Tư tưởng của Nho giáo về nhân

Nhân là phạm trù cơ bản trong học thuyết đạo đức của Nho giáo. Quan niệm của Nho

giáo về nhân chứa đựng nhiều nội dung, trong đó có hai nội dung cơ bản nhất. Thứ nhất, nhân bao

gồm nhiều đức khác của con người (như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung, v.v.). Thứ hai, nhân là

tư tưởng về đường lối cần phải sử dụng trong việc quản lý xã hội.

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 1

Trang 1

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 2

Trang 2

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 3

Trang 3

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 4

Trang 4

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 5

Trang 5

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 6

Trang 6

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 7

Trang 7

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 8

Trang 8

Tư tưởng của Nho giáo về nhân trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 12140
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng của Nho giáo về nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng của Nho giáo về nhân

Tư tưởng của Nho giáo về nhân
33 
Tư tưởng của Nho giáo về nhân 
Nguyễn Thanh Bình1, Nguyễn Minh Tuấn2, Ngô Thị Mai3 
1, 2
 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Email:nguyenthanhbinhtriet@gmail.com. 
3 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội. 
Nhận ngày 15 tháng 6 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 7 tháng 9 năm 2017. 
Tóm tắt: Nhân là phạm trù cơ bản trong học thuyết đạo đức của Nho giáo. Quan niệm của Nho 
giáo về nhân chứa đựng nhiều nội dung, trong đó có hai nội dung cơ bản nhất. Thứ nhất, nhân bao 
gồm nhiều đức khác của con người (như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung, v.v.). Thứ hai, nhân là 
tư tưởng về đường lối cần phải sử dụng trong việc quản lý xã hội. 
Từ khóa: Nhân, đạo đức, đức trị, Nho giáo. 
Phân loại ngành: Triết học 
Abstract: “Ren” (benevolence, humanity) is a basic category in the ethical doctrine of 
Confucianism. The perception of Confucianism on “ren” includes contents, the two most 
fundamental ones are as follows: First, it consists of many other virtues of man, such as 
benevolence, righteousness, proper rite/correct behaviours, knowledge, and faithfulness/integrity, 
etc.; Second, it is the thought of the orientations that needs to be applied in the management of 
the society. 
Keywords: Ren, ethics, rule by virtue, Confucianism. 
Subject classification: Philosophy 
1. Mở đầu 
Nho giáo là một hệ thống bao gồm nhiều 
học thuyết (như: triết học, chính trị - xã hội, 
đạo đức, giáo dục, quản lý xã hội) với các 
khái niệm như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, 
trung, quân tử, tiểu nhân, v.v.. Những khái 
niệm này đan xen vào nhau, phản ánh nhiều 
mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và 
con người. Nho giáo chủ yếu là học thuyết 
chính trị - xã hội và đạo đức. Lĩnh vực 
chính trị và đạo đức là hai lĩnh vực của đời 
