Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn

Phân cấp quản lý nhà nước đã và đang được đẩy mạnh thực hiện ở Việt Nam trong thời gian

qua nhằm để phát huy tính chủ động ở chính quyền địa phương. Theo đó, chính sách về quản

lý đất đai, việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cũng đã được phân cấp mạnh mẽ.

Chính sách phân cấp này đã giúp cho chính quyền địa phương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều

thuận lợi hơn trong công tác thu hồi đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên cũng đã có những dấu hiệu cho thấy xảy ra những rủi ro cần phải xem xét.

Dựa trên các lý thuyết về phân cấp, thể chế, qua kết quả phân tích việc phân cấp quản lý nhà

nước trong thực hiện quy trình thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh Bà

Rịa Vũng Tàu, cho thấy việc phân cấp này còn những vấn đề trục trặc sau đây:

Thứ nhất, việc phân cấp trao quyền không tương đồng với trách nhiệm giải trình. Chính quyền

cấp tỉnh có quyền lực lớn, là cấp thực chất quyết định thu hồi đất của người dân, nhưng mức

độ chịu trách nhiệm giải trình kém. Cấp huyện, về bản chất là cấp thực thi theo quyết định của

tỉnh, nhưng phải chịu cơ chế trách nhiệm giải trình rất nặng nề.

Thứ hai, quy trình thực hiện hạn chế sự tham gia của người dân và không đảm bảo tính minh

bạch. Người dân không được tham gia và không được cung cấp thông tin cho đến khi đất của

họ đã có chủ trương quyết định thu hồi của tỉnh. Sau đó sự tham gia của người dân cũng chỉ

hạn chế, không được quyền thỏa thuận, thương lượng đối với phần diện tích đất của họ bị thu

hồi.

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 1

Trang 1

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 2

Trang 2

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 3

Trang 3

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 4

Trang 4

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 5

Trang 5

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 6

Trang 6

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 7

Trang 7

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 8

Trang 8

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 9

Trang 9

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 64 trang minhkhanh 03/01/2022 2760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn

