Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên

Sự hình thành và phát triển của lễ hội các làng ven biển Phú Yên gắn liền với quá trình

hình thành vùng đất Phú Yên từ khi khai hoang lập ấp. Ngư dân ven biển Phú Yên thường tổ

chức lễ hội cầu ngư, lễ hội này diễn ra thường xuyên hàng năm, nơi cư dân sống chủ yếu bằng

nghề đánh bắt cá, các làng chài ven biển từ thị xã Sông Cầu đến huyện Tuy An, thành phố Tuy

Hòa và huyện Đông Hòa đều tổ chức lễ hội cầu ngư. Có thể nói đây là lễ hội tiêu biểu của cộng

đồng cư dân ven biển Phú Yên

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 4880
Bạn đang xem tài liệu "Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên

Một số nét đặc sắc của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển tỉnh Phú Yên
20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
MỘT SỐ NÉT ĐẶC SẮC CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ 
Ở CÁC LÀNG VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN 
Lê Thanh Hải* 
Trường THPT Ngô Thời Nhiệm 
Tóm tắt 
Sự hình thành và phát triển của lễ hội các làng ven biển Phú Yên gắn liền với quá trình 
hình thành vùng đất Phú Yên từ khi khai hoang lập ấp. Ngư dân ven biển Phú Yên thường tổ 
chức lễ hội cầu ngư, lễ hội này diễn ra thường xuyên hàng năm, nơi cư dân sống chủ yếu bằng 
nghề đánh bắt cá, các làng chài ven biển từ thị xã Sông Cầu đến huyện Tuy An, thành phố Tuy 
Hòa và huyện Đông Hòa đều tổ chức lễ hội cầu ngư. Có thể nói đây là lễ hội tiêu biểu của cộng 
đồng cư dân ven biển Phú Yên. 
Từ khóa: Lễ hội cầu ngư, tục thờ cá Ông, làng ven biển Phú Yên. 
Abstract 
Some features about cau ngu festival at the villages along the coast of Phu Yen province 
The formation and development of the festivals in Phu Yen coastal villages has been 
associated with the formation of the rich and peaceful land area since the time of its primitive 
land reclamation. The fishermen in the coastal districts of Song Cau, Tuy An and Dong Hoa 
often hold their fishing festivals. This festival takes place annually in some places in Phu Yen 
province, where the local residents live mainly on fishing. This can be said to be a typical 
festival of Phu Yen coastal community. 
Keyword: cau ngu festival, worshiping the whales, coastal fishing villages 
Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền 
Trung, bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, 
đầm. Phú Yên vừa có những đặc điểm 
chung về điều kiện địa lý, văn hóa, xã hội ở 
khu vực Nam Trung Bộ, vừa có những nét 
riêng của địa phương. Trong quá trình sinh 
sống, những cư dân bản địa đã biết tổ chức 
đời sống gắn liền với sông nước, tận dụng 
và hòa hợp với điều kiện sẵn có của tự 
nhiên. Lịch sử hơn 400 năm của vùng đất 
Phú Yên không chỉ biểu hiện bằng sự nối 
tiếp của các thời kỳ lịch sử, mà còn cắt 
nghĩa bằng cách tổ chức xã hội, tổ chức đời 
sống, việc mưu sinh của con người, bằng 
thái độ duy trì, bảo lưu hay khước từ các 
giá trị tinh thần truyền thống. Không phải 
____________________________ 
* Email: lethanhhai0684@gmail.com 
ngẫu nhiên mà lễ hội cầu ngư ở Phú Yên 
được các ngư dân ven biển tham gia, hưởng 
ứng nhiệt tình và trân trọng. 
Ngư dân miền biển Phú Yên vẫn 
giữ tục giỗ ông Nam Hải còn gọi là lễ cầu 
ngư, tức là việc thờ cúng cá Voi (Cá Ông). 
