Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Nội dung

Bài này nêu những vấn đề chính trong phân tích kết quả kinh doanh thông qua báo cáo tài

chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán từ đó tìm ra những đặc điểm

chính của từng ngân hàng thương mại khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:

 Trình bày được các khái niệm phân tích kết quả kinh doanh.

 Phân tích được những chỉ tiêu kết quả kinh doanh chính yếu.

 So sánh được những chỉ tiêu giữa các ngân hàng.

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 1

Trang 1

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 2

Trang 2

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 3

Trang 3

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 4

Trang 4

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 5

Trang 5

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 6

Trang 6

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 7

Trang 7

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 8

Trang 8

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 9

Trang 9

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang minhkhanh 10740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Ngân hàng, tín dụng - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 91 
BÀI 5 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI 
Hướng dẫn học 
Bài này hướng dẫn người học tự phân tích những kết quả hoạt động kinh doanh chính của 
ngân hàng thương mại. 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
1. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế 
Quốc dân, Hà Nội. Chương 15. 
2. Peter S. Rose (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Sách dịch. Nhà xuất bản 
Tài chính, Hà Nội. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
Bài này nêu những vấn đề chính trong phân tích kết quả kinh doanh thông qua báo cáo tài 
chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán từ đó tìm ra những đặc điểm 
chính của từng ngân hàng thương mại khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Mục tiêu 
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: 
 Trình bày được các khái niệm phân tích kết quả kinh doanh. 
 Phân tích được những chỉ tiêu kết quả kinh doanh chính yếu. 
 So sánh được những chỉ tiêu giữa các ngân hàng. 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
92 TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 
Tình huống dẫn nhập 
Cổ phiếu ngân hàng nào hấp dẫn nhà đầu tư X? 
Nhà đầu tư Bùi Như Lạc đang cân nhắc khi đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng tại Việt Nam. 
Ông đã phân tích kết quả kinh doanh của một số ngân hàng và thấy một số vấn đề sau: 
 Ngân hàng A có tỷ lệ sinh lời cao nhất. 
 Ngân hàng B có tỷ lệ thanh khoản cao nhất. 
 Ngân hàng C sử dụng đòn bẩy tài chính thấp nhất. 
Các yếu tố còn lại như nhau. 
1. Nếu anh/chị là ông Bùi Như Lạc, anh/chị sẽ quan tâm đến chỉ tiêu nào nhất? 
2. Nếu vai trò của anh/chị không phải là nhà đầu tư mà là người gửi tiền hoặc 
người giám sát ngân hàng thì anh/chị sẽ quan tâm đến chỉ tiêu nào? 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 93 
5.1. Khái niệm và mục tiêu 
Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM là việc thu thập và xử lý các 
thông tin tài chính, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua 
các tiêu chí đánh giá đã được lựa chọn. 
Mục tiêu: Phân tích kết quả kinh doanh là một công tác có tầm quan trọng đặc biệt 
giúp cho các nhà quản lí đánh giá hoạt động ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và tìm 
biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. 
Phân tích kết quả nhằm: 
 Làm rõ thực trạng hoạt động ngân hàng, những nhân tố tác động tới thực trạng đó; 
so sánh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thúc đẩy cạnh tranh; 
 Làm rõ mục tiêu kết quả mà ngân hàng cần đạt đến; 
 Chẩn đoán các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả để cải tiến; 
 Tính toán, dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả, từ đó quyết định biện pháp 
hoạt động cụ thể. 
5.2. Quy trình và tổ chức phân tích 
Quy trình là trình tự các bước công việc để thực hiện một hoặc một số mục tiêu. Quy 
trình đảm bảo trình tự thực hiện một cách khoa học, có tính kế hoạch, mang lại những 
hiệu quả cho công tác thực hiện. Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM gồm các 
bước sau: 
 Bước 1: Lựa chọn phương pháp phân tích; 
 Bước 2: Thu nhập và xử lý số liệu; 
 Bước 3: Xây dựng và lựa chọn các tiêu chí phân tích; 
 Bước 4: Phân tích – Tính toán những thay đổi và 
phân tích nguyên nhân; 
 Bước 5: Đánh giá – Xác định chuẩn mực để so 
sánh, đánh giá; 
 Bước 6: Xác định hướng phát triển và giải pháp. 
5.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích 
Có nhiều phương pháp phân tích, tuy nhiên phương pháp được nhiều nhà quản lý sử 
dụng là phương pháp Dupont, là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động 
tương hỗ giữa các chỉ tiêu, phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến ROE, ROA như: 
doanh thu của ngân hàng, các loại hình chi phí, phân tích cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, 
số nhân vốn và lãi suất tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, 
sự thay đổi của tỷ lệ sau là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của tỷ lệ trước. 
5.2.2. Thu thập và xử lý thông tin – số liệu phân tích 
Dữ liệu phục vụ cho phân tích chính là các thông tin về hoạt động của ngân hàng, bao 
gồm các thông tin bên trong và thông tin bên ngoài. Tuy nhiên, nguồn thông tin quan 
trọng bậc nhất vẫn là các thông tin kế toán. Các thông tin kế toán được phản ánh trong 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
94 TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 
các báo cáo tài chính quan trọng, bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh 
doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 
Thông tin trên bản cân đối toán phụ thuộc vào chế độ kế toán hiện hành mà ngân hàng 
áp dụng. Với báo cáo hợp nhất, số liệu kế toán phải hợp nhất. Do các yếu tố thị trường 
(lãi suất, tỷ giá, phí, nợ quá hạn) thay đổi hàng ngày, thậm chí hàng giờ, việc xử lý 
các thông tin sẽ quyết định tính chất hợp lý, đáng tin cậy của các kết quả tài chính. 
5.2.3. Xây dựng và lựa chọn kết quả kinh doanh 
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Ngân hàng 
thương mại là tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu. Bên cạnh 
đó các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước 
còn phải thực hiện một số mục tiêu phi lợi nhuận khác. 
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả, trong đó chỉ tiêu 
này lại có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu khác. Ngân hàng 
phân biệt các chỉ tiêu trung gian và chỉ tiêu cuối cùng, các chỉ tiêu phản ánh bản chất 
nhất hoạt động mà ngân hàng cần đạt đến trong một môi trường nhất định và theo một 
quan điểm lợi ích nào đó. 
Do ngân hàng có nhiều loại hoạt động, được phân tích riêng, nên kết quả hoạt động 
của ngân hàng là tổng hợp các kết quả hoạt động (tín dụng, huy động, kinh doanh 
