Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê

Sự thể hiện câu chuyện sử thi cần tới khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của nghệ

nhân. Khả năng này biến một câu chuyện dài với nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, tồn tại trong trí nhớ

của nghệ nhân trở nên sinh động trong một không gian tưởng tượng, trước khi có thể bộc lộ cho

người nghe. Cách sáng tạo như vậy giống như một thứ năng lượng, giúp cho nghệ nhân có thể hát

kể sử thi hàng đêm, thậm chí nhiều ngày đêm. Nghệ nhân diễn xướng nội dung sử thi không phải

chỉ từ trí nhớ, mà từ trong tiềm thức của họ. Tất cả được trí tưởng tượng kích hoạt, diễn xướng tùy

theo bối cảnh không gian, thời gian và người nghe. Nhờ có không gian tưởng tượng, người hát kể

có thể sáng tạo và ngẫu hứng để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn từ câu chuyện sử thi tới đối tượng

thưởng thức.

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 1

Trang 1

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 2

Trang 2

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 3

Trang 3

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 4

Trang 4

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 5

Trang 5

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 6

Trang 6

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 7

Trang 7

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 8

Trang 8

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 6380
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê

Nghệ nhân và không gian tưởng tượng trong diễn xướng sử thi Ê Đê
 87 
Nghệ nhân và không gian tưởng tượng 
trong diễn xướng sử thi Ê Đê 
Kiều Trung Sơn1, Y Kô Niê2 
1 Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: sontrungkieu@gmail.com 
2 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk. 
Nhận ngày 15 tháng 11 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 12 năm 2017. 
Tóm tắt: Sự thể hiện câu chuyện sử thi cần tới khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của nghệ 
nhân. Khả năng này biến một câu chuyện dài với nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, tồn tại trong trí nhớ 
của nghệ nhân trở nên sinh động trong một không gian tưởng tượng, trước khi có thể bộc lộ cho 
người nghe. Cách sáng tạo như vậy giống như một thứ năng lượng, giúp cho nghệ nhân có thể hát 
kể sử thi hàng đêm, thậm chí nhiều ngày đêm. Nghệ nhân diễn xướng nội dung sử thi không phải 
chỉ từ trí nhớ, mà từ trong tiềm thức của họ. Tất cả được trí tưởng tượng kích hoạt, diễn xướng tùy 
theo bối cảnh không gian, thời gian và người nghe. Nhờ có không gian tưởng tượng, người hát kể 
có thể sáng tạo và ngẫu hứng để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn từ câu chuyện sử thi tới đối tượng 
thưởng thức. 
Từ khóa: Sử thi Ê Đê, nghệ nhân diễn xướng, không gian tưởng tượng. 
Phân loại ngành: Văn hóa học 
Abstract: The performance of epics requires for the performers’ creativity and imagination. This 
ability turns a long story with many characters and events existing in the artist's memory to become 