Lễ hội cầu ngư là hình thức sinh hoạt văn 
hóa cộng đồng đặc sắc của ngư dân vùng 
biển Phú Yên. Nó chứa đựng tất cả những 
khát vọng, những ước muốn tâm linh vừa 
trần tục vừa thiêng liêng, vừa tha thiết, 
nhưng mãnh liệt. Thời gian trôi qua, bao 
nhiêu lớp sa bồi văn hóa, lịch sử, tín 
ngưỡng đã lắng đọng trên lễ nghi, trò diễn 
và nghi thức thờ cúng của lễ hội cầu ngư, 
khiến nó trở thành một hiện tượng văn hóa 
có sức thu hút, lôi cuốn nhiều thế hệ tham 
gia và duy trì. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 21 
1. Khái quát về lễ hội cầu ngư 
Lễ hội cầu ngư là lễ hội lớn nhất 
của ngư dân, có nhiều tên gọi khác nhau 
như lễ rước cốt Ông, lễ tế cá Ông, lễ cúng 
Ông, lễ nghinh Ông, lễ nghinh Ông Thủy 
tướng; nhưng tất cả đều có chung một quan 
niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, 
là cứu tinh đối với những người đánh cá và 
làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã 
trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ 
biến, trong cộng đồng ngư dân ở các làng 
ven biển nước ta. 
Lễ hội cầu ngư thường được tổ 
chức từ tháng Giêng đến tháng 8 âm lịch. Ở 
mỗi địa phương, ngày tổ chức lễ cầu ngư 
không giống nhau, có nơi chọn ngày Ông 
lụy (Cá Ông) chết tổ chức lễ cầu ngư; có 
nơi lấy ngày vua ban sắc phong hoặc tùy 
theo tục lệ làm ăn mà ngư dân thống nhất 
ngày cúng. 
Tục thờ cúng Cá Ông là sự giao 
thoa văn hóa tín ngưỡng giữa Đàng Ngoài 
và Đàng Trong, giữa tín ngưỡng thờ Mẫu 
của người Việt với tín ngưỡng thờ thần của 
người Chăm và ảnh hưởng của Phật giáo. 
“Theo truyền thuyết của Phật giáo, cá Ông 
chính là những mảnh áo cà sa của Đức 
Phật Bà Quan Âm ném xuống cứu những 
ngư dân đi biển gặp bão. Còn trong truyền 
thuyết của người Chăm, cá Ông chính là 
hóa thân của vị thần Pô Riyak (còn gọi là 
thần Sóng), vị thần bảo hộ cho con người 
trên biển”.[14, tr.61]. 
Theo Ngô Đức Thịnh thì “ có thể 
coi nghi thức thờ phụng Cá Ông như một 
hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, 
trong đó nhân lõi là tục thờ Cá Ông, một 
loại hình tín ngưỡng đặc trưng của cư dân 
ven biển, rồi từ đó tích hợp các hiện tượng 
sinh hoạt văn hóa và lễ hội khá phong phú 
và độc đáo” [3, tr.229]. 
Thời nhà Nguyễn sau khi lên ngôi, 
vua Gia Long đã phong sắc cho cá Ông là 
“Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng 
Thần”, tức là vị thần tối cao của vùng biển 
Phía Nam. Ngoài ra còn quy định làng nào 
bắt gặp cá Ông chết thì lý trưởng phải báo 
cho phủ, huyện để quan khám định, cấp 
tiền tuất, hương đèn, vải đỏ quấn đủ bảy 
vòng và cho khâm liệm, cấp đất xây lăng và 
ruộng hương hỏa để thờ cúng. Sau 3 năm 
thì cải táng, lấy xương xếp vào quách, 
khạp, đưa vào lăng, đình, vạn, đền, miếu 
xây sẵn để thờ tùy địa phương. Mỗi làng 
đều có người trông coi hương khói và một 
hội đồng quản lý làng. 
Hàng năm cứ vào ngày 
Ông “lụy” (tức là ngày cá Voi chết), bà 
con ngư dân long trọng tổ chức Lễ Tế Ông 
Nam Hải – còn gọi là Lễ hội Cầu Ngư với 
đầy đủ các nghi thức. Người dân miền biển 
tin rằng, tổ chức tế lễ chu đáo, nghi thức 
đầy đủ, thì ân đức của Ngài sẽ ban lại cho 
ngư dân được mùa tôm, cá, đời sống no đủ, 
sung túc. 
