Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang)

Việt Nam là nước nông nghiệp với đại đa số người dân sống ở khu vực

nông thôn, chính vì vậy xây dựng nông thôn mới là một chủ trương

đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết với mục

đích chỉ rõ sự thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân

huyện Yên Sơn kể từ khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày

5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “Về nông

nghiệp, nông dân và nông thôn” đã tạo động lực quan trọng cho sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho người dân. Với phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng

hợp và so sánh, bài viết đánh giá được những sự đổi thay trong quá

trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn. Bài viết khẳng định

nông nghiệp, nông thôn ở huyện Yên Sơn phát triển theo hướng tăng

năng suất, chất lượng và hiệu quả; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông

thôn được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và từng

bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trang 1

Trang 1

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trang 2

Trang 2

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trang 3

Trang 3

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trang 4

Trang 4

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trang 5

Trang 5

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trang 6

Trang 6

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 5040
Bạn đang xem tài liệu "Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang)

Những thay đổi từ quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang)
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 112 - 118 
 112 Email: jst@tnu.edu.vn 
CHANGES FROM THE NEW RURAL CONSTRUCTION 
IN YEN SON DISTRICT (TUYEN QUANG PROVINCE) 
Lai Thi Loan
*
Thai Nguyen College of Economics and Finance 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 21/01/2021 Viet Nam is an agricultural country with the majority of people living 
in rural areas, so building new countryside is a right and creative policy 
of the Communist Party of Viet Nam. This article aims to clearly 
indicate the change in the rural face and life of Yen Son district people 
since the implementation of Resolution 26-NQ/TW, dated August 5, 
2008 of the Party Central Committee (Course X) “Regarding 
agriculture, farmers and rural areas” has created an important driving 
force for the cause of industrialization and modernization to improve 
the people’s material and spiritual life. With the method of analyzing, 
synthesizing and comparing research, the article assesses the changes in 
the process of building new countryside in Yen Son district. The article 
affirms that agriculture and rural areas in Yen Son district develop in 
the direction of increasing productivity, quality and efficiency; Rural 
socio-economic infrastructure has been strengthened, contributing to 
promoting production development and gradually changing the face of 
rural areas. 
Revised: 06/5/2021 
Published: 11/5/2021 
KEYWORDS 
Yen Son 
Tuyen Quang 
Change 
New countryside 
Agriculture 
NHỮNG THAY ĐỔI TỪ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN (TỈNH TUYÊN QUANG) 
Lại Thị Loan 
Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 21/01/2021 Việt Nam là nước nông nghiệp với đại đa số người dân sống ở khu vực 
nông thôn, chính vì vậy xây dựng nông thôn mới là một chủ trương 
đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết với mục 
đích chỉ rõ sự thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân 
huyện Yên Sơn kể từ khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 
5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “Về nông 
nghiệp, nông dân và nông thôn” đã tạo động lực quan trọng cho sự 
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao đời sống vật chất và 
tinh thần cho người dân. Với phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng 
hợp và so sánh, bài viết đánh giá được những sự đổi thay trong quá 
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn. Bài viết khẳng định 
nông nghiệp, nông thôn ở huyện Yên Sơn phát triển theo hướng tăng 
năng suất, chất lượng và hiệu quả; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông 
thôn được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và từng 
bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn. 
Ngày hoàn thiện: 06/5/2021 
Ngày đăng: 11/5/2021 
TỪ KHÓA 
Yên Sơn 
Tuyên Quang 
Thay đổi 
Nông thôn mới 
Nông nghiệp 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.3934 
Email: lailoan785@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 112 - 118 
 113 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
(khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết 
định số 800-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây 
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Đây là một chương trình phát triển nông thôn toàn 
diện, được triển khai trên địa bàn các xã với nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, 
văn hoá, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đến hết tháng 12/2020, cả nước có 
5.506 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) (chiếm 62%). Có 173 đơn vị cấp huyện đã được Thủ 
tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 26% tổng số 
đơn vị cấp huyện của cả nước). Nhiều xã đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng NTM 
nâng cao, NTM kiểu mẫu tạo ra khí thế sôi động mới trong cả nước. 
Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp các 
huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn). Phía Tây giáp huyện Hàm Yên 
(tỉnh Tuyên Quang) và huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái). Phía Nam giáp huyện Đoan Hùng (tỉnh 
Phú Thọ), huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang). Phía Bắc giáp huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên 
Quang). Toàn huyện có 30 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn với diện tích tự nhiên 113.242,2 ha, 
dân số toàn huyện 44.413 hộ, 174.540 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số là 19.185 hộ, 82.052 khẩu, 
bao gồm trên 22 dân tộc sinh sống tại 387 thôn, bản (trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, 14 xã 
có thôn đặc biệt khó khăn) [1, tr.1]. 
Liên quan đến vấn đề xây dựng NTM và đánh giá việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng 
NTM đã có nhiều công trình nghiên cứu. Một nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc 
thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Thực 
tiễn công cuộc đổi mới của đất nước ta đã cho thấy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân 
còn phát triển chậm, tồn tại nhiều vấn đề rất cơ bản. Có thể khái quát tóm lược đó là “Nông 
nghiệp bấp bênh; Nông dân thiệt thòi; Nông thôn lạc hậu”. Chính vì những tồn tại này mà Nghị 
quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” ra đời là một nỗ lực 
lớn nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân 
hiện nay” [2, tr.1]. Công trình tiến hành đánh giá tổng thể phát triển xã hội ở nông thôn giai đoạn 
2010 – 2020 trong xây dựng NTM, trong đó tập trung vào đánh giá những chuyển biến về phát 
triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển bền vững và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. 
Một nghiên cứu khác khẳng định “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là làm cho nông nghiệp trở 
thành ngành kinh tế tuy đối tượng vẫn là cây trồng, vật nuôi, địa bàn sản xuất vẫn là những vùng 
nông thôn rộng lớn, gắn với đất đai, nguồn nước, với điều kiện tự nhiên, môi tr ...  cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng 
tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.... Tiếp tục thực hiện Chương trình 
mục tiêu quốc gia nông thôn mới theo kế hoạch; quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch, đồ án, đề 
án đã được phê duyệt; phát huy được nội lực trong nhân dân. Huy động và sử dụng hiệu quả các 
nguồn lực, phấn đấu đến năm 2020 có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới” [10]. Nghị quyết 2 nhiệm kì 
đại hội (2010 - 2015; 2015 - 2020) của Đảng bộ huyện Yên Sơn đều hướng tới thực hiện chủ 
trương xây dựng NTM, mục tiêu cuối cùng là mang lại đời sống ngày càng tốt đẹp cho người dân. 
Cùng với những biện pháp tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân, huy động được cả hệ 
thống chính trị tham gia xây dựng NTM, điều đó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của 
chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM ở huyện Yên Sơn. 
Bảng 1. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện Yên Sơn 
Tiêu chí (19 tiêu chí) 
Năm 
2010 2015 2019 2020 
1 Quy hoạch 28 30 30 30 
