Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán

Nguyên tắc thận trọng là một nguyên tắc phổ biến và xuất hiện từ khá lâu trong kế toán, ảnh

hưởng đến cả lý thuyết và thực hành kế toán. Ngày nay nguyên tắc này là một trong những nguyên

tắc cơ bản của kế toán được quy định trong chuẩn mục kế toán chung – VSA số 1. Nguyên tắc thận

trọng giúp doanh nghiêp việc xem xét, cân nhắc, phân tích, phán đoán cần thiết để lập các ước

tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn để giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng sử dụng

thông tin kế toán trong việc ra quyết định kinh tế. tuy nhiên, nguyên tắc này yêu cầu không được

đánh giá cao hơn các giá trị của các loại tài sản và các khoản thu nhập, không được đánh giá thấp

hơn nợ phải trả và chi phí. Đồng thời doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí. Nguyên tắc này còn phép cho lập dự phòng nhưng không được lập

quá lớn.

Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán trang 1

Trang 1

Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán trang 2

Trang 2

Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán trang 3

Trang 3

Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán trang 4

Trang 4

Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 12860
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán

Nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng của kế toán
NGHIÊN CỨU VỀ NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG CỦA KẾ TOÁN 
 Mai Thiện Hoài Nam, ưu Gia Linh, Nguyễn Thị Kim Khánh, Trần Thị Mỹ Nhung 
 Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm 
TÓM TẮT 
Nguyên tắc thận trọng là một nguyên tắc phổ biến và xuất hiện từ khá lâu trong kế toán, ảnh 
hưởng đến cả lý thuyết và thực hành kế toán. Ngày nay nguyên tắc này là một trong những nguyên 
tắc cơ bản của kế toán được quy định trong chuẩn mục kế toán chung – VSA số 1. Nguyên tắc thận 
trọng giúp doanh nghiêp việc xem xét, cân nhắc, phân tích, phán đoán cần thiết để lập các ước 
tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn để giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng sử dụng 
thông tin kế toán trong việc ra quyết định kinh tế. tuy nhiên, nguyên tắc này yêu cầu không được 
đánh giá cao hơn các giá trị của các loại tài sản và các khoản thu nhập, không được đánh giá thấp 
hơn nợ phải trả và chi phí. Đồng thời doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng 
về khả năng phát sinh chi phí. Nguyên tắc này còn phép cho lập dự phòng nhưng không được lập 
quá lớn. 
Từ khóa: Nguyên tắc, kế toán, ảnh hưởng, phán đoán, chắc chắn. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nguyên tắc thận trọng là một trong những nguyên tắc cơ bản và lâu đời nhất trong hoạt động kế 
toán tài chính. Tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán một lần nữa 
được khẳng định thông qua việc Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) đã yêu cầu đưa lại 
khái niệm thận trọng vào khuôn mẫu khái niệm (Conceptual Framework) vừa được ban hành vào 
tháng 3/2018 sau một thời gian loại bỏ khỏi khuôn mẫu khái niệm từ năm 2010. 
Ngày nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển, doanh nghiệp ngày càng đa dạng hóa các loại hình 
đầu tư kinh doanh sản xuất dịch vụ kèm theo đó là những khoản mục tài mục tài chính để thực hiện 
cho việc đầu tư. Để thống kê và tổng hợp phân tích các vấn đề đó doanh nghiệp cần phải có một 
kế toán giỏi, sử dụng các chuẩn mực chung – VSA số 1 được xác định là cơ sở pháp lý trong việc tổ 
chức và thực hiện kế toán để ghi nhận phân tích nó. Đặc biệt là “nguyên tắc thận trọng” nó giúp cho 
doanh nghiệp dự đoán trước các khoản mục không chắc chắn các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra 
giúp doanh nghiệp tránh được, hoặc giảm thiểu được tổn thất. 
2 NỘI DUNG 
2.1 Khái niệm nguyên tắc thận trọng 
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết 
định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), thận trọng là 
 1123 
một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản với nội dung: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, 
phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn”. 
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải: 
 – Nguyên tắc thận trọng yêu cầu không được đánh giá cao hơn giá trị của các loại tài sản và 
 các khoản thu nhập. 
 – Lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn. 
 – Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, không đánh giá thấp 
 hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí. 
 – Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được 
 lợi ích kinh tế. 
 – Còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. 
Theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) định nghĩa nguyên tắc thận trọng kế toán: 
 – Không dự báo lợi ích nhưng trích lập dự phòng cho tất cả các khoản lỗ có thể có (Bliss. 1924). 
 – Nguyên tắc thận trọng trong kế toán là một phản ứng cẩn thận (thận trọng) đối với những 
 điều không chắc chắn để cố gắng đảm bảo rằng, những bất ổn và những rủi ro tiềm tàng 
 trong các tình huống kinh doanh được xem xét một cách đầy đủ. (FASB (1980)). 
 – Là báo cáo giá trị thấp nhất trong số các giá trị có thể có của tài sản và giá trị cao nhất đối với 
 các khoản nợ (Watts và Zimmerman (1986)). 
2.2 Ý nghĩa nguyên tắc thận trọng 
Nguyên tắc thận trọng xuất phát từ yêu cầu về tính tin cậy của thông tin kế toán. 
Một hệ thống thông tin kế toán có độ thận trọng cao sẽ đáng tin cậy hơn so với một hệ thống kế 
toán không thận trọng. 
Giảm được các nguy cơ tổn thất của doanh nghiệp từ nguyên tắc thận trọng của kế toán. 
Giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong việc ra quyết định kinh tế. 
2.3 Phân loại 
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng 
chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng 
có thể xảy ra. 
Nguyên tắc thận trọng kế toán có hai loại là: Thận trọng có điều kiện và thận trọng không có điều 
kiện. 
Khác biệt chính giữa hai dạng nguyên tắc thận trọng là việc thực hiện nguyên tắc thận trọng có 
điều kiện phụ thuộc vào các sự kiện tin tức kinh tế trong khi đó nguyên tắc thận trọng vô điều kiện 
không phụ thuộc vào yếu tố này. 
1124 
2.4 Nguyên tắc thận trọng có điều kiện 
Nguyên tắc thận trọng có điều kiện xảy ra khi các thông tin kinh tế tiêu cực có ảnh hưởng tới lợi 
nhuận được ghi nhận nhanh hơn các thông tin kinh tế tích cực 
Nói cách khác, nguyên tắc thận trọng có điều kiện, có đặc điểm là thời điểm và điều kiện không 
giống nhau khi ghi nhận các thông tin kinh tế tiêu cực và tích cực vào báo cáo tài chính của doanh 
nghiệp. 
Theo đó, các quy định về kế toán (do các cơ quan có thẩm quyền ban hành) cho phép doanh 
nghiệp ghi nhận giảm giá trị tài sản hoặc ghi nhận chi phí khi có bằng chứng, cho thấy có khả 
năng xảy ra, trong khi chỉ được phép ghi nhận doanh thu hay tăng tài sản ghi có bằng chứng 
chắc chắn. 
2.5 Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện 
Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhận một cách nhất 
quán giá trị tài sản thấp hơn giá trị kế toán ròng. 
Khác với nguyên tắc thận trọng có điều kiện, nguyên tắc thận trọng vô điều kiện không phụ thuộc 
vào các thông tin sự kiện. Khi đó doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế để ghi nhận vào chi phí 
các trường hợp cụ thể. 
Tại Việt Nam, trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 cũng thể hiện điều này. 
Nguyên tắc thận trọng có điều kiện bao gồm: Kế toán được phép trích lập các khoản dự phòng tổn 
thất tài sản (giảm giá hàng tồn kho, đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi) theo các quy định; Đánh 
giá lại nguyên giá tài sản cố định 
Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện bao gồm: Phương pháp khấu hao nhanh; Chi phí nghiên cứu và 
phát triển; Các khoản trích trước (trích trước chi phí sửa chữa, chi phí bảo hành). 
2.6 Nguyên tắc thận trọng kế toán trong doanh nghiệp 
Nội dung chính của nguyên tắc thận trọng là kế toán được phép ghi nhận tăng chi phí hoặc ghi 
giảm tài sản khi có dấu hiệu xảy ra, còn ghi nhận doanh thu hoặc tăng nguồn vốn, tài sản khi có 
bằng chứng chắc chắn. 
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ trích lập 
và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ 
phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp” quy định: 
“Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá chứng khoán, giá trị các khoản đầu tư tài 
chính, nợ phải thu khó đòi và cam kết bảo hành sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp chủ động xác 
định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định cụ thể. 
 1125 
Nguyên tắc thận trọng được thể hiện trong kế toán hàng tồn kho: 
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường để tồn tại, phát triển 