Lễ cúng cá Ông gồm hai phần: 
phần lễ tế và phần hội. Lễ tế Ông do Ban tư 
tế gồm các vị chủ tế cao niên trong làng 
đứng ra thực hiện. Trong ngày lễ, dân làng 
trang hoàng bàn thờ rực rỡ, tôn nghiêm. 
Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ cúng 
lễ, tàu thuyền đều được chăng đèn kết hoa. 
Vị chủ tế dâng đồ lễ rồi đọc văn tế bày tỏ 
lòng biết ơn của ngư dân đối với công đức 
cá Ông. 
Sau phần lễ tế là phần hội, có rất 
nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, 
đua thúng, đấu vật, kéo c ... ẩm vật, lễ 
đọc văn tế, những tiết mục múa thiêng. 
Phẩm vật dâng cúng gồm hương hoa và các 
loại đặc sản địa phương. Đáng lưu ý về việc 
dâng cúng heo. Heo được dâng cúng thần 
được tắm rửa sạch sẽ trước khi mang tới 
điện thờ. Trước khi động dao chọc tiết heo, 
phải thắp hương vái thần. Heo được mổ 
xong, để nguyên con lại thắp hương vái 
thần rồi mới đem xả thịt nấu nướng. Khi 
các món làm xong, đem bày biện hết trên 
bàn thờ, lại thắp hương vái thần thượng 
hưởng. 
Tiếp đến là lễ đọc văn tế với nội 
dung ca ngợi công đức các vị tiền hiền và 
thần Nam Hải, cầu mong các vị phù hộ con 
cháu làm ăn khấm khá, làng xóm yên vui, 
thái bình thịnh trị. Tiết mục gắn bó nhất với 
lễ hội cầu ngư là hát bả trạo, đội hình múa 
được xếp theo đội hình chèo thuyền. Động 
tác múa cơ bản chỉ là động tác đưa đẩy mái 
24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
chèo, cùng với sự di chuyển từ từ của đội 
hình múa, thể hiện hình ảnh một con 
thuyền nhẹ nhàng lướt đi. Người xướng, 
xướng những câu hò và được bạn chèo phụ 
họa, nội dung các câu hò tập trung vào việc 
biểu diễn lòng mong ước cuộc sống bình 
yên, ngư nghiệp phát đạt. 
“Bớ trạo tử nghe ta dặn đây 
Hôm nay trời thanh gió mát 
Trạo hầu cho đâu đó đàng hoàng 
Để thiên thủ nhập trung 
Thiên thừa tạo lập 
Thượng hạ chỉnh tềbái lạy ơn trên”. 
Đó là một đoạn trong bài hò bá trạo 
cúng thần Nam Hải trước án tiền cầu mong 
mưa thuận gió hòa, chuyến biển tôm cá đầy 
khoang. Một nghi lễ khác của lễ hội cầu 
ngư là lễ nghinh rước thần, được tiến hành 
vào lúc xế chiều, đoàn đi nghinh rước thần 
xuất phát tại lăng Ông đi đến các đền, 
miếu, đình trong làng để rước thần. Đoàn 
rước thần với cờ xí rực rỡ, kèn trống rộn rã, 
bao giờ cũng thu hút được đông đảo ngư 
dân tham gia. 
Trong khi thực hiện xong các nghi 
lễ cầu cúng, phần tiếp liền đó là hát tuồng 
thứ lễ do đoàn hát địa phương được mời 
đảm trách. Hát tuồng thứ lễ có hai phần đó 
là lễ Khai tiên và lễ Tôn vương. 
Lễ Khai tiên dùng mục mở đầu 
cuộc hát, một người đại diện cho nhân dân 
địa phương, mở tấm vải điều trên mặt trống 
chầu từ trước, đánh ba hồi rộn rã, rồi đánh 
từng tiếng một, phường nhạc của gánh hát 
trỗi âm nhạc, tiếp nối phụ họa, mở màng. 
