Giáo trình Nghiệp vụ kế toán

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội

dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình gồm 7 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản trong kế toán,

nội dung giáo trình gồm:

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ kế toán

Chương 2: Kế toán quỹ

Chương 3: Kế toán hàng tồn kho

Chương 4: Kế toán tài sản cố định

Chương 5: Kế toán các khoản thanh toán

Chương 6: Kế Toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Chương 7: Báo cáo kế toán

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 1

Trang 1

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 2

Trang 2

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 3

Trang 3

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 4

Trang 4

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 5

Trang 5

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 6

Trang 6

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 7

Trang 7

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 8

Trang 8

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 9

Trang 9

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 202 trang minhkhanh 8560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nghiệp vụ kế toán

Giáo trình Nghiệp vụ kế toán
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN 
 NGÀNH: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày 
 tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng 
 Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN 
 NGÀNH: KẾ TOÁN 
 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Đinh Thị Hoàng Nguyên 
 Học vị: Thạc sỹ Kế toán 
 Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính 
 Email: dinhthihoangnguyen1985@gmail.com 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM 
 BỘ MÔN ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu 
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Giáo trình Nghiệp vụ kế toán được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội 
dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
 Giáo trình gồm 7 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản trong kế toán, 
nội dung giáo trình gồm: 
 Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ kế toán 
 Chương 2: Kế toán quỹ 
 Chương 3: Kế toán hàng tồn kho 
 Chương 4: Kế toán tài sản cố định 
 Chương 5: Kế toán các khoản thanh toán 
 Chương 6: Kế Toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 
 Chương 7: Báo cáo kế toán 
 Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật đánh 
giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở 
trường, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo thiết thực cho giảng viên, sinh viên – học 
sinh. 
 Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có những cố gắng để giáo trình 
đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn liền với thực tiễn Việt Nam. 
 Tuy nhiên giáo trình chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình 
thức. Nhà trường và tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và 
sinh viên trong quá trình sử dụng để xây dựng này một hoàn thiện hơn. 
 TP.HCM, ngày tháng năm 
 Chủ biên 
 1. Đinh Thị Hoàng Nguyên 
 2. Diệp Tiên 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN ............................................. 8 
1.1. Bộ máy kế toán ............................................................................................................. 8 
1.1.2 Kế toán phần hành ..................................................................................................... 8 
1.1.3 Kế toán tổng hợp ..................................................................................................... 14 
1.1.4 Kế toán trưởng ......................................................................................................... 16 
1.2. Mô hình tổ chức kế toán trong doanh nghiệp ............................................................ 19 
1.2.1 Bộ máy kế toán tập trung ........................................................................................ ..19 
1.2.2 Bộ máy kế toán phân tán .......................................................................................... 20 
1.2.2 Bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán ............................................................. 21 
1.3. Chứng từ kế toán ........................................................................................................ 22 
1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của chứng từ kế toán ................................................................ 22 
1.3.2. Nội dung chứng từ kế toán ..................................................................................... 22 
1.3.3. Phân loại chứng từ ................................................................................................... 25 
1.3.4. Nguyên tắc lập chứng từ .......................................................................................... 30 
1.3.5. Trình tự xử lý, sử dụng, bảo quản và luân chuyển chứng từ kế toán ...................... 30 
1.4. Hình thức kế toán ...................................................................................................... 33 
