Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế trong doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan

trọng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, có chức năng cung cấp thông

tin cho việc xác định các nghĩa vụ thuế phải nộp và cung cấp thông tin về

thuế phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Đặc thù của môn học Kế toán thuế trong doanh nghiệp là thực hiện

việc thu thập, xử lí và cung cấp thông tin về thuế cho việc lập Báo cáo tài

chính doanh nghiệp dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Kế

toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành và các

chính sách kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng việc xác định các

nghĩa vụ thuế phải nộp, kê khai thuế, miễn, giảm thuế, hoàn thuế và quyết

toán các loại thuế dựa trên những quy định của các luật thuế hiện hành,

tất cả đã tạo nên tính phức tạp của môn học.

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy, học tập của

Trường Đại học Thương mại, phù hợp với nội dung chương trình và số

tín chỉ của học phần, Bộ môn Kế toán Tài chính đã tổ chức biên soạn

cuốn “Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp”. Giáo trình này là

sự tiếp nối của các học phần kế toán tài chính, được viết theo chương

trình môn học ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp đã

được Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê duyệt. Trong quá

trình biên soạn giáo trình, tập thể tác giả đã nghiên cứu Luật Kế toán,

hệ thống các chuẩn mực kế toán, cập nhật các thông tư hướng dẫn kế

toán và chế độ kế toán doanh nghiệp; nghiên cứu các quy định của

Luật Thuế theo từng sắc thuế, các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật

Thuế có hiệu lực cùng các văn bản pháp lý khác trong quản lý kinh tế -

tài chính - kế toán, nhằm đảm bảo nội dung của giáo trình đáp ứng được

yêu cầu cả về lí luận và thực tiễn, đảm bảo tính bền vững và lâu dài của

giáo trình.

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 148 trang minhkhanh 7220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp

Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp
2 
 LỜI MỞ ĐẦU 
 Kế toán thuế trong doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan 
trọng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, có chức năng cung cấp thông 
tin cho việc xác định các nghĩa vụ thuế phải nộp và cung cấp thông tin về 
thuế phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp. 
 Đặc thù của môn học Kế toán thuế trong doanh nghiệp là thực hiện 
việc thu thập, xử lí và cung cấp thông tin về thuế cho việc lập Báo cáo tài 
chính doanh nghiệp dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Kế 
toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành và các 
chính sách kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng việc xác định các 
nghĩa vụ thuế phải nộp, kê khai thuế, miễn, giảm thuế, hoàn thuế và quyết 
toán các loại thuế dựa trên những quy định của các luật thuế hiện hành, 
tất cả đã tạo nên tính phức tạp của môn học. 
 Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy, học tập của 
Trường Đại học Thương mại, phù hợp với nội dung chương trình và số 
tín chỉ của học phần, Bộ môn Kế toán Tài chính đã tổ chức biên soạn 
cuốn “Giáo trình Kế toán thuế trong doanh nghiệp”. Giáo trình này là 
sự tiếp nối của các học phần kế toán tài chính, được viết theo chương 
trình môn học ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp đã 
được Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê duyệt. Trong quá 
trình biên soạn giáo trình, tập thể tác giả đã nghiên cứu Luật Kế toán, 
hệ thống các chuẩn mực kế toán, cập nhật các thông tư hướng dẫn kế 
toán và chế độ kế toán doanh nghiệp; nghiên cứu các quy định của 
Luật Thuế theo từng sắc thuế, các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật 
Thuế có hiệu lực cùng các văn bản pháp lý khác trong quản lý kinh tế - 
tài chính - kế toán, nhằm đảm bảo nội dung của giáo trình đáp ứng được 
yêu cầu cả về lí luận và thực tiễn, đảm bảo tính bền vững và lâu dài của 
giáo trình. 
 Giáo trình là một công trình khoa học của tập thể giảng viên Bộ 
môn Kế toán Tài chính, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học 
Thương mại. Tham gia biên soạn cuốn sách gồm: 
 3 
 - PGS. TS. Đoàn Vân Anh - Chủ biên, biên soạn Chương 3; 
 - PGS. TS. Lê Thị Thanh Hải - Biên soạn Chương 1; 
 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương - Biên soạn Chương 2; 
 - TS. Hà Thị Thúy Vân - Biên soạn Chương 4; 
 - TS. Trần Hải Long và ThS. Phạm Thanh Hương - Đồng biên soạn 
 Chương 5. 
 Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã nhận được nhiều ý 
kiến đóng góp xây dựng của PGS.TS. Đỗ Minh Thành - Phó Hiệu trưởng, 
PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính và 
TS. Nguyễn Tuấn Duy - Trưởng Bộ môn Kế toán Tài chính, tập thể 
giáo viên trong Bộ môn Kế toán Tài chính cùng Hội đồng khoa học 
Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Thương mại. 
 Tập thể tác giả cũng hy vọng giáo trình không chỉ sử dụng cho 
đào tạo ngành kế toán của Trường Đại học Thương mại, mà còn là tài 
liệu tham khảo chuyên môn hữu ích cho các giảng viên, sinh viên của các 
trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có đào tạo kế toán. 
Đây là tài liệu thiết thực cho các nhà quản lý, các cán bộ kế toán ở các 
doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi áp dụng cơ chế tự kê 
khai, quyết toán thuế đã nâng cao trách nhiệm của những người làm 
kế toán. 
 Chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã có những ý kiến 
đóng góp quý báu giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này! 
 Cuốn sách được xuất bản lần đầu nên chắc chắn không thể tránh 
khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành 
của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
 TẬP THỂ TÁC GIẢ 
 4 
 MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU 3 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP 9 
1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA THUẾ 9 
 1.1.1. Khái niệm về thuế 9 
 1.1.2. Bản chất của thuế 11 
 1.1.3. Vai trò của thuế 13 
 1.1.4. Phân loại thuế 15 
1.2. YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN THUẾ 
 TRONG DOANH NGHIỆP 18 
 1.2.1. Yêu cầu quản lý thuế 18 
 1.2.2. Nhiệm vụ kế toán thuế 20 
1.3. KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP 22 
 1.3.1. Đặc điểm kế toán thuế 22 
 1.3.2. Nội dung kế toán thuế 24 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 29 
Chương 2: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 31 
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH CHUNG 
 VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 31 
 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng 31 
 2.1.2. Quy định chung về thuế giá trị gia tăng 33 
2.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 51 
 2.2.1. Nguyên tắc ghi nhận thuế giá trị gia tăng 51 
 2.2.2. Phương pháp kế toán thuế giá trị gia tăng 56 
 2.3. KHAI THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 82 
 2.3.1. Khai thuế và quyết toán thuế GTGT trong doanh nghiệp tính thuế 
 GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế 82 
 2.3.2. Khai thuế và quyết toán thuế GTGT trường hợp cơ sở kinh doanh 
 tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT 85 
 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 86 
 5 
Chương 3: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 95 
3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP 
 DOANH NGHIỆP 95 
 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế TNDN 95 
 3.1.2. Quy định chung về thuế TNDN 99 
3.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP 
 DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH 111 
 3.2.1. Nguyên tắc ghi nhận thuế TNDN hiện hành 111 
 3.2.2. Phương pháp kế toán thuế TNDN hiện hành 112 
3.3. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP 
 DOANH NGHIỆP HOÃN LẠI 118 
 3.3.1. Nguyên tắc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại 118 
 3.3.2. Phương pháp kế toán thuế TNDN hoãn lại 121 
 3.4. KHAI THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 136 
 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 141 
Chương 4: KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 150 
4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP 
 CÁ NHÂN 150 
 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân 150 
 4.1.2. Quy định chung về thuế thu nhập cá nhân 153 
4.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 176 
 4.2.1. Nguyên tắc ghi nhận thuế thu nhập cá nhân 176 
 4.2.2. Phương pháp kế toán thuế  ...  bù trừ lãi, lỗ: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số 
lỗ từ hoạt động SXKD của các năm trước chuyển sang và số lỗ từ hoạt 
động chuyển nhượng bất động sản để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế 
của kì tính thuế. Kế toán phải lập phụ lục “Chuyển lỗ từ hoạt động sản 
xuất kinh doanh” và phụ lục “Chuyển lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất và 
quyền thuê đất”. Căn cứ vào các phụ lục này để xác định số lỗ được 
chuyển trong năm và bù trừ lãi lỗ của các hoạt động vào thu nhập tính 
thuế TNDN trong năm hiện hành. 
 Thứ sáu, lập Phụ lục “Báo cáo trích, sử dụng quĩ phát triển khoa 
học công nghệ”. Căn cứ vào phụ lục này để xác định mức trích lập quỹ 
được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN trong kì tính thuế. 
Ngoài ra, việc sử dụng quĩ không đúng mục đích sẽ là căn cứ để cơ quan 
thuế truy thu và phạt thuế TNDN đối với phần trích lập quĩ sử dụng 
không đúng mục đích hoặc đã trích nhưng không sử dụng hết theo qui chế. 
 Thứ bảy, xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ 
trong kì tính thuế. Số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ vào số 
 139 
thuế TNDN phải nộp trong kì tính thuế của doanh nghiệp tối đa bằng số 
thuế thấp hơn giữa số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho phần thu 
nhập nhận được và số thuế thu nhập phải nộp theo luật thuế TNDN hiện 
hành. Thông tin này được xác định căn cứ vào phụ lục “Thuế TNDN đã 
nộp ở nước ngoài được khấu trừ cho kì tính thuế” và số thuế thu nhập đã 
nộp ở nước ngoài được trừ không xác định theo phương pháp cộng dồn, 
tức là số thuế đã nộp ở nước ngoài của một khoản thu nhập từ nước ngoài 
chưa được trừ hết không được dùng để trừ cho số thuế phải nộp thêm đối 
với một khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài khác. 
 Ngoài ra, kế toán còn lập một số các phụ lục khác như phụ lục 
“Thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản”, căn cứ 
vào phụ lục này để xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển 
nhượng bất động sản; Phụ lục “Tính nộp thuế của doanh nghiệp có các 
cơ sở hạch toán phụ thuộc”, phụ lục này cung cấp thông tin của từng cơ 
sở hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp về tỉ lệ phân bổ thuế, số thuế 
đã tạm nộp phân bổ từng quí, tổng số thuế đã tạm phân bổ cho cả năm, 
phân bổ tổng số thuế phải nộp cả năm theo quyết toán và số thuế chênh 
lệch sau quyết toán của từng cơ sở hạch toán phụ thuộc để xác định số 
thuế TNDN phải nộp thêm hay đã nộp quá trong năm; Một số phụ lục 
khác liên quan như phụ lục về thông tin về giao dịch liên kết... 
 Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế TNDN hàng năm với cơ 
quan thuế. Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản doanh 
thu, chi phí được trừ, thu nhập chịu thuế, số thuế thu nhập phải nộp, số 
thuế thu nhập được miễn, giảm, số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm, 
số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được 
từ nước ngoài, số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa. 
 Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan 
thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc 
năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp 
theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số 
thuế còn thiếu trong thời hạn quy định kể từ ngày nộp tờ khai quyết 
 140 
toán thuế. Nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo 
tờ khai quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số thuế nộp thừa 
vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. 
 Kế toán doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về số liệu đã kê 
khai thuế trên tờ khai. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc kê khai 
thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, nếu phát hiện giá 
mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác 
do cơ sở kinh doanh xác định không hợp lý, cơ quan thuế có quyền xác 
định lại các yếu tố trên để đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế TNDN. 
 Kết luận: 
 Chương này đã đề cập những vấn đề cụ thể sau: 
 - Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm thuế TNDN; 
 - Khái quát quy định chung về thuế TNDN hiện hành trên các góc 
độ: đối tượng chịu thuế, nộp thuế TNDN; xác định thuế TNDN hiện 
hành; khai quyết toán thuế và nộp thuế TNDN; 
 - Khái quát quy định chung về thuế TNDN hoãn lại trên các góc 
độ: Cơ sở hình thành và phương pháp xác định thuế TNDN hoãn lại; 
 - Trình bày nguyên tắc ghi nhận thuế TNDN hiện hành và thuế 
TNDN hoãn lại; 
 - Trình bày phương pháp kế toán thuế TNDN hiện hành và thuế 
TNDN hoãn lại; 
 - Trình tự khai thuế và quyết toán thuế TNDN hiện hành. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG 
 Câu hỏi tự luận 
 1. Nêu căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế TNDN? 
 2. Nêu nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán thuế TNDN 
hiện hành? 
 141 
 3. Nêu nguyên tắc kế toán thuế TNDN hoãn lại? 
 4. Nêu phương pháp kế toán thuế TNDN hoãn lại? 
 5. Quy định khai và quyết toán thuế TNDN theo phần mềm hỗ trợ 
kê khai thuế hiện hành? 
 Câu hỏi trắc nghiệm 
 Câu hỏi 1: Trong năm DN lập dự phòng các khoản chi phí nhưng 
thực tế chưa phát sinh bao gồm: 
 - Mức dự phòng chi phí sửa chữa nhà xưởng: 30.000.000 đ 
 - Mức dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm: 10.000.000 đ 
 - Mức trích trước chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng (lãi trả sau) 
20.000.000 đ 
 Biết thuế suất thuế TNDN phải nộp 20%. Tài sản thuế thu nhập 
doanh nghiệp hoãn lại phát sinh là: 
 a. 8.000.000 đ 
 b. 12.000.000 đ 
 c. 6.000.000 đ 
 d. 4.000.000 đ 
 Câu hỏi 2: Lợi nhuận kế toán trước thuế trong năm 400.000.000 đ. 
Chi phí thuế TNDN phải nộp trong năm 90.000.000 đ. Tài sản thuế 
TNDN hoãn lại hoàn nhập trong năm 10.000.000 đ; nợ thuế TNDN hoãn 
lại phải trả hoàn nhập trong năm 30.000.000 đ; lợi nhuận sau thuế 
TNDN là: 
 a. 270.000.000 đ 
 b. 330.000.000 đ 
 c. 350.000.000 đ 
 d. Không có trường hợp nào đúng. 
 142 
 Câu hỏi 3: Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt 
Nam hiện hành, chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm 
250.000.000 đ; chênh lệch tạm thời được khấu trừ hoàn nhập trong năm 
200.000.000 đ; chênh lệch tạm thời chịu thuế được hoàn nhập trong năm 
160.000.000 đ; thuế suất thuế TNDN 20%, số liệu kết chuyển sang tài 
khoản xác định kết quả là: 
 a. 22.000.000 đ 
 b. 32.000.000 đ 
 c. 42.000.000 đ 
 d. Không có trường hợp nào đúng 
 Câu hỏi 4: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm 
nhỏ hơn chênh lệch tạm thời được khấu trừ hoàn nhập trong năm, kế toán 
ghi nhận thuế hoãn lại: 
 a. Nợ TK 821 (8212) 
 Có TK 243 
 b. Nợ TK 243 
 Có TK 821 (8212) 
 c. Nợ TK 347 
 Có TK 821 (8212) 
 d. Nợ TK 821(8212) 
 Có TK 347 
 Câu hỏi 5: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm 
lớn hơn chênh lệch tạm thời được khấu trừ hoàn nhập trong năm, kế toán 
ghi nhận thuế hoãn lại: 
 a. Nợ TK 243 
 Có TK 821 (8212) 
 143 
 b. Nợ TK 821 (8212) 
 Có TK 243 
 c. Nợ TK 347: 
 Có TK 821 (8212) 
 d. Nợ TK 821 (8212) 
 Có TK 347 
 Câu hỏi 6: Doanh nghiệp A trong kỳ tính thuế có số liệu sau: 
 - Tổng doanh thu: 10.000.000.000 đồng 
 - Tổng chi phí: 8.100.000.000 đồng. Trong đó bao gồm 
 + Chi nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng là 400.000.000 đồng 
 + Chi tài trợ cho cơ sở y tế theo đúng quy định của pháp luật là: 
100.000.000 đồng. 
 + Chi nộp tiền phạt do vi phạm hành chính là 100.000.000 đồng 
 - Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là: 
 a. 2.000.000.000đ 
 b. 2.300.000.000đ 
 c. 2.400.000.000đ 
 d. 2.500.000.000đ 
 Câu hỏi 7: Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm lớn 
hơn chênh lệch tạm thời chịu thuế hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận 
thuế hoãn lại: 
 a. Nợ TK 821 (8212) 
 Có TK 243 
 b. Nợ TK 243 
 Có TK 821 (8212) 
 144 
 c. Nợ TK 821 (8212) 
 Có TK 347 
 d. Nợ TK 347: 
 Có TK 821 (8212) 
 Câu hỏi 8: Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt 
Nam hiện hành, khoản chi phí sửa lớn tài sản cố định phát sinh trong 
năm được quyết toán từ nguồn chi phí đã dự phòng và được cơ quan 
Thuế chấp nhận là chi phí được trừ trong năm dẫn đến: 
 a. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm 
 b. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được hoàn nhập 
trong năm 
 c. Nợ thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh 
trong năm 
 d. Nợ thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm 
 Câu hỏi 9: Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN trong kì 
200.000.000 đ; biết tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế trong năm 
30.000.000 đ, chi phí khấu hao tài sản cố định nhỏ hơn mức quy định cho 
mục đích thuế 40.000.000 đ. Thuế suất thuế TNDN 20%, theo quy định 
của luật thuế TNDN hiện hành thì chi phí thuế TNDN hiện hành phải 
nộp trong năm là: 
 a. 26.000.000 đ 
 b. 32.000.000 đ 
 c. 42.000.000 đ 
 d. 54.000.000 đ 
 Câu hỏi 10: Trong năm chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh 
10.000.000 đ (được quyết toán với chi phí đã lập dự phòng từ năm 
trước); mức dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm trong năm 5.000.000 đ 
 145 
và thực tế chưa chi. Kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp 
hoãn lại: 
 a. Nợ TK 8212: 1.100.000 
 Có TK 243: 1.100.000 
 b. Nợ TK 243: 1.100.000 
 Có TK 8212: 1.100.000 
 c. Nợ TK 347: 3.300.000 
 Có TK 8212: 3.300.000 
 d. Nợ TK 8212: 3.300.000 
 Có TK 347: 3.300.000 
 Bài tập vận dụng 
 Tại Công ty TNHH Dịch vụ làm sạch và Thương mại Quốc tế ISC 
 - Trụ sở tại số nhà 1, ngõ 230, Định Công Thượng, phường Định 
Công, Quận Hoàng Mai, HN. 
 - Mã số thuế: 0104203237 
 - Chính sách kế toán áp dụng: 
 + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX 
 + Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp NTXT 
 + Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ 
 + Chế độ kế toán áp dụng: Theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC 
 Tại Công ty, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của quí IV/N như sau: 
(đơn vị 1.000đ) 
 1. Tổng doanh thu bán hàng: 4.500.000 
 2. Các khoản giảm trừ doanh thu: 
 - Giảm giá hàng bán 35.000 
 - Doanh thu hàng bán bị trả lại 65.000 
 146 
 3. Tổng giá vốn bán hàng: 2.945.000; Giá vốn hàng bán bị trả lại 
45.000 
 4. Tổng chi phí bán hàng: 280.500; Trị giá vật liệu dùng không hết 
nhập kho 500 
 5. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp: 360.200; Giá trị phế liệu thu 
hồi từ công cụ quản lý báo hỏng trị giá 200 
 6. Tổng doanh thu hoạt động tài chính: 352.000, thu nhập khác: 
143.500 
 7. Tổng chi phí hoạt động tài chính: 230.500, chi phí khác: 207.000 
 8. Kết chuyển doanh thu, thu nhập, chi phí, xác định KQKD trước 
thuế, tính chi phí thuế thu nhập DN 20% trên lợi nhuận kế toán; Xác định 
kết quả kinh doanh sau thuế quí IV/N và kết chuyển vào TK liên quan. 
 Yêu cầu: 
 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 
 2. Lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm N (mẫu 03/TNDN) để 
xác định số thuế TNDN hiện hành phải nộp năm N khi quyết toán và lập 
định khoản kế toán. 
 3. Xác định chênh lệch tạm thời, thuế TNDN hoãn lại trong năm N 
và lập định khoản kế toán. 
 Thông tin bổ sung về các giao dịch đã phát sinh và ghi nhận 
trong năm: 
 - Tổng thu nhập, chi phí của 3 quý đầu năm: TN 8.650.000; 
CP 6.260.000. 
 - Doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 
theo tỉ lệ 20% tính trên lợi nhuận kế toán của 3 quí đầu năm. 
 - Chi phí lãi vay vượt mức khống chế 35.000. 
 147 
 - Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định (nhằm mục đích khôi phục lại 
năng lực sử dụng) dùng trong bán hàng thực tế phát sinh 150.000, biết 
doanh nghiệp dùng nguồn đã dự phòng chi phí để bù đắp. 
 - Phân bổ chi phí trả trước trong năm 60.000, biết số chi phí này đã 
được chấp nhận là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN trong năm 
N-1. 
 - Tổng lãi do bán hàng trả góp trong năm 350.000, trong đó đã 
phân bổ vào doanh thu hoạt động tài chính trong năm 50.000. 
 - Tổng mức khấu hao DN đã trích 180.000, theo quy định của chế 
độ 200.000. 
 - Lập dự phòng phải trả về phí bảo hành sản phẩm hàng hóa 
240.000 nhưng thực tế chưa chi. 
 - Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế 8.000. 
 - Lãi trả góp từ các năm trước phân bổ vào doanh thu tài chính 
trong năm 60.000. 
 - Thu nhập từ nợ phải thu đã xóa sổ năm (N-1) là 30.000 nay đã 
được thu hồi. 
 - Lãi do mua bán chứng khoán kinh doanh trong năm 65.000. 
 - Cổ tức và lợi nhuận được chia trong năm 250.000. 
 Bài giải (Phụ lục 3.3) 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), 
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008. 
 18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), 
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, 
số 32/2013/QH13 ngày 16/6/2013. 
 148 
 19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014); 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 
ngày 26 tháng 11 năm 2014. 
 20. Bộ Tài chính, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 
năm 2014, Quy định và Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN theo Nghị 
định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ. 
 21. Bộ Tài chính, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 
năm 2015, Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP 
ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi. 
 22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), 
Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003. 
 23. Bộ Tài chính (2005), Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập 
doanh nghiệp”, Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 15 tháng 
02 năm 2005. 
 24. Bộ Tài chính (2006), Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán 
số 17, Thông tư số 20/2006/TT-BTC ban hành ngày 20/03/2006. 
 25. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 
22/12/2014. 
 26. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản 
Thống kê, Hà Nội. 
 27. Trường Đại học Thương mại (2010), Giáo trình Kế toán tài 
chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 
 28. PGS.TS. Đoàn Vân Anh (2015), Đề tài khoa học cấp Trường 
“Hoàn thiện khung lí thuyết kế toán thuế GTGT và thuế TNDN cho học 
phần kế toán Thuế”, Quyết định số 444/QĐ-ĐHTM, Quyết định nghiệm 
thu số 227/QĐ-ĐHTM ngày 21/04/2015. 
 29. Tổng cục Thuế, Phần mềm hỗ trợ khai thuế. 
 149 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_thue_trong_doanh_nghiep.pdf