Lễ Tôn vương dùng khi dứt vở 
tuồng thứ lễ đầu tiên, gánh hát làm một 
màn biểu diễn ngắn gọn đại loại như sau: 
Các vai vua, quan ra sân khấu, các vai rồng, 
cọp ra múa chầu vua, vua quan đối đáp, ca 
hát dăm câu ca ngợi thái bình thịnh trị rồi 
dứt. Người cầm chầu xổ một hồi trống chầu 
báo hiệu xong Lễ Tôn vương. 
Sau phần nghi thức cầu cúng là 
phần hội. Đây là những sinh hoạt văn hóa 
cộng đồng như trò diễn dân gian và hát 
tuồng thứ lễ. Hát tuồng phục vụ lễ hội cầu 
ngư gọi là hát án, là những vở tuồng có 
chọn lọc, nội dung chính nghĩa thắng gian 
tà, phù hợp với tâm tư nguyện vọng ngư 
dân gặp nhiều may mắn. 
Theo các ngư dân, phần hội trong lễ 
hội Cầu Ngư có thể được xem như những 
yếu tố làm cân bằng nhiều nỗi lo âu, khắc 
khoải trong cuộc sống đời thường; thôi thúc 
hào hứng vui tươi và lôi kéo khách hành 
hương gần xa. Lễ hội còn là dịp thăm viếng 
lẫn nhau giữa chủ ghe và bạn chài, giữa chủ 
vạn với ngư dân để tình làng nghĩa xóm 
được thắt chặt. Đây còn là dịp để ngư dân 
vui chơi, giải trí sau những tháng ngày lao 
động nhọc nhằn, gắn kết cộng đồng và du 
khách. 
Ngày giỗ cá Ông được xem như là 
ngày tết của vạn chài, tâm thức luôn nhắc 
nhở và mách bảo ngư dân rằng, hướng về 
thần sẽ có sự phù trợ, giúp đỡ và chắc chắn 
những chuyến ra khơi cá mực đầy khoan. 
Vì vậy, năm nào tổ chức được lễ cầu ngư, 
ngư dân trút bỏ được những sợ sệt, lo âu 
trong đánh bắt cá. Họ hồ hởi, phấn khởi tin 
rằng những chuyến ra khơi an bình và 
nhiều cá. Cá Ông thật sự trở thành biểu 
tượng tốt lành trong cuộc sống và tâm linh 
của cư dân làng ven biển Phú Yên. 
Từ nghiên cứu và tìm hiểu lễ hội 
cầu ngư ở các làng ven biển Phú Yên có thể 
rút ra những đặc trưng cơ bản như sau: 
- Ngư dân Phú Yên có phong tục 
thờ cúng cá Ông tại gia đình, cá Ông không 
chỉ thờ cúng tại lăng Ông, mà còn được các 
gia đình ngư dân ở tất cả các làng ven biển 
Phú Yên rước về nhà lập bàn thờ và thờ cúng. 
- Những ngày tổ chức lễ hội cầu 
ngư, tất cả ngư dân trong lạch đều tạm nghỉ 
việc đánh bắt, đi xa để phục vụ lễ cúng và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 25 
ngày giỗ cá Ông được xem như là ngày Tết 
của vạn chài. 
- Vạn trưởng vạn chài là người đại 
diện cho lạch đứng ra chịu trách nhiệm tất 
cả các việc từ khâu họp ngư dân thống nhất 
thời gian, quy mô tổ chức lễ cầu ngư, lễ vật 
cúng, mời đoàn hát bội, luyện tập đội chèo 
- Những quy định bắt buộc đối với 
người tham gia Ban tế lễ, đó là những 
người tiêu biểu của làng, làm ăn phát đạt, 
giỏi nghề thạo việc. Họ đều không mắc 
tang chế, phu phụ song toàn, không bị 
khuyết tật 
- Không còn những quy định ngặt 
nghèo như xưa đối với những người tham 
gia lễ hội, nếu trong lễ hội cầu ngư có 
người nào làm điều thất kính, thì chỉ bị dân 
làng quở trách, không phải nộp phạt bằng 
rượu hoặc bằng heo. 
- Lễ nghinh Ông hiện nay thường 
có xu hướng là nghinh tại bờ, sau phần lễ là 
phần hội một số trò chơi mới được tổ chức 
như thi đấu bóng chuyền, bóng đá được các 
vạn chài lồng ghép vào lễ cầu ngư, tạo 
thành một ngày hội văn hóa thể thao sôi nổi. 
