Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế

Sự thay đổi liên tục của môi trường kinh tế đặt ra yêu cầu xem xét lại chất

lượng của việc đào tạo sinh viên trong lĩnh vực kế toán. Việc nâng cao chất lượng

giảng dạy kế toán nói chung và học phần kế toán thuế nói riêng phụ thuộc vào nhiều

nhân tố như chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở

vật chất, đội ngũ giáo viên, cách thức đánh giá kết quả, trong đó có thể nói phương

pháp giảng dạy là một trong những nhân tố cốt lõi – cũng chính là nội dung chính

được đề cập trong bài viết

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế trang 1

Trang 1

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế trang 2

Trang 2

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế trang 3

Trang 3

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế trang 4

Trang 4

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 10440
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học vào giảng dạy học phần kế toán thuế
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
 VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC 
 VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KẾ TOÁN THUẾ 
 ThS. Ngô Thị Khánh Linh 
 Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Vinh 
Tóm tắt 
 Sự thay đổi liên tục của môi trường kinh tế đặt ra yêu cầu xem xét lại chất 
lượng của việc đào tạo sinh viên trong lĩnh vực kế toán. Việc nâng cao chất lượng 
giảng dạy kế toán nói chung và học phần kế toán thuế nói riêng phụ thuộc vào nhiều 
nhân tố như chuẩn đầu ra, khung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở 
vật chất, đội ngũ giáo viên, cách thức đánh giá kết quả,  trong đó có thể nói phương 
pháp giảng dạy là một trong những nhân tố cốt lõi – cũng chính là nội dung chính 
được đề cập trong bài viết. 
Từ khóa: Kỹ thuật dạy học, hiệu quả giảng dạy 
1. Đặt vấn đề 
 Theo phương pháp truyền thống, bài giảng là phương pháp giảng dạy lâu đời 
nhất được áp dụng trong các tổ chức giáo dục, có thể dễ dàng nhận thấy phương pháp 
truyền thống này với các công cụ quen thuộc như phấn – bảng – kết hợp trình chiếu 
slides trong các lớp học. Sinh viên tham gia vào phương pháp giảng dạy này chủ yếu 
để lắng nghe và ghi chép lại bài học, viết ra một số ghi chú nếu cần thiết trong bài 
giảng, điều này mang lại một số rào cản cho giảng viên và sinh viên. Đối với sinh viên, 
học tập có thể trở thành một quá trình thụ động vì chỉ lắng nghe giảng viên, thậm chí 
chỉ biết tới những gì thầy cô nói; mức độ chú ý nghe giảng và khả năng tiếp thu của 
sinh viên trong lớp đối với cùng một bài giảng là khác nhau, và tỷ lệ nhớ bài khi rời 
lớp học cũng khác nhau. Đối với giảng viên, nhân tố trung tâm không phải người học 
mà là người dạy, do đó người dạy có thể chỉ thuần túy cung cấp kiến thức chứ không 
phát triển được kỹ năng cho người học. Phương pháp bài giảng có thể xem là một kênh 
truyền thông tin, đối với học phần kế toán thuế, giảng viên vẫn cần phải cung cấp các 
kiến thức nền tảng cho sinh viên tuy nhiên từ những rào cản đề cập ở trên thì không 
thể dừng lại ở mỗi phương pháp này. Vậy, tại sao cần thay đổi phương pháp giảng 
dạy? 