Luận văn Giải pháp chính sách trong phân cấp quản lý Nhà nước để công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiệu quả hơn
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện, các đoạn trích dẫn và số liệu sử 
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết 
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế 
TP.HCM hay chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 
 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013 
 Tác giả 
 Nguyễn Đức Bình 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Luận văn này được thực hiện nhờ vào sự hướng dẫn tận tâm của Thầy, PGS.TS.Phạm Duy 
Nghĩa. Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những ý kiến hướng dẫn, đóng góp quý 
báu của Thầy trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin cảm ơn Thầy đã nhiệt tình 
truyền đạt kiến thức về pháp luật, về quản trị nhà nước, giúp em hình thành nên ý tưởng để 
thực hiện luận văn này. 
Xin được chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 
Những Thầy, Cô có kiến thức uyên thâm và trách nhiệm cao nhất, đầy nghiêm khắc, răn đe 
nhưng cũng luôn luôn sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ học viên, đã nỗ lực hết sức để truyền đạt 
cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Xin cảm ơn các anh, chị, các bạn học viên 
lớp MPP4, những người bạn đặc biệt đáng quý, luôn sẵn lòng hỗ trợ, giúp tôi vượt qua thời 
gian học tập với cường độ và áp lực nặng nề vừa qua. 
Tôi cũng xin được gửi lời biết ơn đến Lãnh đạo UBND huyện, Văn phòng UBND huyện Châu 
Đức, những người đã hết sức tạo điều kiện, cổ vũ và hỗ trợ để tôi có điều kiện tập trung học 
tập. Cảm ơn các anh, chị, đồng nghiệp cơ quan đã chia sẻ công việc trong suốt thời gian tôi đi 
học. 
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng tri ân đến gia đình. Đặc biệt cảm ơn đến người vợ đã không 
ngại khó khăn, chăm sóc gia đình, giúp tôi được toàn tâm học tập. Con trai yêu quý là nguồn 
cổ vũ và là động lực to lớn để tôi thêm cố gắng, nỗ lực hoàn thành chương trình học này. 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................ i 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii 
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iii 
TÓM TẮT .................................................................................................................................. vi 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... viii 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... ix 
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................. x 
DANH MỤC CÁC HỘP ............................................................................................................ xi 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 
1.1. Bối cảnh chính sách ........................................................................................... 1 
1.2. Vấn đề chính sách .............................................................................................. 3 
1.3. Sự cần thiết nghiên cứu ..................................................................................... 4 
1.4. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 4 
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 
1.6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6 
1.7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 6 
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 7 
2.1. Tác động của thể chế nhà nước đối với quản lý đất đai .................................... 7 
2.2. Cơ sở lý thuyết về phân cấp quản lý nhà nước ................................................. 8 
2.3. Chính sách phân cấp quản lý nhà nước đối với đất đai .................................. 12 
2.4 Các quy định chính sách về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư .......... 15 
iv 
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN THEO PHÂN CẤP QUY TRÌNH THU 
HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA 
VŨNG TÀU .............................................................................................................................. 17 
3.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ............................. 17 
3.2. Quy trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn 
tỉnh ......................................................................................................................... 18 
