Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây

Mô hình đám mây nổi lên như một bước phát triển tự nhiên trong cuộc cách mạng internet và đã

thu hút sự quan tâm của mọi người. Nghề nghiệp kế toán tự nó cũng đã tìm ra những cách thức để

tối ưu hóa những hoạt động của nó thông qua những ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây.

Kế toán Thế kỷ 21 được đánh dấu bằng việc ra đời một mô hình mới, đó chính là mô hình kế toán

đám mây. Ngày nay, những tác động của toàn cầu hóa, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và

công nghệ, sự gia tăng của dữ liệu lớn, sự lan rộng của các ứng dụng dựa trên internet và thậm chí

sự tiêu chuẩn hóa đã tạo ra bối cảnh thích hợp cho sự xuất hiện và phát triển của mô hình kế toán

này. Bài viết này được thực hiện nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về những lợi ích mà kế toán

đám mây mang lại, cũng như những thách thức mà doanh nghiệp có thể đối mặt khi ứng dụng mô

hình kế toán đám mây.

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây trang 1

Trang 1

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây trang 2

Trang 2

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây trang 3

Trang 3

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây trang 4

Trang 4

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây trang 5

Trang 5

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây trang 6

Trang 6

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 11200
Bạn đang xem tài liệu "Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây

Những lợi ích và thách thức của mô hình kế toán đ mây
 NHỮNG LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC CỦA MÔ HÌNH 
 KẾ TOÁN Đ MÂY 
 Trương Tấn Lộc, Nguyễn Dương Bảo Anh, 
 Nguyễn Thị Phương Thảo, Huỳnh Triều Hán 
 Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
 GVHD: TS. Phạm Thị Phụng 
TÓM TẮT 
Mô hình đám mây nổi lên như một bước phát triển tự nhiên trong cuộc cách mạng internet và đã 
thu hút sự quan tâm của mọi người. Nghề nghiệp kế toán tự nó cũng đã tìm ra những cách thức để 
tối ưu hóa những hoạt động của nó thông qua những ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây. 
Kế toán Thế kỷ 21 được đánh dấu bằng việc ra đời một mô hình mới, đó chính là mô hình kế toán 
đám mây. Ngày nay, những tác động của toàn cầu hóa, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và 
công nghệ, sự gia tăng của dữ liệu lớn, sự lan rộng của các ứng dụng dựa trên internet và thậm chí 
sự tiêu chuẩn hóa đã tạo ra bối cảnh thích hợp cho sự xuất hiện và phát triển của mô hình kế toán 
này. Bài viết này được thực hiện nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về những lợi ích mà kế toán 
đám mây mang lại, cũng như những thách thức mà doanh nghiệp có thể đối mặt khi ứng dụng mô 
hình kế toán đám mây. 
Từ khóa: Đám mây, internet, kế toán, điện toán, lợi ích và thách thức. 
1 GIỚI THIỆU CHUNG 
Điện toán đám mây (cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử 
dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng internet. Thuật ngữ đám mây" ở đây là 
lối nói ẩn dụ chỉ mạng internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như 
một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi 
khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép 
người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà 
không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm 
đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu 
trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên internet và chỉ được được lưu trữ 
tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh 
nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay,...". Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm 
cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu 
hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng 
những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng 
dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần 
mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ. 
1140 
Thuật ngữ Cloud Computing ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để 
khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua. 
Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần 
mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên internet thay vì trong máy 
tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các 
dịch vụ sẵn có trên internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng 
nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình 
bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ. Google, theo lẻ tự nhiên, 
nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh 
của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server). Đa số người dùng internet đã tiếp cận 
những dịch vụ đám mây phổ thông như e-mail, album ảnh và bản đồ số. 
2 MÔ HÌNH DỊCH VỤ 
Hạ tầng hướng dịch vụ (Infrastructure as a Service - IaaS): Trong mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ 
đám mây sẽ sở hữu các tài nguyên vật lý như: các phần cứng máy chủ, hệ thống lưu trữ và các thiết 
bị mạng; những tài nguyên này được chia sẻ và cung cấp dưới dạng dịch vụ IaaS cho các tổ chức 
hay doanh nghiệp khác nhau. Ảo hóa là công nghệ được sử dụng rộng rãi để tạo ra cơ chế chia sẻ 
và phân phối các nguồn tài nguyên theo yêu cầu. Người dùng được phép cấu hình các tài nguyên 
một cách trực tiếp, theo nhu cầu của họ, cũng như vận hành trên các ứng dụng và hệ thống hoạt 
động của họ. IBM BlueHouse, Vmware, Amazon EC2, Microsoft Azure Platform, Sun Parascale 