3. Những điểm tương đồng và khác biệt 
của lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển 
Phú Yên với các tỉnh Nam Trung Bộ 
*Điểm tương đồng 
Cũng như ngư dân ở các tỉnh miền 
Trung và Tây Nam Bộ, ngư dân các làng 
ven biển Phú Yên có niềm tin mãnh liệt vào 
sự linh thiêng của cá Ông và được các ngư 
dân xem như phúc thần trong đời sống tâm 
linh. 
Trong lễ hội cầu ngư có nhiều lễ 
thức khác nhau, tùy thời điểm và nội dung 
mà có lễ thức phù hợp. Tuy nhiên, những lễ 
thức cơ bản được thực hiện trong lễ hội cầu 
ngư ở Phú Yên và hầu hết ở các vùng biển 
trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 
thường tổ chức phổ biến đều có điểm chung 
là: 
Tổ chức lễ mai táng cá Ông, lễ 
Thượng ngọc cốt Ông, lễ cầu ngư đầu năm 
hay gọi là lễ tế Xuân10, lễ Hạ nghệ xuống 
vụ cá Nam11và đặc biệt là không thể thiếu 
hát tuồng, hò bả trạo. Đồng thời phần hội 
diễn ra với nội dung vui chơi, giải trí hấp 
dẫn, mang tính dân gian và tính cộng đồng 
cao. 
Tính xã hội hóa cao được thể hiện 
trong lễ hội cầu ngư, vì họ cho đây là việc 
chung của làng, họ tự giác tham gia thực 
hiện; đóng góp công sức lẫn tiền của cùng 
làng tổ chức lễ hội. Họ họp và phân công 
nhau để thực hiện từ công tác chuẩn bị, khi 
diễn ra lễ hội và giải quyết tồn tại sau lễ 
hội. Mỗi làng đều có ông Lạch trưởng do 
ngư dân trong làng bầu ra để thay mặt dân 
làng lãnh đạo, tổ chức và điều hành toàn bộ 
các hoạt động lễ hội. 
Tín ngưỡng tục thờ cúng cá Ông ở 
khu vực này đều có chung truyền thuyết về 
quảng đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh. Tại 
làng Khoan Hậu, xã Xuân Thọ, thị xã Sông 
Cầu, tỉnh Phú Yên, ngư dân kể rằng: Khi 
Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại 
chạy ra đảo Côn Lôn, trên đường đi bị sóng 
to đánh sắp lật thuyền, Nguyễn Ánh van vái 
cầu xin. Ngay lúc đó, một con cá Ông đến 
cặp mình vào mạn thuyền đưa vào bờ, nhờ 
vậy ông thoát chết. 
Các tỉnh Nam Trung Bộ có điểm 
chung giống nhau từ tập tục thờ cúng cá 
Ông, đó chính là kết quả giao lưu văn hóa 
Chăm – Việt diễn ra mạnh mẽ trên không 
gian Trung Bộ, nơi có quá trình cộng cư lâu 
dài của hai dân tộc Việt – Chăm. 
10
Lễ tế Xuân được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, 
nhằm mục đích thể hiện lòng thành kính biết ơn 
cá Ông và thần biển. 
11
 Lễ cầu ngư đầu mùa diễn ra trong tháng 4 âm 
lịch, để tạ ơn Ông về mùa cá năm đã qua, đồng 
thời cầu cho mùa cá năm mới thuận buồm xuôi 
gió, tôm cá đầy thuyền, ngư dân no ấm. 
26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
*Điểm khác biệt 
Quan niệm về tục thờ cúng cá Ông 
ở các địa phương có phần khác nhau, trong 
tâm thức cư dân làng ven biển Phú Yên cho 
rằng cá Ông là loài cá thiêng ở biển, cứu 
ngư dân đi biển khi thuyền gặp nạn, còn đối 
với ngư dân ở Ninh Thuận, Bình Thuận cá 
Ông đã được thần thánh hóa trở thành 
những vị thần. “Người Chăm ở Ninh Thuận 
và Bình Thuận thường cho rằng, cá Ông 
hóa thân của vị thần có tên là Cha-Aih-Va. 
