Giáo trình Phân loại động vật thủy sản

Vị trí: Mô đun “Phân loại động vật thủy sản” là mô đun cơ sở ngành bắt

buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản.

- Tính chất: Nội dung mô đun cung cấp cho người học kiến thức về hình

thái cấu tạo, giải phẫu cá, giáp xác, nhuyễn thể, là cơ sở ứng dụng trong nuôi và

định loại các loài động vật thủy sản nuôi có giá trị kinh tế

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 1

Trang 1

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 2

Trang 2

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 3

Trang 3

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 4

Trang 4

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 5

Trang 5

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 6

Trang 6

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 7

Trang 7

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 8

Trang 8

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 9

Trang 9

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 82 trang minhkhanh 3840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân loại động vật thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân loại động vật thủy sản

Giáo trình Phân loại động vật thủy sản
1 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKTTS ngày tháng năm 2020 
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản) 
2 
Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020 
3 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Giáo trình “Phân loại động vật thủy sản” là tài liệu phục vụ công tác 
giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tham khảo tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ 
thuật và Thủy sản. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục 
đích kinh doanh đều bị nghiêm cấm. 
4 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN .................................................................................................... 5 
BÀI 1. HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CÁ ...................................................................................... 10 
1. Hình dạng và các cơ quan bên ngoài của cơ thể cá .......................................................... 10 
2. Da và sản phẩm của da ..................................................................................................... 14 
3. Hệ xương .......................................................................................................................... 17 
4. Hệ cơ ................................................................................................................................. 20 
5. Hệ tiêu hoá ........................................................................................................................ 21 
6. Hệ hô hấp .......................................................................................................................... 26 
7. Hệ tuần hoàn ..................................................................................................................... 30 
8. Hệ niệu sinh dục ............................................................................................................... 34 
9. Hệ thần kinh ..................................................................................................................... 36 
10. Cơ quan cảm giác ........................................................................................................... 39 
11. Tuyến nội tiết .................................................................................................................. 44 
