau trong thức ăn tới sinh trưởng của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm
72
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Văn Thịnh và ctv.
*Email: dvthinh1987@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 22, Số 1 (2021): 72-79
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY 
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 22, No. 1 (2021): 72-79
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PROTEIN KHÁC NHAU TRONG THỨC ĂN 
TỚI SINH TRƯỞNG CỦA CÁ TRẮM CỎ (Ctenopharyngodon idellus) 
NUÔI THƯƠNG PHẨM
Đỗ Văn Thịnh1*, Trần Thị Mai Hương1, Nguyễn Thị Biên Thùy1, 
Cao Thị Linh Chi1, Lê Văn Khôi1
1Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Bắc Ninh
Ngày nhận bài: 06/11/2020; Ngày chỉnh sửa: 10/12/2020; Ngày duyệt đăng: 11/12/2020 
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức protein trong thức ăn tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) nuôi thương phẩm. Tổng số 240 con cá, khối lượng trung 
bình 202,66 ± 0,97 g/con, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 12 giai (10m3/giai) với ba lần lặp lại. Ba loại thức ăn 
viên với hàm lượng protein lần lượt là 15, 20 và 25% và một loại thức ăn đối chứng là cỏ voi được sử dụng trong thí 
nghiệm. Sau thời gian 90 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá 
với thức ăn CT3 có hàm lượng protein (CP) 25% đạt kết quả tốt nhất trong các nghiệm thức. Tỷ lệ sống các nghiệm 
thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, hàm lượng lipid trong cơ thịt cá và các chỉ số gan, mật ruột 
của cá ăn thức ăn viên cao hơn so với cá ăn cỏ. Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy thức ăn CT3 (25% protein) 
phù hợp và có thể sử dụng thay thế cỏ trong giai đoạn nuôi thương phẩm cá Trắm cỏ.
Từ khóa: Cá Trắm cỏ, hàm lượng protein, sinh trưởng.
1. Đặt vấn đề
Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus 
(Cuvier & Valenciennes, 1844) là đối tượng 
cá nước ngọt được nuôi phổ biến, có tốc độ 
tăng trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm 
ngon. Cá vừa có khả năng sử dụng thức ăn 
thực vật như cỏ, rong tảo, đồng thời có thể sử 
dụng thức ăn chế biến nên được người dân ưa 
chuộng (Dongmeza, 2009) [1]. Trên thế giới, 
cá Trắm cỏ được nuôi rộng rãi ở nhiều nước 
và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đài Loan, 
Banglades, Ấn Độ... Trong đó Trung Quốc là 
nước nuôi và có sản lượng cá Trắm cỏ lớn nhất 
[2]. Ở Việt Nam, cá Trắm cỏ được nuôi nhiều ở 
các tỉnh miền Bắc như: Hải Dương, Hưng Yên, 
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội... với hình thức 
nuôi ghép và nuôi đơn trong ao, trong lồng.
Protein trong khẩu phần ăn đã được chứng 
minh là một thành phần dinh dưỡng không 
thể thiếu cho sự phát triển bình thường của 
cá [3]. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy 
rằng mức độ cao quá hay thấp quá của hàm 
lượng protein trong thức ăn đều ảnh hưởng 
tới tốc độ tăng trưởng, tình trạng sức khỏe 
của ruột, thận và gan cá Trắm cỏ. Trong khi 
mức protein tối ưu trong chế độ ăn có thể cải 
73
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 72-79
thiện sự tăng trưởng cũng như vấn đề về sức 
khỏe của cá [4-6]. Trong thức ăn của cá Trắm 
cỏ, protein được sử dụng như là nguồn năng 
lượng chính đồng thời nó cũng cần thiết giúp 
cá tăng trưởng. 
Nhu cầu dinh dưỡng của cá Trắm cỏ giai 
đoạn cá giống đã được tập trung nghiên cứu 
[7-10]. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của 
cá trong giai đoạn nuôi thương phẩm vẫn 
còn hạn chế. Với mục tiêu tìm ra được mức 
protein phù hợp trong thức ăn cho cá Trắm 
cỏ. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc 
sử dụng thức ăn với các mức protein khác 
nhau tới sinh trưởng, phát triển của cá đã 
được tiến hành.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
2.1.1. Cá thí nghiệm
Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus có 
khối lượng trung bình 202,66 ±0,99 g/con, có 
nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy 
sản 1. Cá được luyện ăn thức ăn viên trong thời 
gian hai tuần trước khi đưa vào thí nghiệm.