vivid in an imaginary space before they are revealed to the listeners. Such creativity is like a force 
allowing artists to sing epics every night, even for several consecutive days. Artists perform epic 
content not only from memory but also from their sub-consciousness. All are activated by imagination, 
depending on the context of space, time and audience. Thanks to the imaginary space, the narrator can 
create and improvise to impress and create the appeal of the epic story to the audience. 
Keywords: Ede epics, performers, imaginary space. 
Subject classification: Cultural studies 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
 88 
1. Mở đầu 
Cách đây gần một thế kỷ, sử thi Ê Đê đã 
được thế giới biết tới nhờ L. Sabatier3 với 
sự kiện lần đầu tiên ông công bố tác phẩm 
Truyền thuyết về Đăm Săn năm 1927 tại 
Pháp. Sử thi Ê Đê thứ hai Đăm Di, cũng do 
một người Pháp, D. Antomarchi, sưu tầm 
và giới thiệu trong Tập san trường Viễn 
Đông bác cổ năm 1955. Gần đây nhất, sau 
Dự án điều tra, sưu tầm, biên dịch và xuất 
bản kho tàng sử thi Tây Nguyên do Viện 
Nghiên cứu Văn hóa thực hiện, đã xuất 
bản 14 tác phẩm sử thi Ê Đê4. Tất cả cho 
thấy, người Ê Đê sở hữu một kho tàng sử 
thi rất đồ sộ. 
Trước sự hấp dẫn của sử thi Ê Đê, có 
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, như G. 
Condominas, Chu Xuân Diên, Ngọc Anh, 
Võ Quang Nhơn, Nguyễn Văn Hoàn, 
Nguyễn Hữu Thấu, Phan Đăng Nhật. Dù đó 
là nghiên cứu văn học hay nghiên cứu văn 
hóa, hầu hết các nghiên cứu về sử thi Ê Đê 
dựa vào phương pháp phân tích văn học, 
trên nội dung và hình thức văn bản. Tác giả 
bài viết này dựa trên quan điểm khác, đó là 
coi sử thi như một tác phẩm nghệ thuật diễn 
xướng, trong đó, người diễn xướng có vai 
trò quyết định. Với quan điểm như vậy, 
không thể sử dụng phương pháp phân tích 
văn học dựa trên văn bản, mà cần sử dụng 
phương pháp phân tích nghệ thuật dựa trên 
hoạt động diễn xướng của nghệ nhân. Việc 
phân tích nghệ thuật dựa trên hoạt động 
diễn xướng có thể tiếp cận từ rất nhiều khía 
cạnh khác nhau. Tác giả bài viết này đề cập 
tới khía cạnh sáng tạo ngẫu hứng của nghệ 
nhân trong nghệ thuật diễn xướng; qua đó 
để hiểu lý do tại sao với cùng một nội dung 
sử thi, nghệ nhân có thể chủ động hát kể 
trong thời gian co giãn, tùy theo nhu cầu 
của người thưởng thức. 
2. Năng lực tưởng tượng của nghệ nhân 
hát kể 
Nghệ nhân dân gian được đánh giá như báu 
vật nhân văn sống, vì họ nắm giữ những giá 
trị độc đáo của văn hóa truyền thống, và có 
vai trò rất lớn trong việc trao truyền những 
giá trị độc đáo đó cho thế hệ kế tiếp. Không 
ai có thể đảm nhận vai trò đó ngoài các 
nghệ nhân. Người Ê Đê gọi nghệ nhân diễn 
xướng sử thi là pô khan (pô: thầy, người 
thạo việc), gọi sử thi là klei khan (klei: lời, 
bài). Có thể thấy, sử thi tồn tại dưới dạng 
truyền miệng, được truyền tải đến người 
nghe thông qua hình thức hát, kể, diễn 
xướng của nghệ nhân. Quan sát và nghe 
nghệ nhân hát kể sử thi, ta sẽ nhận thấy họ 
như là nghệ sỹ đa năng: người sáng tạo tác 
phẩm, người đạo diễn các tình huống, diễn 
viên tài năng (có thể diễn được nhiều giọng 
