Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả phân tích 312 mẫu cá điêu hồng giai đoạn cá hương đến cá

giống đã xác định được 4 loài ký sinh trùng ngoại ký sinh thuộc 4 giống, 4 họ, 3

bộ, 3 lớp đó là: Trichodina siluri, Apiosoma sp., Cichlidogyrus sp. và Ergasilus

sp. Trichodina siluri ký sinh trên cả 3 cơ quan da, mang và vây, riêng loài này

nhiễm trên mang với tỷ lệ cao nhất 60,9%. Các loài Apiosoma sp.,

Cichlidogyrus sp. và Ergasilus sp. ký sinh với tỷ lệ và cường độ nhiễm tương

ứng 17,63% với 1,1 trùng/tt, 52,24% với 3,4 trùng/lamen và 15,38 với 4,4

trùng/cơ thể. Các loài này chỉ nhiễm trên mang cá điêu hồng ương giống với tỷ

lệ nhiễm của Cichlidogyrus sp. cao, hai loài còn lại có mức độ nhiễm thấp

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 5060
Bạn đang xem tài liệu "Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Một số ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng oreochromis sp. giai đoạn cá hương đến cá giống nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 03(55)/2020: tr.115-122 
Ngày nhận bài: 02/11/2020; Hoàn thành phản biện: 26/11/2020; Ngày nhận đăng: 30/11/2020 
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH 
TRÊN CÁ ĐIÊU HỒNG Oreochromis sp. GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG 
ĐẾN CÁ GIỐNG NUÔI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
HOÀNG LÊ THÙY LAN*, NGUYỄN TÝ 
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
*Email: hoanglethuylan@dhsphue.edu.vn 
Tóm tắt: Kết quả phân tích 312 mẫu cá điêu hồng giai đoạn cá hương đến cá 
giống đã xác định được 4 loài ký sinh trùng ngoại ký sinh thuộc 4 giống, 4 họ, 3 
bộ, 3 lớp đó là: Trichodina siluri, Apiosoma sp., Cichlidogyrus sp. và Ergasilus 
sp. Trichodina siluri ký sinh trên cả 3 cơ quan da, mang và vây, riêng loài này 
nhiễm trên mang với tỷ lệ cao nhất 60,9%. Các loài Apiosoma sp., 
Cichlidogyrus sp. và Ergasilus sp. ký sinh với tỷ lệ và cường độ nhiễm tương 
ứng 17,63% với 1,1 trùng/tt, 52,24% với 3,4 trùng/lamen và 15,38 với 4,4 
trùng/cơ thể. Các loài này chỉ nhiễm trên mang cá điêu hồng ương giống với tỷ 
lệ nhiễm của Cichlidogyrus sp. cao, hai loài còn lại có mức độ nhiễm thấp. 
Từ khóa: Cá điêu hồng, Ký sinh trùng ngoại ký sinh, Oreochromis sp. 
1. MỞ ĐẦU 
Cá điêu hồng còn được gọi là cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được xem là đối tượng chủ 
lực nằm trong danh mục mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2015-2020 (theo Quyết định 
332/QĐ - TT ngày 3/3/2011). Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi trong lồng nước ngọt 
cũng như tăng thu nhập cho người dân, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, năm 
2014 Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện mô hình nuôi 
thâm canh cá điêu hồng bằng lồng ở 2 điểm Thủy Tân - Hương Thủy và Quảng Phú - 
Quảng Điền với quy mô 120 m3/ 4 hộ, mật độ thả 100 con/m2. Ngoài ra, ở một số hồ 
chứa thủy lợi, thủy điện cũng đã và đang nuôi thử nghiệm cá điêu hồng bằng lồng bè 
với qui mô lớn như hồ Khe Ngang ở xã Hương Hồ huyện Hương Trà, Khe Lời ở xã 
Thủy Phù huyện Hương Thủy, một số nuôi trên các lồng bè trên sông Bồ (xã Quảng 
Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Nhìn chung, nuôi cá trong lồng có tiềm 
năng phát triển, thị trường tiêu thụ cá điêu hồng ổn định, tăng thu nhập và có hiệu quả 
kinh tế. Nguồn cá giống được người dân nhập từ các địa phương khác, trước khi thả 
nuôi cá đã được ương nuôi trong hồ từ giai đoạn cá hương lên cá giống hoặc từ cá giống 
cấp 1 lên cá giống cấp 2. Tuy nhiên, bệnh cá luôn là mối quan tâm lớn trong giai đoạn 
này, trong đó ký sinh trùng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây bệnh cá. 
