Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

MỤC TIÊU

• Trình bày được các khái niệm phân tích kết quả kinh doanh;

• Phân tích được những chỉ tiêu kết quả kinh doanh chính yếu;

• So sánh được những chỉ tiêu giữa các ngân hàng

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 1

Trang 1

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 2

Trang 2

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 3

Trang 3

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 4

Trang 4

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 5

Trang 5

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 6

Trang 6

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 7

Trang 7

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 8

Trang 8

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 9

Trang 9

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang minhkhanh 11340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại - Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
v1.0015104211
BÀI 5
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ThS. Nguyễn Thành Trung
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015104211
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Cổ phiếu ngân hàng nào hấp dẫn nhà đầu tư X?
Nhà đầu tư X đang cân nhắc mua cổ phiếu ngân hàng. Ông đã phân tích kết quả kinh
doanh của một số ngân hàng và thấy một số vấn đề sau:
• Ngân hàng A có tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản cao nhất.
• Ngân hàng B có tỷ lệ thanh khoản cao nhất.
• Ngân hàng C sử dụng đòn bẩy tài chính thấp nhất.
Các yếu tố còn lại như nhau.
2
1. Nếu anh/chị là ông X, anh/chị sẽ quan tâm đến chỉ tiêu nào nhất?
2. Nếu vai trò của anh/chị không phải là nhà đầu tư mà là người gửi tiền hoặc
người giám sát ngân hàng thì anh/chị sẽ quan tâm đến chỉ tiêu nào?
v1.0015104211
MỤC TIÊU
• Trình bày được các khái niệm phân tích kết quả kinh doanh;
• Phân tích được những chỉ tiêu kết quả kinh doanh chính yếu;
• So sánh được những chỉ tiêu giữa các ngân hàng.
3
v1.0015104211
NỘI DUNG
4
Khái niệm và mục tiêu
Quy trình và tổ chức phân tích
Các báo cáo tài chính
Nội dung phân tích
v1.0015104211
1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU
• Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM là việc thu thập và xử lý các thông tin
tài chính, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua các tiêu chí đánh
giá đã được lựa chọn.
• Mục tiêu: Đánh giá hoạt động ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động.
5
v1.0015104211
2. QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÂN TÍCH
6
Lựa chọn 
phương 
pháp 
phân tích
Thu nhập 
và xử lý
số liệu
Xây dựng
và lựa
chọn các
tiêu chí
phân tích
Phân tích: 
Tính toán 
những 
thay đổi 
và phân 
tích 
nguyên 
nhân
Đánh giá: 
Xác định 
chuẩn 
mực để 
so sánh, 
đánh giá
Xác định
hướng
phát triển
và giải
pháp
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6
v1.0015104211
2.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Có nhiều phương pháp phân tích như:
• Phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh;
• Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa
các chỉ tiêu, phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến ROE, ROA như: doanh thu của ngân
hàng, các loại hình chi phí, phân tích cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, số nhân vốn và lãi suất
tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, sự thay đổi của tỷ lệ sau là
nguyên nhân gây ra sự thay đổi của tỷ lệ trước.
7
v1.0015104211
2.2. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN – SỐ LIỆU PHÂN TÍCH
8
Dữ liệu
Báo cáo kết quả
kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ
Bảng cân đối
kế toán
v1.0015104211
2.3. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN KẾT QUẢ KINH DOANH
• Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại là tối đa hoá lợi ích của chủ
sở hữu, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan (người gửi tiền, người đi vay và cơ quan
giám sát).
• Ngân hàng phân biệt các chỉ tiêu trung gian và chỉ tiêu cuối cùng, các chỉ tiêu phản ánh bản
chất nhất hoạt động mà ngân hàng cần đạt đến.
• Ngân hàng thường chia các chỉ tiêu kết quả thành hai nhóm: nhóm 1 phản ánh khả năng sinh
lời và nhóm 2 phản ánh trạng thái an toàn (rủi ro). Kết quả của nhóm 2 ảnh hưởng đến kết
quả của nhóm 1.
9
Các nhóm chỉ tiêu
Quy mô hoạt động Rủi ro
Doanh thu, chi phí, thu 
nhập ròng
Tỷ lệ
Tổng tài sản, tổng nguồn
vốn, qui mô tiền gửi tiết
kiệm, qui mô cho vay (cho
vay khách hàng doanh
nghiệp, cá nhân) qui mô
thanh toán, chuyển tiền,
môi giới, ủy thác
Nợ quá hạn, nợ xấu,
khe hở thời lượng,
trạng thái hối đoái
Doanh thu từ lãi, từ phí,
chi phí trả lãi, chi phí
khác, chi phí dự phòng,
thu nhập trước thuế,
sau thuế.
Tỷ trong qui mô hoạt
động, tỷ lệ rủi ro trên qui
mô (tỷ lệ nợ quá hạn)
tỷ lệ doanh thu, chi phí,
thu nhập ròng trên qui
mô (NIM, ROA, ROE).
v1.0015104211
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Dựa trên các chỉ tiêu kết quả mà ngân hàng đã lựa chọn,
ngân hàng tiến hành tính toán, phân bổ các nhân tố hợp
thành chỉ tiêu kết quả. Mỗi chỉ tiêu kết quả là tổng hợp
của các nhân tố/yếu tố hợp thành), đồng thời lại là yếu tố
hợp thành của kết quả khác.
 Ngân hàng phân tích nguyên nhân làm thay đổi các
chỉ tiêu kết quả.
10
v1.0015104211
2.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Các phương pháp:
• Phân tích các nhân tố theo thời gian để thấy mức độ thay đổi về qui mô của 1 loại khoản mục
và ảnh hưởng của sự thay đổi đó tới kết quả khác.
• Phân tích theo tỷ trọng của các khoản mục để thấy tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng số,
tìm khoản mục có giá trị lớn, hoặc khoản mục cần quan tâm; thấy được sự thay đổi cấu trúc
tài sản, nợ, chi phí và doanh thu và ảnh hưởng của chúng tới kết quả kinh doanh cuối cùng.
• So sánh các chỉ tiêu kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra đánh giá việc hoàn thành hay không
hoàn thành các chỉ tiêu kết quả đề ra.
• Xem xét, lựa chọn một nhóm các ngân hàng có cùng môi trường hoạt động, phân tích và lựa
chọn các kết quả để xác định mức trung bình tiên tiến chung cho cả nhóm.
• Trong điều kiện ngân hàng phải thực hiện một số chỉ tiêu phi lợi nhuận thì có thể đánh giá kết
quả hoạt động thông qua một số chỉ tiêu định mức.
11
v1.0015104211
2.6. XÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP
• Phân tích kết quả kinh doanh cho thấy điểm
mạnh, điểm giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh tổng thể, qua đó xác định
hiệu quả và mức độ đóng góp thậm chí của
từng bộ phận, từng nhóm cán bộ.
• Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với môi
trường kinh doanh, lượng hóa các chỉ tiêu kết
quả cho kỳ sau cũng như lượng hóa các nhân
tố ảnh hưởng, các điều kiện nhằm đạt được kế
hoạch đó
12
v1.0015104211
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong các bước phân tích báo cáo tài chính, bước nào là quan trọng nhất?
A. Thu thập số liệu.
B. Tính toán các chỉ tiêu.
C. Lựa chọn phương pháp phân tích.
D. So sánh.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Thu thập số liệu.
• Vì: Đây là bước nền tảng để làm tất cả các bước còn lại. Độ tin cậy của số liệu là yêu cầu
quan trọng để làm các bước sau chính xác.
13
v1.0015104211
3. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