2.1.2. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm gồm: Cỏ 
voi và ba loại thức ăn viên có hàm lượng protein 
lần lượt là 15, 20 và 25%. Thức ăn viên được 
phối trộn trên nguồn nguyên liệu chính là các 
loại bột có nguồn gốc thực vật: Bột mỳ và cám 
gạo, bột cỏ, bột bã đậu và một số nguyên liệu 
khác (Bảng 1), các nguyên liệu này được mua 
từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản 
Thành Long, Phủ Lý, Hà Nam. Nguyên liệu sau 
khi được cân và phối trộn theo tỷ lệ trong bảng 
1, hỗn hợp nguyên liệu đã trộn đều được ép 
viên tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng thủy sản, 
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 bằng 
máy ép viên thủ công. Viên thức ăn sau khi ép 
được sấy ở 80oC trong thời gian 4 tiếng bằng lò 
sấy (Menmert), sau đó thức ăn được bảo quản 
trong tủ đông -20oC và sử dụng cho thí nghiệm 
đánh giá tăng trưởng. Cỏ voi sử dụng trong thí 
nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng theo vật chất 
khô lần lượt là: Protein 5,9%; lipid 2%; xơ 27% 
được mua từ các hộ chăn nuôi bò sữa tại Phù 
Đổng, Gia Lâm và được sử dụng làm thức ăn 
cho lô đối chứng trong thí nghiệm. 
Bảng 1. Công thức thức ăn trong thí nghiệm
Thành phần nguyên liệu (g) Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Bột cỏ 70 70 150
Bã sữa đậu 473 373 173
Gluten ngô 0 100 220
Cám gạo 200 200 200
Bột mỳ 200 200 200
Monocanxi photphat 15 15 15
Vitamin và khoáng** 20 20 20
Chất kết dính (GG) 20 20 20
Vitamin C* 2 2 2
Tổng số (g) 1.000 1.000 1.000
Độ ẩm 145,35 198,83 251,32
Protein tổng số (g/kg)
Béo tổng số (g/kg) 61,05 67,05 67,85
Tro tổng số 63,4 62,1 64,3
Năng lượng (KJ/kg) 1.559 1.803 1.972
74
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Văn Thịnh và ctv.
* Vitamin C (L-ascorbate-2-monophosphate) 
của hãng Bayer. 
** Thành phần vitamin và khoáng bổ 
sung vào thức ăn (mg/kg hỗn hợp vitamin 
và khoáng): vitamin C 18.100 mg; vitamin A 
485.000 mg; vitamin D3 172.000 mg; vitamin 
E 7.010 mg; vitamin K3 1.850 mg; folic acid, 
550 mg; nicotinamide, 5.200 mg; D-calcium 
pantothenate, 4.250 mg; D-biotin, 16.5 mg; 
inositol, 15.400 mg; ZnSO4, 2.700 mg; MnSO4, 
1.730 mg; CuSO4, 1.310 mg; FeSO4, 6.2 ... nghĩa 
thống kê (P<0,05) về hệ số thức ăn của cá 
giữa các công thức với nhau. Là một trong 
những động vật ăn cỏ thủy sinh điển hình, 
cá Trắm cỏ nổi tiếng với tỷ lệ ăn cỏ cao, 
theo Van và cộng sự (2017) [12] hệ số thức 
ăn với cỏ của cá lên tới 27,6 kg cỏ trên mỗi 
kg. Trong 3 công thức thức ăn viên, nghiệm 
76
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Văn Thịnh và ctv.
thức CT3 cho hệ số thức ăn thấp nhất và có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) 
so với hai ngiệm thức thức ăn viên còn 
lại. So với kết quả nghiên cứu của Kenan 
(2012) [7] hệ số chuyển đổi thức ăn của cá 
trong thí nghiệm này cao hơn, tuy nhiên so 
với kết quả nuôi thực tế của các loại thức 
ăn hiện nay người dân đang sử dụng thì 
thức ăn CT3 không có sự khác biệt lớn, 
mặc dù đây là thức ăn tự chế. Hệ số thức 
ăn trong thí nghiệm này còn cao nguyên 
nhân có thể do nguyên liệu hoàn toàn từ 
thực vật gây ra việc khó tiêu hóa và hấp thụ 
chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Đặc biệt, 
trong nguyên liệu thực vật thường có các 
chất kháng dinh dưỡng, vách tế bào thực 
vật chứa hàm lượng cellulose cao.