Bệnh ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá, có thể gây chết hàng loạt cho 
cá ương nuôi, gây thiệt hại cho người dân. Việc nghiên cứu một số loài ký sinh trùng 
(KST) ngoại ký sinh trên cơ thể cá nuôi và mức độ nhiễm của chúng có ý nghĩa trong 
việc góp phần nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng cho cá trong giai đoạn ương 
nuôi và đề xuất các biện pháp chăm sóc và quản lý tốt sức khỏe của đàn cá nuôi. Trong 
khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã xác định sự xuất hiện một số KST ngoại 
ký sinh trên các cơ quan da, mang, vây cá điêu hồng và mức độ cảm nhiễm của chúng. 
116 HOÀNG THỊ THÙY LAN, NGUYỄN TÝ 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
312 mẫu cá điêu hồng giai đoạn cá hương đến cá giống được thu trong các hồ, ao ở tỉnh 
Thừa Thiên Huế để xác định một số giống loài KST ngoại ký sinh trên cá và mức độ 
cảm nhiễm của những loài này. 
Mẫu được kiểm tra, nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu KST của Viện sĩ V.A. 
Dogiel và bổ sung nghiên cứu của Hà Ký, Bùi Quang Tề (2007). Mẫu cá sau khi thu 
được đo chiều dài (mm) và cân khối lượng (g), sau đó kiểm tra KST ngoại ký sinh trên 
các cơ quan (da, mang và vây) của cá. 
Quan sát bằng mắt thường dưới kính hiển vi soi nổi toàn bộ cơ thể bên ngoài của cá, cạo 
nhớt và kiểm tra các vây, da, nắp mang, cung mang, lá mang dưới kính hiển vi quang 
học nhằm phát hiện KST. Những mẫu KST được cố định, làm tiêu bản, bảo quản và tiến 
hành phân loại và nhận dạng. 
Sử dụng một số tài liệu để phân loại KST: Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam của Hà 
Ký và Bùi Quang Tề (2007) [6]; Chẩn đoán và phòng trị bệnh, trúng độc ở cá của FAO 
(1991) [4]; Ký sinh trùng đơn bào của Lom và Dyková (1992) [7]; Phân lớp Digenea, 
Trematoda trên động vật có xương của Yamaguti S. (1958) [9]. Phân ngành Crustacae 
trong quyển Đa dạng sinh học động vật của Zhang Z.-Q.(ed.) (2011) [10]. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thành phần giống, loài ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cá điêu hồng 
Kết quả khảo sát KST trên 312 mẫu cá điêu hồng giai đoạn cá hương đến cá giống, 
chúng tôi đã xác định được 4 loài KST ngoại ký sinh thuộc 4 giống, 4 họ, 3 bộ, 3 lớp đó 
là: Trichodina siluri, Apiosoma sp., Cichlidogyrus sp. và Ergasilus sp.. Vị trí phân loại 
các giống, loài KST ngoại ký sinh trên cá điêu hồng giai đoạn cá hương đến cá giống 
được thể hiện qua bảng 1. Các kết quả nghiên cứu khác cũng ghi nhận sự bắt gặp các 
loài này trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) và một số loài cá khác. Năm 1989, 
Arthur, J.R. và cs đã báo cáo trong nghiên cứu có sự xuất hiện Trichodina siluri Lom, 
1970 trên da cá rô phi (Oreochromis niloticus) ở Philipin [1]. Trần Thị Bưởi và cs 
(2014) trong nghiên cứu đã tìm thấy Trichodina siluri ký sinh trên da và mang cá rô phi 
vằn (Oreochromis niloticus) giai đoạn giống nuôi tại Hà Nội [8]. Ngoài ra, Trichodina 
siluri Lom, 1970 cũng được ghi nhận ký sinh trên mang và da của các loài Helostoma 
temminckii, Oxyeleotris marmorata và Pangasius hypophthalmus [2]. Bùi Quang Tề 
(2008) cũng cho biết sự xuất hiện của loài Ergasilus sp. thường ký sinh trên nhiều loài 
cá biển và cá nước lợ. Ông cho biết ở Việt Nam, quanh năm đều có Ergasilus sp. ký 
sinh trên cá trong các thủy vực và lưu hành mạnh vào mùa xuân hè [3]. 