Cloud Storage là những ví dụ điển hình cho mô hình dịch vụ đám mây laaS. 
Nền tảng hướng dịch vụ (Platform as a Service - PaaS): Trong mô hình này, người sử dụng xây dựng 
ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới người sử dụng thông qua 
máy chủ của nhà cung cấp đó. Người sử dụng sẽ không hoàn toàn được tự do vì bị ràng buộc về 
mặt thiết kế và công nghệ. Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của Salesforce.com, Google 
App Engine, Yahoo Pipes... 
Phần mềm hướng dịch vụ (Software as a Service - SaaS): Đây là mô hình triển khai phần mềm, 
theo đó, nhà cung cấp cung cấp các ứng dụng cuối cùng mà người dùng có thể truy cập, thường 
thông qua trình duyệt web mà không được phép sửa đổi chúng (ngoại trừ một số tùy chọn cấu 
hình và tùy chỉnh). 
3 NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐIỆN TOÁN Đ MÂY 
Điện toán đám mây thật đơn giản. 
Điện toán nền tảng internet dễ dàng tiếp cận. 
Điện toán đám mây cung cấp sự bảo mật cho các tập tin quan trọng. 
Sử dụng điện toán đám mây là sử dụng chi phí một cách hiệu quả. 
Điện toán đám mây mang đến sự gia tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp. 
Điện toán đám mây cho phép gia tăng sự hợp tác và sát nhập kinh doanh. 
 1141 
Điện toán đám mây góp phần bảo vệ môi trường thông qua sự phát triển của các trung tâm dữ liệu 
xanh và những đám mây xanh. 
Điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô dịch vụ của mình - vốn đang 
ngày càng phụ thuộc vào thông tin chính xác về nhu cầu của khách hàng, cho phép các doanh 
nghiệp đổi ...  gọi là thời kỳ phần mềm kế toán "di động", do sự tồn tại của 
 các ứng dụng di động phục vụ mọi yêu cầu. Xu hướng này liên quan đến những công nghệ 
 thông tin được áp dụng trong kế toán, đó là điện toán đám mây". 
Kế toán đám mây cung cấp những dịch vụ kế toán trực tuyến thông qua nền tảng internet, vì vậy so 
với hệ thống thông tin kế toán truyền thống, nó có nhiều lợi thế về chi phí đầu vào, chi phí bảo trì, 
rào cản gia nhập và độ tin cậy của dữ liệu, cũng như dễ dàng quảng bá trong doanh nghiệp. 
Trong mô hình kế toán truyền thống, các công ty thường phải đầu tư một khoản tiền lớn để trang bị 
phần mềm, cơ sở phần cứng bao gồm máy chủ, phòng máy tính và trung tâm dữ liệu. Đồng thời, 
phải tốn thêm các khoản chi phí cho việc vận hành cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của hệ thống 
thông tin kế toán. Trong khi đó, kế toán trên nền tảng đám mây thuộc về các dịch vụ phần mềm. Vì 
vậy, các công ty chỉ được yêu cầu mua "dịch vụ" theo nhu cầu của họ và trả phí hàng tháng tương 
đối thấp. Nhờ đó có thể giảm bớt áp lực tài chính một cách hiệu quả. Ngoài ra, giảm chi phí nâng 
cấp, bảo trì cũng là một trong những lợi ích của kế toán đám mây. Các công ty không cần tốn thêm 
1142 
chi phí cho nhân viên công nghệ thông tin để cài đặt, nâng cấp ứng dụng hoặc bảo trì máy chủ. Vì 
hệ thống thông tin kế toán truyền thống đòi hỏi rất nhiều cơ sở hạ tầng phần cứng. Do vậy, các 
công ty cần dành ra một lượng lớn thời gian, tài chính và nhân lực để duy trì hoạt động bình thường 
của thiết bị, cũng như phần mềm ứng dụng. Trong khi đó, trong môi trường kế toán đám mây các 
công ty chỉ cần thanh toán tiền thuê. Các công ty cũng không cần phải chịu chi phí khấu hao phần 
cứng, cũng như không phải trả tiền cho việc bảo trì và quản lý chuyên nghiệp, điều này làm giảm 
chi tiêu của công ty cho việc bảo trì thông tin kế toán ở mức độ lớn. Bên cạnh đó, các ứng dụng 
phần mềm và không gian lưu trữ có thể được thuê và dịch vụ được thanh toán thông qua một 
khoản phí hàng tháng. Điều này có nghĩa, các công ty chỉ phải thanh toán chi phí khi họ vận hành 
hệ thống. Chính vì vậy, các công ty có thể tối ưu hóa chi phí bằng cách biến chi phí cố định thành 
chi phí biến đổi. Một lợi thế như vậy đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ thường hoạt động 
với ngân sách eo hẹp và không đủ khả năng mua và cài đặt hệ thống phần mềm, phần cứng có 
