Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay

Bài viết hướng đến các giải pháp đổi mới sáng tạo và vận dụng kỹ năng giảng

dạy cần thiết nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn về kế toán và kiến thức về Thuế trong

hạch toán kế toán. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng sinh viên sau khi ra trường; Góp

phần giải quyết công việc đầu ra cho sinh viên; Rút ngắn khoảng cách về kiến thức ý

thuyết trong đào tạo và giảng dạy với thực tế diễn ra tại các doanh nghiệp; Thông qua

đó nhằm nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường; Đáp ứng

nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với nhu cầu của các Doanh nghiệp tại địa

phương và các tỉnh thành trên cả nước

Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay trang 1

Trang 1

Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay trang 2

Trang 2

Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay trang 3

Trang 3

Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay trang 4

Trang 4

Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 10800
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay

Thực trạng và giả pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán thuế tại các trường đại học hiện nay
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 THỰC TRẠNG VÀ GIẢ PHÁP NÂNG CAO 
 CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN THUẾ 
 TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 
 Nguyễn Văn Nam 
 Giám đốc điều hành Công ty kế toán Office360 
Tóm tắt: 
 Bài viết hướng đến các giải pháp đổi mới sáng tạo và vận dụng kỹ năng giảng 
dạy cần thiết nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn về kế toán và kiến thức về Thuế trong 
hạch toán kế toán. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng sinh viên sau khi ra trường; Góp 
phần giải quyết công việc đầu ra cho sinh viên; Rút ngắn khoảng cách về kiến thức ý 
thuyết trong đào tạo và giảng dạy với thực tế diễn ra tại các doanh nghiệp; Thông qua 
đó nhằm nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo của Khoa và Nhà trường; Đáp ứng 
nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với nhu cầu của các Doanh nghiệp tại địa 
phương và các tỉnh thành trên cả nước. 
Từ khóa: Kế toán thực tế, tuân thủ Pháp luật về Thuế, Giảng dạy kế toán đổi mới sáng 
tạo, Thực hành ứng dụng kế toán 
1. Mở đầu 
 Hiện nay, hầu như kiến thức đào tạo tại các trường từ trung cấp chuyên nghiệp 
đến bậc Đại học, trong đó có chuyên ngành Kế toán và Thuế mới chỉ dừng lại ở kiến 
thức lý thuyết, chưa lồng ghép nhiều phương pháp giảng dạy cũng như kiến thức thực 
tiễn, hay kỹ năng xử lý tình huống thực tế vào chương trình đào tạo. Dẫn tới sinh viên 
sau khi ra trường còn bỡ ngỡ và mơ hồ về công tác kế toán diễn ra tại doanh nghiệp. 
Thực tế lực lượng sinh viên theo học ngành kế toán rất lớn, các trường Đại học khối 
ngành kinh tế hay các trường Đại học ngoài ngành đều có khoa kế toán hoặc bộ môn 
kế toán, nhưng tình trạng thất nghiệp và phải làm trái ngành nghề rất nhiều. Trong khi 
đó, nhu cầu của các Doanh nghiệp cho nhân sự kế toán lớn, vì thực tế hầu như các 
doanh nghiệp đều không thể thiếu bộ phận kế toán từ doanh nghiệp siêu nhỏ cho đến 
các doanh nghiệp lớn. Mỗi doanh nghiệp ít nhất cũng phải có 2-3 người, có những 
doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty lên đến hàng trăm người, đây là ngành học rất dễ 
xin việc làm nhất hiện nay. Nhu cầu của doanh nghiệp thì rất lớn, trong khi đó tuyển 
dụng thì rất khó tìm được người phù hợp năng lực và đạt yêu cầu. Nên một nghịch lý 
là: Nhân sự xin việc/ tìm việc thì luôn rất nhiều mà nhu cầu nhân sự về kế toán của 
23 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
Doanh nghiệp thì luôn luôn thiếu. Nguyên nhân do đâu? Giải pháp ra sao? Đào tạo 
như thế nào? . Là những câu hỏi hết sức thực tiễn, cần được giải quyết ngay trong 
khâu đào tạo của các trường. Đội ngũ giảng viên và lãnh đạo phòng khoa, Ban giám 
hiệu nhà trường cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và đề ra giải pháp phù hợp nhằm 