BÀI 2. PHÂN LOẠI MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ .............................. 47 
1. Hệ thống phân loại cá ....................................................................................................... 47 
2. Những đặc điểm hình thái dùng trong phân loại cá .......................................................... 47 
3. Phân loại các loài cá nuôi có giá trị kinh tế ...................................................................... 49 
BÀI 3. HÌNH THÁI CẤU TẠO TÔM – PHÂN LOẠI MỘT SỐ LOÀI TÔM NUÔI CÓ GIÁ 
TRỊ KINH TẾ ........................................................................................................................... 58 
2. Đặc điểm hình thái của tôm .............................................................................................. 59 
3. Đặc điểm cấu tạo của tôm ................................................................................................ 64 
4. Phân biệt giới tính của tôm ............................................................................................... 66 
5. Tôm sú (Penaus monodom) .............................................................................................. 67 
6. Tôm thẻ chân trắng ........................................................................................................... 68 
7. Tôm hùm .......................................................................................................................... 69 
8. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ................................................................. 69 
BÀI 4. PHÂN LOẠI MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ ... 71 
1. Hình thái cấu tạo giải phẫu động vật thân mềm hai mảnh vỏ - Bivalvia ......................... 71 
2. Hình thái cấu tạo giải phẫu lớp chân bụng Gastropoda .................................................... 78 
5 
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Phân loại động vật thủy sản 
Mã số mô đun: MĐ09 
Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí 
nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra: 1 giờ) 
I. Vị trí, tính chất mô đun: 
 - Vị trí: Mô đun “Phân loại động vật thủy sản” là mô đun cơ sở ngành bắt 
buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản. 
 - Tính chất: Nội dung mô đun cung cấp cho người học kiến thức về hình 
thái cấu tạo, giải phẫu cá, giáp xác, nhuyễn thể, là cơ sở ứng dụng trong nuôi và 
định loại các loài động vật thủy sản nuôi có giá trị kinh tế. 
II. Mục tiêu mô đun: 
- Về kiến thức: 
+ Sinh viên trình bày vị trí hình thái giải phẫu các cơ quan bộ phận của cá. 
+ Sự thích nghi về sinh thái học trong dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản, 
di cư của cá. 
+ Những đặc điểm sinh học cơ bản của một số loài cá kinh tế ở nước ta. 
- Về kỹ năng: 
+ Sinh viên xác định được vị trí, mô tả đặc điểm cấu tạo của các hệ cơ 
quan trên cơ thể cá. 
+ Xác định được mối quan hệ mật thiết của ba mặt cấu tạo, sinh lý, sinh 
thái 
+ Thực hiện thao tác xác định các dấu hiệu phân loại hình thái, biết cách 
sử dụng khóa tra định loại tiến hành định loại một số loài cá kinh tế. 
+ Mô tả đặc điểm phân loại, sinh học của một số đối tượng nuôi kinh tế. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
Có thái độ nghiêm túc, chịu khó trong học tập, liên hệ giữa kiến thức lý 
thuyết với thực tiễn. 
III. Nội dung mô đun: 
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 
Số Tên các bài trong mô đun Thời gian 
6 