sống xã hội được phản ánh nhiều nhất trong 
Nho giáo, được sự quan tâm nhiều nhất của 
các nhà nho. Hơn nữa, con người được Nho 
giáo nhìn nhận chủ yếu ở phương diện đạo 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
34 
đức và chính trị. Nho giáo đưa ra những 
chuẩn mực, đạo đức để con người học tập, 
tu dưỡng. Bài viết trình bày tư tưởng của Nho 
giáo về nhân trên hai phương diện: những đức 
hợp thành của nhân, vai trò của nhân trong 
đường lối trị nước. 
2. Những đức hợp thành của nhân 
Theo các nhà nho, xã hội Trung Quốc thời 
Xuân Thu - Chiến Quốc được coi là một xã 
hội vô đạo, phi nhân; một trong những 
nguyên nhân chủ yếu nhất đưa đến cái xã 
hội đó là những hành vi vô đạo, phi nhân 
của con người. Vô đạo, phi nhân là vô đức, 
không có đạo đức. Mục đích mà nhà nho đề 
xuất ra học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức, 
giáo dục là đưa xã hội từ “loạn” (vô trật tự, 
không có kỷ cương, vô đạo) đến “trị” (có trật 
tự, có kỷ cương, hữu đạo) và cũng đưa con 
người, xã hội từ trạng thái không có đạo đức 
đến trạng thái có đạo đức. 
Trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, 
các nhà nho đưa ra một hệ các chuẩn mực 
đạo đức để mọi người học tập, tu dưỡng và 
thi hành như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiếu, 
trung, v.v.. Trong đó, nhân (đức nhân) bao 
gồm mọi đức khác của con người. Theo đó, 
người có nhân hay đức nhân (tức là người 
có đạo đức) phải là người có trí, nghĩa, lễ, 
hiếu, trung, v.v.. Nói một cách khác, người 
không có lễ, nghĩa, trí thì không thể có 
nhân được. Mạnh Tử chỉ rõ: “ăn ở bất nhân 
là kẻ bất trí vậy” [4, tr.864]. Trong quan hệ 
vua - tôi (quân - thần), Nho giáo đòi hỏi nhà 
vua và bề tôi đối xử với nhau phải có lòng 
nhân, tức phải có đạo đức (quân nhân, thần 
trung), “quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ 
trung). Theo đó, nhà vua phải thương yêu 
bề tôi, còn bề tôi là người phải trung thành 
tuyệt đối với nhà vua. Trong quan hệ cha - 
con (phụ - tử), Nho giáo đưa ra hai đức từ 
và hiếu. Theo đó, cha mẹ thì phải có đức 
“từ”, tức là luôn thương yêu, dạy dỗ con cái 
thành người có đạo đức; còn con cái phải 
luôn có đức hiếu, đức kính, 
Trong những chuẩn mực, quy phạm đạo 
đức này, nhân là chuẩn mực đạo đức cao 
nhất. Nhân là “ái nhân” tức yêu người. 
Khổng Tử chỉ rõ: “Nhân giả, kỷ dục lập nhi 
lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” [4, tr.340] 
(người nhân là người muốn điều gì cho 
mình cũng gây dựng cho người điều đó, 
muốn mình thông đạt ra sao cũng khiến 
người thông đạt như vậy) và “Kỷ sở bất dục, 
vật thi ư nhân” [4, tr.473, 579] (điều gì 
mình không muốn, chớ thi hành/đem áp 
dụng cho người khác). Mạnh Tử khẳng 
định: “Điều nhân là căn nhà yên ổn của 
người ta, điều nghĩa là con đường cái của 
người ta” [4, tr.1035]. 
Theo Nho giáo, chỉ người nào có đạo 
đức mới thật sự là ái nhân. Khổng Tử nói: 
“Chỉ có người nhân mới biết yêu người, 
biết người (một cách chính đáng)” [4, 
tr.267]. Tăng Sâm chỉ rõ: “Chỉ có người 
nhân mới biết yêu người một cách chính 
đáng, ghét người một cách chính đáng” [4, 