 36 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 Trong thời đại công nghiệp 4.0, vai trò của người làm kế toán đã có nhiều thay 
đổi. Sự phát triển trong công nghệ đã giúp kế toán xử lý dữ liệu và kết xuất thông tin 
đầu ra nhanh chóng, nhiều khâu đã được máy móc phần mềm hỗ trợ, chẳng hạn như từ 
hóa đơn được nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm xử lí và lên tờ khai thuế, 
bảng kê, sổ sách tài khoản liên quan và các báo cáo khác. Kế toán giảm tải được công 
việc ghi chép thông tin, và chú trọng nhiều hơn vào phân tích, giải thích thông tin. 
Nhiều nhà tuyển dụng, nhà quản lý đòi hỏi kế toán không còn thụ động là “người ghi 
sổ” hay “người chép sử” mà chủ động cung cấp được các giải pháp tối ưu cho tổ chức, 
sử dụng kiến thức để mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện được 
chức năng tư vấn trước các tình huống kinh doanh nảy sinh trên cơ sở dung hòa tính 
pháp lý và lợi ích doanh nghiệp. Theo đó, kế toán cần có kỹ năng phân tích và các kỹ 
năng khác ngoài kiến thức lý thuyết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả. 
Các kỹ năng này cần được phát triển thông qua việc cải tiến phương pháp giảng dạy. 
2. Nội dung 
Phương hướng cải tiến phương pháp giảng dạy 
 Sinh viên phải là người tham gia tích cực trong quá trình học tập, không phải là 
người tiếp nhận thông tin thụ động 
 Trái ngược với phương pháp giảng bài truyền thống trong đó người dạy chiếm 
trung tâm, cải tiến phương pháp giảng dạy hướng tới người học làm trung tâm, ủng hộ 
việc trao đổi ý tưởng, thể hiện quan điểm bản thân. Sinh viên từ học tập thụ động trở 
thành học tập tích cực, nhằm mục đích phát triển tư duy phản biện, kích thích sự sáng 
tạo, phát triển hứng thú học tập, hình thành trong người học ý thức như một người 
tham gia tích cực trong quá trình đào tạo. “Học tập tích cực chuyển trọng tâm từ những 
gì giáo viên nên dạy cho sinh viên sang những gì sinh viên có thể làm với tài liệu khóa 
học” (Sara, 2016, p130). 
Học để vận dụng kết hợp phát triển kỹ năng 
 Việc học sẽ ít hiệu quả nếu giảng viên giải thích các câu hỏi và thực hiện các 
phép tính, và sinh viên chỉ sao chép các câu trả lời. Đối với học phần kế toán nói 
chung và kế toán thuế nói riêng, nếu sinh viên chỉ “ghi nhớ” mà không “hiểu” các 
nguyên tắc cốt lõi kế toán, bản chất thuế, bản chất của nghiệp vụ thì sẽ gặp khó khăn 
khi “vận dụng” kiến thức vào luận giải các tính huống phát sinh trên thực tế. Thay vì 
37 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
tập trung vào ghi nhớ, phương pháp giảng dạy hướng tới các cấp độ hiểu – vận dụng – 
phân tích – sáng tạo. 
 Các lớp kế toán sẽ không chỉ tập trung vào kiến thức kế toán mà còn tăng 
cường sử dụng các phương pháp giảng dạy giúp phát triển, mở rộng và củng cố các kỹ 
năng giao tiếp, khả năng phân tích, khuyến khích làm việc theo nhóm, hướng tới 
những sinh viên tự tin, có tư duy phản biện, đến lớp để đóng góp các ý kiến và giải 
pháp. 
Vận dụng một số phương pháp vào giảng dạy học phần kế toán thuế 
 Sơ đồ tư duy 
 Người dạy có thể vận dụng sơ đồ tư duy như một phương tiện để giảng dạy. 
Giảng viên có thể đưa ra chủ đề để yêu cầu sinh viên lập sơ đồ tư duy, với câu hỏi tự 