Trong quá trình nghiên cứu, sán lá đơn chủ Cichlidogyrus sp. cũng được tìm thấy trên 
mang của cá điêu hồng ương nuôi, loài này ký sinh với cường độ nhiễm trung bình 3,3 
trùng/lamen. E Yusni and N Rambe, 2019 đã miêu tả Cichlidogyrus sp. ký sinh trên 
mang cá và Trichodina sp. thuộc giống Trichodina, họ Trichodinidae ký sinh trên vây, 
đầu và da cá trong nghiên cứu KST ngoại ký sinh trên cá rô phi giống (Oreochromis 
niloticus) trong các ao nuôi thủy sản [4]. 
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ ĐIÊU HỒNG... 117 
Bảng 1. Vị trí phân loại các giống, loài KST ngoại ký sinh 
trên cá điêu hồng giai đoạn cá hương đến cá giống 
Loài Giống Họ Bộ Lớp 
Trichodina siluri 
Trichodina 
Ehrenberg, 1830 
Trichodinidae 
Claus, 1851 
Peritrichida 
F.Stein,1859 
Peritricha 
Stein,1859 
Apiosoma sp. 
Apiosoma 
Blanchard,1885 
Epistylididae 
Kahl,1933 
Cichlidogyrus sp. 
Cichlidogyrus 
Paperna, 1960 
Ancyrocephalid
ae Bychowsky, 
1937 
Dactylogyridea 
Bychowsky, 
1937 
Monogenea 
(Van 
Beneden, 
1858) 
Bychowsky, 
1935. 
Ergasilus sp. 
Ergasilus von 
Nordmann, 1832 
Ergassilidae von 
Nordmann, 
1832 
Cyclopoida 
Burmeister, 
1834 
Maxillopoda 
Dahl, 1956 
Hình 1. Trichodina siluri, Lom, 1970 - mẫu nhuộm AgNO3 2% 
Hình 2. Apiosoma sp. ký sinh trên mang cá điêu hồng 
(A- mẫu tươi; B- mẫu nhuộm AgNO3 2%) 
B 
A 
118 HOÀNG THỊ THÙY LAN, NGUYỄN TÝ 
 Hình 3. Cichlidogyrus sp. 
(A- mẫu tươi; B,C- móc bám) 
Hình 4. Ergasilus sp. 
(A- mẫu tươi; B- mẫu được tách hai túi trứng) 
3.2. Mức độ nhiễm KST ngoại ký sinh trên cá điêu hồng giai đoạn cá hương đến cá 
giống 
Mẫu cá được thu từ các ao, hồ ương nuôi cá hương đến cá giống ở tỉnh Thừa Thiên Huế 
với số lượng 312 mẫu có kích thước trung bình 5,4 mm và khối lượng trung bình 2,5 
g/con. Sau khi cạo nhớt, cắt vây và mang soi dưới kính hiển vi để kiểm tra ký sinh trùng 
chúng tôi xác định được tỷ lệ nhiễm KST ngoại ký sinh trên cá với tỷ lệ 68,91%. Nhìn 
chung, tỷ lệ nhiễm KST ngoại ký sinh trên đối tượng cá điêu hồng ương nuôi từ cá 
hương đến cá giống là khá cao. 