tr.61]. Tử Du yêu cầu: “Người trên học đạo 
phải biết thương người” [4, tr.615]. 
Khổng Tử coi nhân còn là một trong ba 
đức cần có nhất của người quân tử (nhân, trí, 
dũng) [4, tr.418, 547]. Với Mạnh Tử, ba 
đức đó là nhân, nghĩa, chính (ngay thẳng) 
[4, tr.1050, 1065]. 
Nghĩa (đức nghĩa) trong học thuyết đạo 
đức của Nho giáo là một trong những chuẩn 
mực đạo đức cơ bản của con người, là biểu 
hiện cụ thể của đức nhân, là yêu cầu cần có 
của một người có đạo đức. Khổng Tử nói: 
“Người quân tử (chỉ người có đạo đức lớn) 
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Minh Tuấn, Ngô Thị Mai 
35 
coi điều nghĩa là trên hết. Quân tử có dũng 
mà không theo đạo nghĩa thì làm loạn, tiểu 
nhân (không có đạo đức) có dũng mà không 
theo đạo nghĩa thì làm trộm cướp” [4, 
tr.365]. Nghĩa trong tư tưởng của nhà Nho 
còn để chỉ những việc nên làm, phải làm 
trong quan hệ với người khác, với công việc. 
Theo đó, vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, 
phải có nghĩa với nhau (nghĩa vua - tôi, 
nghĩa cha - con, nghĩa vợ - chồng). Vua 
phải thương yêu bề tôi, tôi phải trung thành 
với nhà vua; cha phải từ, con phải có hiếu, 
kính với cha mẹ; vợ chồ ... ý (lý trời). Do vậy, 
Nho giáo đòi hỏi bề tôi phải luôn có đạo đức, 
phải trung thành tuyệt đối với nhà vua; phải 
kính trọng, hy sinh, khó nhọc vì vua; phải 
phục tùng quyền uy, mệnh lệnh của vua. 
Tuy nhiên, để bề tôi luôn trung với nhà 
vua, nhà vua phải thật sự là người có đạo 
đức, luôn tu dưỡng đạo đức, phải thật sự là 
tấm gương đạo đức. Mạnh Tử chỉ rõ: “Hễ 
vua có nhân thì không ai dám bất nhân, vua 
có nghĩa thì không ai dám bất nghĩa. Hễ vua 
chính trực thì nước yên định vậy” [4, 
tr.1050]; vua phải thật sự là “mẫu mực trong 
nhân luân” [4, tr.1021], phải thực hành 
đường lối nhân đức, nhân nghĩa với dân. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
38 
Hiếu (đức hiếu) là một trong những 
chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người 
trong quan hệ đối với cha mẹ. Quan hệ 
cha-con là một trong ba mối quan hệ cơ 
bản của con người, là quan hệ nền tảng của 
con người trong gia đình. Từ chỗ coi gia 
đình là tế bào, là gốc của nước, của thiên hạ 
(gia có tề thì quốc mới trị, thiên hạ mới 
bình), Nho giáo đặc biệt đề cao mối quan 
hệ này, tức là đề cao đạo đức của cha mẹ và 
con cái. Để các thành viên trong mối quan 
hệ này luôn có đạo đức, Nho giáo đưa ra 
hai chuẩn mực đạo đức: từ và hiếu. Nho 
giáo đặc biệt coi trọng đức hiếu, tức là coi 
trọng trách nhiệm, nghĩa vụ của con cái đối 
với cha mẹ. 
Trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, 
người con có hiếu mới là cái gốc của người 
con có nhân, có đạo đức. Hữu Tử nói: “Làm 
người có lòng hiếu đễ mà lại ưa phạm tới bề 
trên, là chuyện hiếm có vậy; đã không ưa 
phạm tới bề trên mà lại ưa làm loạn, là 
chuyện chưa hề có Nét hiếu và nét đễ có 
phải là gốc của việc thi hành đạo nhân 
không” [4, tr.197]. Trong sách Luận ngữ có 
chép lại lời của Khổng Tử trong sách Kinh 
Thư: “Duy người có hiếu với cha mẹ, mới 
biết cư xử với anh em, đem thi hành ra có 