Sau thời gian tu luyện trên núi, thần nóng 
lòng muốn về ngay quê hương nên đã làm 
trái lời thầy, tự biến thành cá Ông theo 
sông lớn xuôi ra biển, sau đổi danh xưng là 
Pô Riak tức là thần sóng biển.” [14, tr. 216]. 
Thời gian mở lễ hội cá Ông thì 
không có ngày thống nhất chung, mà mỗi 
nơi tùy thuộc vào ngày Ông lụy hoặc ngày 
nhận sắc vua phong. Một điểm khác biệt 
nữa là tiến trình lễ hội cầu ngư ở các địa 
phương sẽ khác nhau, việc tổ chức nghinh 
Ông ở các vạn chài có thể nghinh Ông tại 
bờ hoặc dùng thuyền để ra khơi nghinh Ông. 
Trong lễ hội cầu ngư ở các làng ven 
biển Phú Yên, đặc biệt là tại vạn chài Long 
Thủy, ngư dân ở đây không tổ chức lễ cầu 
hồn cũng như thờ cúng âm hồn, đó chính là 
khác biệt với một số địa phương ở Nam 
Trung Bộ. Cụ thể như ở lễ nghinh Ông của 
ngư dân Quảng Nam-Đà Nẵng họ đã tổ 
chức lễ cầu hồn và lễ tế cô hồn: “Người ta 
thả muối gạo, vàng mã, áo giấy và hình 
nộm người xuống biển. Hành động này của 
ngư dân được xem là thế mạng, cầu mong 
cho các vong linh hồn chết dưới biển mất 
xác đừng bắt người sống”. [14, tr.230]. 
Ngoài ra ngư dân làng Long Thủy ở Phú 
Yên cũng không có nghi thức liên quan đến 
tín ngưỡng phồn thực như ngư dân ở Khánh 
Hòa: “Ở Khánh Hòa ngư dân có tục thờ 
cúng Lỗ Lường hay Bà Lường theo từ ngữ 
của ngư dân. Ông chèo dọc, người điều 
khiển sở lưới đăng đích thân đến hang Lỗ 
Lường van vái cầu xin.” [14, tr.232]. 
Như vậy, do phong tục tập quán, 
tôn giáo, tín ngưỡng của ngư dân, lịch sử ở 
mỗi vùng và địa phương khác nhau đã tạo 
ra những sắc thái riêng, hòa lẫn với những 
nét chung góp phần thêm sự đa dạng, 
phong phú trong tiến trình tổ chức lễ hội 
cầu ngư ở tỉnh Phú Yên. 
4. Kết luận 
Từ bao đời nay, lễ hội cầu ngư là 
một sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng 
đồng cư dân làng ven biển Phú Yên. Đối 
với đời sống cộng đồng cư dân biển, lễ hội 
cầu ngư là lễ quan trọng lớn nhất trong 
năm, là lễ hội cầu mùa, lễ tế ngư thần và 
cầu xin thần ban cho được một năm “trời 
yên biển lặng, tôm cá đầy khoang”. 
Lễ hội cầu ngư là dịp để người dân 
gửi gắm những khát vọng về nghề đánh cá, 
ra khơi vào lộng, được gió lặng, sóng yên, 
khát vọng về mùa màng, về cuộc sống 
thanh bình của ngư dân. Là nơi tái hiện 
không gian văn hóa truyền thống của một 
làng cổ ven biển, tái hiện các phong tục tập 
quán cũng như các nghi lễ truyền thống của 
người dân, cùng các trò chơi dân gian, văn 
hóa dân gian và tri thức dân gian khác... 
Đây cũng là dịp để mỗi người nêu 
cao tinh thần làng xã, sự cố kết cộng đồng. 
Ngày hội làng không chỉ có các hoạt động 
vui chơi giải trí của cộng đồng mà còn là 
dịp để người dân thể hiện nét tài hoa giữa 
các thôn làng với nhau trong các trò diễn 
dân gian, nhằm tăng cường rèn luyện thể 
chất, trí thông minh, lòng dũng cảm, cũng 
như biểu dương sức mạnh của cộng đồng 
làng xã trước môi trường sống của họ. 