thể không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. 
Thực tế, đám mây luôn có sẵn 24/7 để cho phép người dùng làm việc khi họ muốn, không giới hạn 
họ chỉ trong giờ hành chính. Điều này giúp cải thiện năng suất kinh doanh, bởi vì người dùng không 
bị giới hạn trong giờ hành chính, không bị ràng buộc vào bàn làm việc hoặc bị giới hạn bởi bất kỳ 
loại thiết bị truy cập nào họ có thể sử dụng. Bằng cách truy cập ứng dụng từ bất kỳ thiết bị di động 
hoặc máy tính nào, người dùng vẫn có thể thực hiện được công việc của mình. 
Phần mềm dựa trên đám mây đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh thông qua một số biện pháp 
như: việc sao lưu tự động dữ liệu tài chính được thực hiện như một nhiệm vụ theo lịch trình. Nhà 
cung cấp đám mây luôn sử dụng một môi trường ổn định bởi vì việc bảo vệ dữ liệu tài chính là rất 
quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông tin được mã hóa bằng các tiêu chuẩn bảo mật cao 
nhất và nó được lưu trữ an toàn vì ứng dụng được định vị trên nền tảng đám mây, không phải trên 
một thiết bị cụ thể. Ngay cả khi máy tính xách tay của người dùng bị mất cắp hoặc trục trặc, cũng 
không có nguy cơ mất dữ liệu, thông tin tương tự có thể được truy cập từ một thiết bị khác. 
Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ, luôn có khả năng tiếp tục hoạt động. Với việc hỗ trợ truy cập 
mạng từ xa thông qua kết nối web, người dùng trên toàn thế giới có thể truy cập và cập nhật thông 
tin tài chính của họ bất cứ lúc nào mà không cần phải cài đặt bất kỳ phần mềm nào khác trên thiết 
bị của họ. Do đó, nó cho phép các tổ chức phản ứng với các điều kiện kinh doanh thay đổi liên tục. 
Kế toán đám mây cho phép các tổ chức mở rộng và cải thiện sự hợp tác và giao tiếp với các đối tác 
kinh doanh, những người có khả năng truy cập thông tin tài chính thực tế và cập nhật trong cùng 
thời điểm, thông qua internet, bất kể vị trí của họ. Theo đó, các báo cáo kế toán bằng giấy sẽ dần 
được thay thế bằng các bảng điều khiển tài chính theo thời gian thực và những góc nhìn chi tiết về 
lợi nhuận. Với việc cải thiện khả năng truy cập từ xa, các khách hàng có thể thanh toán hóa đơn 
trực tuyến và các đối tác kinh doanh khác có thể sử dụng dữ liệu tài chính theo thời gian thực để ra 
các quyết định kinh doanh đúng đắn. 
Phần mềm kế toán truyền thống đòi hỏi người vận hành phải được đào tạo chuyên môn lâu dài để 
thành thạo phương pháp vận hành của phần mềm và khi xảy ra sự cố phần mềm, cần có một 
nhân viên chuyên nghiệp để tiến hành bảo trì. Khi các tiêu chí liên quan thay đổi và phần mềm 
 1143 
chưa được cập nhật kịp thời, nhân viên tài chính sẽ phải được đào tạo lại để đáp ứng các thay đổi, 
điều này mang đến sự bất tiện cho doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ kế toán đám mây, sẽ rất 
đơn giản để các công ty vận hành trực tuyến, làm theo hướng dẫn và không yêu cầu đào tạo 
chuyên môn chuyên sâu về phần mềm. Mặc dù việc áp dụng chương trình kế toán đám mây đem 
lại nhiều lợi ích khác nhau so với mô hình kế toán truyền thống. Nhưng, cũng giống như bất kỳ giải 
pháp nào khác, hệ thống này cũng mang đến cho doanh nghiệp nhiều thách thức, tùy theo quan 
điểm của các đối tượng khác nhau. 
5 HẠN CHẾ CỦA KẾ TOÁN Đ MÂY 
Tính riêng tư: Do các hệ thống này thường tập trung vào ưu điểm chia sẻ, lưu chung tài nguyên. Từ 
đó, để thực hiện quản lý, bảo mật, phòng chống hacker khá khó khăn. Trong tình hình mà các thủ 
thuật tấn công, phá hoại của những tên tin tặc nhằm trục lợi ngày càng phổ biến. Trong tương lai 
chắc chắn rằng chúng ta sẽ tập trung nhiều vào mảng bảo mật cho nền tảng đám mây này. 
Tính sẵn dùng: Các dịch vụ của đám mây có thể bị “treo” bất ngờ, các rủi ro khách quan như đường 
truyền internet bị mất kết nối,... có thể ảnh hường đến việc không sử dụng các dịch vụ cũng như truy 
cập dữ liệu của mình trong một khoảng thời gian nào đó làm ảnh hưởng đến công việc. 
Mất dữ liệu: Khi ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì ta hoàn toàn dựa vào nhà cung cấp, 