chính sách vậy. Thế cũng là làm việc chính 
trị rồi. Cứ gì phải ra làm quan” [4, tr.233]. 
Để con cái luôn là người có đạo đức, học 
tập và tu dưỡng đức hiếu, Khổng Tử và 
Mạnh Tử đưa ra nhiều quy định để con cái 
tu tập và hành xử trong quan hệ với cha mẹ 
khi còn sống và sau khi đã qua đời. Theo đó, 
khi cha mẹ còn sống, con phải thành tâm 
nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ; phải khó 
nhọc vì cha mẹ mà không oán giận [4, 
tr.220, 278]; không đi chơi xa và nếu có đi 
phải báo nơi đến cho cha mẹ biết [4, tr.280]; 
phải chăm lo sức khoẻ của mình để cha mẹ 
không phải lo toan [4, tr.219], phải làm cho 
cha mẹ được tôn trọng [4, tr.1121]; phải 
xem và biết được chí hướng của cha mẹ để 
cư xử cho hợp đạo làm con [4, tr.206]; phải 
thờ cha mẹ hết lòng và có khuyên can cũng 
phải nhẹ nhàng [4, tr.202, 278]; phải lấy lễ 
mà thờ kính; phải biết tuổi cha mẹ để mà 
mừng mà lo, v.v.. Còn khi và sau khi cha 
mẹ qua đời, con phải “xem cách cư xử của 
người, ba năm không thay đổi đường lối 
của cha” [4, tr.206, 280]; phải lấy lễ mà 
chôn cất, lấy lễ mà tế tự [4, tr.218]; phải 
“nhiệt tình” trong việc tang cha mẹ [4, 
tr.219]. Từ Hán Nho trở đi, trong tư tưởng 
của nhiều nhà nho, con cái phải tuyệt đối 
phục tùng quyền uy, mệnh lệnh của cha mẹ; 
khi “cha bắt con chết con phải chết, con 
không chết là con bất hiếu”. 
Với Nho giáo, người có đức hiếu là phải 
thật sự thành và kính trong việc thi hành trách 
nhiệm, nghĩa vụ; nếu không như vậy người 
con chỉ là kẻ bất hiếu, phi đạo, phi nhân. Và 
trong nhiều cái tội bất hiếu của con cái thì tội 
nặng nhất là tội không có con nối dõi tông 
đường (vô hậu vi đại). Mạnh Tử nói: “Tội bất 
hiếu có ba điều, mà không con nối dõi là 
nặng nhất” [4, tr.1054]. 
Ngoài ra, trong tư tưởng Nho giáo, vua 
còn là cha mẹ của dân; do vậy, đức trung 
cũng là đức hiếu, tận trung cũng là tận hiếu. 
Ở phương diện này, để nhà vua luôn là tấm 
gương trong việc thi hành đạo hiếu, từ đó 
mà bề tôi luôn có đạo hiếu, đạo trung. 
Khổng Tử chỉ rõ: “(Nhà cầm quyền) thận 
trọng đối với tang lễ cha mẹ, tế tự tổ tiên 
đời xưa, thì đức của dân chúng trở nên 
thuần hậu vậy” [4, tr.204]. 
Cuối cùng, để có được những đức trên, 
Nho giáo yêu cầu mọi người phải luôn tu 
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Minh Tuấn, Ngô Thị Mai 
39 
thân. (“Từ thiên tử cho tới thứ dân, ai ai 
cũng phải lấy tu thân làm gốc”); phải học 
tập đạo đức và đem cái học ấy áp dụng vào 
hoạt động thực tiễn. 
3. Vai trò của nhân trong đường lối trị nước 
Xuất phát từ thực trạng hết sức rối loạn của 
xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến 
Quốc, các nhà nho đã đề xuất ra đường lối 
cai trị, quản lý xã hội nhằm kiến tạo một xã 
hội có đạo đức, có trật tự, kỷ cương và 
thịnh trị. Đường lối đó được gọi với những 
cái tên như đức trị, vương đạo, nhân trị, 
nhân chính, nhân nghĩa, tức là đường lối trị 
nước, dựa trên những chuẩn mực đạo đức. 
Trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, 
đường lối đó được thực hiện bằng những 
biện pháp đạo đức hay mang nội dung đạo 
đức và được củng cố bằng những tấm 