3.2.1.Tỷ lệ nhiễm KST ngoại ký sinh trên từng cơ quan cá điêu hồng giai đoạn cá 
hương đến cá giống 
Các cơ quan kiểm tra ký sinh trùng ngoại ký sinh bao gồm da, mang và vây, các cơ 
quan đều bị nhiễm với tỷ lệ khác nhau. Mang là cơ quan bị nhiễm KST ngoại ký sinh 
cao nhất với 67,31%, tiếp đến là vây với 22,76% và thấp nhất là da 17,31%. Cơ quan 
mang cá là nơi bị nhiễm nhiều đối tượng nhất bao gồm các loài Trichodina siluri, 
Apiosoma sp., Cichlidogyrus sp. và Ergasilus sp. Da và vây chỉ bị nhiễm 1 đối tượng 
KST. 
B 
 C 
B 
A 
A 
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ ĐIÊU HỒNG... 119 
Hình 5. Tỷ lệ nhiễm KST ngoại ký sinh bắt gặp trên các cơ quan cá 
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm các loài KST ngoại ký sinh 
Hình 6. Tỷ lệ nhiễm từng loài KST ngoại ký sinh bắt gặp trên cá điêu hồng 
Trong số 4 loài KST bắt gặp có 2 loài thuộc nhóm KST đơn bào, đó là Trichodina siluri 
và Apiosama sp., 2 loài thuộc KST đa bào bao gồm Cichlidogyrus sp. và Ergasilus sp., 
loài Trichodina siluri có tỷ lệ nhiễm cao nhất với 64,42%, tiếp theo là loài 
Cichlidogyrus sp. với 52,24%, và Apiosoma sp. với 17,63%. Loài Ergasilus sp. có tỷ lệ 
nhiễm thấp nhất (15,38%). Nhìn chung, 2 loài Trichodina siluri và Cichlidogyrus sp. 
đều có tỷ lệ nhiễm trên cá điêu hồng giai đoạn cá hương lên cá giống tương đối cao. 
17,31
67,31
22,76
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
Da Mang Vây
T
ỷ
 l
ệ 
n
h
iễ
m
 (
%
)
Cơ quan
64,42
17,63
52,24
15,38
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
90.00
100.00
T
ỷ
 l
ệ 
n
h
iễ
m
 (
%
)
KST
120 HOÀNG THỊ THÙY LAN, NGUYỄN TÝ 
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các loài KSTngoại ký sinh trên các cơ quan cá 
điêu hồng 
Bảng 2. Mức độ nhiễm KST ngoại ký sinh trên cơ thể cá điêu hồng 
STT Tên KST 
Cơ quan 
ký sinh 
Tỷ lệ 
nhiễm 
(%) 
Cường độ 
nhiễm 
Ghi chú 
Lớp Oligohymenophorea de Puytorac et al., 1974 
1 Trichodina siluri 
Da 17,31 2,8 ± 3,2 Trùng/tt 
Mang 60,90 2,2 ± 2,8 Trùng/tt 
Vây 22,76 4,5 ± 3,6 Trùng/tt 
2 Apiosoma sp. Mang 17,63 1,1 ± 0,5 Trùng/tt 
Lớp Monogenea (Van Beneden, 1858) Bychowsky, 1935 
2 Cichlidogyrus sp. Mang 52,24 3,4 ± 1,2 Trùng/lamen 
Lớp Maxillopoda Dahl, 1956 
3 Ergasilus sp. Mang 15,38 4,4 ± 2,6 Trùng/cơ thể 
Tỷ lệ nhiễm từng loài KST ngoại ký sinh trên các cơ quan mang, da và vây tương ứng 
với cường độ nhiễm (CĐN) của mỗi loài thể hiện cụ thể qua bảng 2. Trichodina siluri 
đều tìm thấy trên cả ba cơ quan, trong đó mang chiếm tỷ lệ cao nhất (60,90%), nhưng 
lại có cường độ nhiễm thấp nhất (2,2 trùng/tt). Trong quá trình nghiên cứu loài 
Trichodina siluri được ghi nhận tìm thấy trên vây với tỷ lệ nhiễm thấp (22,76%) nhưng 
có cường độ nhiễm cao hơn với 4,5 trùng/tt. Bùi Quang Tề (2008) trong nghiên cứu cho 
biết loài Trichodina siluri ký sinh trên một số loài cá với mức độ nhiễm khác nhau, 
trong đó ghi nhận cá rôhu có tỷ lệ nhiễm trên da 78,37% với 2-11 trùng/tt, trên mang 
với 83,78%; cá mùi bị nhiễm KST ở da với tỷ lệ 37,50% và 1-5 trùng/tt. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2008). 