Hiệu quả sử dụng protein của cá với thức 
ăn là cỏ là thấp nhất 0,25 và cao nhất là thức 
ăn CT3 (1,51). Có sự sai khác có ý nghĩa 
thống kê về hiệu quả sử dụng protein của cá 
giữa thức ăn CT3 với cỏ và hai loại thức ăn 
CT1 và CT2. Kết quả này thấp hơn so với 
kết quả trong nghiên cứu của Li (2018) [13] 
khi đánh giá hiệu quả sử dụng protein trên cá 
Trắm cỏ giai đoạn giống lớn (47 g/con) là 2,1. 
Tuy nhiên, kết quả này cũng phù hợp do cá 
trong thí nghiệm này là giai đoạn đầu thương 
phẩm (205 g/con). So với kết quả nghiên 
cứu của Tạ Thị Bình và cộng sự (2010) [14] 
trên cá Trắm đen giai đoạn giống lớn thì kết 
quả trong nghiên cứu này cao hơn. So với 
nghiên cứu của Kenan (2012) [7] sử dụng 
25% bột cá trong khẩu phần ăn cho cá Trắm 
cỏ giống hiệu quả sử dụng protein là 1,6-2,4 
thì với CT3 trong nghiên cứu này có nguồn 
gốc hoàn toàn từ thực vật hiệu quả sử dụng 
protein là 1,51 là kết quả khả quan.
3.4. Tỷ lệ sống 
Tỷ lệ sống của cá trong quá trình thí nghiệm 
đạt khá cao, dao động từ 80 tới 85%. Không 
thấy có sự khác có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ 
sống giữa bốn nghiệm thức trong thí nghiệm 
(P>0,05). Nguyên nhân có thể lý giải là kích 
cỡ cá đưa vào thí nghiệm lớn (trên 200 g/con). 
Nước ao thí nghiệm được xử lý định ký bằng 
chế phẩm vi sinh tạo điều kiện thuận lợi cho 
cá phát triển. Trong khẩu phần ăn của cá có 
bổ sung vitamin C giúp cá giảm stress và tăng 
cường sức đề kháng. Kết quả trong nghiên 
cứu này này cũng tương đồng với nghiên cứu 
của Yan và cộng sự (2015) [9]. 
3.5. Hàm lượng dinh dưỡng cơ thịt cá 
Hàm lượng protein tổng số, tro tổng số và 
độ ẩm trong cơ thịt cá sau 90 ngày thí nghiệm 
không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê 
(P>0,05) giữa các công thức thức ăn (Bảng 3). 
Tuy nhiên, hàm lượng lipid trong cơ thịt cá 
ở nghiệm thức sử dụng cỏ thấp hơn và có sự 
sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với 
các nghiệm thức sử dụng thức ăn viên. Trong 
ba nghiệm thức sử dụng thức ăn viên không 
thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm 
lượng lipid trong cơ thịt cá. 
 Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng cơ thịt cá thí nghiệm
Chỉ tiêu
Thức ăn thí nghiệm 
CT1 CT2 CT3 Cỏ
Protein tổng số (%) 16,41±0,77 15,02±0,54 15,44±0,47 15,40±0,34
Lipid tổng số (%) 2,20±0,05b 3,08±0,00a 3,16±0,15a 1,7±0,17c
Tro (%) 1,65±0,08 1,68±0,08 1,83±0,13 1,68±0,10
Ẩm (%) 79,89±0,43 80,50±0,28 79,78±0,27 81,48±0,55
* Ghi chú: Giá trị trung bình ± SE. Giá trị ở cùng một hàng có số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
77
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 72-79
Hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thịt cá 
trong thí nghiệm này tương đương với kết 
quả trong thí nghiệm của Kenan (2012) [7] 
và Xi & cs (2019) [15] khi cho cá ăn thực 
vật nổi và thức ăn viên có hàm lượng protein 
30%. Trong thí nghiệm này vẫn ghi nhận 
hiện tượng cá tích mỡ trong nội tạng khi 
sử dụng thức ăn viên so với cá sử dụng cỏ, 
mặc dù các nguyên liệu hoàn toàn từ thực 
vật. Tuy nhiên, sự khác biệt này giữa thức ăn 
CT1 và cỏ là không lớn. Nguyên nhân có thể 
do hàm lượng cacbonhydrat trong thức ăn 
viên có nguồn gốc thực vật còn cao, đã ảnh 
hưởng tới việc chuyển hóa tinh bột của gan. 