tối ưu hóa bài toán đầy tính thực tiễn này. 
2. Thực tế công tác quản lý Thuế và tính tuân thủ Pháp luật về Tại các doanh 
nghiệp 
2.1. Tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn và tổng công ty, các doanh nghiệp FDI: 
 Tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn và tổng công ty, các doanh nghiệp FDI: 
Thường có bộ máy kế toán được tổ chức quy mô, đầy đủ và yêu cầu về tính tuân thủ 
pháp luật rất cao trong đó có tính tuân thủ Pháp luật về Thuế. Các doanh nghiệp này có 
số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất lớn, hoạt động đa lĩnh vực. Nên bộ máy kế 
toán được tổ chức giao việc từng vị trí theo từng phần hành khác nhau. Tuy nhiên lại 
đòi hỏi khả năng đáp ứng công việc lớn. Phòng kế toán thuế của họ yêu cầu phải có 
nghiệp vụ chuyên sâu, am hiểu kiến thức về kế toán và Pháp luật thuế tinh thông. Vì 
quy mô doanh thu lớn, trong lúc đó doanh nghiêp luôn có xu hướng tối ưu hóa nghĩa 
vụ thuế, các rủi ro về thuế không có (tức là luôn tìm cách nộp thuế ít đi hay nói cách 
khác là chi phí về thấp nhất có thể). Mặc dù nghĩa vụ thuế thường nhỏ hơn rất nhiều so 
với tỷ lệ trên Doanh thu hoặc % trên Lợi nhuận trước thuế mà Doanh nghiệp nhận 
được. Nhưng chúng ta biết 1% của 1 tỷ chỉ có 10 triệu, nhưng 1% của 1000 tỷ là 10 tỷ. 
Tuy nhiên cũng chính vì thế mà ở các doanh nghiệp tiềm lớn rủi ro về công tác kế toán 
cũng như rủi ro về Thuế. Do đó doanh nghiệp luôn tuyển dụng và tìm kiếm kế toán có 
chất lượng cao, đỏi hỏi khắt khe về tính chuyên nghiệp, các vòng phỏng vấn luôn chặt 
chẽ nghiêm túc và bài bản và họ sẵn sàng chi ngân sách lương từ khá đến cao cho nhân 
sự kế toán. Nhân sự kế toán khi được tuyển vào làm ở phân khúc doanh nghiệp này 
cũng được rèn luyện kỹ năng và được đào tạo nhiều hơn, tính ổn định về thu nhập và 
công việc lâu dài hơn, cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân cũng nhiều hơn.. Vậy 
liệu nhà trường có tập trung hướng tới để để đào tạo và cung cấp nhận lực đáp ứng tập 
doanh nghiệp này không? Nếu có thì cần giải pháp gì trong công tác giảng dạy? Khó 
khăn thách thức là gì? 
 24 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
2.2. Tại các doanh nhỏ và vừa: 
 Tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đây chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô 
doanh thu vừa phải, hoạt động kinh doanh đơn thuần, trình độ quản trị thường thấp 
hoặc ở mức độ trung bình, Do đó số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít hoặc không 
lớn. Nên yêu cầu về trình độ nhân sự kế toán vừa phải, dễ tuyển dụng, sinh viên dễ xin 
việc và có cơ hội việc làm cao hơn. Bộ máy kế toán thường được tổ chức tinh gọn, 
nhân sự thường kiêm nhiệm, trong đó Kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp là người 
được giao nhiệm vụ hạch toán và kê khai thuế. Nhưng nói như thế không có nghĩa là 
phần lớn sinh viên kế toán đều đáp ứng được công việc, hay doanh nghiệp dễ dãi hơn 
trong công tác tuyển dụng cũng như đòi hỏi thấp về trình độ kiến thức nghiệp vụ. 
Thậm chí kế toán phải làm một lúc rất nhiều việc, mà thu nhập lại chỉ dừng ở mức 
trung bình. Ngoài ra, do trình độ quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu nên 
Ông chủ thường dễ dãi, làm việc thiếu tính chuyên nghiệp cũng như trình độ tổ chức 
công việc. Dẫn đến nhân sự kế toán vào ra liên tục, công tác hạch toán kế toán luôn sơ 
sài, mức độ tiềm ẩn rủi ro về thuế lớn Và trong thực tế đã có nhiều doanh nghiệp đã 
phải trả giá cho những sai sót từ công tác kế toán và nghĩa vụ thuế. 
 Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa tất cả đều như vậy. Cũng có rất nhiều 
doanh nghiệp tuy có quy mô nhỏ vừa nhưng hoat động rất chuyên nghiệp, họ coi trọng 
nhân sự kế toán, yêu cầu kế toán chất lượng cao, luôn có ý thức tuân thủ tốt Pháp luật 
về thuế. Có thể nói đây là thị trường lao động đầy tiềm năng cho nhân sự ngành kế 
toán. 
3. Thực trang công tác kế toán trong các doanh nghiệp hiện nay: 
 Có thể nói trong một doanh nghiệp thì bộ phận kế toán là bộ phận quan trọng 