khác nhau, đồng thời cũng là người bình 
luận tính cách hay diễn biến câu chuyện...). 
Đỗ Hồng Kỳ nhận định: “Nghệ nhân được 
gọi là pô khan phải có đủ các khả năng sau: 
1. Thuộc hoàn chỉnh nhiều cốt truyện khan, 
không lẫn lộn sự kiện, hành động, biến cố 
của cốt truyện này với sự kiện, hành động, 
biến cố của cốt truyện khác; 2. Ngoài 
những lời duê (lối nói vần) có sẵn được 
dùng làm khuôn mẫu, người hát kể khan 
còn phải biết vận dụng thêm những câu duê 
mới để làm phong phú hơn, hay hơn điều 
đang nói, nhưng chúng không được xa rời 
đối tượng cần thể hiện; 3. Người hát kể phải 
Kiều Trung Sơn, Y Kô Niê 
 89 
có giọng hát truyền cảm, biểu đạt đúng các 
sắc thái của truyện kể” [6]. 
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận 
định trên, nhưng cần bổ sung thêm một 
năng lực rất đặc trưng của nghệ nhân kể 
khan Ê Đê, đó là khả năng sáng tạo và trí 
tưởng tượng. Khả năng này là cơ sở, là 
phương thức cho cả một câu chuyện dài tồn 
tại trong trí nhớ của nghệ nhân, có thể bộc 
lộ ra một cách sinh động trước người nghe. 
Khi diễn xướng, nghệ nhân như sống trong 
không gian riêng của họ, một không gian 
tưởng tượng. Chính không gian này mở ra 
câu chuyện sử thi, dẫn dắt câu chuyện sử 
thi. Câu chuyện qua không gian tưởng 
tượng, từ lời diễn xướng của nghệ nhân, 
luôn tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. 
Theo quan niệm của người Ê Đê, không 
gian diễn xướng sử thi được chia thành hai 
loại: k ... 
thần cây cối). Riêng ở sử thi “Anh em 
Klu, Kla” có ngụ ý lấy danh các vị thần như 
Mtao Angin (tù trưởng gió). Còn phái đẹp 
mang tên các vị thần như H’Bia Grăm, tức 
là nữ thần Sấm sét; H’Bia Kmla là nữ thần 
tia chớp; H’Bia Angin là nữ thần gió bão 
Người diễn xướng ghép tên các nhân vật 
trên với hiện tượng gió, sấm sét, tia chớp để 
cho gần gũi với người nghe, nhưng trong trí 
tưởng tượng của người nghe đều biết rõ các 
nhân vật đó là thần linh vì những hành động 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
 92 
tạo ra có uy lực đúng với hiện tượng của 
trời đất. 
Bên cạnh cái đẹp của thiên nhiên và 
phong cảnh, trong sử thi còn liên quan đến 
cái đẹp của con người. Ngoại hình của cơ 
thể cũng là một phần để đánh giá cái đẹp 
chuẩn. Người Ê Đê thường ví vẻ đẹp của 
người con gái như những loài hoa quen 
thuộc có ở khắp nơi, ví người con trai như 
các loài cây thân thẳng, gốc vững, cứng 
chắc. Trong khi mai mối H’Bia Yâo với 
Khing Ju, người kể đã mô tả cô gái này như 
sau: “Mặt H’Bia Yâo trắng như hoa ktang 
(thân cây màu vàng dùng làm cột cúng 
trong nhà), cằm sáng như hoa plei (thân cây 
cứng và thẳng thường dùng làm cột nhà), 
thân cô ta đẹp hơn mọi người trong vùng. 
Đôi chân vàng như chân con chim ktrâo 
(chim cu đất), móng chân tay như móng 
diều hâu, môi miệng đầy đặn xinh xắn hơn 
người”. Cái đẹp của con trai trưởng thành 
được người kể phác họa trong đoạn sử thi 
Khing Ju như sau: “Hãy nhìn cặp chân nó 
chắc khỏe như gốc cây sung, xương đùi như 
rễ cây kniêng (thường lấy vỏ để ăn trầu), 
các ngón chân cứng cáp như lông nhím, mặt 
sáng như trăng sao trên trời”. 