1.4.1. Hình thức kế toán nhật ký chung ............................................................................. 33 
1.4.2. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ .......................................................................... 46 
1.4.3. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ ................................................................... 51 
1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái ........................................................................ 53 
1.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính .......................................................................... 57 
1.5. Sổ kế toán ................................................................................................................... 58 
1.5.1. Khái niệm và ý nghĩa của sổ kế toán ....................................................................... 58 
1.5.2. Phân loại sổ kế toán ................................................................................................. 59 
1.5.3. Quy trình ghi sổ kế toán .......................................................................................... 60 
1.5.4. Các phương pháp sửa sai trong ghi sổ kế toán ........................................................ 61 
CHƯƠNG 2 : KẾ TOÁN QUỸ ................................................................................... 64 
2.1. Nghiệp vụ k ...  nghiệp (Mã số 60): 
 Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động 
của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm 
báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52). 
 ➢ Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70): 
 Chỉ tiêu này phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được 
phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu này được trình 
bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với công ty 
mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất, 
không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. 
 Trường hợp Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản 
trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau: 
 Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho Số trích quỹ 
 Lãi cơ bản cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - khen thưởng, phúc lợi 
 trên cổ phiếu = 
 Số lượng bình quân gia quyền của 
 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 188 
Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
 Việc xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và số 
lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện 
theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và 
các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế. 
 ➢ Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71) 
 Chỉ tiêu này phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các 
công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ 
phiếu. 
 Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh 
nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày 
trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty 
mẹ. 
 Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau 
 Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho Số trích quỹ 
 Lãi suy cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - khen thưởng, phúc lợi 
 giảm trên = 
 cổ phiếu 
 Số bình quân gia quyền của cổ phiếu + Số lượng cổ phiếu phổ thông 
 phổ thông đang lưu hành trong kỳ dự kiến được phát hành thêm 
 Xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông để 
tính lãi suy giảm trên cổ phiếu 
Lợi nhuận hoặc lỗ = Lợi nhuận hoặc lỗ - Các khoản + Các khoản 
phân bổ cho cổ phiếu sau thuế TNDN điều chỉnh giảm điều chỉnh tăng 
phổ thông 
 Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên Báo cáo tài chính hợp 
nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ 
sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất. Trường hợp 
công ty trình bày trên Báo cáo tài chính riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập 
doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của riêng công ty. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 189 
Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
 a. Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp 
để tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông khi xác định lãi suy giảm trên 
cổ phiếu 
 a1. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi bao gồm: Cổ tức 
của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo và cổ tức của cổ 
phiếu ưu đãi luỹ kế phát sinh trong kỳ báo cáo. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được tính 
như sau: 
 Cổ tức của cổ phiếu = Tỷ lệ cổ tức của x Mệnh giá cổ 
 ưu đãi cổ phiếu ưu đãi phiếu ưu đãi 
 - Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở 
hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của 
người sở hữu. 
 - Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các 
khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán 
với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc. 
 - Các khoản cổ tức hoặc các khoản khác liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm 
năng có tác động suy giảm; 
 - Các khoản lãi được ghi nhận trong kỳ liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng 