14
3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
3.1. Bảng cân đối kế toán
3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
v1.0015104211
3.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
• Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của ngân hàng tại một
thời điểm nhất định nào đó. Bảng cân đối kế toán cho biết quy mô hoạt động, cơ cấu nguồn
vốn và tài sản, sự thay đổi của chúng qua thời kỳ.
• Bảng cân đối gồm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
• Hạn chế: Giá trị của các chỉ tiêu trong bảng cân đối, bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán,
các dữ liệu mà bảng cân đối kế toán cung cấp là những dữ liệu thuộc về quá khứ.
• Bản Cân đối kế toán lập theo:
 Thường lập cho cuối kỳ (ngày, tuần, tháng năm).
 Cân đối có thể lập theo giá trị sổ sách hoặc theo giá trị thị trường, phản ánh quy mô, cấu
trúc nguồn vốn và tài sản của ngân hàng, và đặc biệt sự biến động của chúng qua các
thời điểm.
 Bên cạnh đó nhà phân tích có thể lập cân đối theo số trung bình. Giá trị ròng của ngân
hàng là chênh lệch giá trị tài sản trừ (–) giá trị của các khoản nợ.
15
v1.0015104211
3.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
• Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo phản ánh tổng hợp tình hình thu – chi, mức độ lãi lỗ
của ngân hàng trong một thời kỳ kinh doanh. Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà
phân tích có thể đánh giá về khả năng sinh lãi, đánh giá kết quả sử dụng các tiềm năng về
vốn, lao động, trình độ quản lý, đánh giá khả năng sinh lời của mỗi loại tài sản
• Báo cáo thu nhập phản ánh tập trung nhất kết quả kinh doanh của từng nhóm hoạt động và
của cả ngân hàng.
16
Doanh thu của 
ngân hàng
Doanh thu từ lãi:
• Thu lãi tiền gửi
• Thu lãi cho vay
• Thu lãi chứng khoán
• 
Doanh thu khác:
• Thu phí
• Chênh lệch giá
• 
Chi phí
Chi phí trả lãi
Chi phí khác
v1.0015104211
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu hỏi: Trong các khoản thu lãi thì thu lãi từ khoản mục nào là nhiều nhất?
Trả lời:
Thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất. Do hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong
ngân hàng, nên thu lãi chiếm tỷ trọng vượt trội so với các khoản mục khác.
17
v1.0015104211
3.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phân loại rõ ràng các dòng tiền trong kỳ phát sinh từ hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Một báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết:
• NHTM đã có thu nhập từ những nguồn nào và chi phí bao nhiêu.
• Quá trình huy động vốn cho vay của NHTM.
• Quá trình mua bán lại chứng khoán vốn của ngân hàng và của các tổ chức khác.
• Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của NHTM.
18
v1.0015104211
4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH
19
4.2. Phân tích doanh thu và chi phí
4.1. Phân tích quy mô, cơ cấu và tăng trưởng các hoạt động
4.3. Phân tích chỉ tiêu sinh lời và rủi ro
v1.0015104211
4.1. PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG
Huy động
a. Các chỉ tiêu kết quả quy mô, cơ cấu và tăng trưởng huy động
• Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm
và vay.
• Cơ cấu nguồn vốn, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ cấu.
b. Các nhân tố tác động đến kết quả huy động
• Lãi suất thị trường (các mức lãi suất của ngân hàng trung ương, lãi suất trái phiếu
chính phủ).
• Tình hình phát triển kinh tế.
• Tính hình phát triển khách hàng.
Việc phân tích cũng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng – các biện pháp –
tới kết quả huy động vốn:
• Số lượng sản phẩm huy động, sự đa dạng và gia tăng tiện ích trong sản phẩm.