Việc bổ sung thêm các chất có chức năng hỗ 
trợ chuyển hóa béo vào trong thức ăn cho cá 
cũng cần được xem xét. 
3.6. Chỉ số nội tạng
Hệ số ruột, gan và mật của lô cá thí 
nghiệm sử dụng cỏ thấp hơn so với ba 
nghiệm thức còn lại và có sự sai khác có 
ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Trong các 
nghiệm thức ăn thức ăn viên (CT1, CT2 và 
CT3), không thấy có sự khác biệt về các hệ 
số ruột, gan và mật (Bảng 4). 
Bảng 4. Chỉ số nội tạng của cá thí nghiệm
Chỉ tiêu
Thức ăn thí nghiệm
CT1 CT2 CT3 Cỏ
Hệ số mật (%) 0,86 ± 0,07b 0,95 ± 0,06b 0,89 ± 0,03b 0,72 ± 0,10a
Hệ số gan (%) 2,53 ± 0,19ᵇ 3,13 ± 0,71ᵇ 2,44 ± 0,52ᵇ 1,66 ± 0,12a
Hệ số ruột (%) 11,81 ± 0,39b 12,53 ± 0,52b 12,66 ± 0,57b 8,89 ± 0,23a
* Ghi chú: Giá trị trung bình ± SE. Giá trị ở cùng một hàng có số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết 
quả của Yan & cs (2015) [9] về hệ số ruột và 
gan cá là không có sự khác biệt khi sử dụng 
thức ăn có hàm lượng protein 20 và 25%. Kết 
quả cũng được ghi nhận tương tự trong nghiên 
cứu của Kenan (2012) [7] đánh giá ảnh hưởng 
của các mức protein và lipid tới sinh trưởng của 
cá Trắm cỏ cho kết quả hệ số gan là 3,0-3,2%. 
Trong thí nghiệm của Li (2018) [13] khi sử 
dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật ép đùn 
và ép viên cho hệ số ruột và gan lần lượt là: ép
đùn (7,68 và 1,59%); ép viên (7,53 và 1,54%). 
Kết quả của Li (2018) [13] tương đồng với lô 
cá ăn cỏ và thấp hơn so với lô cá sử dụng thức 
ăn viên trong thí nghiệm này. Nguyên nhân có 
thể do trong thức ăn ép đùn tỷ lệ hồ hóa tinh bột 
trong thức ăn cao trên 70%. Do đó, cá có thể 
tiêu hóa và chuyển hóa được tinh bột trong thức 
ăn, dẫn đến các hệ số tương đương với cỏ. 
a. Ruột cá sử dụng thức ăn viên b. Ruột cá sử dụng cỏ
Hình 1. Ruột cá thí nghiệm
78
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Văn Thịnh và ctv.
Nguyên nhân cá ăn cỏ có hàm lượng lipid 
và hệ số ruột thấp hơn so các công thức còn 
lại có thể do thành phần dinh dưỡng trong 
cỏ chất xơ cao, hàm lượng protein thô, 
cacbonhydrat, lipid thấp, nên cá không có 
hiện tượng tích mỡ trong cơ thịt và trong 
ruột (Hình 1). Trái lại cá sử dụng thức ăn 
viên hàm lượng dinh dưỡng như protein, 
lipid và tinh bột cao hơn, dẫn đến hệ số ruột 
của cá ăn thức ăn viên cao hơn so với ăn cỏ. 