TT 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành, 
thí 
nghiệm, 
thảo 
luận, 
bài tập 
Kiểm 
tra 
1. Bài 1. Hình thái giải phẫu cá 5 2 3 
2. 
B ...  
Hình 3.5. Nhóm tôm Penaeidea 
Hình 3.6. Nhóm tôm Caridea 
3. Đặc điểm cấu tạo của tôm 
Tôm sú cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn 
trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm 
phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm (Thelycum). 
65 
Tôm sú đực: cơ quan sinh dục chính nằm ở phía trong phần đầu ngực, 
bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ 
sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5 và chân bụng 1 (Petasma). 
Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. 
Hình 3.7. Cấu tạo trong của tôm 
Hình 3. 8. Tuyến sinh dục tôm cái họ tôm he Penaeidea 
1- Thùy trước 3- Thùy sau 
2- Thùy bên 4- Ống dẫn trứng 
66 
Hình 3.9. Tuyến sinh dục tôm đực họ tôm he Penaeidea 
1- Buồng tinh 3- Vùng sau ống dẫn tinh 
2- vùng trước ống dẫn tinh 4- Túi tinh 
4. Phân biệt giới tính của tôm 
 Họ tôm he – Penaeidea 
Petasma- Cơ quan sinh dục đực: Cấu tạo bởi hai nhánh trong chân bụng 1, 
có hình dạng khác nhau ở mỗi loài 
Thelycum- Cơ quan sinh dục cái: có hai loại 
Thelycum kín: có thùy đỉnh ở giữa nhỏ, hai thùy bên khác nhau ở mỗi loài 
Thelycum hở: cấu tạo một khoang trống, sau khi giao vĩ tôm sẽ tiết ra chất 
vôi màu trắng đậy kín lại để giữ túi tinh 
Tôm nước ngọt – Caridea 
Không có cơ quan sinh dục chuyên biệt 
Phân biệt con đực dựa vào chân bụng 2 có nhánh phụ đực 
67 
Gai giao cấu con đực – Sự biến đổi 
nhánh trong của chân bụng 1 
Cơ quan giao cấu con cái 
Tôm nước ngọt – Caridea 
Không có cơ quan sinh dục chuyên biệt. Phân biệt con đực dựa vào chân 
bụng 2 có nhánh phụ đực 
Hình 3.10. Đặc điểm phân biệt đực, cái nhờ chân phụ chân bụng 
5. Tôm sú (Penaus monodom) 
- Tùy thuộc vào tầng nước, độ đục, thức ăn mà màu sắc cơ thể của tôm là 
khác nhau: từ màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xám, xanh. 
- Tôm sú có lưng xen kẽ giữa màu xanh/màu đen và màu vàng. 
- Tôm thành thục có thể đạt đến 33cm chiều dài và tôm cái thường lớn 
hơn tôm đực. 
68 
6. Tôm thẻ chân trắng 
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) 
Một số tài liệu trước đây dùng tên khoa học cùng giống với tôm sú, 
Penaeus vannamei 
Hình 3.11. Tôm sú 
Hình 3.12. Tôm thẻ chân trắng 
Bảng 3.1. Phân biệt tôm sú và tôm thẻ chân trắng 
Tiêu chí 
đánh giá 
Tôm sú Tôm thẻ chân trắng 
Vỏ Vỏ dày hơn, có nhiều màu như: 
xanh, nâu, đỏ, xám. Lưng tôm 
xen kẽ giữa màu xanh, đen hoặc 
vàng. 
Vỏ mỏng hơn, có màu 
trắng đục, chân màu trắng. 
69 
Kích thước Chiều dài tối đa của nó là 36 cm, 
thông thường tôm cái lớn hơn 
tôm đực, nặng hơn tôm thẻ. 
Có 6 đốt bụng, ở đốt mang 
trứng, rãnh bụng rất hẹp 
hoặc không có. Dáng thon 
dài, nhỏ hơn so với tôm 
sú, nhẹ hơn tôm sú. 
 Số răng chủy 7-8 răng trên chủy
 3 răng dưới chủy
 8- 9 răng trên chủy
2 răng dưới 
 chủy
7. Tôm hùm 
- Tôm hùm bông thuộc họ Palinuridae. 
- Ngoài ra, còn có các loài tôm hùm đá (hùm xanh) và tôm hùm đỏ phân 
bố ở biển Việt Nam 
- Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến 
Bình Thuận, đặc biệt phân bố nhiều ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình 
Thuận. 
Hình 3.13. Tôm hùm 
8. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) 
Họ Palaemonidea 
- Phân bố ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. 
- Thân thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh 
dễ nhận biết, đôi khi có màu nâu nhạt. 
- Khi còn nhỏ có màu trong sáng. Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh 