3.2.1. Chủ trương đầu tư và thông báo thu hồi đất ............................................................ 19 
3.2.2 . Tổ chức kiểm kê hiện trạng .................................................................................... 19 
3.2.3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .................................................... 20 
3.2.4. Quyết định thu hồi đất ............................................................................................. 20 
3.2.5. Phê duyệt và thực hiện phương án và ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái 
định cư ............................................................................................................................... 21 
3.2.6. Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................................................. 21 
3.2.7. Bàn giao đất, cưỡng chế thu hồi đất ........................................................................ 21 
3. ... a đã quyết và cũng đã có quy định hết rồi. Tham gia được 
người ta trả công, tôi cũng không có gì bận rộn nên tham gia vậy thôi. –Ý kiến của ông Phúc, 
đại diện cho các hộ dân tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư công trình mở rộng, 
nâng cấp đường Đá Bạc-Phước Tân. 
- Tôi cũng đã lớn tuổi rồi, ít khi tìm hiểu, nắm bắt quy định pháp luật thì làm sao có ý kiến gì 
được. Tôi tham gia cũng chỉ mong là để hỗ trợ, giúp anh em làm việc được trôi chảy, thuận 
lợi để sớm được nhận tiền bồi thường, cũng không còn muốn làm rẫy nữa.- Ý kiến của ông 
Phó, đại diện cho các hộ dân tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư công trình dự 
án cụm công nghiệp Đá Bạc. 
48 
Phụ lục 3: Phỏng vấn ông Nguyễn Công Vinh-Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức phụ 
trách công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư. 
Theo quy định hiện nay cấp huyện chịu trách nhiệm khá nhiều nội dung trong công tác thu hồi 
đất, việc thực hiện trong thời gian qua như thế nào? 
Thời gian qua, công tác này vẫn được các cơ quan chuyên môn huyện cùng với các xã-thị trấn 
phối hợp thực hiện tương đối tốt, mặc dù cũng đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. 
Cụ thể là những khó khăn gì? 
Một số quy định còn thiếu rõ ràng, chồng chéo lẫn nhau và thường hay thay đổi, gây khó khăn 
rất nhiều trong quá trình thực hiện. Ví dụ như chính sách về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nằm 
trong hay ngoài khu dân cư, từ nghị định 84 qua nghị định 69 khác nhau rất nhiều, đồng thời 
theo đặc điểm nông thôn ở đây dân cư sinh sống rải rác, rất nhiều trường hợp sống trên đất họ 
đang canh tác, do đó rất khó có cơ sở để xác định được trong hay ngoài khu dân cư để tính 
toán mức giá bồi thường, đã có rất nhiều trường hợp người dân khiếu nại về nội dung này. 
Hay việc xác định mức giá đất bồi thường theo vị trí, khu vực rất rắc rối, đôi khi người dân 
chưa nắm rõ nên phát sinh khiếu nại, thắc mắc. Hay quy định mức giá của tỉnh về bồi thường 
đất cũng như một số loại cây trồng hiện nay người dân chưa thỏa mãn dẫn đến phát sinh khiếu 
nại. Trong khi lại phải đảm bảo hoàn thành công việc theo thời gian quy định nên cũng gây 
thêm nhiều áp lực. 
Cấp xã chịu trách nhiệm xác nhận tính pháp lý trong đó có rất nhiều nội dung và cũng khá 
phức tạp, trong khi lại hạn chế về năng lực (chỉ có một cán bộ địa chính phụ trách thực hiện), 
như vậy có hợp lý không? 
Xã chịu trách nhiệm xác nhận nhưng cũng phải có sự phối hợp, hỗ trợ của cơ quan chuyên 
môn huyện, sau đó còn thông qua Hội đồng Bồi thường HT TĐC huyện, đồng thời huyện vẫn 
chịu trách nhiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân đối với các nội dung 
do xã thực hiện. Huyện cũng đang xem xét đề nghị chuyển một số công việc như quy hoạch 
khu dân cư ở các xã và một số nội dung khác đòi hỏi nhiều về chuyên môn cho cơ quan 
chuyên môn huyện chịu trách nhiệm thực hiện. 
Thực tế thì khi có chủ trương thu hồi đất, chủ đầu tư và tỉnh đã xác định vị trí, diện tích đất 
thu hồi, cấp huyện lại chịu trách nhiệm ra quyết định thu hồi và chịu trách nhiệm về giải quyết 
49 
đơn thư khiếu nại của người dân. Như vậy có hợp lý không? 
Quy định hiện nay như vậy và mình phải thực hiện. Việc này cũng có cái lý của nó là vì chính 