Theo ghi nhận trong nghiên cứu của Tian và 
cộng sự (2010) [16] chỉ ra rằng hàm lượng 
cacbonhydrat trong thức ăn cao có thể dẫn 
đến tích tụ lipid trong gan cá, rối loạn chức 
năng gan và ảnh hưởng tới mật cá. Đây có 
thể là nguyên nhân dẫn tới gan cá ăn thức ăn 
viên có hệ số cao hơn cá ăn cỏ. Việc cân bằng 
hàm lượng cacbonhydrat, các yếu tố kháng 
dinh dưỡng và hồ hóa tinh bột trong thức ăn 
có nguồn gốc thực vật cho cá cũng là một 
yếu tố cần được chú ý trong quá trình sản 
xuất thức ăn. Bên cạnh đó các chất hỗ trợ 
chuyển hóa béo như vitamin E, các chất tăng 
cường chức năng gan như inositol, choline, 
sorbitol... cũng nên được tính toán bổ sung 
vào khẩu phần giúp cá phát triển tốt. 
4. Kết luận 
Sau 90 ngày nuôi, nghiệm thức sử dụng 
thức ăn CT3 (25% protein) cho tốc độ tăng 
trưởng, hiệu quả sử dụng protein và hệ số 
chuyển hóa thức ăn là tốt nhất trong ba loại 
thức ăn viên và cỏ. Thức ăn viên và cỏ đều 
ăn không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống, hàm 
lượng protein, trong cơ thịt cá thí nghiệm. 
Các chỉ số gan, mật, ruột cá sử dụng thức 
ăn viên đều cao hơn so với cá ăn cỏ. Kết 
quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy thức 
ăn CT3 (25% protein) phù hợp và có thể 
sử dụng thay thế cỏ trong giai đoạn nuôi 
thương phẩm cá trắm.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hỗ 
trợ kinh phí từ đề tài “Nghiên cứu phát triển 
thức ăn viên công nghiệp cho cá Trắm cỏ 
(Ctenopharyngodon idellus) thương phẩm”, 
thuộc chương trình đặt hàng đề tài khoa học 
công nghệ cấp cơ sở năm 2020 - Viện Nghiên 
cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
Tài liệu tham khảo
[1] Dongmeza E. (2009). Studies on the nutritional 
quality of plant materials used as fish feed in 
Northern Vietnam. PhD Thesis. Department 
of Aquaculture Systems and Animal Nutrition, 
University of Hohenheim.
[2] Cai W., Liang X., Yuan X., Liu L., He S., Li J., Li 
B. & Xue M. (2018). Diferent strategies of grass 
carp (Ctenopharyngodon idella) responding 
to insucient or excessive dietary carbohydrate. 
Aquaculture, 497, 292-298.
[3] Serrano J. A., Nematipour G. R. & Gatlin D. 
M. (1992). Dietary protein requirement of the 
red drum (Sciaenops ocellatus) and relative use 
of dietary carbohydrate and lipid. Aquaculture, 
101, 283-291.
[4] Xu J., Feng L., Jiang W. D., Wu P., Liu Y., Jiang 
J., Kuang S. Y., Tang L., Tang W. N., Zhang 
Y. A. & Zhou X. Q. (2016a). Efects of dietary 
protein levels on the disease re-sistance, immune 
function and physical barrier function in the gill 
of grass carp (Ctenopharyngodon idella) after 
challenged with Flavobacterium columnare. 
Fish Shellfish Immunol. 57, 1-16.
[5] Xu J., Wu P., Jiang W. D., Liu Y., Jiang J., Kuang 
S. Y., Tang L., Tang W. N., Zhang Y. A., Zhou X. 
Q. & Feng L. (2016b). Optimal dietary protein 
level improved growth, disease resistance, 
intestinal immune and physical barrier function 
of young grass carp (Ctenopharyngodon idella). 
Fish Shellfish Immunol, 55, 64-87.
[6] Jiang W. D., Xu J., Zhou X. Q., Wu P., Liu 
Y., Jiang J., Kuang S. Y., Tang L., Tang, W. 
N., Zhang Y. A., Feng L. (2017). Dietary 
protein levels regulated antibacterial ac-tivity, 
inflammatory response and structural integrity 
in the head kidney, spleen and skin of grass carp 
(Ctenopharyngodon idella) after challenged 
with Aeromonas hydro-phila. Fish Shellfish 
Immunol, 68, 154-172.
79
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 22, Số 1 (2021): 72-79
[7] Kenan Köprücü (2012). Effects of detary 
protein and lipid levels on growth, feed 
utilization and body composition of juvenile 
grass carp (Ctenopharyngodon idella). Journal 
of FisheriesSciences.com, 6, 243-251.