chúng khoán). Phân tích kết quả hoạt động cũng được tiến hành tại các  ...  soát chi phí hoạt động: Kiểm 
soát việc đầu tư trang thiết bị và nhà cửa theo hướng tận dụng hết công suất, 
bảo quản, sửa chữa kịp thời; cân nhắc trong việc mở rộng chi nhánh, hạn chế 
mua sắm đồ đắt tiền; kiểm soát chi tiêu văn phòng, và các chi phí quản lí khác; 
kiểm soát chi phí tiền lương. 
Nhìn chung, ngân hàng xác định các khoản chi phí theo tỷ lệ với doanh thu 
(khoản chi phí hoạt động theo doanh thu, chi phí trả lãi theo doanh thu từ lãi) 
và từ đó với tài sản (tài sản mang lại doanh thu). 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 109 
Phân tích mối liên hệ nhậy cảm giữa chi phí và tài sản của ngân hàng dựa 
trên các biến ngẫu nhiên về chi phí và tài sản của nhóm các ngân hàng để tìm 
ra mối liên hệ (độ co dãn) của chi phí đối với qui mô tài sản qua công thức: 
2
ln ln 0,5 lnTC a b TA c TA 
Trong đó: b là hệ số co dãn 
TC là tổng chi phí 
TA là tổng tài sản 
Khi tài sản tăng 1%, theo công thức trên, tổng chi phí ngân hàng tăng b%. 
Tài sản tăng dẫn đến tăng thu nhập. Như vậy, khi tăng nguồn và các hoạt 
động khác làm chi phí tăng thêm 1%, thu lãi và thu khác liên quan tới tài 
sản cần tăng tỷ lệ lớn hơn để đảm bảo tăng thu nhập ròng cho ngân hàng. 
o Ví dụ về phân tích chi phí của ngân hàng A 
Bảng 5.11. Chi phí toàn hệ thống ngân hàng A 2009 – 2011 
Đơn vị: tỷ đồng 
2011 2010 2009 
Chỉ tiêu Thực 
hiện 
Kế 
hoạch 
Thực 
hiện 
Kế 
hoạc
h 
Thực 
hiện 
Kế 
hoạc
h 
Tổng cộng 4.348 3.870 3.103 3.082 2.323 1.984 
Chi phí cho nhân viên 2.709 2.130 1.876 1.700 1.291 1.000 
Chi phí về tài sản 723 770 576 600 463 450 
Chi phí quản lý công vụ 856 850 567 752 541 512 
Chi phí khác 60 120 84 30 28 22 
Chi phí tăng dần, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 39%/năm. Xét cơ cấu 
chi phí, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi cho nhân viên, chi quản lý công vụ và 
chi về tài sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Chi phí cho nhân viên luôn chiếm trên 
54%, có xu hướng tăng trong cơ cấu chi phí. 
So với kế hoạch, chi phí hoạt động thường vượt mức kế hoạch, mức vượt cao 
chủ yếu khoản chi cho nhân viên, các khoản chi thuộc quản trị điều hành và 
thuộc chương trình tiết kiệm như chi về tài sản, chi quản lý công vụ đều được 
kiểm soát chặt chẽ và có mức thực hiện phù hợp với kế hoạch. 
 Chi phí cho nhân viên 
Năm 2011, chi cho nhân viên là 2.709 tỷ đồng chiếm 61% trong tổng chi 
phí hoạt động tăng gấp 2,09 lần so với 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận 
trong giai đoạn 2009 – 2011 tăng khá mạnh, và trong giai đoạn này lương 
tối thiểu và số lao động đều tăng. 
Bảng 5.12. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí cho nhân viên 
Chỉ tiêu 2011 2010 2009 
Số lao động bình quân (người) 12.106 10.670 9.050 
Mức lương tối thiểu (triệu đồng) 0,65 0,54 0,45 
Chênh lệch thu chi chưa bao gồm chi lương và 
các khoản có tính chất lương (tỷ đồng) 
6.314 4.245 3.319 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
110 TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 
 Chi phí về tài sản 
 Bảng 5.13. Chi phí về tài sản các năm 2009 – 2011 
Đơn vị: tỷ đồng 
2011 2010 2009 
Chỉ tiêu 
Số 
tiền 
Tỷ 
trọng 
Số 
tiền 
Tỷ 
trọng 
Số 
tiền 
Tỷ 
trọng 
Chi phí về tài sản 723,2 100% 575 100% 463,7 100% 
Chi phí khấu hao 344 48% 311 54% 274 59% 
Chi phí sửa chữa và nâng 
cấp tài sản 105 14% 59 10% 50 11% 
Chi phí công cụ lao động 
và dụng cụ 50 7% 49 9% 47 10% 
Chi phí thuê văn phòng 224 31% 156 27% 88 19% 
Chi phí khác về tài sản 0,2 0% 0 0% 4,7 1% 