2 Giao thông 0 5 13 16 
3 Thuỷ lợi 7 23 30 30 
4 Điện 1 19 28 30 
5 Trường học 0 4 15 20 
6 Cơ sở vật chất văn hóa 0 2 13 18 
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn 2 8 27 29 
8 Thông tin và truyền thông 0 26 30 30 
9 Nhà ở dân cư 0 5 11 15 
10 Thu nhập 0 7 13 16 
11 Hộ nghèo 0 24 19 23 
12 Lao động có việc làm 0 28 30 30 
13 Tổ chức sản xuất 5 17 30 30 
14 Giáo dục và Đào tạo 1 28 30 30 
15 Y tế 4 21 26 28 
16 Văn hoá 2 18 25 28 
17 Môi trường và an toàn thực phẩm 0 3 13 19 
18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 12 19 27 29 
19 Quốc phòng và An ninh 30 26 27 30 
 Tổng số tiêu chí đạt được 92 313 437 481 
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) 
Với chủ trương đúng đắn, sáng tạo cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện 
phong trào thi đua “Yên Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với phong trào “Toàn 
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Trải qua 10 năm (2010 - 2020) thực 
hiện xây dựng NTM với 19 tiêu chí thuộc 5 nhóm (Nhóm 1: Quy hoạch (tiêu chí 1); nhóm 2: Hạ 
tầng kinh tế - xã hội (tiêu chí 2 – 9); nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (tiêu chí 10 – 13); nhóm 
4: Văn hóa - xã hội - môi trường (tiêu chí 14 – 17); nhóm 5: Hệ thống chính trị (tiêu chí 18 – 19), 
huyện Yên Sơn đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu trong xây dựng NTM. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 112 - 118 
 116 Email: jst@tnu.edu.vn 
Theo số liệu thống kê trong bảng 1, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tăng lên theo hai chiều 
hướng: Một là, nếu xét các tiêu chí thì từng tiêu chí có sự tăng lên theo thời gian, cụ thể tiêu chí 
giao thông, năm 2010 chưa đạt được thì đến năm 2020 là 16 xã đạt được tiêu chí giao thông; tiêu 
chí lao động có việc làm năm 2010 chưa đạt được thì đến năm 2020 là 30 xã đạt được tiêu chí lao 
động có việc làm... Hai là, tổng số tiêu chí đạt được qua từng năm có sự thay đổi rất rõ rệt, chẳng 
hạn năm 2010 tổng số tiêu chí đạt được là 92, đến năm 2015 là 313, đến năm 2019 là 437, năm 
2020 là 481. Ta thấy chỉ sau vài năm tổng số tiêu chí đạt được tương đối lớn (năm 2015 là 313, 
tăng 221 tiêu chí so với năm 2010 (92 tiêu chí); năm 2019 là 437, tăng 124 tiêu chí so với năm 
2015 (313 tiêu chí))... 
Qua quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện 
Yên Sơn bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân có nhiều điểm khởi sắc: 
Một là, sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; vùng 
chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung 
Thực hiện chương trình xây dựng NTM đã từng bước hình thành và phát triển vùng sản xuất 
lúa chất lượng cao tại 4 xã: Kim Phú, Nhữ Hán, Hoàng Khai, Lang Quán. Trong thời gian qua 
nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như (Công ty may Yên Sơn; 
Công ty cổ phần Woodsland Yên Sơn, Công ty cổ phần Hồ Toản; các nhà máy sản xuất chè...). 
Trên địa bàn huyện, số hợp tác xã đã tăng về số lượng (64 hợp tác xã) và nâng cao chất lượng, 
hiệu quả hoạt động. Đến năm 2020 có 17 sản phẩm hàng hóa nông lâm nghiệp, thủy sản của các 
hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa (một số nhãn hiệu điển hình như: 
Rượu gạo men lá Tiến Huy (xã Hùng Lợi); Miến dong Hợp Thành (xã Lực Hành); Gạo chất 
lượng cao, Mỳ khô Thuật Yến (xã Kim Phú); Bưởi đặc sản Phúc Ninh (xã Phúc Ninh); Nhãn 
Bình Ca (xã Thái Bình); Nước khoáng Mỹ Lâm, Chè Ngọc Thúy Sử Anh (xã Phú Lâm)...[11]. 
Hai là, giáo dục và đào tạo có bước tiến bộ về chất lượng 
Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “về việc nói 
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Nghị quyết số 07-NQ/TU 
ngày 20/6/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục 
- đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010”. Huyện Yên Sơn thực hiện hiệu quả chương trình đổi 
mới giáo dục phổ thông; giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung 
học cơ sở của 100% xã, thị trấn. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục; 
hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn I và tiếp tục thực hiện đề án kiên 
cố hoá lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng 
cơ sở vật chất gắn với việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Thành lập 25 trung tâm học tập 
cộng đồng tại các xã, thị trấn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 