luận sinh viên có xu hướng sao chép giáo trình hay tài liệu khác, nhưng với yêu cầu 
này với một tờ giấy trắng sinh viên phải sáng tạo, chủ động suy nghĩ, từ đó giúp phát 
triển tư duy sáng tạo, khả năng tổng hợp thông tin. Trong sơ đồ tư duy, các chủ đề 
được thể hiện bằng các từ khóa hoặc cụm từ ngắn theo cấu trúc lược đồ phân nhánh, 
buộc người học phải trích xuất thông tin chính từ các sách, giáo trình, tài liệu, mà các 
văn bản này thường có dạng câu văn, đoạn văn dài, có mật độ chữ dày đặc nên sinh 
viên không thể sao chép mà phải đọc hiểu và biết cách tóm lược. 
 Ví dụ đối với học phần kế toán thuế, liên quan đến một sắc thuế sẽ có nhiều nội 
dung như đối tượng nộp thuế, đối tượng hoàn thuế, phương pháp tính thuế,, các văn 
bản pháp luật về thuế thường dài. Như đã đề cập ở trên, một sơ đồ tư duy buộc sinh 
viên trích xuất thông tin chính từ các văn bản dài với các từ khóa và cụm từ ngắn. Quá 
trình này làm cho sinh viên tập trung hơn và suy nghĩ hơn là sao chép, do đó hiểu và 
nhớ văn bản tốt hơn. 
 Ngoài lớp học, ghi chú bằng sơ đồ tư duy cũng có thể giúp sinh viên xem lại và 
củng cố những gì đã học, hay giúp ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. 
 Thảo luận 
 Với phương pháp thảo luận, lớp học trở thành diễn đàn để trao đổi mở, trao đổi 
ý kiến giữa giảng viên và sinh viên hoặc giữa các sinh viên với mục đích thúc đẩy 
người học suy nghĩ, học tập, hiểu và giải quyết vấn đề. Những người tham gia trình 
bày nhiều quan điểm, phản hồi ý kiến của người khác và phản ánh ý tưởng của chính 
 38 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
mình trong nỗ lực xây dựng kiến thức, hiểu biết hoặc giải thích vấn đề. Các cuộc thảo 
luận có thể diễn ra giữa các thành viên của một nhóm, hoặc giữa nhiều nhóm nhỏ, điều 
này giúp phát triển kĩ năng làm việc nhóm. 
 Đối với học phần kế toán thuế, nếu như sơ đồ tư duy giúp ghi nhớ, tổng hợp 
kiến thức lý thuyết thì thông qua thảo luận, vấn đề được mổ xẻ, bàn luận sẽ giúp sinh 
viên hiểu rõ lý thuyết thuế, xử lí nghiệp vụ kế toán thuế từ góc độ bản chất thuế. 
 Đóng vai 
 Đóng vai là một kỹ thuật học tập tích cực, trong đó sinh viên thực hiện bài tập 
đóng vai theo đề bài giảng viên giao cho, ví dụ đối với học phần kế toán thuế, sinh 
viên hãy mô phỏng một buổi làm việc giữa kế toán và cán bộ thuế khi doanh nghiệp có 
cuộc thanh tra và quyết toán thuế, hay mô phỏng một cuộc nói chuyện giữa giám đốc 
và kế toán doanh nghiệp về một sai phạm nghiệp vụ thuế mà kế toán mắc phải. Người 
học phải tìm tòi để xây dựng kịch bản, và khi nhập vai thì người học đang diễn một 
tình huống thực tế nảy sinh trong đời sống kinh doanh. Đóng vai mang lại sự hứng thú 
học tập, thoải mái cho sinh viên nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội tiếp thu kiến 
thức sinh động khi giảng viên và sinh viên cùng đánh giá, phân tích sự ứng xử của 
từng nhân vật trong tình huống. 
 Seminar sinh viên 
 Seminar được hiểu là một cuộc hội thảo, hội nghị nơi những người tham gia 
thảo luận hoặc trao đổi quan điểm về một chủ đề. Seminar trong lớp học sẽ là một 
cuộc họp có tổ chức giữa sinh viên và giáo viên để phân tích một chủ đề được lựa chọn 