Ngoài ra, qua cách mô tả về ứng xử và 
dáng vóc của con người, người kể còn chú 
trọng đến sự lịch thiệp, trang nhã trong 
trang phục, để tạo sự quý phái, uy quyền 
trong cộng đồng. Trang phục này không 
mặc vào ngày thường, chỉ được mặc vào 
dịp lễ hội và đón tiếp khách đến nhà. Trong 
lời thoại của bà Sun với H’Bia Ling Pang 
có kể: “Nếu khách người Yuăn, cháu hãy 
bỏ váy cũ mặc váy mới, bỏ bông tai bằng 
gỗ đeo bông tai bằng ngà”. Cách mô tả 
những nét hoa văn rất trừu tượng và phong 
phú, thực tế không ai có thể thêu, dệt những 
hình ảnh như vậy trong hoa văn truyền 
thống của người Ê Đê. Ví dụ có đoạn kể: 
“Cái váy phía trên có thêu hình con rắn hổ 
mang, phía dưới thêu hình con rắn cạp 
nong, thêu hình con kỳ nhông uốn lượn 
xung quanh, nó đáng giá một con trâu. Váy 
của người Kur, người Lào cũng không đẹp 
bằng”. Người kể muốn tôn vinh một người 
con gái giỏi giang, khéo léo và tài hoa, để 
khi nghe qua đoạn mô tả này, các cô gái 
hiện đang ngồi nghe kể đều có sự khát khao 
trong tương lai, mình cũng có thể thêu, dệt 
được những cái váy đẹp như thế. 
Tuy trang phục đơn giản, đồ trang sức 
còn thô sơ, với điều kiện chế tác hạn chế, 
trong trí tưởng tượng của người kể, con 
người thời kỳ bấy giờ đã có trình độ thẩm 
mỹ, óc tưởng tượng cao, đã quan tâm nhiều 
tới vấn đề làm đẹp cho cơ thể. Đó là những 
cái đẹp mà người kể đã tạo ra những hình 
ảnh độc đáo, sinh động cho người nghe. 
Với tư cách là chủ thể ngôn ngữ thẩm mỹ, 
người kể luôn đi tìm cái đẹp, khám phá cái 
đẹp, và cao hơn là, sáng tạo cái đẹp trong 
sử thi. Người kể luôn quan sát và đánh giá 
các sự vật, hiện tượng xung quanh mình 
theo tiêu chí đẹp hay không đẹp. Cứ thế, 
nhu cầu cái đẹp trong tâm trí người kể là vô 
tận, làm cho người nghe khát khao vươn tới 
cái đẹp khôn cùng. 
Trong sử thi, phần nghi lễ (cúng thần 
linh) không được kể chi tiết, mà chủ yếu 
mô tả nhiều nhất là cảnh lễ hội (ăn năm, 
uống tháng). Tuy nhiên, trong tục lệ đi săn 
bắn, người Ê Đê vẫn tổ chức việc cầu khấn 
thần linh, cầu xin các vị thần phù hộ cho sự 
may mắn, suôn sẻ, khi phạm phải những 
điều kiêng cữ. 
Phần hội trong sử thi là Hội ăn năm, 
uống tháng, bắt đầu bằng những tiếng 
Kiều Trung Sơn, Y Kô Niê 
 93 
chiêng. Ví dụ: “đánh cồng thật vang, tiếng 
cồng lan ra ngoài. Đánh chiêng mung, 
chiêng mai, chiêng pha vàng, pha bạc. Đánh 
ở dưới sợ đụng ngạch cửa, đánh ở trên sợ 
đụng cây xà dọc. Tiếng chiêng làm khỉ, 
vượn quên bám cành cây, ma quỷ quên việc 
làm hại người, chuột, sóc quên ăn lúa, bắp. 
Tiếng chiêng làm con hoẵng ngừng chạy, 
con hươu vểnh tai lắng nghe quên cả ăn 
cỏ”. Người kể mô tả cảnh ăn uống linh 
đình, bảy con trâu đuợc thui trong một 
ngày, bảy con bò đuợc giết trong một đêm. 
Đốt gà hết một rọ, giết heo hết một chuồng. 
Chiêng không rời khỏi xà dọc, nhà Đăm 
Săn ăn năm, uống tháng không biết ngày 
đêm Trong sử thi, cấu trúc thể hiện phần 
hội này như một khuôn mẫu, nhưng nó 
không giống nhau trong cách diễn đạt của 
mỗi nghệ nhân, nghệ nhân giỏi thì diễn 
xướng ngẫu hứng tuỳ theo vốn từ nối vần 
của mình, để khơi gợi trí tưởng tượng khác 
nhau cho người nghe, tạo một không gian 