nếu một lý do nào đó mà nhà cung cấp ngừng hoạt động hoặc không cung cấp dịch vụ nữa, thì 
người dùng phải sao lưu dữ liệu từ đám mây về máy cá nhân rất tốn thời gian, và có thể có trường 
hợp mất luôn dữ liệu không phục hồi lại được. 
Quyền sở hữu: Khi người dùng không sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của nhà cung cấp nữa 
thì liệu việc sao chép dữ liệu có được diễn ra thuận tiện, và liệu nhà cung cấp có hủy toàn bộ dữ 
liệu của khách hàng trước và sau sao chép hay không? 
Vấn đề bảo mật: Việc tập trung dữ liệu trên đám mây nhằm mục đích tăng cường sự bảo mật, tuy 
nhiên nó cũng là nguyên nhân cho sự tấn công đánh cắp dữ liệu của các tin tặc. Do các hệ thống 
này thường tập trung vào ưu điểm chia sẻ, lưu chung tài nguyên. Từ đó, để thực hiện quản lý, bảo 
mật, phòng chống hacker khá khó khăn. Trong tình hình mà các thủ thuật tấn công, phá hoại của 
những tên tin tặc nhằm trục lợi ngày càng phổ biến. Trong tương lai chắc chắn rằng chúng ta sẽ 
tập trung nhiều vào mảng bảo mật cho nền tảng đám mây này. 
6 ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG KẾ TOÁN Đ MÂY 
Hãy tưởng tượng bạn là giám đốc điều hành của một công ty lớn. Trách nhiệm của bạn có bao 
gồm việc phải đảm bảo rằng tất cả các nhân viên công ty đều có các phần cứng và phần mềm cần 
thiết để phục vụ cho công việc. Mua một hệ thống máy tính vẫn không đủ, bạn cũng phải mua 
thêm phần mềm và bản mềm phần mềm hợp pháp nữa. 
Bất cứ khi nào có một nhân viên mới, bạn cũng phải mua thêm phần mềm mới hoặc phải chuyển 
giao giấy phép bản quyền phần mềm hiện tại cho người dùng khác mới. Tất cả những việc đó khá 
rắc rối, tốn thời gian và tốn không ít tiền bạc của bạn. 
1144 
Và đó là lúc bạn cần đến điện toán đám mây. Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, 
bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng chương trình này sẽ cho 
phép nhân viên của bạn đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các 
chương trình mà họ cần cho công việc của mình. 
Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp nhân viên của 
bạn chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức 
tạp. Trong hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể. Máy tính tại 
doanh nghiệp bạn không còn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, 
chương trình nặng. Thay vào đó, mạng máy tính tạo nên các đám mây sẽ đảm nhận công việc xử 
lý chúng, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho phần cứng và phần mềm. 
Điều duy nhất mà máy tính của người sử dụng cần để có thể chạy được phần mềm là giao diện để 
có thể sử dụng hệ thống điện toán đám mây, đó có thể đơn giản là một trình duyệt Web, và mạng 
lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại. 
Hầu hết chúng ta đều đã đang sử dụng điện toán đám mây nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. 
Các dịch vụ e-mail trên nền web như Yahoo!, Mail hoặc Gmail chính là những ứng dụng phổ biến 
nhất của công nghệ điện toán đám mây. Thay vì chạy một chương trình e-mail trên máy tính của 
bạn, bạn đăng nhập vào một tài khoản e-mail thông qua internet từ xa. Các phần mềm và lưu trữ 
cho tài khoản của bạn không tồn tại trên máy tính của bạn đó là trên máy tính đám mây của dịch 
vụ máy chủ. 
7 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KẾ TOÁN Đ MÂY 
Để triển khai thành công kế toán đám mây, đòi hỏi các công ty cần quan tâm đến một số khía 
cạnh sau: Thị trường kế toán đám mây cung cấp nhiều giải pháp lớn. Do vậy, những người áp 
dụng trong tương lai phải thiết lập hệ thống hoặc công cụ nào đáp ứng tốt nhất các mục tiêu của 
công ty. Bước quan trọng nhất mà doanh nghiệp nên thực hiện khi lựa chọn dịch vụ kế toán đám 
mây phù hợp là phân tích kỹ lưỡng các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. Giải pháp đám mây 
phù hợp chắc chắn sẽ cải thiện khả năng thích ứng của công ty với thị trường và nâng cao khả 
năng cạnh tranh. 