• Số lượng kênh huy động.
• Chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, truyền thống.
20
v1.0015104211
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn của ngân hàng?
A. Lãi suất trái phiếu chính phủ.
B. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Lãi suất tái cấp vốn.
D. Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Nhu cầu vay vốn của khách hàng.
• Vì: Nhu cầu vay vốn của khách hàng tác động đến lãi suất cấp tín dụng của ngân hàng.
21
v1.0015104211
4.1. PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG (tiếp theo)
a. Các chỉ tiêu kết quả
• Quy mô và tốc độ tăng trưởng các khoản mục tín dụng.
• Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu tín dụng.
• Phương pháp tính các chỉ tiêu phản ánh quy mô và cấu trúc tín dụng:
• Doanh số cho vay trong kỳ: Tổng số tiền đã cho vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng, quý, năm.
• Doanh số thu nợ trong kỳ: Tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ, tính cho ngày, tháng,
quý, năm.
• Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ
thể. Dư nợ là chỉ tiêu tích luỹ qua các kỳ.
 Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số thu nợ trong kỳ.
 Dư nợ bình quân trong kỳ.
 Dư nợ ròng (cho vay ròng): Dư nợ ròng = Dư nợ – Dự phòng tổn thất tín dụng.
22
v1.0015104211
4.1. PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG (tiếp theo)
23
b. Các nhân tố ảnh hưởng
• Việc phân tích cũng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng – các
biện pháp – tới kết quả tín dụng:
 Chính sách tín dụng: chính sách tăng trưởng thông qua chính sách lãi suất, hạn mức, tài
sản đảm bảo.
 Số lượng sản phẩm, sự đa dạng và gia tăng tiện ích trong sản phẩm.
 Chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, truyền thống.
 Quy trình tín dụng rõ ràng, thủ tục cho vay thuận tiện.
• Các nhân tố – biện pháp tạo thành kết quả được tập trung phân tích:
 Số lượng tài khoản, thẻ phát hành, qui mô giao dịch;
 Phí và giá mua bán.
v1.0015104211
4.1. PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG (tiếp theo)
24
• Các hoạt phi tín dụng ngày càng đóng góp phần thu
nhập gia tăng cho ngân hàng. Việc phân tích kết quả
sẽ tập trung vào:
 Phân tích qui mô và tăng trưởng thông qua doanh
số mua bán, doanh số thanh toán
 Phân tích qui mô và tăng trưởng thông qua giá trị,
cơ cấu chứng khoán, ngoại tệ.
 Phân tích qui mô và tăng trưởng thông qua giá trị,
cơ cấu ủy thác.
v1.0015104211
4.2. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ CHI PHÍ
25
Các chỉ tiêu kết quả:
1) Doanh thu từ lãi = Doanh thu lãi tiền gửi + Doanh thu lãi cho vay + Doanh thu lãi chứng
khoán + Doanh thu lãi khác
2) Chi phí trả lãi = Chi phí trả lãi tiền gửi + Chi phí trả lãi tiền vay
3) Chênh lệch thu chi từ lãi (lãi gộp) = Doanh thu từ lãi – Chi phí trả lãi
4) Doanh thu khác = Doanh thu từ phí + Doanh thu từ chênh lệch giá mua bán + Doanh thu từ
cổ tức + Doanh thu lãi phạt
5) Chi phí khác = Chi phí tiền lương, tiền công + Chi phí khấu hao + Chi phí quản lý + Chi phí đi
thuê + Chi phí dự phòng
6) Chênh lệch thu chi khác = Doanh thu khác – Chi phí khác
v1.0015104211
4.2. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ CHI PHÍ
7. Thu nhập trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = Doanh thu từ lãi + Doanh thu khác –
Chi phí trả lãi – Chi phí khác
8. Thu nhập ròng sau thuế = Thu nhập trước thuế – Thuế
9. Thu nhập từ hoạt động cho vay = Doanh thu lãi và phí từ cho vay – Chi phí trả lãi đối với
nguồn cho vay – Dự phòng tổn thất từ cho vay
10. Hoặc Thu nhập từ hoạt động cho vay = Doanh thu lãi và phí từ cho vay – Chi phí trả lãi đối