rộng lan tỏa từ trong ra ngoài, vang xa khắp 
cả núi rừng, sông suối, đến muông thú cũng 
phải lắng nghe. 
5. Cuộc chiến sinh tồn trong không gian 
tưởng tượng 
Trong sử thi, cuộc chiến đấu quyết tử không 
phải tranh giành đất đai, hay chiếm hữu nô 
lệ, mà là một cuộc chiến giữa cá nhân với 
nhau, chủ yếu là cuộc chiến tranh giành phụ 
nữ và để phô trương sức mạnh quyền lực 
của mình. Quyền lực ở đây là chiếm đoạt 
phụ nữ (càng nhiều vợ đẹp, vợ giỏi giang 
càng được nổi tiếng một vùng). Những hình 
thù trên trang phục, hình thù càng lạ mắt thì 
sự giàu có càng được tôn vinh. Một tù 
trưởng giàu có, muốn thể hiện sức mạnh 
của mình thì phải đi săn lùng những người 
phụ nữ đẹp, giỏi hơn người để chiếm đoạt, 
dù phải trả giá bằng chính mạng sống của 
mình. Những người phụ nữ xinh đẹp giỏi 
giang thường là vợ của những kẻ có sức 
mạnh, một nhân vật đặc biệt trong vùng 
được dân làng quý mến tôn sùng. Trong sử 
thi Đăm Săn có đoạn kể: “Ở một ngày, nghỉ 
một đêm, tới cuối buổi sáng, tin đồn đến 
thần đại bàng, đến làng tây, buôn đông, rồi 
đến tai Mtao Anur, rằng Đăm Săn có vợ là 
H’Ni, H’Bhi vô cùng xinh đẹp, không có cô 
gái nào trên xứ này xinh đẹp bằng”. Đây là 
một cấu trúc tình tiết theo khuôn mẫu trong 
sử thi, mà người kể đặt vấn đề nguyên nhân 
gây ra chiến tranh giữa hai thế lực hùng 
mạnh Đăm Săn và Mtao Anur. Mtao Anur 
cũng đã biết chắc Đăm Săn là chồng của hai 
phụ nữ kia, là người hùng của một xứ, 
nhưng vì lòng háo sắc nên cố ý gây chuyện 
và quyết tâm chiếm đoạt. Ví dụ có đoạn kể: 
“Nào chúng ta đi đến đó! Sừng tê giác ta 
phải giành, ngà voi ta phải nhổ, vợ người 
giàu có ta phải cướp. Ta đi cướp vợ thằng 
Đăm Săn!”. Nguyên nhân gây ra cuộc chiến 
tranh trong sử thi hầu như gần giống nhau, 
vì người kể không có vốn từ để diễn tả 
nguyên nhân này khác nguyên nhân kia, 
toàn bộ nội dung của phần này người kể 
dùng ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối 
thoại không dùng lời nói vần. Mục đích của 
người kể chủ yếu tạo sự phẫn nộ, tức giận 
cho người nghe để lên án những điều trái 
với luân thường đạo lý, trái với luật tục mà 
Mtao đang phạm phải. Tình tiết câu chuyện 
Mtao Anur đến cướp H’Ni rất đơn giản, 
dùng lời dụ dỗ để cho H’Ni ra khỏi buồng 
kín không được. Bỏ về và quay lại giả vờ 
quên túi đựng thuốc lá, gọi H’Ni đưa hộ, lợi 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
 94 
dụng thời cơ kéo H’Ni lên bành voi, hắn đã 
cướp được vợ Đăm Săn. 
Cuộc chiến này gần như là một cuộc đấu 
kiếm, người nào thua trận thì buộc phải mất 
mạng, được cả cộng đồng chứng kiến và 
chấp nhận phục tùng kẻ chiến thắng. Trận 
đấu tay đôi này là một không gian tưởng 
tượng hấp dẫn cho người kể, dùng ngôn 
ngữ ngẫu hứng, nhưng vẫn theo khuôn mẫu 
chung của cốt truyện. Tính nhân đạo trong 
cuộc chiến là không xông vào nhà đánh 
nhau, không hỗn chiến, mà chờ dưới sân 
gọi đích danh kẻ thù xuống cầu thang và kể 
tội. Trước khi giao chiến, Đăm Săn gọi 
Mtao Anur: “Sao ông còn muốn H’Ni về 
làm vợ. Nó đã vướng khung dệt ở đùi, đã 
vướng cây dập chỉ ở tay. Lúc H’Ni chưa 
vướng khung dệt sao ông không đến hỏi, để 