Do tốc độ trang bị tài sản khá lớn nên chi về tài sản trong giai đoạn này tăng nhanh. 
 Chi phí khấu hao là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi về tài sản: 
48% chi về tài sản 2011. Trong giai đoạn này ngân hàng đã đưa vào sử 
dụng hàng loạt tài sản lớn như: 300 máy ATM, hệ thống SIBS, một số công 
trình xây dựng cơ bản lớn như trụ sở chi nhánh Thừa Thiên Huế, chi nhánh 
Tây Sài Gòn, chi nhánh Hưng Yên 
 Năm 2011, chi sữa chữa và nâng cấp tài sản đã chiếm tới 14% tổng chi về 
tài sản, tăng gấp 1,09 lần so với năm 2009. 
 Chi phí thuê văn phòng: chi thuê tài sản năm 2011 có tốc độ tăng mạnh 
nhất (38%) do hiện có một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, Hồ Chí Minh 
và một số chi nhánh mới thành lập hiện đang thuê trụ sở với giá thuê khá 
cao (khoảng 300 – 500 triệu đồng/tháng). 
 Phân tích doanh thu 
o Nội dung của phân tích doanh thu: 
 Phân tích qui mô và cơ cấu các khoản mục doanh thu; 
 Phân tích sự thay đổi của khoản mục doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng; 
 Phân tích các khoản mục doanh thu quan trọng hoặc có tốc độ tăng nhanh. 
o Các khoản doanh thu: 
Tổng doanh thu từ lãi = Doanh thu lãi từ cho vay + Doanh thu lãi từ các khoản 
tiền gửi + Doanh thu lãi từ chứng khoán + Doanh thu lãi từ cho thuê + Doanh 
thu lãi khác 
Tổng doanh thu lãi trong kì =  (Số dư từ các hợp đồng cho vay có thu lãi 
trong kì i Lãi suất cho vay i + Số dư tiền gửi có thu lãi trong kì i Lãi suất 
tiền gửi i + Mệnh giá chứng khoán có thu lãi trong kì i Lãi suất i + Số dư từ 
các hợp đồng cho thuê i Lãi suất i) 
Doanh thu lãi được tính cho từng khoản mục tài sản chi tiết, từng nhóm khách 
hàng với lãi suất khác nhau, thời gian khác nhau. Doanh thu từ lãi đóng vai trò 
quan trọng đối với ngân hàng và là kết quả tài chính quan trọng được quan tâm 
hàng đầu. Đối với phần lớn các ngân hàng thương mại, doanh thu lãi chiếm bộ 
phận chủ yếu trong thu nhập và quyết định độ lớn của thu nhập ròng. 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 111 
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu lãi là qui mô, cấu trúc, kì tính lãi 
và lãi suất của tài sản sinh lãi. Nếu ngân hàng có danh mục đầu tư gồm nhiều 
tài sản rủi ro cao thì thu lãi kì vọng sẽ cao. 
Doanh thu lãi dự tính trong kì này có thể do dư nợ bình quân và lãi suất của các 
kì trước quyết định (các hợp đồng với lãi suất cố định, và được kí kết từ kì 
trước). Dư nợ bình quân kì này có thể tạo ra thu lãi kì sau. Do vậy thu lãi dự 
tính kì này là tổng thu lãi theo các hợp đồng tiền gửi, chứng khoán, cho vay, 
cho thuê đến hạn trả lãi trong kì. 
5.4.3. Phân tích các tỷ lệ sinh lời và rủi ro 
Các tỷ lệ cho phép ngân hàng so sánh với kỳ vọng/kế hoạch hoặc với đối thủ cạnh 
tranh. Phân tích các tỷ lệ nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 
Có nhiều nhóm tỷ lệ. Các nhóm tỷ lệ được thiết lập (i) giữa các khoản mục của bản 
cân đối tài sản; (ii) giữa các khoản mục của báo cáo doanh thu chi phí, (iii) giữa các 
khoản mục của báo cáo doanh thu chi phí với các khoản mục bản cân đối. Các nhóm 
này có thể chia thành (i) phản ảnh khả năng sinh lợi, (ii) phản ảnh khả năng an toàn 
của ngân hàng. 
5.4.3.1. Phân tích các tỷ lệ sinh lời 
 Chênh lệch lãi suất cơ bản 
Doanh thu từ lãi – Chi phí trả lãi 
Chênh lệch lãi suất cơ bản = 
Tài sản sinh lãi bình quân 
Phần lớn thu nhập hoạt động của ngân hàng được tạo ra bởi các tài sản sinh lãi, ví dụ 
các khoản cho vay và đầu tư. Đối với các khoản cho vay, ngân hàng phải định giá ở 
mức độ bù đắp được chi phí và đảm bảo lợi nhuận hợp lý. Việc định giá cho vay hay 