gương đạo đức. Qua kinh, sách của Nho gia 
và tư tưởng của nhiều nhà nho, có thể khái 
quát một số nội dung chủ yếu trong tư 
tưởng của Nho giáo về đường lối đức trị 
như sau: 
Thứ nhất, đề cao vai trò của đường lối đức 
trị. Nếu phái đạo gia chủ trương đường lối vô 
vi (vô vi nhi trị), phái pháp gia đề cao đường 
lối pháp trị (hình luật, pháp luật, sức mạnh) 
thì phái Nho gia lại đặc biệt đề cao đường lối 
đức trị. Các nhà nho từ Khổng Tử trở đi đều 
coi đạo đức, các chuẩn mực đạo đức là công 
cụ, phương tiện chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất 
để đạt được những mục đích chính trị trong 
việc cai trị, quản lý xã hội. 
Khổng Tử đã khẳng định: “Lấy đức để 
làm việc chính trị cũng như ngôi sao Bắc 
thần, ở yên vị mà các ngôi sao khác đều 
chầu về” [4, tr.214]. Trong sách Luận ngữ, 
Khổng Tử luôn khẳng định rằng, đạo đức là 
biện pháp cơ bản, đức trị là đường lối hiệu 
quả nhất để thu phục nhân tâm trong nước, 
để “bình thiên hạ”. Ông nói: “Dùng chính 
lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ 
trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết 
hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để 
giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ 
tốt lành” [4, tr.215]. Mạnh Tử cho rằng, nhà 
vua, kẻ cai trị cầm quyền nếu thi hành đạo 
nhân, thực hành đường lối nhân chính sẽ 
duy trì được bốn biển, bảo tồn nền xã tắc, 
ngôi vị của con cháu mình được duy trì. 
Nhược bằng, nếu thi hành đường lối bất 
nhân, tàn bạo với dân thì nhà vua sẽ nguy 
hiểm đến tính mạng, nước nhà sẽ bị diệt 
vong [5, tr.11,13]. Khổng Tử và Mạnh Tử 
nhiều lần coi việc nhà vua dùng đạo đức để 
trị dân, giáo hoá dân là vô địch. Mạnh Tử 
nói: “Nếu nhà vua thi hành nhân chính, dân 
sẽ thương yêu người trên, và liều mình vì 
bậc quan trưởng vậy” [4, tr.808], “Đối với 
người nhân, dẫu kẻ nghịch có đông cũng 
chẳng làm gì được mình. Này, nếu một vị 
quốc quân thích làm nhân chính, trong thiên 
hạ chẳng ai địch nổi mình” [5, tr.17]. 
Ngoài ra, Nho giáo luôn cho rằng, đạo 
đức và thi hành đạo đức còn là biện pháp 
tốt nhất để loại trừ tình trạng phi nhân, 
phi đạo đức trong xã hội; là biện pháp 
hiệu quả nhất để duy trì trật tự, kỷ cương 
và sự ổn định từ trong gia đình đến ngoài 
xã hội. Theo Nho giáo, đạo đức và thi 
hành đường lối đức trị sẽ góp phần vào 
việc hình thành, hoàn thiện đạo đức con 
người, đạo đức xã hội. 
Trong tư tưởng của nhà nho, mẫu người 
lý tưởng cần xây dựng là người quân tử (đôi 
khi còn được gọi là thánh nhân), tức là con 
người toàn thiện, toàn đức; xã hội cần được 
kiến tạo là xã hội có đạo đức, có giáo dục, 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
40 
có trật tự, kỷ cương và có đời sống vật chất 
tương đối đầy đủ. 
Để kiến tạo mẫu người và xã hội như 
vậy, theo Nho giáo, mọi người từ thiên tử 
trở xuống phải học, phải luôn tu dưỡng (tu 
thân). Nội dung học và tu thân là nhân, 
nghĩa, lễ, tín, hiếu, trung, v.v.. Nhà vua, 
người cai trị cầm quyền phải thi hành 
đường lối đức trị. Trong học thuyết đạo đức 
của Nho giáo, các chuẩn mực đạo đức trên 