đen dọc hai bên. Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng 
xen kẽ với màu trắng trong của cơ thể. 
70 
- Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uốn cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc 
chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 
răng sau hốc mắt) và 10-15 răng dưới chủy. 
- Lỗ sinh dục đực nằm giữa gốc của đôi chân bò thứ 5, lỗ sinh dục cái 
nằm ở gốc đôi chần bò thứ 3. 
Hình 3. 14. Tôm càng xanh 
71 
BÀI 4. PHÂN LOẠI MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM CÓ GIÁ TRỊ 
KINH TẾ 
1. Hình thái cấu tạo giải phẫu động vật thân mềm hai mảnh vỏ - Bivalvia 
Ngành Động vật thân mềm – Mollusca: gồm 8 lớp 
Một trong những nét đặc trưng nhất của Mollusca là đa số loài có vỏ vôi 
cứng. 
Đa số Mollusca có một khoang trống nằm giữa màng áo và nội tạng gọi 
là xoang màng áo. Xoang màng áo thường chứa mang hình lược và nơi thoát ra 
của hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và hệ sinh dục (xoang màng áo có chứa lô hậu môn, 
lỗ niệu, lỗ sinh dục) 
Cơ thể đối xứng hai bên (trừ Gatropoda), không phân đốt và thường có 
đầu phát triển. 
Mặt lưng của cơ thể có cơ chân chủ yếu dùng để điều khiển chân khi di 
chuyển. 
 Mặt bụng của cơ thể có màng áo khép kín tạo thành xoang màng áo, 
biến đổi thành mang hoặc phổi và tiết ra vỏ (trừ một số loài không có vỏ). 
Trên bề mặt của biểu mô có tiêm mao, tuyến tiết chất nhầy và cơ quan 
cảm giác. 
 Xoang cơ thể thường rất nhỏ là vùng bao quanh tim (xoang bao tim). 
Hệ thống tiêu hóa phức tạp, thường có cơ quan nghiền thức ăn là lưỡi 
sừng ngoại trừ Bivalvia (không có lưỡi sừng). 
 Hệ thống tuần hoàn hở, gồm tim, mạch máu và xoang máu. 
Trao đổi khí xảy ra ở mang, phổi, màng áo hoặc bề mặt cơ thể. 
 Các cơ quan cảm giác gồm: xúc giác, khứu giác, vị giác, thăng bằng và 
thị giác (một số loài). Mắt của Cephalopoda phát triển. 
1. 2. Nhận biết nhóm Ngao/Nghêu 
Hình thái phân loại 
72 
Hình 4.1. Cấu tạo ngao 
Chú thích hình: 
1. Đỉnh vỏ 
2. Răng chủ giả 
3. Vết bám của cơ khép vỏ 
trước 
4. Vết bám của cơ duỗi chân 
trước 
6. Đường viền mép áo 
7. Vết bám cơ khép vỏ sau 
8. Vết bám cơ sau 
9. Răng bên 
10. Dây chằng 
Dinh dưỡng 
Dinh dưỡng theo lối ăn lọc thụ động. Thức ăn gồm các loại sinh vật phù 
du cỡ nhỏ, chất vẩn và các chất hữu cơ lơ lửng trong thuỷ vực. 
Sinh sản 
Hình thức sinh sản hữu tính. Đực cái phân tính hay lưỡng tính. 
Động vật hai mảnh vỏ sống ở biển. Trứng sau khi thụ tinh phát triển qua 
giai đoạn ấu trùng luân cầu Trochophora và ấu trùng Veliger. 
 Họ ngao Verenidae 
Hình 4.2. Ngao dầu M. meretrix Linnaeus, 1758 
73 
Ngao dầu là loài có kích thước lớn. Vỏ ngao dầu có hình tam giác, mép 
bụng của vỏ cong đều. Da vỏ có rất nhiều màu, biến đổi từ vàng đến nâu. Vân phóng 
xạ và vân sinh trưởng biến động từ thưa thớt đến dày đặc, đôi khi chúng giao thoa 
với nhau tạo thành các dạng hoa văn hình răng cưa. Cá thể lớn có chiều dài vỏ là 
130 mm, chiều cao vỏ 110 mm và chiều rộng vỏ 58 mm. 
- Hai vỏ bằng nhau, mép bụng của vỏ cong đều. Mặt nguyệt hẹp dài hình 
bắp chuối, mặt thuẩn lớn. Bản lề ngắn màu nâu đen nhô lên mặt ngoài của vỏ. 
Mặt trong của vỏ có màu trắng, mép sau có màu tím đậm. Mặt khớp rộng 
ở vỏ phải và có 3 răng giữa và 2 răng bên, hai răng giữa trước ngắn xếp hình chữ 
V, răng giữa sau dài. 
Mặt khớp của vỏ trái cũng có 3 răng giữa và 1 răng bên ngắn, thô ở phía 
trước, 2 răng giữa trước thô, hình tam giác, răng giữa sau dài song song với mép 
lưng của vỏ, trên mặt răng này có mương dọc với những răng cưa cắt ngang. 