Trần Thị Bưởi và cs (2014) trong nghiên cứu cũng đã xác định Trichodina siluri ký sinh 
trên da và mang cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) giai đoạn giống nuôi tại Hà Nội 
với tỷ lệ nhiễm trên da và mang tương ứng là 76,5% và 36,5%, CĐN 4,65 trùng/tt và 
1,5 trùng/tt. So sánh với nghiên cứu trên, kết quả nghiên của chúng tôi có sự khác biệt ở 
tỷ lệ nhiễm trên da và mang, có thêm cơ quan vây cũng bị nhiễm loài Trichodina siluri. 
Điều này có thể là do vị trí địa lý và môi trường sống của cá điêu hồng Oreochromis sp 
ương giống. Tuy nhiên, CĐN loài này trên da và mang trong nghiên cứu cũng thấp và 
tương đồng với kết quả của nghiên cứu trên. Apiosoma sp. chỉ bắt gặp trên mang cá với 
tỷ lệ nhiễm thấp 17,63% và CĐN 1,1 trùng/tt. Cá bị nhiễm trùng bánh xe Trichodina 
siluri và trùng loa kèn Apiosoma sp. với cường độ cao làm mang cá tiết nhiều dịch 
nhờn, cản trở quá trình hô hấp của cá, dẫn đến cá thiếu oxy nổi đầu lên mặt nước. 
Sán lá đơn chủ Cichlidogyrus sp. chỉ tìm thấy trên mang với tỷ lệ tương đối cao 52,24% 
và cường độ cảm nhiễm 3,4 trùng/lamen. Tương tự, Ergasilus sp. cũng ghi nhận ký sinh 
trên mang với tỷ lệ thấp 15,38% và cường độ nhiễm 4,4 trùng/cơ thể. Sán lá đơn chủ 
MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ ĐIÊU HỒNG... 121 
Cichlidogyrus sp. khi ký sinh với cường độ nhiều làm các phiến mang tiết nhiều dịch 
nhờn, mang bị bám bẩn, là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây bệnh 
Theo Bùi Quang Tề (2008), lúc ký sinh sán lá Cichlidogyrus sp. dùng móc của đĩa bám 
sau bám vào tổ chức tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức mang 
làm cho mang tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức mang bị viêm 
loét tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh [3]. 
Đối với Ergasilus, khi ký sinh chúng dùng đôi râu thứ 2 và cơ quan miệng phá hoại tổ 
chức mang, làm ảnh hưởng đến hô hấp bình thường của cá, cá có cảm giác ngứa ngáy, 
ngạt thở, gây vết loét các tổ chức mang tạo điều kiện cho vi trùng, nấm, KST khác xâm 
nhập ký sinh làm cho bệnh nặng hơn. Khi cá nhiễm Ergasilus nặng có thể có thể làm cá 
chết [3]. 
4. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu đã xác định được 4 loài KST ngoại ký sinh thuộc 4 giống, 4 họ, 3 bộ, 3 lớp 
đó là: Trichodina siluri, Apiosoma sp., Cichlidogyrus sp. và Ergasilus sp. Loài 
Trichodina siluri ký sinh trên cả 3 cơ quan da, mang và vây của cá, riêng nhiễm trên 
mang với tỷ lệ cao nhất, trong khi vây có tỷ lệ nhiễm thấp nhưng cường độ cảm nhiễm 
cao. Cichlidogyrus sp., Ergasilus sp. và Apiosoma sp. chỉ tìm thấy trên mang với tỷ lệ 
nhiễm của sán lá Cichlidogyrus sp. tương đối cao, hai loài còn lại có tỷ lệ nhiễm thấp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Arthur, J.R. và Bondad-Reantaso (1989). Trichodinids (Protozoa Ciliophora: 
Peritrichida) of Nile Tilaphi (Oreochromis niloticus) in the Philippins, Asian Fisheries 
Science 3: 27-44. 
[2] Arthur, J.R.; Te, B.Q. (2006). Checklist of the parasites of fishes of Viet Nam, FAO 
Fisheries Technical Paper, No. 369/2, Rome, FAO.133p. 
[3] Bùi Quang Tề (2008). Phần 3 - Bệnh ký sinh trùng ở động vật thủy sản, Bệnh học thủy 
sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
220-407. 
[4] E Yusni and N Rambe (2019). Identification of ectoparasites in Fry Tilapia 
(Oreochromis niloticus) in Aquaculture Pond, IOP Conf. Ser.: Earth Environ. Sci. 260 
012110. 
[5] FAO Fisheries and Aquaculture Department (1991). 2.1.4. Parasitic Diseases, 
Diagnostics, prevention and therapy of fish diseases and intoxications, Manual for 
International Training Course on Fresh-Water Fish Diseases and Intoxications: 
Diagnostics, Prophylaxis and Therapy. 
[6] Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, NXB Khoa học 
và Kỹ thuật, Hà Nội. 
[7] Lom J., Dyková I. (1992). Protozoan parasites of Fishes, Developments in Aquaculture 
and Fisheries Science, 26, Elsevier, Amsterdam. 
[8] Trần Thị Bưởi, Bùi Quang Tề, Trần Thị Lê Trang (2014). Nghiên cứu thành phần loài 
trùng bánh xe và thử nghiệm biện pháp trị bệnh trên cá rô phi văn (Oreochromis niloticus) 
giai đoạn giống nuôi tại Hà Nội, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 4. 
122 HOÀNG THỊ THÙY LAN, NGUYỄN TÝ 
[9] Yamaguti S. (1958). The digenetic Trematodes of vertebrates, Systema Helminthum, 
Vol. 1, Interscience Publ., New York. 
[10] Zhang Z.-Q.(ed.) (2011). Animal biodiversity: An outline of higher-level classification 
and survey of taxonomic richness, Zootaxa 3148, Magnolia Press. 
Title: SOME ECTOPARASITES OF FRY RED TILAPIA Oreochromis sp. CULTURED IN 
THUA THIEN HUE PROVINCE 
Abstract: Analyzing 312 fry red tilapia samples detected 4 ectoparasites: Trichodina siluri, 
Apiosoma sp., Cichlidogyrus sp. and Ergasilus sp. Trichodina siluri parasitized in all three 
organs tested, including skin, gill and fin; especially, infected gills were the organ presented the 
greatest rate with 60,9%. In this study, the prevalence and intensity of Apiosoma sp., 
Cichlidogyrus sp. và Ergasilus sp. were recorded 17,63% with 1,1, 52,24% with 3,4 and 
15,38% with 4,4, respectively. It noted that Apiosoma sp., Cichlidogyrus sp. and Ergasilus sp. 
were only found out in gills infected with high rate while others appeared with low rate. 
Keywords: Ectoparasites, red tilapia, Oreochromis sp. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_ky_sinh_trung_ngoai_ky_sinh_tren_ca_dieu_hong_oreochr.pdf