và đứng trước những rủi ro trong kinh doanh. Do vậy, để tăng năng lực của các doanh nghiệp trong 
việc ứng phó với rủi ro, nguyên tắc thận trọng cần được áp dụng. 
Theo nguyên tắc này thì giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, 
giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng 
tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể được thực hiện là phù hợp với nguyên tắc tài sản không 
được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng. 
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì 
phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số 
chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. 
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với 
dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch 
vụ có mức giá riêng biệt. 
Nguyên tắc này đòi hỏi trên bảng cân đối kế toán, giá trị hàng tồn kho phải được phản ánh theo 
giá trị ròng: 
 Giá trị tài sản ròng = Giá trị tài sản – Khoản dự phòng 
Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm 
không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được 
bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật 
liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện 
được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị 
thuần có thể thực hiện được của chúng. 
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được 
của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối năm kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm 
giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế 
toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị hàng tồn 
kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực 
hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể 
thực hiện được). 
Thể hiện trong ghi nhận vốn kinh doanh 
Căn cứ vào số vốn điều lệ đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh chúng ta xác định được số 
vốn mà các thành viên góp phải đủ trong một thời hạn nhất định. 
Đối với Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là không quá 36 tháng kể 
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặ giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, 
thay đổi thành viên. 
1126 
Số vốn của Công ty Cổ phần phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp 
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
Theo nguyên tắc thận trọng này và theo hướng dẫn tại chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thì 
vốn góp kinh doanh phải được ghi nhận theo số vốn góp thực tế bằng tiền, tài sản, kế toán không 
được ghi nhận số vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh với số vốn chưa góp. 
2.7 Ý kiến đề xuất cho nguyên tắc thận trọng kế toán 
nguyên tắc thận trọng đã trở thành lý thuyết kế toán của nhiều nước và thực hành trong một nguyên 
tắc rất quan trọng, nhưng cách tiếp cận quan điểm sử dụng có nhiều ngẫu nhiên đối với nguyên 
tắc này, chúng ta phải đối mặt với những hạn chế vốn có của nguyên tắc thận trọng. 
Để giải quyết vấn đề này cần: 
 1. Tăng cường đào tạo cán bộ và tiêu chuẩn hóa các phương pháp kế toán thực hiện quy tắc 
 cẩn trọng để tránh tùy tiện và chủ quan "quá thận trọng", nhưng cũng không thể bỏ qua sự 
 thận trọng nguyên tắc trong việc giảm xung đột cơ quan, tránh nguy cơ kiện tụng và thanh 
 toán thuế thu nhập hoãn lại đến vai trò tích cực và cần tiếp tục tăng cường phạm vi và cường 
 độ sử dụng các nguyên tắc thận trọng. 
 2. Việc thực hiện nguyên tắc thận trọng nên dần dần. 
 3. Tăng cường cải thiện giáo dục để nâng cao trình độ kế toán chuyên nghiệp. 
3 KẾT LUẬN 
Như vậy, nguyên tắc thận trọng của kế toán có vai trò rất quan trọng trong các công ty và được 
doanh nghiệp và các nhà đầu tư quan tâm giảm thiểu rủi ro cho các đối tượng sử dụng thông tin kế 
toán trong việc ra quyết định kinh tế. Bản chất của Nguyên tắc thận trọng là chỉ dẫn cho người làm 
kế toán và nhà quản lý thận trọng trong việc ghi nhận các thông tin trong những điều kiện không 
chắc chắn, khi đó kế toán sẽ sử dụng các ước tính kế toán một cách thận trọng và đáng tin cậy để 
ghi sổ kế toán. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]  
[2] https://www.dantaichinh.com/nguyen-tac-ke-toan/ 
[3] 
 goc-nhin/ 
[4] https://vietnambiz.vn/nguyen-tac-than-trong-conservatism-principle-la-gi-
 20190906094445568.htm 
 1127 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ve_nguyen_tac_than_trong_cua_ke_toan.pdf