quyền cấp huyện sát với dân hơn, đồng thời với chủ trương cho rằng cấp huyện có thẩm quyền 
cấp giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất cho dân thì tương ứng cũng phải chịu trách nhiệm 
trong thu hồi đất của dân. Thực tế thời gian qua việc thực hiện các nội dung này ở cấp huyện 
cũng đã mang lại những thuận tiện hơn cho người dân khi cần có nhu cầu liên hệ làm việc với 
chính quyền. 
Phụ lục 4: Phỏng vấn ông Nguyễn Trí Nghĩa, cán bộ địa chính xã Nghĩa Thành-huyện 
Châu Đức. 
Trên địa bàn xã đang thực hiện công tác thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp đô thị Châu 
Đức với diện tích khá lớn, với vai trò là người chịu trách nhiệm chính tham mưu cho xã, việc 
thực hiện công tác này trong thời gian qua như thế nào,? 
Nhiệm vụ của xã bên cạnh việc niêm yết, phổ biến các văn bản của cấp trên ban hành đến 
người dân (thông báo thu hồi đất, phương án bồi thường HT TĐC, quyết định bồi thường và 
thông báo nhận tiền), xã còn phải chịu trách nhiệm trong việc xác nhận tính pháp lý về đất và 
các khoản hỗ trợ để cơ quan chuyên môn huyện làm cơ sở lập phương án bồi thường cho từng 
hộ dân. Việc này có vai trò rất quan trọng trong cả quy trình xác định phương án bồi thường, 
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Trong quá trình thực hiện, xã cũng đã gặp 
phải những khó khăn nhất định. 
Trong quá trình thực thi đã gặp phải khó khăn gì? 
Việc xác nhận tính pháp lý có nhiều nội dung, bao gồm: xác định nguồn gốc đất, vị trí, khu 
vực, hạng đất để tính bồi thường hoa màu, tỷ lệ thu hồi, khu dân cư, lao động, hộ nghèo, xét 
tái định cư. Do đó phải nói là trách nhiệm của xã khá nặng nề, trong thực thi cũng đã gặp phải 
không ít khó khăn, nhất là phải làm sao cho đảm bảo kịp tiến độ thời gian theo quy định mà 
phải chính xác để hạn chế xảy ra tình trạng khiếu nại, thắc mắc của người dân về sau này. 
Thực tế thì cũng đã có rất nhiều đơn khiếu nại liên quan đến các nội dung do xã chịu trách 
50 
nhiệm, ông nghĩ sao về việc này? 
Với quy định lĩnh vực này thường hay thay đổi, trong khi chủ yếu chỉ một cán bộ địa chính xã 
phải thực hiện nhiều nội dung như trên thì không tránh được sai sót, nhất là những nội dung 
tương đối phức tạp như xác định nguồn gốc đất, xác định khu dân cư, trong khi những nội 
dung này ảnh hưởng rất lớn đến mức bồi thường của người dân, khiếu nại của người dân đối 
với cấp xã chủ yếu ở hai nội dung này. 
Vậy theo ông có nên chuyển một số nội dung cho cơ quan chuyên môn cấp huyện, có thể thực 
hiện tốt hơn không? 
Do những nội dung này rất chi tiết và rất sát với cơ sở nên giao cho cấp xã như trước nay cũng 
được cho là hợp lý, nhưng do ở xã chủ yếu chỉ cán bộ địa chính thực hiện, ở những xã cán bộ 
địa chính không đảm bảo năng lực thực hiện thì cơ quan chuyên môn huyện phải cử thêm 
người về hỗ trợ. Thật ra cơ quan chuyên môn huyện với năng lực và điều kiện tốt hơn có thể 
đảm nhận thực hiện một số nội dung tốt hơn, như hiện nay đã chuyển việc xác định vị trí, khu 
vực cho phòng Tài nguyên Môi trường (Văn phòng Đăng ký QSD đất), một số nội dung khác 
như xác định khu dân cư, tỷ lệ thu hồi, xét tái định cư cũng có thể xem xét chuyển cho cơ quan 
chuyên môn huyện thực hiện. 
Phụ lục 5: Thông báo sô 281/TB-UBND ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh BRVT 
Thông báo số 281/TB-UBND ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh BRVT về kết luận của UBND 
tỉnh tại buổi làm việc (do ông Hồ Văn Niên-PCT.UBND tỉnh chủ trì) về thành lập khu công 
nghiệp Đá Bạc nêu: 
“Theo quan điểm: nhà đầu tư chọn địa điểm nào, tỉnh chọn địa điểm đó làm khu công nghiệp 
chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Trên quan điểm đó và qua khảo sát thực tế, 
51 
khu Đá Bạc có nhiều yếu tố thuận lợi được chọn để triển khai xây dựng khu công nghiệp 
chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh để thu hút các nhà đầu tư nhật bản theo chủ trương 
của thủ tướng chính phủ. 
Công ty cổ phần Đông á lập tờ trình xin chủ trương được đầu tư hạ tầng khu công nghiệp 
chuyên sâu, trong đó nêu rõ quy mô, phương án đầu tư, mục tiêu giới thiệu năng lực nhà đầu 
tư (về vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật)... gửi UBND tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan 
xem xét. 
Giao trách nhiệm cho sở kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử 