có người nấu cơm, dệt khố áo cho ông?”. 
Cuộc chiến không gây sự căng thẳng cho 
người nghe; nó tạo ra sự hài hước, khiến 
người nghe buồn cười hơn hồi hộp, như 
trong trận đấu kiếm giữa Đăm Săn và Mtao 
Anur. Khi bước xuống cầu thang, Mtao 
Anur hùng dũng tuyên bố: “Cháu là người 
tài giỏi! Nhưng bác không sợ, cháu đừng 
dọa bác!”. Sau đó, người kể diễn tả điệu bộ 
vụng về của Mtao Anur: “Mtao Anur múa 
bên phải, nhảy bên trái làm mọi người ngó 
theo. Ông ta nhảy như con diều hâu, múa 
như con đại bàng, đôi chân nặng trịch như 
có ai cột đá, đôi tay rã rời như không cầm 
nổi cái khiên, bàn tay run như không cầm 
nổi cái kiếm. Cái khiên như sắp rơi xuống 
đất, thanh kiếm như sắp tụt khỏi tay”. 
Tương phản với hành động của Mtao Anur 
có đoạn kể: “Đăm Săn múa khiên đao 
tiếng khiên vù vù như tiếng sấm rền, làm 
cây trên núi phải đổ, cây sung dọc bờ suối 
phải ngã múa khiên không biết mệt, múa 
đao không mỏi tay”. Có một đặc điểm khá 
thú vị nữa mà chúng tôi nhận ra khi tiếp xúc 
với các nghệ nhân diễn xướng sử thi, đó là, 
đa số họ không biết chữ. Mặc dù không biết 
chữ, nhưng họ có thể nhớ được rất nhiều 
bài sử thi, thậm chí có người nhớ tới vài 
chục tác phẩm, mà mỗi tác phẩm có thể kể 
trong 1-2 đêm, hoặc 4-5 đêm còn tùy theo 
trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của 
người kể. Hát được lâu và dài như vậy là vì 
họ có giọng hát khoẻ, vang, biết nhiều làn 
điệu của thể loại hát nói (lời nói vần - klei 
duê) để vận dụng cho phù hợp với các hoàn 
cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách 
diễn bằng động tác, bằng nét mặt. Ngoài ra, 
người diễn xướng sử thi thường là những 
người có bề dày tri thức dân gian để có thể 
diễn giải một cách tinh tế những nội dung 
và sắc thái của sử thi đó. 
6. Kết luận 
Sự sáng tạo nào của con người cũng cần tới 
trí tưởng tượng. Sự sáng tạo trong diễn 
xướng sử thi cũng xuất phát từ trí tưởng 
tượng của nghệ nhân, hình thành một không 
gian sử thi tưởng tượng trong đầu họ. Cách 
sáng tạo đó giống như một thứ năng lượng 
giúp cho nghệ nhân có thể hát kể sử thi 
hàng đêm, hoặc thậm chí nhiều ngày đêm. 
Nội dung sử thi trong đầu nghệ nhân không 
giống hệt như nội dung tác phẩm sử thi mà 
chúng ta đang đọc từ một cuốn sách. Nghệ 
nhân thể hiện nội dung sử thi không phải 
chỉ từ trí nhớ (rất khó có thể nhớ tới hàng 
chục ngàn từ, mô tả vô vàn tình tiết, sự 
kiện), mà từ trong tiềm thức được trí tưởng 
tượng kích hoạt, hình thành một không gian 
sử thi tưởng tượng trong đầu. Trong diễn 
xướng sử thi Ê Đê, không gian tưởng tượng 
Kiều Trung Sơn, Y Kô Niê 
 95 
và không gian hiện thực là hai không gian 
riêng biệt, nhưng hòa quyện với nhau bởi 
giọng điệu diễn cảm của người hát kể và sự 
tập trung của những người nghe, đôi khi 
chìm đắm trong không gian tưởng tượng, 
sau đó hứng khởi trở lại với không gian 
hiện thực. Đối với người hát kể, họ hóa 
thân vào không gian tưởng tượng theo tình 
tiết trong cấu trúc của từng trường đoạn câu 
chuyện, tạo sự cảm hứng để thể hiện tính 
cách từng nhân vật, diễn tả quang cảnh theo 
câu nối vần dễ nghe và dễ nhớ, thậm chí có 