Ba là, nguồn lao động có việc làm ổn định ngày càng tăng, đời sống nhân dân được cải thiện 
Trong quá trình thực hiện 19 tiêu chí, huyện Yên Sơn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề 
cho người lao động; giải quyết việc làm gắn với xuất khẩu lao động. Qua bảng số liệu (bảng 1), tình 
trạng lao động có việc làm được cải thiện rõ rệt, năm 2010 chưa đạt tiêu chí này thì đến năm 2020 
đã có 30 xã đạt tiêu chí lao động có việc làm. Chính từ nguồn lao động có việc làm đã đưa tới 
nguồn thu nhập cho người dân ngày càng ổn định tại các xã, chúng ta thấy năm 2010 chưa có xã 
nào đạt chuẩn, nhưng đến năm 2019 đã có 13 xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập. Chính yếu tố này đã 
làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong quá trình xây dựng NTM, đời sống văn 
hoá tinh thần của nhân dân Yên Sơn ngày càng được nâng cao. Huyện Yên Sơn có hơn 22 dân tộc 
cùng sinh sống đã tạo nên sự đa màu sắc và phong phú về văn hóa tinh thần của người dân vùng 
núi. Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các xã tận dụng và phát huy lợi thế để 
phát triển kinh tế du lịch (xã Phú Lâm) thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và nước 
ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Đến hết năm 2020, Huyện có 28 xã đạt tiêu chí văn hóa. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 112 - 118 
 117 Email: jst@tnu.edu.vn 
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, huyện Yên Sơn đã có bước đột phá lớn đó 
là làm thay đổi nhận thức của người dân: Hầu hết các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số không 
nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn và có khu chăn nuôi, vệ sinh riêng biệt, tỷ lệ hộ 
chăn nuôi hợp vệ sinh chiếm trên 68%. Nhiều xã đã hình thành được các tổ đội, hợp tác xã thu 
gom rác thải sinh hoạt như ở Hoàng Khai, Mỹ Bằng... Nhiều địa phương đã vận động được người 
dân tham gia cải tạo cảnh quan môi trường sống, nhân rộng các mô hình trồng cây xanh, hoa 
trước cửa nhà và hai bên đường giao thông như xã Mỹ Bằng, Phúc Ninh...; để nâng cao chất 
lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, các xã đã tập trung xây dựng mô hình “Khu dân cư kiểu mẫu”, 
“vườn mẫu” để hình thành các khu dân cư nổi bật về cảnh quan đường làng, ngõ xóm “Sáng, 
xanh, sạch, đẹp” ở xã Mỹ Bằng. 
Có được những thành quả trên là nhờ có sự chỉ đạo sát sao, tập trung, quyết liệt; có nhiều cách 
làm sáng tạo; vừa làm vừa kiểm, vừa đốc vừa kiểm, lựa chọn khâu, việc làm mang tính đột phá 
phù hợp với điều kiện của huyện, đáp ứng mong muốn của nhân dân, đồng thời quan tâm chỉ đạo 
toàn diện việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện. Phong trào 
chung sức xây dựng NTM đã trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương, 
người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của chương trình và vai trò chủ thể của 
mình, từ đó tự nguyện hiến đất, đóng góp vật liệu, ngày công, tháo dỡ tường rào để làm đường 
giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hoá, sân thể thao thôn bản... 
4. Kết luận 
Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chủ thể xây 
dựng NTM là cộng đồng dân cư; phát huy nội lực của cộng đồng dân cư là chủ yếu; Nhà nước 
đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện. Xây dụng NTM trên địa bàn huyện Yên Sơn đã đảm 
bảo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Dưới sự lãnh 
đạo của Đảng bộ huyện Yên Sơn diện mạo khu vực nông thôn có nhiều đổi thay theo hướng văn 
minh, xanh – sạch - đẹp, sau quá trình xây dựng NTM đến hết năm 2020 toàn huyện Yên Sơn có 
11/30 xã đạt chuẩn NTM. Trên địa bàn nhiều mô hình “kinh tế mới” đã xuất hiện, nhiều mô hình 
NTM “kiểu mẫu” đã được hình thành, qua đó góp phần tạo ra nguồn sung lực mới cho sự phát 
triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 
Chương trình xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện đường lối CNH, 
HĐH đất nước, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với ý nghĩa đó, để chương trình 
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Sơn được thực hiện hiệu quả hơn, tác giả có đề xuất, kiến 
nghị sau: 
Một là, đối với nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất: Khuyến khích thực hiện hỗ trợ 
cho người dân phát triển sản xuất bằng việc hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ lãi suất tiền vay hoặc cho vay 