có tác động suy giảm; và 
 - Các yếu tố khác làm giảm lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông 
tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông.Ví dụ, các khoản chi phí để 
chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông làm giảm lợi nhuận sau thuế 
thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. 
 b. Xác định các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh 
nghiệp: 
 - Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở 
hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của 
người sở hữu. 
 - Các yếu tố làm tăng lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm 
năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông. Ví dụ, khi chuyển đổi trái phiếu 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 190 
Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông thì doanh nghiệp sẽ được giảm chi phí lãi vay liên 
quan tới trái phiếu chuyển đổi và việc làm tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 
trong kỳ. 
 Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu 
 Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định là số bình quân 
gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ cộng (+) với số bình quân gia quyền 
của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong trường hợp tất cả các cổ phiếu phổ 
thông tiềm năng có tác động suy giảm đều được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. 
 a. Việc xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu 
hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 
20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. 
 b. Xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát 
hành thêm trong kỳ 
 Cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được coi là cổ phiếu phổ 
thông tiềm năng có tác động làm suy giảm lãi trên cổ phiếu; gồm: 
 - Quyền chọn mua chứng quyền và các công cụ tương đương; 
 - Công cụ tài chính có thể chuyển đổi; 
 - Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện; 
 - Hợp đồng được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền; 
 - Các quyền chọn đã được mua; 
 - Quyền chọn bán đã phát hành. 
 Việc xác định số lượng cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được 
thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ phiếu”. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 191 
 Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
Đơn vị báo cáo: ................. Mẫu số B 02 – DN 
Địa chỉ:............... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 
 22/12/2014 của Bộ Tài chính) 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
 Năm 
 Đơn vị tính:............ 
 Mã Thuyết Năm Năm 
 CHỈ TIÊU số minh nay trước 
 1 2 3 4 5 
 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 
 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 
 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 
 (10= 01-02) 
 4. Giá vốn hàng bán 11 
 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 
 (20=10 - 11) 
 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 
 7. Chi phí tài chính 22 
 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 
 8. Chi phí bán hàng 25 
 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 
 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 
 {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 
 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 192 
 Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
 Mã Thuyết Năm Năm 
 CHỈ TIÊU số minh nay trước 
 11. Thu nhập khác 31 
 12. Chi phí khác 32 
 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 
 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 
 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 
 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 
 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (x) 70 
 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (x) 71 
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 
 - Số chứng chỉ hành nghề; 
 - Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán 
 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 193 
Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
Bài tập chương 7 
Bài 1: Tại công ty Mộc Miên vào ngày 31/12/Ncó tình hình như sau ĐVT: 1.000 đồng 
TT Chỉ tiêu Số tiền TT Chỉ tiêu Số tiền 
1 Thành phẩm 616.000 6 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.240.000 
2 Tiền gửi ngân hàng 504.000 7 Nguyên vật liệu 252.000 
3 Vay và nợ thuê tài chính 714.000 8 Quỹ đầu tư và phát triển X 
4 Phải trả khác 476.000 9 Phải trả người bán 280.000 
5 Phải thu khách hàng 518.000 10 Nhà xưởng 1.960.000 
Trong tháng 1 năm N+1 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 
1. Chủ sở hữu bổ sung nguồn vốn bằng lô nguyên vật liệu trị giá 200.000 
2. Khách hàng trả nợ bằng TGNH: 30.000 
3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000, phải trả khác 100.000 
4. Vay ngắn hạn mua một lô Công cụ dụng cụ về nhập kho trị giá 40.000 
5. Chuyển quỹ đầu tư và phát triển sang Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 20.000 
Yêu cầu: 
1. Xác định giá trị của X. 
2. Lập bảng cân đối kế toán của công ty Mộc Miên vào ngày 31/01/N+1 
Bài 2: Tại công ty Việt Quang vào ngày 31/12/N có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ) 