đây vừa là mục đích của học, của đường lối 
đức trị, vừa là những biện pháp chủ yếu để 
tạo lập con người và xã hội có đạo đức. 
Cũng vì vậy mà Nho giáo đặc biệt đề cao 
việc học tập, tu dưỡng đạo đức và các chính 
sách, mang nội dung đạo đức. Khổng Tử 
nói: “Người quân tử lấy đạo nghĩa làm căn 
bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức 
khiêm tốn, hoàn thành nhờ chữ tín” [4, 
tr.576], “Dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ, là 
phát huy điều nhân. Một ngày dẹp bỏ tư dục, 
trở về với lễ, cả thiên hạ (chịu cảm hóa) 
quay về với điều nhân vậy. Điều nhân ở nơi 
mình, há ở người khác hay sao” [4, tr.471]. 
Mạnh Tử thì nói: “Bản thân không làm theo 
đạo lý, chẳng giáo hoá nổi vợ con. Sai 
khiến người không đúng đạo lý, bảo vợ con 
cũng chẳng nổi” [4, tr.1344], “Chẳng tin 
dùng người hiền tài và nhân hậu, ắt đất 
nước trống rỗng; thiếu lễ nghĩa ắt trên dưới 
lung tung; không sắp đặt chính sự, ắt của 
cải chẳng đủ dùng” [4, tr.1345]. 
Thứ hai, đề cao đạo đức của vua và 
người cầm quyền trong việc thực thi đường 
lối đức trị. Nhằm thực hiện có hiệu quả 
đường lối đức trị và tạo ra những con người 
có nhân, kiến tạo xã hội có đạo đức, có trật 
tự, kỷ cương và ổn định, theo nhà nho, nhà 
vua, người cầm quyền phải có đạo đức, có 
được lòng dân và sự tin cậy của dân. 
Nho giáo đặc biệt đề cao địa vị, uy 
quyền và vai trò đạo đức của nhà vua, người 
cầm quyền. Nho giáo luôn đòi hỏi nhà vua 
phải luôn có đạo đức, luôn tu dưỡng đạo đức 
ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi mối quan hệ và 
luôn là tấm gương đạo đức, không chỉ để kiến 
lập và duy trì sự tồn tại vĩnh viễn “vương 
nghiệp” và nền chính trị “ngay thẳng, có đạo 
đức” của mình, mà còn để đào tạo ra những 
con người có đạo đức, kiến tạo, duy trì xã hội 
có đạo đức. Khổng Tử nói: “Nếu có thể sửa 
mình ngay thẳng thì cai trị dân có gì là khó 
đâu? không thể sửa mình ngay thẳng, lại có 
thể sửa người ngay thẳng được sao? ” [4, 
tr.507], “Ham muốn điều thiện ắt dân cũng 
trở nên lương thiện thôi. Đức của người quân 
tử (nên hiểu là người cầm quyền) như gió, 
đức của kẻ tiểu nhân (nên hiểu là dân chúng) 
như cỏ, gió thổi qua thì cỏ rạp xuống” [4, 
tr.502], “Nếu ngài không tham lam (dân sẽ 
không trộm cắp), dẫu các tiền chẳng ai dám 
ăn cắp” [4, tr.488]. 
Theo Nho giáo, nhà vua phải là người có 
đạo đức; đó là điều kiện tiên quyết, có ý 
nghĩa quyết định đến sự thành công của 
đường lối nhân chính. 
Từ chỗ cho rằng, không có dân thì không 
có nước, không có nước thì không có vua, 
nhà nho luôn khuyên và yêu cầu nhà vua, 
người cai trị cầm quyền phải thực sự coi dân 
là gốc, là quý. Và chỉ có như vậy, nhà vua 
mới được dân, được nước, được thiên hạ. Đó 
là cái “lợi” lớn nhất của nhà vua. 
Nhưng để đạt được mục đích trên đây, 
theo nhà nho, đường lối nhân chính và mọi 
biện pháp, chính sách để thi hành đường lối 
đó phải xuất phát từ lòng dân, phải hợp ý 
dân. Cụ thể, nhà vua, người cầm quyền phải 
coi dân là trời; phải nghe theo ý muốn của 
dân; phải tôn trọng dân; trong quan hệ với 