với nguồn cho vay – Dự phòng tổn thất từ cho vay – Chi phí tiền công của cán bộ làm công
tác cho vay – Phân bổ khấu hao và chi phí quản lý cho hoạt động cho vay.
v1.0015104211
a. Nội dung phân tích
• Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục phí.
• Phân tích biến động của các khoản phí: biến động về quy mô và cơ cấu, và các nhân tố
ảnh hưởng.
• Phân tích các khoản mục phí quan trọng hoặc có tốc độ tăng nhanh.
• Phân tích các khoản phí hay biến động mạnh (biến phí) – đo mối liên hệ giữa loại phí này với
một số chỉ tiêu như quy mô và tốc độ nguồn huy động, thu nhập, chênh lệch thu chi từ lãi
Tổng chi trả lãi trong kỳ =
Trong đó: Ni là nguồn phải trả lãi trong kỳ
Lsi là lãi suất chi trả trong kỳ
27
1
n
i iN Ls 
4.2. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ CHI PHÍ (tiếp theo)
PHÂN TÍCH CHI PHÍ
v1.0015104211 28
4.2. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ CHI PHÍ (tiếp theo)
PHÂN TÍCH CHI PHÍ
b. Phân tích các khoản mục chi phí
• Chi phí trả lãi;
• Chi phí hoạt động;
• Trích lập dự phòng tổn thất trong kỳ;
• Các khoản chi khác theo định mức hoặc theo số thực tế.
v1.0015104211 29
4.2. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ CHI PHÍ (tiếp theo)
• Nội dung của phân tích doanh thu:
 Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục doanh thu;
 Phân tích sự thay đổi của khoản mục doanh thu và các nhân tố ảnh hưởng;
 Phân tích các khoản mục doanh thu quan trọng hoặc có tốc độ tăng nhanh.
• Các khoản doanh thu:
Tổng doanh thu từ lãi = Doanh thu lãi từ cho vay + Doanh thu lãi từ các khoản tiền gửi +
Doanh thu lãi từ chứng khoán + Doanh thu lãi từ cho thuê + Doanh thu lãi khác
PHÂN TÍCH DOANH THU
v1.0015104211
4.3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ LỆ SINH LỜI VÀ RỦI RO
30
v1.0015104211
4.3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ LỆ SINH LỜI VÀ RỦI RO
31
v1.0015104211
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
• Tùy thuộc vào vị trí mà người phân tích có thể quan tâm đến các chỉ tiêu.
• Với người gửi tiền, thường quan tâm đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
• Với người giám sát thì thường quan tâm đến các chỉ tiêu an toàn theo quan điểm của ngân
hàng trung ương như khả năng đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tập trung vốn vào
ngành – đối tượng, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cấp tín dụng trung và dài hạn
32
v1.0015104211
BÀI TẬP
Hãy sử dụng dữ liệu của bài tập bài 3 và trả lời câu hỏi: Nếu như ngân hàng muốn tăng tỷ
lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu lên 15% thì sẽ thay đổi lãi suất cấp tín dụng bình quân thành
bao nhiêu %?
Gợi ý trả lời:
• Theo gợi ý của bài tập trong bài 3, ta đã tính được:
• Chi lãi = 947,9
• Tổng dự phòng = 14 + 55,5 = 69,5
• Vậy tổng chi = 947,9 + 69,5 + 35 = 1052,4
• ROE = 15% thì LNST = 75 LNTT = 97,4
• Vậy doanh thu = LNTT + chi phí = 97,4 + 1052,4 = 1149,8
 Thu lãi = 1149,8 – 87 = 1062,8
• Gọi lãi suất cấp tín dụng trung bình là y thì:
500 3% + 700 4,5% + 1000 8,5% + 70% (34000 + 2200 + 1800) y = 1062,8
 y = 17,98%
33
v1.0015104211
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Với các hoạt động cơ bản là hoạt động
tài chính, hầu hết các kết quả hoạt động của ngân hàng đều được coi là kết quả
tài chính.
• Bài 5 – Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại đã làm rõ:
 Thế nào là kết quả kinh doanh và các lớp chỉ tiêu phản ảnh kết quả kinh doanh;
 Các chỉ tiêu kết quả chủ yếu và các bộ phận hợp thành cũng như các nhân tố
ảnh hưởng;
 Qui trình, nội dung phân tích kết quả kinh doanh.
34

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_bai_5_phan_tich_ket_qua_kinh_doanh_cua.pdf