[8] Du Z. Y., Liu Y. J., Tian L. X, Wang J. T., Wang Y. 
& Liang G. Y. (2005). Efect of dietary lipid level 
on growth, feed utilization and body composition 
by juvenile grass carp (Ctenopharyngodon 
idella). Aquaculture Nutrition, 11, 139-146.
[9] Jin Y., Tian L. X., Xie S. X., Guo D. Q, Yang H. 
J., Liang G. Y. & Liu J. Y. (2015). Interactions 
between dietary protein levels, growth 
performance, feed utilization, gene expression 
and metabolic products in juvenile grass carp 
(Ctenopharyngodon idella). Aquaculture, 437, 
75-83.
[10] Xua J., Fenga L., Jianga W. D., Wua P., Liua 
P., Jiang J., Kuang S. Y., Tang L., Zhoua X. Q 
(2018). Diferent dietary protein levels affect 
flesh quality, fatty acids and alter gene expression 
of Nrf2-mediated antioxidant enzymes in 
the muscle of grass carp (Ctenopharyngodon 
idella). Aquaculture, 493, 272-282.
[11] Boyd C. E. & Tucker C. S. (1992). Water Quality 
and Pond Soil Analyses for Aquaculture. Auburn 
University, Alabama.
[12] Van der Lee A. S, Johnson T. B. & Koops M. 
A. (2017). Bioenergetics modelling of grass 
carp: estimated individual consumption and 
population impacts in Great Lakes wetlands. 
Journal of Great Lakes Research, 43, 308-318. 
[13] Li X. Q., Xua H. B, Sun W. T., Xu X. Y., Xu Z. 
& Leng X. J (2018). Grass carp fed a fishmeal-
free extruded diet showed higher weight gain 
and nutrient utilization than those fed a pelleted 
diet at various feeding rates. Aquaculture, 493, 
283-288.
[14] Tạ Thị Bình & Nguyễn Văn Tiến (2010). Ảnh 
hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống 
và chuyển hóa protein của cá Trắm đen. Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ biển. Tháng 10, 77-90.
[15] Zhang X., Wang J. W, Tang R., He X., Li L., 
Takagi Y. & Li D. (2019). Improvement of Muscle 
Quality of Grass Carp (Ctenopharyngodon 
idellus) with a Bio-Floating Bed in Culture 
Ponds. Aquatic Physiology: A section of the 
journal Frontiers in Physiology, 683,1-10.
[16] Tian L. X., Liu Y. J., Silas S. O. Hung., Liang 
G. Y. (2010). Effect of Feeding Strategy 
and Carbohydrate Source on Carbohydrate 
Utilization by Grass Carp (Ctenopharyngodon 
idella). American Journal of Agricultural and 
Biological Science, 5, 135-142.
EFFECT OF PROTEIN LEVELS IN DIETS ON GROWTH PERFORMANCE 
OF GRASS CARP (Ctenopharyngodon idellus) IN GROW-OUT STAGE
Do Van Thinh1, Tran Thi Mai Huong1, Nguyen Thi Bien Thuy1, 
Cao Thi Linh Chi1, Le Văn Khoi1
1Research Institute for Aquaculture No 1, Bac Ninh
Abstract
The study was carried out to evaluate the effect of protein levels in diet on growth performance and survival rate of grass carp (Ctenopharyngodon idellus) in grow-out stage. A total of 240 fish, average initial body 
weight 202.66 ± 0.97 g/fish were distributed randomly in 12 hapas (10 m3/hapas) with triplicate. Three kinds 
of diets with protein content of 15, 20 and 25% respectively and elephant grass (Pennisetum Purpurrerum) as 
control diet were used in the experiment. After the time of 90 days of feeding trail, the growth performance, 
protein efficiency ration and feed conversion ratio of fish used the diet CT3 (25% protein) achieved the best 
results among the experimental diets. Survival rate in the experiment was not significantly different. However, 
lipid content in muscle, hepatosomatic index, gallbladder somatic index, viscera somatic index of fish feed 
pellet diet were higher than those of elephant grass fish fed. In this study, the results suggested that the diet 
(CT3) 25% protein was suitable and could substitute for grass in culturing grass carp in grow-out stage.
Keywords: Grass carp, protein content, growth performance.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cac_muc_protein_khac_nhau_trong_thuc_an_toi_si.pdf