Vịnh màng áo cạn, vết mép màng áo rõ ràng. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ, hình 
bán nguyệt. Vết cơ khép vỏ sau hình bầu dục. 
Nghêu Bến Tre/ngao bến tre (Meretrix lyrata) 
Ngao con có thể tồn tại trong môi trường có nhiệt độ từ 12,2 đến 35,6 độ 
C, nhiệt độ thích hợp cho chúng sống là 24-30 độ C, và nhiệt độ tăng trưởng tối 
ưu là 27-30 độ C. Về độ mặn, chúng có thể tồn tại với độ mặn 11-33 phần ngàn, 
độ mặn tăng trưởng tối ưu là 19-23 phần ngàn. 
Cơ thể ngao bến tre được bao bọc bởi hai vỏ bằng nhau có dạng hình tam 
giác (gần tròn), chiều cao bằng 0,84±0,02 lần chiều dài và chiều dầy bằng 
0,59±0,02 chiều dài. Bản lề lộ ra bên ngoài có dạng hình trụ nằm bắt đầu từ đỉnh 
vỏ kéo dài về phía cạnh sau một khoảng bằng 1/4 chiều dài của cạnh sau. 
Bên ngoài vỏ có màu trắng ngà, trên mặt vỏ có nhiều vòng sinh trưởng 
đồng tâm, các đường sinh trưởng chạy song song và thưa dần về phía mặt bụng. 
Đường sinh trưởng ở gần cạnh trước gồ lên rất rõ còn ở cạnh sau tương đối nhẵn 
bóng. 
Phía trước đỉnh vỏ là mặt nguyệt hình viên đạn, nhỏ, màu trắng, xung 
quanh mép của mặt nguyệt có một viền màu nâu nhạt. Mặt thuẫn có màu nâu 
đen, to hơn mặt nguyệt nằm ở sau đỉnh vỏ kéo dài hết cạnh sau của vỏ. Mặt 
bụng mép vỏ cong tròn. 
74 
Hình 4.3. Cấu tạo vỏ ngao bến tre 
Hình 4.4. Cấu tạo trong của bộ ngao (vẽ lại từ J. M. Poutier) 
75 
Hình 4.5. Ngao hai cùi/ ngao giá/sò lụa trắng (Tapes dorsatus) 
1.3. Nhận biết Tu hài (Lutraria philippinarum Deshayes, 1884) 
Hình 4.6. Tu hài (Lutraria philippinarum) 
Vỏ hình trứng dài, chiều dài gấp hai lần chiều cao. Đỉnh vỏ nhô cao ở vị 
trí 1/2 của vỏ về phía trước. Mép bụng có hình vòng cung. Hai vỏ khi khớp lại 
đầu trước và sau đều không kín. Mặt vỏ không có gờ phóng xạ, đường sinh 
trưởng rõ ràng, thô mịn khác nhau, vết màng áo không rõ ràng. Da vỏ mỏng 
thường bị bào mòn để lộ tầng trong của vỏ, mặt trong của vỏ màu trắng. 
1.2. Nhận biết nhóm Hàu 
Hàu thái bình dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) 
76 
Hình 4.7. Hình thái ngoài (trái), cấu tạo trong (phải) của Hàu thái bình dương 
1. Tim 
2. Cơ khép vỏ 
3. Hậu môn 
4. vỏ phải 
5. Xoang nước ra 
6. Mang 
7. Màng áo phải 
8. Màng áo trái 
9. Ruột 
10 . Dạ dày 
11. Tuyến sinh dục 
12. Bản lề 
13. Miệng 
Cơ thể hàu được bao bọc bởi hai vỏ cứng chắc, vỏ trái có dạng hình chén, 
lớn hơn vỏ phải và thường bám vào nền đá, trong khi đó vỏ phải nhỏ và phẳng 
hơn. Đỉnh vỏ ở phía trên và có bản sừng gắn giữa hai vỏ. Vỏ hàu có 3 lớp: lớp 
ngoài bằng sừng mỏng, dễ bóc và cấu trúc hoàn toàn bằng protein, lớp giữa dày 
nhất là tầng đá vôi với cấu trúc gồm Calci carbonate kết tinh gắn chắc trên thể 
protein và lớp trong cùng bằng xà cừ mỏng, bóng, sáng và rất cứng. Hình dạng 
của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu hàu sống riêng rẽ 
trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố trên nền đáy cứng, vỏ có 
hình ống, nhăn, vỏ trái tròn hơn và lõm sâu. Khi hàu phân bố tập trung, vỏ có 
hình dạng méo mó. Thông qua hình dạng vỏ hàu có thể xác định được đặc điểm 
của chất đáy tại điểm chúng phân bố. Hàu sống ở độ mặn cao có vỏ cứng hơn ở 
vùng có độ mặn thấp (FAO, 2003). 
Hàu cửa sông - Crassostrea rivularis (Gould, 1861) 
77 
Hình 4.8. Cấu tạo trong hàu cửa sông 
Các mẫu hàu cửa sông C. rivularis sử dụng trong nghiên cứu đều có thịt 
trắng. Theo nghiên cứu của Wang và cộng sự (2004) thì hàu cửa sông C. 
rivularis được chia thành hai loại dựa vào màu sắc của thịt: hàu thịt đỏ và hàu 
thịt trắng. Sau khi lật lớp áo lên, nhìn thấy bốn dãy ống nước của mang. Mép áo 
màu tím đen 