 TT Chỉ tiêu Số tiền TT Chỉ tiêu Số tiền 
 1 Hàng hóa 330,000 9 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,200,000 
 2 Tiền gửi ngân hàng 270,000 10 Tiền mặt X 
 3 Vay và nợ thuê tài chính 300,000 11 Quỹ đầu tư và phát triển 40,000 
 Nguồn vốn đầu tư xây 
 4 Tài sản cố định hữu hình 750,000 12 30,000 
 dựng cơ bản 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 194 
Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
 5 Phải trả khác 50,000 13 Tạm ứng 10,000 
 6 Công cụ dụng cụ 20,000 14 Phải trả người lao động 70,000 
 Phải nộp ngân sách nhà 
 7 Phải trả người bán 200,000 15 30,000 
 nước 
 8 Phải thu khách hàng 280,000 16 Tài sản cố định vô hình 190,000 
Trong tháng 1/N Công ty có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 
1. Rút TGNH về nhâp quỹ tiền mặt 60.000 
2. Mua và nhập kho lô CCDC 30.000, chưa trả tiền cho người bán 
3. Chủ sở hữu bổ sung nguồn vốn bằng một tài sản cố định hữu hình trị giá 400.000 
4. Thu nợ của khách hàng BC bằng tiền gửi ngân hàng: 140.000. 
5. Dùng TGNH nộp ngân sách nhà nước 20.000, trả nợ vay ngân hàng 110.000 
6. Dùng TGNH mua 1 TSCĐ vô hình trị giá 80.000 
7. Khách hàng trả nợ bằng TGNH 60.000, tiền mặt: 20.000 
8. Dùng TM trả nợ cho người bán 40.000 
9. Vay ngắn hạn ngân hàng mua hàng hóa về nhập kho trị giá 60.000 (chưa bao gồm 
thuế GTGT 10%) 
10. Chi tạm ứng cho Ông Vân bằng TM 10.000 
Yêu cầu: 
1. Xác định giá trị X. 
2. Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/1/N+1 
Bài 3: Tại công ty Minh Tuấn trong năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 
(ĐVT: 1000 đồng) 
1. Bán thành phẩm 200.000 Sp, giá bán 50/SP cho công ty Minh An, đã thanh toán toàn 
bộ số tiền trên bằng chuyển khoản. Giá vốn 45/SP 
2. Dùng TGNH thanh toán chi phí tiền thuê nhà làm văn phòng trong năm N: 32.000 
3. Chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ 2.500 
4. Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ 1% trên doanh thu 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 195 
Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
5. Thuế tiêu thụ đặt biệt phát sinh trong kỳ 24.000 
6. Dùng TGNH thanh toán chi phí tiền thuê cửa hàng trong năm N: 44.000 
7. Xuất kho lô công cụ dùng cho các bộ phận: 
 + Bộ phận bán hàng: 10.000 
 + Bộ phận Quản lý doanh nghiệp: 15.000 
8. Tiền lương phải trả cho các bộ phận: 
 + Bộ phận bán hàng: 280.000 
 + Bộ phận Quản lý doanh nghiệp: 350.000 
9. Chi phí khác chi bằng TGNH phát sinh trong kỳ: 25.000 
10. Chi phí tài chính chi bằng TGNH phát sinh trong kỳ: 50.000 
11. Lãi tiền gửi ngân hàng phát sinh trong kỳ thu bằng TGNH: 38.000 
12. Thu nhập khác phát sinh trong kỳ: 80.000 
Yêu cầu: Hãy lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N, biết rằng thuế suất thuế 
TNDN là 20%. 
2.4.7. Tại công ty Hoàng Nguyên trong năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như 
sau: (ĐVT: 1000 đồng) 
1. Dùng TGNH thanh toán chi phí tiền thuê nhà làm văn phòng trong năm N 150.000 
2. Bán hàng trong nước 150.000 SP với giá bán 200/SP. Giá vốn là 190/SP 
3. Xuất khẩu lô hàng hóa 20.000 với bán 2,5 USD/SP, Giá vốn 47/SP. Thuế xuất khẩu 
5%. Tỷ giá thực tế 22/USD 
4. Khoản giảm giá trong kỳ, 1% trên doanh thu 
5. Chi phí tiền thuê cửa hàng trong năm N: 140.000 
6. Xuất kho lô công cụ dùng cho các bộ phận: 
 + Bộ phận bán hàng: 20.000 
 + Bộ phận Quản lý doanh nghiệp: 25.000 
7. Chi phí khác chi bằng TGNH phát sinh trong kỳ: 15.000 
8. Chi phí tài chính chi bằng TGNH phát sinh trong kỳ: 26.000 
9. Lãi tiền gửi ngân hàng phát sinh trong kỳ thu bằng TGNH: 14.000 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 196 
Nghiệp vụ kế toán Chương 7: Báo cáo kế toán 
10. Thu nhập khác phát sinh trong kỳ: 50.000 
Yêu cầu: Hãy lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N, biết rằng thuế suất thuế 
thu nhập doanh nghiệp là 20%. 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 197 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài chính, 2014, thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về việc ban hành chế 
độ kế toán Doanh nghiệp 
2. Bộ Tài chính, Hướng Dẫn Thực Hành Chế Độ Kế Toán Doanh Nghiệp, NXB Kinh 
tế, 2017 
3. Trần Mạnh Dũng (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Hồng, Hướng Dẫn Thực Hành Sổ Kế 
Toán Và Lập Báo Cáo Tài Chính, NXB Tài chính, 2019 
4. Nguyễn Thị Xuân Hồng, Hướng dẫn thực hành sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, 
NXB Tài chính, 2018 
5. Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán, NXB Tài chính, 2010. 
 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BCTC Báo cáo tài chính 
BCĐTK Bảng cân đối tài khoản 
BCĐKT Bảng cân đối kế toán 
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
BH Bán hàng 
BTC Bộ tài chính 
CCDV Cung cấp dịch vụ 
CP Chi phí 
DNSX Doanh nghiệp sản xuất 
DT Doanh thu 
GTGT Giá trị gia tăng 
KQKD Kết quả kinh doanh 
NVKT Nghiệp vụ kinh tế 
SD Số dư 
SPS Số phát sinh 
TGNH Tiền gửi ngân hàng 
TK Tài khoản 
TM Tiền mặt 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
TSCĐ Tài sản cố định 
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 
TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 
TT Thông tư 
VCSH Vốn chủ sở hữu 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghiep_vu_ke_toan.pdf