để thảo luận. Người dạy sẽ đưa ra chủ đề phù hợp với nội dung môn học. Người học 
đóng vai trò tích cực khi tham gia seminar, từ việc tìm tòi vấn đề dự kiến trình bày 
đảm bảo xoay quanh chủ đề, tìm tài liệu, viết báo cáo, thuyết trình nội dung, trả lời câu 
hỏi thảo luận, tổng kết vấn đề, , nhìn chung người học chịu trách nhiệm cao trong 
việc làm chủ vấn đề. Một buổi seminar được tổ chức thành công tại lớp thúc đẩy khả 
năng tự học, phát triển lâp luận, tinh thần làm việc nhóm và tính hợp tác, kĩ năng 
thuyết trình. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp đó là cần nhiều thời gian, sinh 
viên phải nắm được kiến thức nền tảng nhất định. 
 Nghiên cứu tình huống (Case study) 
 Case study được vận dụng trong giảng dạy là một hình thức học tập thông qua 
nghiên cứu các tình huống thực tế có thật gắn với thực tiễn nghề nghiệp. Có thể nói 
39 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
case study là một phương pháp giúp kết nối kiến thức lý thuyết và thực tế, thúc đẩy 
người học vận dụng lý thuyết vào phân tích tình huống, đánh giá, bày tỏ quan điểm, ý 
kiến, đưa ra cách giải quyết vấn đề hay đúc kết các bài học qua các sự kiện có thật. 
Chẳng hạn ví dụ minh họa đối với học phần kế toán thuế, nghiên cứu tình huống “Điện 
máy Nguyễn Kim bị truy thu thuế gần 150 tỷ đồng”, sinh viên phải theo dõi toàn cảnh 
sự kiện này, phân tích các vấn đề trong tình huống như: nguyên nhân bị truy thu thuế? 
Suy xét vấn đề ở góc độ nhà nước, từ phía chủ doanh nghiệp, kế toán hay người lao 
động? Bình luận và ý kiến cá nhân của sinh viên là gì? Có bài học nào có thể được rút 
ra từ tình huống này hay không?. Người dạy có thể điều hành lớp học sao cho toàn thể 
sinh viên phải hoạt động, có nhóm sinh viên phân tích các vấn đề trong tình huống, có 
nhóm các sinh viên khác đang phê bình phân tích, tiếp theo là câu hỏi và ý kiến từ 
phần còn lại của lớp. Như vậy, các sinh viên đều có gánh nặng giải quyết các vấn đề. 
3. Kết luận 
 Mỗi một phương pháp giảng dạy được áp dụng còn phụ thuộc vào các điều kiện 
thực hiện về số lượng sinh viên, cơ sở vật chất, thời lượng giảng dạy, mức độ chuẩn bị, 
khuynh hướng và phong cách của người học, người dạy Người dạy có thể lựa chọn 
một hoặc phối hợp nhiều phương pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy học 
phần kế toán thuế - một môn học đòi hỏi tính vận dụng liên hệ thực tế cao. 
Tài liệu tham khảo 
 1. “Điện máy Nguyễn Kim bị truy thu thuế gần 150 tỷ đồng”, Thanh Lê, 
10/7/2018, báo điện tử Vnexpress, https://vnexpress.net/kinh-doanh/dien-may-nguyen-
kim-bi-truy-thu-thue-gan-150-ty-dong-3775307.html 
 2. Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc 
gia Hà Nội, “Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học giáo dục 
học”. 
 3. Discussion Methods https://poorvucenter.yale.edu/resources/teaching-
techniques-and-methods/discussion-methods 
 4. Knyvienė, Indrė. "A new approach: the case study method in accounting." 
Ekonomia i Zarządzanie 6.4 (2014). 
 5. Sava, Raluca. "Using Interactive Methods in Teaching Accounting." Studies 
in Business and Economics 11.2 (2016): 130-139. 
 40 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_vao_giang_day_hoc_phan_ke_t.pdf