Vỏ của hàu cửa sông C. rivularis thon dài. Vỏ trái (vỏ trên) có hình chén 
sâu và vỏ phải hơi lồi. Vỏ trái lớn hơn và dày hơn so với vỏ phải. Vỏ phải (vỏ 
dưới) tương đối nhẵn với các lớp phức tạp bao gồm các lớp mỏng trùm lắp lên 
nhau, dễ vỡ và đồng tâm. Không có các gân phóng xạ lồi ra từ bề mặt của mỗi 
mảnh vỏ. 
Màu sắc của vỏ hàu cửa sông C. rivularis thay đổi từ trắng, xám nhạt, 
xám, vàng hoặc vàng nhạt đến tía. Các lớp mỏng gần mép thường có màu tối 
hơn và các lớp mỏng gần mấu lồi bị bào mòn và có màu trắng. Mấu lồi và dây 
chằng là thấy rõ ràng, có màu vàng nâu. Mặt trong của vỏ có màu trắng, sáng 
với sẹo cơ khép vỏ hình chữ D hoặc hình quả thận nằm gần ở giữa, có màu cũng 
thay đổi từ vàng nhạt, nâu đến đen. 
78 
Hình 4.9. Cấu tạo vỏ hàu cửa sông 
2. Hình thái cấu tạo giải phẫu lớp chân bụng Gastropoda 
Hình 4.10. Chiều cuộn soắn vỏ của Gastropoda 
79 
Hình 4.11. Cấu tạo lớp chân bụng Gastropoda 
1. Đỉnh vỏ 
2. Vòng xoắn 
3. Nắp miệng 
4. Vành miệng 
6. Lỗ rốn 
8. Rãnh xoắn; 
10. Trụ ốc 
1-5. chiều cao 
7-9. Chiều rộng. 
 Vỏ của Mollusca gồm ba lớp: một lớp chất sừng mỏng bên ngoài 
(Periostracum), một lớp phiến đá vôi hình lăng trụ dày (Prismatic) và một lớp 
mỏng xà cừ ở bên trong 
Khi một hạt cát, ký sinh trùng hay một dị vật rơi vào giữa màng áo và mặt 
trong của vỏ, ngọc trai sẽ hình thành sau một thời gian. 
Tần suất tạo thành ngọc tự nhiên rất thấp, khoảng một phần ngàn. 
 Dinh dưỡng 
 Thức ăn của ốc đa số là mùn bã thực vật, rêu, nấm, một số ăn thực 
vật bậc cao (ốc bươu vàng ăn lúa, rau), một số ăn thịt, thức ăn có thể là giun, 
sứa, hầu 
Sinh sản 
 Đẻ trứng hay đẻ con (Viviparidae) trứng của chân bụng thường 
được đẻ thành từng đám, chìm trong 1 chất nhầy bám vào cây thuỷ sinh 
 Ốc sống ở nước lợ và mặn quá trình phát triển phải qua giai đoạn 
ấu trùng luân cầu (Trochophora) và ấu trùng Veliger. 
Phân bố và ý nghĩa 
2 
Lớp chân bụng gặp cả trong nước ngọt, lợ, biển. 
Cung cấp thực phẩm cho người, chăn nuôi (vịt, ngan), nuôi cá (thức 
ăn của cá trắm đen). Các loại vỏ ốc đẹp dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trang 
trí. 
Một số loại ốc là địch hại do nghề nuôi nhuyễn thể hay trong nông 
nghiêp (ốc bươu vàng hại lúa, rau). 
Loài Pila polita (ốc nhồi) có đặc điểm lỗ miệng hẹp, tháp ốc vuốt 
nhọn, vỏ bóng. Thường gặp trong ao, ruộng vùng đồng bằng và trung du. 
Loài P. conica (ốc mít): Lỗ miệng vỏ loe rộng, tháp ốc lùn, vỏ không 
bóng. 
2.1. Nhận biết Ốc hương (Babylonia areolata) 
Ốc hương có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ 
bằng ½ chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu 
tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật hoặc hình thoi. Trên tầng thân có ba hàng phiến 
vân màu, mỗi vòng ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, 
mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng 
Cơ thể ốc hương chia làm 3 phần: 
Đầu phát triển, có một đôi xúc tu, có mắt ở gốc, giữa 2 xúc tu la miệng. 
Chân nằm dưới đầu, khá phát triển và đói xứng hai bên. Bàn chân rộng, 
hình khiên chiều dài bằng 1,5 chiều dài vỏ. 
Hình 4.12. ốc hương (Babylonia areolata) 
3 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Thủy sản, SuMa - Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản biển và nước 
lợ, 20002, “Danh mục các loài cá nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam”, Hà Nội 
2. Nguyễn Bạc Loan, 2003, Giáo trình Ngư loại 1, Trường đại học Cần 
Thơ 
3. Trương Quốc Phú, Nguyễn Văn Thường, 2009, Giáo trình Ngư loại II, 
Trường đại học Cần Thơ 
4 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_loai_dong_vat_thuy_san.pdf