hai hoặc ba người kể phụ để tăng sự hấp 
dẫn và hài hước trong đoạn đối thoại giữa 
các nhân vật (những đoạn không dùng lối 
hát). Đối với người tham dự không kể lứa 
tuổi, giới tính, khi ngồi nghe họ luôn tập 
trung thả hồn vào sự tưởng tượng và sự 
hiểu biết của riêng mình trong từng câu từ, 
từng tình tiết có khi lặp đi lặp lại để nhấn 
mạnh. Không ai nhắc nhở ai, tất cả mọi 
người bị cuốn hút gần như mê hoặc bởi một 
giọng hát kể đều đều, có lúc trầm lúc bổng. 
Hai không gian này là sự kết nối giữa tiềm 
thức và thực tại, để tạo ra một không gian 
diễn xướng cho người nghe dễ liên hệ trong 
đời sống thực tế, chủ yếu để phân biệt thiện 
và ác, lời khuyên răn dạy bảo tạo nên sức 
mạnh tập thể, gắn kết cộng đồng để bảo vệ 
buôn làng và môi trường xung quanh. Một 
nghệ nhân kể sử thi giỏi là một nghệ nhân 
giàu về tri thức dân gian, có trí tưởng tượng 
phong phú trên cấu trúc câu chuyện đã có 
sẵn, và có vốn từ đa dạng để nối vần các 
cụm từ hoặc nối các câu. Cùng một tác 
phẩm sử thi, nhưng mỗi nghệ nhân hát kể 
khác nhau bởi không gian tưởng tượng 
trong diễn xướng của họ khác nhau, và 
cũng bởi không gian tưởng tượng đó tương 
tác với những không gian hiện thực khác 
nhau (bối cảnh diễn xướng khác nhau). 
Trong không gian tưởng tượng của người 
kể, hình ảnh về con người, phong cảnh, 
muông thú và buôn làng càng hiện ra với 
nhiều sắc thái thì câu chuyện càng hấp dẫn, 
càng có thể kéo dài để đáp ứng nhu cầu của 
người nghe. 
Chú thích 
3 Léopold Sabatier, người Pháp, đã từng làm công sứ 
Đắk Lắk từ những năm thuộc thập kỷ 20 của thế kỷ 
XX. Theo Phan Đăng Nhật, Sabatier là người có 
công sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Tây 
Nguyên, cụ thể là dân tộc Ê Đê. Ông đã có công sưu 
tầm, dịch và công bố sử thi Đăm Săn và in hai 
lần, lần đầu ở Paris, năm 1927, lần sau ở Hà Nội, 
năm 1933. 
4
 Theo Danh mục 107 tác phẩm của Bộ Kho tàng sử 
thi Tây Nguyên do Nxb Khoa học xã hội công bố 
(2004 - 2011). 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đào Tử Chí (1959), Bài ca chàng Đăm Săn, 
Nxb Văn hóa, Hà Nội. 
[2] Chu Xuân Diên (1960), “Tìm hiểu giá trị bài ca 
chàng Đăm Săn”, Tập san Nghiên cứu Văn 
học, số 3. 
[3] Tô Đông Hải (1998), “Có một hình thái diễn 
xướng sử thi “sống”ở Tây Nguyên”, Sử thi Tây 
Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Hữu Thấu, Hà 
Công Tài (1988), Đăm Săn - Sử thi Ê Đê, Nxb 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[5] Đỗ Hồng Kỳ (2001), “Phương thức tự sự chủ 
yếu của sử thi Đăm Săn”, Tạp chí Văn hóa 
dân gian, số 5. 
[6] Đỗ Hồng Kỳ (2008), Văn học dân gian Ê Đê, 
M’nông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[7] Phan Đăng Nhật (1991), Sử thi Ê Đê, Nxb 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[8] Kiều Trung Sơn (2012), “Nhìn lại khái niệm diễn 
xướng”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5 (143). 
[9] V.E. Guxep (1998), Mỹ học Folklore, Nxb Đà 
Nẵng, Đà Nẵng. 
[10] Y Điêng, Y Yung (1963), Trường ca Tây 
Nguyên, Nxb Văn học, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnghe_nhan_va_khong_gian_tuong_tuong_trong_dien_xuong_su_thi.pdf