huy động phụ thuộc vào các điều kiện về tín dụng và tiền tệ nói chung, luật pháp, tình 
trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng, danh mục cho vay, và khả năng của cán bộ tín 
dụng trong việc lượng hóa rủi ro của khách hàng. Chênh lệch lãi suất cơ bản phản ảnh 
khả năng kiểm soát rủi ro để đạt được doanh thu từ lãi suất cao, và kiểm soát chi phí 
trả lãi suất thông qua cơ cấu vốn hợp lý. 
Một số ngân hàng lớn có thể đặt chênh lệch lãi suất cơ bản thấp hơn ngân hàng nhỏ 
nhăm gia tăng cạnh tranh 
 Sinh lời đối với những nhóm tài sản 
Ngân hàng thường xem xét khả năng sinh lợi của các nhóm tài sản chính: (i) các 
khoản cho vay; (ii) các khoản đầu tư vào chứng khoán 
Lãi và phí thu được từ cho vay 
Sinh lời cho vay = 
Tổng cho vay 
Có thể nói rằng các khoản cho vay là những tài sản sinh lời quan trọng nhất của 
ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc 
định giá các khoản cho vay và chiến lược đạt được một cơ cấu cho vay tối ưu. Nếu 
chỉ tiêu này được củng cố sẽ dẫn đến hàng loạt các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh 
lợi tổng thể được củng cố theo. 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
112 TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 
Lãi trái phiếu 
Sinh lời đầu tư vào trái phiếu = 
Giá trị trái phiếu 
Lãi cổ phiếu (cổ tức và chênh lệch giá) 
Sinh lời đầu tư vào cổ phiếu = 
Giá trị cổ phiếu 
Các hoạt động đầu tư vào chứng khoán ngày càng gia tăng trong tổng tài sản của 
ngân hàng. Ngoài lợi nhuận, ngân hàng còn nắm chứng khoán vì mục tiêu thanh 
khoản. Nhiều khoản thua lỗ chứng khoán rất lớn khi thị trường lao dốc, gây tổn 
thất rất cao cho ngân hàng. 
Ngân hàng tập trung phân tích doanh lợi cũng như rủi ro của khứng khoán nhằm 
đa dạng hóa danh mục, dự phòng và kinh doanh phái sinh. 
Tài sản ngoại bảng 
Nghiệp vụ ngoại bảng phát sinh nhằm hạn chế tổn thất cho các nghiệp vụ nội bảng, 
đồng thời tạo nên doanh lợi và rủi ro cho ngân hàng. Kinh doanh các công cụ tài 
chính phái sinh đang giâ tăng tại nhiều ngân hàng qui mô lớn. 
Thu nhập trước (hoặc sau thuế) 
ROA = 
Tổng tài sản 
Thu nhập trước (hoặc sau thuế) 
ROE = 
Vốn chủ sở hữu 
Thu nhập bao hàm hầu hết các khoản doanh thu và chi phí của ngân hàng do vậy là 
chỉ tiêu kết quả quan trọng. Tỷ suất Thu nhập trước (hoặc sau thuế)/Tổng tài sản 
(ROA) cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc tạo nguồn thu tín dụng và 
ngoài tín dụng, kiểm soát chi phí hoạt động (lương, khấu hao). 
ROA phản ánh năng lực của lãnh đạo ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập. ROA 
tăng có thể bắt nguồn từ một số nhân tố sau: nhiều tài sản sinh lời tốt được sử 
dụng; dịch chuyển danh mục đầu tư vào các tài sản có lợi tức cao; sự gia tăng nói 
chung của lãi suất; nỗ lực của lãnh đạo ngân hàng trong việc kiếm được lợi tức cao 
từ các khoản cho vay và các tài sản khác; hay tăng phí và thu nhập khác. Chính vì 
vậy, những chuyển động của chỉ tiêu này gợi ý cho nhà phân tích tài chính ngân 
hàng đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan tới năng lực của lãnh đạo ngân hàng trong 
việc quản lý tài sản. 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 113 
ROE Tỷ lệ phản ảnh sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (hoặc cổ phần thường). 
Đối với các chủ sở hữu ngân hàng, chỉ số này là phép đo quan trọng nhất về khả 
năng sinh lợi của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là tổng giá trị của cổ phiếu thường, 
thặng dư vốn và lợi nhuận không chia. Vì thu nhập ròng được xác định trong một 