Lễ hội còn thể hiện ý thức "uống 
nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của 
các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng 
nghề và thông qua lễ hội thắt chặt thêm tình 
đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân làng chài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 27 
ven biển. 
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, 
lễ hội cầu ngư ở các làng ven biển Phú Yên 
vẫn không tránh khỏi nguy cơ bị biến đổi 
và mai một. Do đó, ở các địa phương cần 
có biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ 
hội, cụ thể như: 
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, 
giáo dục để nâng cao nhận thức của các 
tầng lớp nhân dân, nhất là ngư dân và thế 
hệ trẻ về ý nghĩa, giá trị của lễ hội. Từ đó 
khơi dậy ý thức tự hào, phát huy hơn nữa 
tinh thần trách nhiệm bảo vệ, duy trì giá trị 
di sản văn hóa phi vật thể lễ hội cầu ngư 
trong đời sống và quá trình phát triển kinh 
tế, xã hội. 
- Cần có cơ chế, chính sách để hỗ 
trợ, trùng tu tôn tạo, xây dựng các thiết chế 
thờ tự, không gian văn hóa lăng, đình, đền, 
miếu; nơi thờ tự cá Ông tại các địa phương. 
Đồng thời tăng cường công tác quảng bá, 
phát huy giá trị lễ hội cầu ngư để phát triển 
du lịch 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lê Thế Vịnh (2001), Phong tục thờ cúng cá Ông thôn Long Thủy, Luận văn thạc sĩ 
văn hóa dân gian. Trường Đại học xã hội nhân văn Hà Nội. 
[2] Ngô Đức Thịnh (2000), Văn hóa dân gian làng ven biển, Nxb. Văn hóa dân tộc Hà Nội. 
[3] Ngô Đức Thịnh (2002), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb. Trẻ. 
[4] Ngô Đức Thịnh (2006), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. Khoa 
học xã hội Hà Nội. 
[5] Nguyễn Duy Thiệu (2002), Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội 
Hà Nội. 
[6] Nguyễn Duy Thiệu (2011), “Tín ngưỡng cá Ông từ tập tục đến biểu trưng”, Tạp chí 
Di sản văn hóa phi vật thể, số 1 (34) Hà Nội. 
[7] Nguyễn Duy Thiệu (2015), “Nhận diện văn hóa biển-đảo Việt Nam”, Tạp chí khoa 
học xã hội Việt Nam, (số 11) 96. 
[8] Nguyễn Thanh Lợi (2003), “Giao lưu văn hóa Việt-Chăm nhìn từ tục thờ cá Ông”, 
Tạp chí Văn hóa dân gian (số 2), tr. 24-27. 
[9] Nguyễn Thanh Lợi (2007), “Tục thờ cá Ông ở ven biển Nam Trung Bộ”, Tạp chí Văn 
hóa dân gian (số 4), tr.52. 
[10] Nguyễn Thanh Lợi (2007), “Về tục thờ Cá Ông tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu 
Đông Nam Á (số 4), tr.61 – 71. 
[11] Nguyễn Thanh Lợi (2008), “Tục thờ Cá Ông ở ven biển Tây Nam Bộ”, Tạp chí 
Nghiên cứu Tôn giáo (số 9), tr.32 – 43. 
[12] Nguyễn Thanh Lợi (2014), Một góc nhìn về văn hóa biển, Nxb. Tổng hợp thành phố 
Hồ Chí Minh. 
[13] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2003), Địa chí Phú Yên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[14] Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên (2015), Lễ hội miền biển và sông nước ở Phú Yên, 
Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. 
[15] Viện văn hóa Thông tin – Sở Văn hóa Thông tin Phú Yên (2006), Văn hóa cư dân 
Việt ven biển Phú Yên. 
(Ngày nhận bài: 15/09/2019; ngày phản biện: 29/09/2019; ngày nhận đăng: 04/10/2019) 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_net_dac_sac_cua_le_hoi_cau_ngu_o_cac_lang_ven_bien_ti.pdf