không lãi từ nguồn hỗ trợ..., vừa đảm bảo bảo tồn được nguồn lực hỗ trợ, tạo cơ hội cho nhiều 
người được hưởng lợi. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chủ động phát triển kinh tế, nâng cao thu 
nhập cho người được hưởng lợi, hạn chế việc hỗ trợ theo hình thức cấp phát trực tiếp bằng tiền mặt. 
Hai là, UBND các xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cần tích cực hướng dẫn, giúp đỡ các xã 
rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để sản xuất hàng hóa, dịch vụ; xây dựng cơ sở 
hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có. Tập 
trung chỉ đạo các xã xây dựng NTM hoàn thành kế hoạch được giao, nhất là các xã trong lộ trình 
đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020 - 2025. Tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa các quy hoạch, đề án 
xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với mục tiêu, yêu cầu tái cơ cấu 
ngành nông nghiệp trên địa bàn. 
Ba là, huy động lồng ghép, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ 
tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ cho người dân trong sản xuất, sinh 
hoạt. Tiếp tục thực hiện tốt phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Thực hiện thống 
nhất, đồng bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng các công trình hạ tầng 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 112 - 118 
 118 Email: jst@tnu.edu.vn 
đảm bảo đồng bộ, hiện đại, văn minh; phân cấp, phân quyền cho cơ sở và người dân; giảm tối 
đa thủ tục hành chính. 
Bốn là, tiếp tục huy động tối đa nguồn lực, huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có 
hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện các đề án 
phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một 
sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Xây dựng, thực hiện chính sách liên kết sản xuất 
theo chuỗi giá trị sản phẩm; thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh 
vực nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công 
nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] People's Committee of Yen Son district, Report No.05/BC-UBND on the review of 10 years of 
implementation of the National Target Program on New Rural Construction for the 2010-2020 period, 
Yen Son, pp.1, 2020. 
[2] Q. T. Nguyen, "The problem of building a new countryside in Viet Nam," Journal of Sociology, no. 3, 
p. 01, 2011. 
[3] T. T. Bui, "The issue of economic restructuring in building a new countryside," Journal of Sociology, 
no. 4, p. 3, 2011. 
[4] X. T. Nguyen, "Social responsibility and the farmer's subjective role in agricultural development and 
new rural construction," Viet Nam Journal of Social Sciences, no. 5, p. 3, 2013. 
[5] V. N. Pham, "Research on the current situation and solutions to building a new countryside in 3 pilot 
communes in Yen Son district, Tuyen Quang province," M.S. thesis of rural development, Thai 
Nguyen University of Agriculture and Forestry, p. 2, 2015. 
[6] D. H. Diu, "Mobilizing financial resources for rural transport development in Tuyen Quang province," 
PhD. Thesis, Academy of Finance, p. 20, 2016. 
[7] M. P. Nguyen, "The role of social development and social development management of the commune 
authorities in our country today," Journal of Theoretical Education, no. 234, p. 28, 2015. 
[8] Communist Party of Vietnam, Resolution No. 26-NQ / TW dated August 5, 2008 The 7th Conference of 
the Party Central Committee (Session X) "On agriculture, farmers and rural areas", Ha Noi, p. 4, 2008. 
[9] Party Committee of Tuyen Quang province, Yen Son District Party Committee, Report No. 340-BC / 
HU dated 6 August 2010 Political Report of the XXI Yen Son District Party Committee's Congress, 
term 2010 - 2015, Tuyen Quang, p. 18, 2010. 
[10] Party Committee of Tuyen Quang province, Yen Son District Party Committee, Report No. 616-BC / 
HU dated July 22, 2015 Political Report of the Twentieth Yen Son District Party Committee's 
Congress, term 2015 - 2020, Tuyen Quang, pp. 18-19, 2015. 
[11] People's Committee of Yen Son district, Report No. 05 / BC-UBND on the review of 10 years of 
implementation of the National Target Program on New Rural Construction for the 2010-2020 period, 
Yen Son, p. 8, 2020. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_thay_doi_tu_qua_trinh_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf