Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận thốt nốt, thành phố Cần Thơ
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề sản xuất đa dạng đã đóng góp một phần
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói
riêng. Chính vì vậy các cá nhân sản xuất kinh doanh cũng có vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế nước ta và cụ thể cũng đã đóng góp vào sự phát triển của quận Thốt Nốt, Thành phố Cần
Thơ. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa
bàn quận Thốt Nốt vẫn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ 119 cá nhân sản
xuất kinh doanh được phân tích bằng mô hình hồi quy nhị phân logit nhằm nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nhân sản xuất kinh doanh tại quận
Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Bài viết đã chỉ ra được sáu yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt sắp xếp theo mức
độ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có: (1) Tài sản thế chấp; (2) Giới tính; (3) Thủ tục
vay vốn; (4) Thu nhập; (5) Học vấn; (6) Tuổi. Nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách đối với cá
nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn, đối với chính quyền địa phương, đối với ngân
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận thốt nốt, thành phố Cần Thơ
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(04) - 2020 15 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ DETERMINANTS OF ACCESS TO FORMAL CREDIT BY INDIVIDUAL PRODUCTION AND BUSINESSES IN THOT NOT DISTRICT, CAN THO CITY, VIETNAM Ngày nhận bài: 08/12/2020 Ngày chấp nhận đăng: 29/12/2020 Vương Quốc Duy TÓM TẮT Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề sản xuất đa dạng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Chính vì vậy các cá nhân sản xuất kinh doanh cũng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta và cụ thể cũng đã đóng góp vào sự phát triển của quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt vẫn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ 119 cá nhân sản xuất kinh doanh được phân tích bằng mô hình hồi quy nhị phân logit nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Bài viết đã chỉ ra được sáu yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có: (1) Tài sản thế chấp; (2) Giới tính; (3) Thủ tục vay vốn; (4) Thu nhập; (5) Học vấn; (6) Tuổi. Nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách đối với cá nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn, đối với chính quyền địa phương, đối với ngân hàng. Từ khóa: Cá nhân sản xuất kinh doanh, tín dụng chính thức, Thốt Nốt. ABSTRACT Currently, with the strong development of diversified industries that has contributed a significant part to the economic development of not only Vietnam but the Mekong Delta. Therefore, business households also play a very important role in our economy and in particular having contributed to the development of Thot Not district, Can Tho city. However, accessing to bank credit of business households in Thot Not district still faces many difficulties. Based on the data collected from 119 business households, analyzed by the logit binary regression model, analyzing the factors affecting the ability to access official credit of business people in Thot Not district, Can Tho city. The article has pointed out six factors that affect the ability of individuals to access official credit in Thot Not district, ranked from largest to lowest, including: ( 1) Collateral; (2) Gender; (3) Loan procedure; (4) Income; (5) Education; (6 )Age. The topic proposes policies for business households having demand for loan capital, for local governments, for banks. Keywords: Production and business individuals, Credit capital, Thot Not. 1. Giới thiệu Sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay, ngoài đối tượng khách hàng truyền thống là doanh nghiệp, các ngân hàng còn quan tâm đến việc tiệp cận vốn của cá nhân sản xuất kinh doanh.”Các cá nhân sản xuất kinh doanh bao giờ cũng cần vốn để mở rộng việc kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn và đáp ứng nhu cầu vốn vay vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều cá nhân sản xuất Vương Quốc Duy, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 16 kinh doanh phải tiếp cận các nguồn vốn không chính thức, với các lãi suất cao, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ kinh doanh.” Quận Thốt Nốt nằm ở trung tâm của thành phố Cần Thơ. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Quận Thốt Nốt có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp ngày càng quan trọng vào trong phát triển kinh tế của địa phương.”Tính đến cuối năm 2019, tổng số hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt là 6.240, đóng góp khoảng 19,5% giá trị sản xuất trên địa bàn quận Thốt Nốt (UBND quận Thốt Nốt, 2019).” Các ngân hàng thương mại”trên địa bàn quận Thốt Nốt với khả năng cung ứng vốn tín dụng ổn định, lãi suất phù hợp luôn là nơi mà các cá nhân sản xuất kinh doanh tìm đến đầu tiên khi có nhu cầu vay vốn. Tính đến cuối năm 2018, dư nợ cho vay của các ngân hàng đối với cá nhân sản xuất kinh doanh chiếm 6,52% tổng dư nợ trên địa bàn quận Thốt Nốt (NHNN Việt Nam Chi nhánh thành phố Cần Thơ, 2019). Tuy nhiên, việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đến cá nhân sản xuất kinh doanh chưa kịp thời, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, không phải cá nhân kinh doanh nào đến nộp hồ sơ vay cũng được ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Theo ước tính của Hiệp hội Ngân hàng thành phố Cần Thơ chỉ có khoảng 40% cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt được tiếp cận tín dụng ngân hàng. Do đó, nhu cầu vốn tín dụng của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa bàn Quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ đang trở thành vấn đề quan tâm hiện nay.”Chính vì những lý do như trên, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ” được chọn nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Tín dụng chính thức Tín dụng chính thức là hình thức cho vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng kí và hoạt động công khai theo luật, hoặc chịu sự quản lý giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp (Phạm Đình Khôi, 2012). 2.1.2. Khả năng tiếp cận tín dụng Trong đề tài này, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh được hiểu là việc cá nhân sản xuất kinh doanh có được ngân hàng cho vay hay không. Được tiếp cận tín dụng chính thức nghĩa là được ngân hàng cho vay toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay (cho vay m ... H3: Người đi vay đang kết hôn, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay độc thân hoặc đã ly hôn; H5: Người đi vay thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay thuộc dân tộc khác; H6: Người đi vay có nhiều năm kinh doanh thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng lớn; H8: Người đi vay có nhiều thành viên trong gia đình thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng lớn; H10: Khi người đi vay cảm nhận lãi suất cho vay là cao, thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm. Bảng 10: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Kỳ vọng dấu Dấu của hệ số hồi quy Kết luận ở mức ý nghĩa 5% H1: Tuổi của người đi vay có thể làm tăng hoặc làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức +/- + Chấp nhận H2: Người đi vay là nam giới, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay là nữ giới + + Chấp nhận H4: Người đi vay có học vấn là cao đẳng hoặc đại học, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay có học vấn dưới cao đẳng, đại học + + Chấp nhận H7: Người đi vay có thu nhập càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng lớn + + Chấp nhận H9: Khi người đi vay cảm nhận thủ tục cho vay phức tạp, rườm rà thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm - - Chấp nhận H11: Người đi vay có tài sản bảo đảm cho khoản vay, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay không có tài sản thế chấp + + Chấp nhận TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(04) - 2020 27 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Mô hình hồi quy nhị phân logit nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ được đề xuất ban đầu gồm 11 yếu tố. Với số quan sát hợp lệ trong mẫu khảo sát là 119 cá nhân sản xuất kinh doanh, kết quả cho thấy: “Một là, mô hình hồi quy tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Các biến độc lập trong mô hình giải thích được 80,36% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Tiếp cận tín dụng chính thức”. Tỷ lệ dự báo đúng của mô hình là rất cao là 93,28%.” Hai là, sáu yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, sắp xếp theo mức đọ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có: (1) Tài sản thế chấp (X11) với hệ số hồi quy là 3,505; (2) Giới tính (X2) với hệ số hồi quy là 2,080; (3) Thủ tục vay vốn (X9) với hệ số hồi quy là -2,052; (4) Thu nhập (X7) với hệ số hồi quy là 1,472; (5) Học vấn (X4) với hệ số hồi quy là 0,724; (6) Tuổi (X1) với hệ số hồi quy là 0,273. Ba là, Các yếu tố ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức là: Hôn nhân (X3); Dân tộc (X5); Số năm kinh doanh (X6); Số người trong gia đình (X8); Lãi suất cho vay (X10). 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Đối với cá nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về tuổi, giới tính, học vấn và thu nhập của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Khi nắm bắt được những thông tin này thì những cá nhân có nhu cầu vay vốn sẽ có lợi ích rất lớn, dễ dàng tiếp cận với các tổ chức tín dụng hơn nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên. Cụ thể như: Những hộ kinh doanh có người nam là chủ cơ sở thì sẽ có nhiều lợi thế hơn vì theo đánh giá của các tổ chức tín dụng thì người nam sẽ có mối quan hệ xã hội rộng, làm ăn nhanh nhẹn, dứt khoát hơn nên cơ hội thành công trong kinh doanh cũng nhiều hơn so với nữ. Do đó, các tổ chức tín dụng cũng sẽ ưu tiên cho các cá nhân nam vay vốn nhiều hơn. Tận dụng được lợi thế này thì các cá nhân nam là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nên chủ động tìm kiếm thông tin và tiếp cận các tổ chức tín dụng để được hỗ trợ vốn, mở rộng đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng cho cơ sở của mình. Theo xếp hạng tín dụng nội bộ của các Ngân hàng dành cho khách hàng vay vốn thì những khách hàng nằm trong độ tuổi lao động thì khả năng được xét duyệt cho vay sẽ cao hơn. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy khi tuổi của cá nhân đi vay tăng thêm 1 tuổi thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ tăng gấp 1,314 lần. Các cá nhân trong độ tuổi lao động, có cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có nhu cầu vay vốn để bắt đầu kinh doanh thì nên nắm bắt cơ hội này. Những cá nhân trong độ tuổi lao động thì có nhiều sức khỏe và các mối quan hệ xã hội nên việc làm ăn cũng sẽ thuận lợi hơn, khả năng trả được nợ vay cũng cao hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy những cá nhân có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhiều lợi thế hơn việc tiếp cận vốn tín dụng. Bởi theo đánh giá của các tổ chức tín dụng thì người đi vay có trình độ học vấn cao thì sẽ có sự hiểu biết về pháp luật, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 28 về các thủ tục vay và trả nợ nên khả năng trả nợ của các đối tượng này sẽ cao. Không những vậy, những người có trình độ kiến thức cao thì sẽ biết cách làm ăn, bố trí sắp xếp hoạt động kinh doanh của mình sao cho hiệu quả. Do đó, Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng thường ưu tiên cho vay đối với những người có trình độ học vấn tốt. Những cá nhân có trình độ kiến thức tốt, có ý định đầu tư sản xuất kinh doanh thì nên mạnh dạn tiếp cận với các tổ chức tín dụng, tận dụng thế mạnh của mình để đề xuất các kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Không những vậy, người dân địa phương nên có tầm nhìn xa hơn, nâng cao trình độ dân trí cho bản thân thông qua các trường lớp tại địa phương hoặc cho con em của mình được học hành lên cao. Tương lai sau này, các lớp thanh niên trẻ có trình độ kiến thức cao cũng sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay.” Không những vậy, những cá nhân đã sản xuất kinh doanh có thu nhập tổng kết năm sau tăng hơn năm trước thì nên mạnh dạn vay vốn để mở rộng kinh doanh. Ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn cho những cá nhân có hoạt động kinh doanh hiệu quả liên tục qua nhiều năm. Vì việc hỗ trợ vốn cho các cá nhân này trước hết giúp Ngân hàng có được nguồn thu lãi lớn, tiếp đến là giúp cho các cá nhân có cơ hội mở rộng đầu tư đem lại nhiều lợi ích lớn cho địa phương. 4.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng Khu vực quận Thốt Nốt hiện nay vẫn còn là một vùng ngoại ô, cách xa trung tâm nên cách sinh sống và làm ăn của người dân còn mang đậm chất nông thôn. Các tổ chức tín dụng vẫn chưa thực sự quan tâm mở rộng các điểm giao dịch nên địa bàn quận nên người dân vẫn chưa có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn mặc dù tiềm năng rất lớn. Các tổ chức tín dụng muốn tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho người dân thì cần thực hiện các chính sách như sau: Mở thêm nhiều điểm giao dịch tại các phường, khu vực, để người dân dễ dàng tiếp cận. Ban đầu có thể người dân chỉ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đơn giản như thẻ, chuyển khoản nhưng nếu được sự tư vấn, giới thiệu sản phẩm từ các nhân viên Ngân hàng thì chắc chắn sẽ khai thác được lượng khách hàng tiềm năng rát lớn. Tâm lý chung của người dân trước giờ là vẫn ngại về các thủ tục vay phức tạp nên mặc dù có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh nhưng vẫn không dám tiếp cận các tổ chức tín dụng. Nắm bắt được vấn đề này, các tổ chức tín dụng cần nhánh chóng hệ thống lại quy trình, thủ tục cho vay sao cho đơn giản, tinh gọn mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ để dễ đang hướng dẫn cho người dân. Khi tư vấn các sản phẩm cho vay của Ngân hàng thì nhân viên tín dụng nên kèm theo tờ rơi giới thiệu chi tiết về sản phẩm vay để người dân tham khảo, có thể kèm theo số điện thoại của nhân viên để người có nhu cầu vay vốn có thể liên lạc. Bản thân các tổ chức tín dụng khi muốn tiếp cận địa bàn nào thì nên nghiên cứu kỹ các sản phẩm chiến lược nào phù hợp với từng địa bàn để ưu tiên giới thiệu cho người dân. Cụ thể như ở quận Thốt Nốt hiện nay người dân vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi nên ưu tiên giới thiệu các gói cho vay nông nghiệp. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng có thể cho vay các cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh tạp hóa, ăn uống, dịch vụ lưu trú, Việc khai thác khách hàng theo đặc trưng của địa phương sẽ TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(04) - 2020 29 giúp các tổ chức tín dụng dễ dang tiếp cận được khách hàng hơn. Rào cản lớn nhất của các tổ chức tín dụng hiện nay là còn căn cứ vào tài sản thế chấp để quyết định cho vay hay không. Điều này tuy đúng đắn, đảm bảo được lợi ích của các tổ chức tín dụng nhưng lại gây cản trở rất lớn đối với các cá nhân có nhu cầu vay. Các tổ chức tín dụng nên thông thoáng hơn, dựa trên nhiều tiêu chí để đánh giá chứ không nên cứng nhắc chỉ căn cứ vào tài sản thế chấp. Ví dụ cho vay tín chấp dựa vào uy tín của cá nhân tại địa phương hoặc sao kê ngân hàng của cá nhân, cá nhân có tham gia trong tổ chức đoàn thể, gia đình cá nhân đó đã sinh sống lâu năm tại địa phương thì nên ưu tiên cho vay. Ngoài ra, tín chấp có thể dựa vào uy tín của các tổ chức đoàn thể như Hội thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, các Hợp tác xã để duyệt cấp tín dụng cho các tổ chức đoàn thể đó. Sau đó, các đoàn thể sẽ phân bổ vốn lại cho các thành viên có nhu cầu sử dụng vốn.”Việc làm này vừa giúp cho các cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn vừa giúp các tổ chức tín dụng đẩy mạnh được doanh số cho vay nhưng đảm bảo an toàn, ít rủi ro khi quản lý đối tượng vay thông qua các đoàn thể. 4.2.3. Đối với chính quyền địa phương Việc hỗ trợ các cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa phương tiếp cận vốn tín dụng chính thức là việc làm mà địa phương nên đặc biệt quan tâm. Bởi khi các cá nhân được tiếp cận được nguồn vốn lớn thì sẽ mở rộng đầu tư, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. Trước tiên, địa phương cần kêu gọi và hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng thêm nhiều điểm giao dịch trên địa bàn quận, ưu tiên mở các điểm giao dịch ở các khu vực xa trung tâm để người dân có thể dễ dàng đến giao dịch. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, cụ thể như: hệ thống điện tại các khu vực vùng ven của quận, hệ thống nước và xử lý nước thải, các tuyến cầu đường giao thông nông thôn, Hỗ trợ các cá nhân trong việc xin cấp phép sản xuất kinh doanh hoặc tư vấn pháp lý. Các tổ chức đoàn thể nên phát huy thế mạnh của mình trong việc hướng dẫn hội viên của mình thực hiện các giải pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả. Cụ thể như: Hội nông dân nên có những buổi tập huấn kỹ thuật canh tác cho người dân để tiếp cận các kỹ thuật sản xuất mới; Hội phụ nữ nên hướng dẫn cho các chị em buôn bán nhỏ như bán tạp hóa, làm nghề thủ công, mở các dịch vụ ăn uống, làm đẹp,; Hội thanh niên nên đào tạo nghề cho các bạn trẻ như cơ khí, đồ gỗ, vận tải, Từ đó, các cá nhân tại địa phương sẽ có thêm nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức mới đủ tự tin đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh và khi có định hướng kinh doanh tốt thì mới dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức. Bên cạnh đó, các đoàn thể tại địa phương cũng cần làm cầu nối để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng và người dân địa phương tiếp cận với nhau để khai thác các nhu cầu, tiềm năng vay vốn. Các đoàn thể dựa vào uy tín của mình có thể giúp cá nhân trong khu vực mình quản lý để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Công tác này nếu được phối hợp chặt chẽ chắc chắn sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho cả ba bên bao gồm địa phương, các cá nhân vay vốn và các tổ chức tín dụng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ajagbe F. A., Oyelere B. A., Ajetomobi J. O. (2012), Determinants of small-scale enterprise credit demand: evidence from Oyo state, Nigeria, American Journal of Social and Management scicences, 3(1): 45-48. Barslund, M., & Tarp, F. (2008), Formal an informal rural credit in four provinces of VietNam. Journal of Development Studies, 44, 485 - 503. Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2019), Niên giám thống kê năm 2018. NXB Thống kê. Ekadjaja M., Siswanto H. P., Arifin A. Z., (2018), Factor determining bank loan approval as source of financing for micro, small and medium enterprises (MSME) in Jakarta, Journal of the Economics of Economics and Business, Vol. 2, No. 1 , April 2018, pp. 226 - 233. Lê Khương Ninh & Phạm Văn Hùng, 2011, “Các yếu tố quyết định lượng vốn vay chính thức của nông hộ ở Hậu Giang”, Tạp chí Ngân hàng 9 (tháng 5-2011), trang 42-48. Mwangi I., W. & Ouma S. A., (2012), Social capital and access to credit in Kenya. American Journal of Social and Management scicences, 3(1): 8-16. NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ (2019), Báo cáo tình hình hoạt động năm 2018, Kế hoạch năm 2019. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Đình Khôi (2012), Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu khoa học 2012. Trường đại học Cần Thơ. tr. 144-165 Sử Ngọc Anh (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Ngân hàng số 4, trang 29-32. UBND quận Thốt Nốt (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Zhu & De’Armond (2005), An assessment of financial literacy communication vehicles among college students.
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_tiep_can_tin_du.pdf