niên độ kế toán nhất định, sử dụng con số trung bình thay vì con số cuối kỳ kế toán 
có tính hợp lý hơn. Nhiều ngân hàng với phần mềm quản lý đặc biệt có thể xác 
định được vốn chủ sở hữu bình quân theo ngày và làm nền tảng tính vốn chủ sở 
hữu bình quân năm. Tuy nhiên, một số ngân hàng khác lại tính vốn chủ sở hữu 
bình quân năm theo số dư cuối năm trước và năm hiện tại. 
Nhìn chung, lợi tức vốn chủ sở hữu tăng là kết quả của thu nhập ròng tăng. Rất ít 
ngân hàng giảm vốn chủ sở hữu thông qua mua lại cổ phiếu phát hành trên thị 
trường. Lợi tức vốn chủ sở hữu tăng thường đi kèm với sự tăng lên của giá thị 
trường cổ phiếu. Động thái này có thể tạo điều kiện cho ngân hàng phát hành thêm 
cổ phiếu trên thị trường, và nhiều ngân hàng có nhu cầu vốn làm như vậy để tài trợ 
cho việc hình thành thêm các tài sản. Chính vì lý do này, các nhà quản trị ngân 
hàng, cổ đông hiện tại và tương lai theo dõi rất sát sao chỉ tiêu lợi tức vốn chủ sở 
hữu của ngân hàng. 
5.4.3.2. Phân tích các tỷ lệ rủi ro 
Mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng được phân tích trong từng hoạt động, phản 
ảnh ở nhóm chỉ tiêu kết quả (qui mô, sự thay đổi rủi ro), và ở nhóm chi phí (chi phí dự 
phòng). Như vậy rủi ro tác động trực tiếp tới chi phí của ngân hàng (gia tăng chi phí). 
Tuy nhiên một số chỉ tiêu rủi ro chưa phản ảnh chi phí trực tiếp (chuyển hoán nguồn 
vốn, thanh khoản, CAR). 
Một số chỉ tiêu đo rủi ro chính: 
 Rủi ro tín dụng: Dự phòng tổn thất tín dụng. 
 Rủi ro lãi suất: Khe hở nhạy cảm lãi suất sự thay đổi của lãi suất. 
 Rủi ro thanh khoản: Khe hở thanh khoản chi phí thanh khoản. 
 Rủi ro hối đoái: trạng thái hối đoái sự thay đổi của tỷ giá. 
 Rủi ro thanh khoản: trạng thái thanh khoản chi phí thanh khoản. 
Ngân hàng phân tích các chỉ tiêu phản ảnh rủi ro, xem xét các nhân tố gây ra rủi ro, đo 
lường rủi ro thông qua các mô hình thích hợp. Tác động của rủi ro đối với việc tăng và 
giảm doanh thu của ngân hàng được đặc biệt chú ý. Việc gia tăng các khoản mục tài 
sản với mức rủi ro cao hoặc gia tăng khe hở nhạy cảm lãi suất sẽ làm tăng doanh lợi 
của ngân hàng; tuy nhiên khi nguy cơ tổn thất xẩy ra, chi phí dự phòng của ngân hàng 
sẽ phải tăng tương ứng làm giảm lợi nhuận trước thuế. Việc phân tích rủi ro giúp ngân 
hàng xác định ngưỡng rủi ro nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
114 TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 
Tóm lược cuối bài 
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Với các hoạt động cơ bản là hoạt động tài chính, 
hầu hết các kết quả hoạt động của ngân hàng đều được coi là kết quả tài chính. Bài 5 Phân tích 
kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại đã làm rõ: 
 Thế nào là kết quả kinh doanh và các lớp chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh; 
 Các chỉ tiêu kết quả chủ yếu và các bộ phận hợp thành cũng như các nhân tố ảnh hưởng ; 
 Qui trình, nội dung phân tích kết quả kinh doanh. 
Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng 
thương mại 
TXNHTM04 _Bai5_v1.0015103227 115 
Câu hỏi ôn tập 
1. Hãy trình bày nội dung các chỉ tiêu kết quả chủ yếu của ngân hàng thương mại. Phân tích các 
nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó. 
2. Trình bày phương pháp tính chênh lệch thu chi từ lãi, chênh lệch lãi suất cơ bản của ngân 
hàng thương mại. 
3. Phân tích mối liên hệ giữa các khoản mục kết quả hoạt động với kết quả doanh thu và chi phí. 

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_tin_dung_bai_5_phan_tich_ket_qua_kinh_doanh_cua_ng.pdf