Cũng giống như bất kỳ sự di chuyển hệ thống nào khác, có một số khía cạnh cần thiết phải nghiên 
cứu khi chuyển sang một giải pháp dựa trên nền tảng đám mây. Các tính năng như vậy có thể bao 
gồm: chất lượng dữ liệu và lưu trữ, nhu cầu thông tin cụ thể và thời điểm tốt nhất để chuyển. Giải 
pháp kế toán mới phải tích hợp đầy đủ với các hệ thống kinh doanh khác có liên quan và có thể 
phát triển và phù hợp với các điều kiện thay đổi cho doanh nghiệp. 
Ngoài việc ghi sổ cơ bản, mỗi dịch vụ kế toán có một bộ giải pháp riêng, do vậy, người áp dụng 
nên xem xét chặt chẽ từng lựa chọn. Khi lựa chọn nhà cung cấp đám mây, các công ty nên chọn 
một nhà cung cấp an toàn, có thể thích nghi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ và dễ tiếp nhận 
những nhu cầu của công ty. 
Khi nói đến các chi phí liên quan đến giải pháp kế toán, cần xem xét các chi phí sau: Chi phí thực 
hiện, tùy chỉnh và đào tạo nhân viên, và tất nhiên, phí bảo trì hàng tháng hoặc hàng năm. Trong 
 1145 
mô hình kế toán truyền thống, các công ty mua quyền sở hữu phần cứng, thường là một giao dịch 
đơn giản với một mức giá cụ thể. Khi sử dụng phần mềm kế toán, các công ty trả tiền cho quyền sử 
dụng các ứng dụng hoặc giấy phép khác nhau, cũng dựa trên giá niêm yết. Giải pháp kế toán đám 
mây cung cấp cho khách hàng khả năng sử dụng các tài nguyên công nghệ và phần mềm cần 
thiết, tương tự như việc cung cấp bất kỳ dịch vụ nào khác. Đối với một mô hình như vậy, các nhà 
cung cấp dịch vụ đám mây có thể sẽ đưa ra một loạt các gói giá tùy thuộc vào việc thiết lập dịch vụ 
được sử dụng. Các công ty phải hiểu rằng tất cả các lợi ích và cơ hội được cấp bởi kế toán đám 
mây đều có một mức giá nhất định có thể trong một số trường hợp, thậm chí cao hơn giải pháp kế 
toán hiện tại. Vì vậy, nên đánh giá đúng từng phương án và xác định xem một giải pháp trực tuyến 
hay nội bộ là thích hợp hơn cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần quan tâm đến giá cả 
và các chi phí đi kèm với giải pháp kế toán mới. 
8 KẾT LUẬN 
Sự ra đời của kế toán đám mây đã và đang cách mạng hóa cách thức hoạt động của các bộ phận 
tài chính và kế toán của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy, mô hình kế toán đám mây đã, đang 
và sẽ trở thành xu hướng phát triển hệ thống kế toán trong tương lai. Cùng với xu thế phát triển của 
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, mô hình kế toán đám mây sẽ là giải pháp phù hợp cho hoạt 
động kế toán, tài chính cho các doanh nghiệp trong tương lai nhằm nâng cao tính cạnh tranh. Kế 
toán đám mây mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với mô hình kế toán truyền thống, tuy nhiên, mô 
hình này cũng đặt ra không ít thách thức. Bài viết này tổng hợp từ lý thuyết những vấn đề cơ bản về 
kế toán đám mây nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về những lợi ích, thách thức, và những 
vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm khi ứng dụng kế toán đám mây. Trong tương lai, những 
nghiên cứu thực nghiệm cần được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng tốt hơn về việc ứng dụng 
mô hình kế toán đám mây. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bechtel, C. (2013). Cloud computing and Forensic Accounting: Friends or Foes? 
[2] Available at SSRN 2218697. 
[3] Ben-David, S. S.-S. a. S. (2014). Understanding Machine Learning: From Theory to Algorithms: 
[4] Cambridge University Press. 
[5] Cohen, E. E. (2018). IOT for Auditors and Accountants; Auditing the IOT. Paper presented at the 
 UN/CEFACT, Conference on Internet of Things (IoT), Geneva. 
[6] Dimitriu, O., & Matei, M. (2014a). The expansion of accounting to the cloud. SEA-Practical 
 Application of Science, 2(4), 237-240. 
[7] Dimitriu, O., & Matei, M. (2014b). A new paradigm for accounting through cloud computing. 
 Procedia Economics and Finance, 15, 840-846. 
[8] https://athlsolutions.com/ 
1146 

File đính kèm:

  • pdfnhung_loi_ich_va_thach_thuc_cua_mo_hinh_ke_toan_d_may.pdf