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Minh Tuấn, Ngô Thị Mai 
41 
dân phải luôn cung, khoan, tín, mẫn, huệ; 
phải thật sự là tấm gương đạo đức cho dân 
noi theo; phải giảm hình phạt cho dân; phải 
lo trước thiên hạ mà vui sau thiên hạ; phải 
khó nhọc giúp dân, v.v.. 
Trong thực thi đường lối nhân chính với 
dân, nhà vua, người cầm quyền phải dưỡng 
dân và giáo hoá dân. Nhà vua, người cầm 
quyền phải chăm lo đời sống vật chất cho 
dân và bảo vệ tính mạng, tài sản của dân; 
không để cho dân chết đói trong bất kỳ 
hoàn cảnh nào; phải thi hành chính sách 
“hằng sản” (tạo sản nghiệp bền vững cho 
dân); phải giúp dân làm giàu; phải dạy dân 
gieo trồng, dệt vải, chăn nuôi; phải quy 
định điền sản cho dân; phải tạo mọi điều 
kiện thuận lợi cho dân cày cấy và hạn chế 
sự đóng góp của dân; không được xâm lạm 
thời gian, thời vụ của người dân [4, tr.722]; 
phải cùng dân cày cấy. 
Tóm lại, có thi hành đường lối đức trị 
(nhân chính) với dân, theo Nho giáo, thì 
nhà vua, người cầm quyền mới thực sự là 
người nhân, mới là người duy nhất được 
“thay Trời hành đạo, thay Trời trị dân”, mới 
thật sự là “cha mẹ của dân”, và vì vậy cũng 
mới là vô địch. 
4. Kết luận 
Trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, 
nhân là phạm trù cơ bản nhất, có tính bao 
trùm. Trong phạm trù này, Nho giáo đưa ra 
các hệ thống chuẩn mực đạo đức (cũng 
đồng thời là các quy phạm đạo đức) để mỗi 
người học tập, tu dưỡng và điều chỉnh suy 
nghĩ, hành vi của mình trong mối quan hệ 
với người khác, với cộng đồng và với xã 
hội. Những chuẩn mực đạo đức này đan xen 
vào nhau, nhân là nội dung chủ yếu của tư 
tưởng về đường lối quản lý xã hội. 
Các nhà nho đề xuất ra học thuyết đạo 
đức về nhân không chỉ nhằm đáp ứng 
những yêu cầu, mục đích chính trị của 
người cầm quyền, mà còn nhằm xây dựng 
những con người có đạo đức và một xã hội 
có đạo đức, có trật tự, kỷ cương, thái bình 
và thịnh trị. Do vậy, mặc dù còn có những 
yếu tố hạn chế nhất định, nhưng cũng 
không thể phủ nhận những mặt tích cực, 
những giá trị nổi bật của học thuyết đạo đức 
Nho giáo về nhân. Mặt tích cực và những 
giá trị nổi bật này là những gợi mở, những 
bài học và kinh nghiệm quý báu, thiết thực 
mà chúng ta cần phải tiếp thu, phát triển và 
vận dụng vào quá trình xây dựng, hoàn 
thiện đạo đức con người ở nước ta hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính 
trị, xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó 
ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ 
XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Minh Tuấn 
(2016), “Nội dung cơ bản của phạm trù Tín 
trong Nho giáo tiên Tần”, Tạp chí Khoa học xã 
hội Việt Nam, số 9 (106). 
[3] Nguyễn Quang Hưng, Lương Gia Tĩnh, 
Nguyễn Thanh Bình (Đồng chủ biên) (2012), 
Triết học phương Đông và phương Tây - vấn 
đề và cách tiếp cận, Nxb Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
[4] Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn hóa - 
Thông tin, Hà Nội. 
[5] Mạnh tử, Nxb Trí Đức - Tòng Thơ, Sài Gòn, 
(1950).

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_cua_nho_giao_ve_nhan.pdf