nhất, cốt yếu nhất. Giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Vì kế toán phản ánh tình 
hình tài chính của doanh nghiệp. Kế toán tốt, giúp doanh nghiệp có những báo cáo tài 
chính chân thực, các báo cáo về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh cũng như 
dòng tiền chính xác. Từ đó tham mưu và giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch 
kinh doanh hiệu quả. Ngược lại bộ phận kế toán cũng có thể góp phần không nhỏ cho 
việc phá sản doanh nghiệp hay đưa doanh nghiệp đi đến những rủi ro không đáng có. 
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của 
người làm kế toán. 
25 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
 Vậy doanh nghiệp cần gì ở người làm kế toán? Doanh nghiệp trước hết cần 
người kế toán có kiến thức chắc chắn về nghiệp vụ, nhanh nhẹn trong công việc, kỹ 
năng giao tiếp và kỹ năng xử lý nghiệp vụ chắc chắn, chuyên sâu, hạch toán và phản 
ánh đầy đủ, đúng đắc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đưa ra những báo cáo kế toán 
đáng tin cậy. Ngoài ra cần có năng lực tham mưu và giải quyết bài toán tối ưu hóa chi 
phí, gia tăng lợi nhuận cho công ty. 
 Bên cạnh đó đối với việc chấp hành pháp luật về Thuế, họ cũng yêu cầu người 
làm kế toán/ hoặc phụ trách kế toán thuế phải am hiểu sâu rộng về các quy định về 
Luật thuế, đặc biệt phải luôn cập nhật kịp thời các văn bản, chế độ và quy định mới để 
áp dụng đúng đắn cho doanh nghiệp trong bối cảnh các quy định về Thuế rất phức tạp 
và thay đổi thường xuyên như hiện nay. 
 Ngoài ra, về mặt quản lý Nhà nước, hiện ngay công tác thanh kiểm tra trong 
lĩnh vực chấp hành chế độ Kế toán và Pháp luật thuế được thực hiện thường xuyên, 
liên tục và quản lý hết sức chặt chẽ. Do đó vai trò của người làm kế toán và bộ phận kế 
toán là hết sức cần thiết và tối quan trọng đối với doanh nghiệp. 
4. Đánh giá thực trạng về dạy và học đối với học phần Thuế và Kế toán thuế tại 
các trƣờng đại học hiện nay 
 - Nặng về lý thuyết; 
 - Thiếu tính liên hệ thực tế; 
 - Thời lượng tiết học còn quá ít; 
 - Thiếu kỹ năng xử lý tình huống và vận dụng thực tế trong bài giảng; 
 - Không có kỹ năng mềm; 
 - Chưa có tính liên kết với doanh nghiệp địa phương; 
 - Chưa có công cụ giảng dạy hiệu quả; 
 - Giảng viên có ít kinh nghiệm về thực tế; 
 - Trình độ đầu vào thấp; 
 - Trình độ đầu ra không đáp ứng kịp nhu cầu của nhà tuyển dụng; 
5. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo kế toán thuế 
 Thứ nhất, xây dựng và Gắn tính huống thực tế vào bài giảng/ Bài học liên hệ; 
 Thứ hai, giảng viên dạy theo phương pháp hướng dẫn để học sinh tự giải quyết 
vấn đề; 
 26 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 Thứ ba, tổ chức các mô hình doanh nghiệp ảo trong nhà trường; 
 Thứ tư, liên kết chuyên gia về Thuế và Kế toán hiện đang công tác và làm việc 
tại các cơ quan chuyên môn và dịch vụ chuyên ngành vào thỉnh giảng; 
 Thứ năm, tổ chức mời các chuyên gia về tổ chức hội thảo nói chuyện chia sẻ 
với sinh viên; 
 Thứ sáu, liên hệ với các hiệp hội doanh nghiệp để liên kết thực tập/ thực tế tại 
chính các môi trường đó; 
 Thứ bảy, liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; 
 Thứ tám, kết nối tuyển dụng; 
6. Kết luận 
 Kế toán thuế nói riêng và kế toán nói chung là một phận hết sức quan trọng 
trong doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về kế toán là 
một vấn đề cần được sự quan tâm sâu sắc của tất cả các cơ sở đào tạo. 
 Bài viết của tác giả đã đánh giá thực trạng về công tác kế toán nói chung và kế 
toán thuế nói riêng tại tất cả các doanh nghiệp, đánh giá thực trạng công tác giảng dạy 
tại các cơ sở đào tạo về kế toán và kế toán thuế trong giai đoạn hiện nay từ đó đưa ra 
một số giải pháp nhầm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, đáp ứng nhu cầu 
của các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng nhân sự kế toán. 
27 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_gia_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_nguon_nha.pdf