lý và trình UBND tỉnh về chủ trương chấp thuận lập dự án thảnh lập khu công nghiêp chuyên 
sâu theo quy trình. 
Sau khi có dự án tiếp tục trình Thủ tướng Chính phủ cho thành lập khu công nghiệp chuyên 
sâu theo chỉ đạo của Thủ tướng trước đây tại công văn số 681/VPCP-QHQT ngày 28/6/2011 
và công văn số 8516/VPCP-QHQT ngày 30/11/2011 về việc xây dựng tại thành phố Hải 
phòng và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mỗi nơi một khu công nghiệp chuyên sâu về cơ khí chế tạo, 
về công nghiệp điện tử thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản. 
Để đáp ứng nhu cầu trước mắt của nhà đầu tư Nhật Bản, giao cho sở Công thương chủ trì phối 
hợp với sở xây dựng UBND huyện châu Đức điều chỉnh vị trí các cụm công nghiệp, lập thủ 
tục thành lập cụm công nghiệp kiểu mới (cụm công nghiệp-đô thị) với quy mô 75 ha để triển 
khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật”.... 
Phụ lục 6: Hậu quả của tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam, trích dẫn từ 
những người được tham vấn 
“Ai cũng có thể đoán được tại sao một số cán bộ địa chính lại giàu có như vậy. Nếu họ chỉ có mỗi 
khoản tiền lương như các cán bộ khác thì làm sao mà họ lại có thể nhanh giàu như thế”. Tham vấn ở 
tỉnh Bắc Ninh 
“Các doanh nghiệp chỉ cần giữ đất mà không phải đầu tư gì cả, sau 5 năm tự bản thân đất đã sinh lời 
mà nhà nước không thể thu được bất kỳ một khoản thuế nào, do vậy doanh nghiệp thì sinh lời trong khi 
52 
đó người nông dân thì mất đất, nhà nước thì mất thuế”. Tham vấn tại tỉnh Tiền Giang 
“Có trường hợp là một cánh đồng màu mỡ đang canh tác, sau đó nhà nước thu hồi cho dự án, rồi để 
không trong nhiều năm, thật là lãng phí”. Tham vấn tại tỉnh Bắc Ninh 
“Đa số các doanh nghiệp đều thiếu thông tin (về quản lý đất đai). Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có 
khả năng tài chính và có quan hệ với chính quyền”. Tham vấn với các chuyên gia Việt Nam. 
“Tham nhũng trong quản lý đất đai là lớn nhất và là vấn đề bức xúc nhất trong xã hội hiện nay. Ban 
đầu, người nông dân vui sướng khi thu nhập tăng, nhưng bây giờ thì họ lại cảm thấy mình bị tụt xa”. 
Tham vấn với các chuyên gia Việt Nam. 
Nguồn: Báo cáo của CECODES năm 2010: kết quả khảo sát địa phương về liêm chính trong quản lý 
đất đai ở Việt Nam. Trích trong WB, ĐSQ Đan Mạch, ĐSQ Thụy Điển (2011). 
Phụ lục 7: Hỏi về dịch vụ công 
Tôi thấy báo chí hay nói về dịch vụ công nhưng tôi chưa được hiẻu rõ khái 
niệm về dịch vụ công. Dịch vụ công có đặc điểm gì, có bao nhiêu loại dịch vụ 
công hiện nay ở nước ta 
Trả lời 
Hiện nay, khái niệm cũng như nội hàm của thuật ngữ dịch vụ công ở nước ta vẫn còn nhiều ý kiến 
khác nhau. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã quy định vấn đề dịch vụ công trong chức 
năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, như Luật Tổ chức Chính phủ 
2001, Điều 8 ghi các nhiệm vụ của Chính phủ mục 4 viết “Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát 
triển kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công..”; 
hoặc Điều 22 viết “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà 
nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công 
thuộc ngành, lĩnh vực”. Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy 
của bộ, cơ quan ngang bộ quy định tại Điều 9 về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công 
thuộc ngành lĩnh vực. Như vậy có thể khẳng định, dịch vụ công là một hoạt động thuộc phạm vi chức 
năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước. 
Nói chung, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khái niệm, thuật ngữ dịch vụ công dưới các góc độ khác 
nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất tương đối ở các đặc điểm sau của dịch vụ công: 
- Là một loại dịch vụ do Nhà nước (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) trực tiếp 
thực hiện hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện dưới sự giám sát của Nhà 
nước; 
- Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân dân (những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu); 
Đào Thị Hải; 
haicamt@yahoo.com 
53 
- Nhà nước là người chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân, xã hội về chất lượng dịch vụ cũng như 
số lượng dịch vụ. Trách nhiệm ở đây thể hiện qua việc hoạch định chính sách, thể chế pháp luật, quy 
định tiêu chuẩn chất lượng, thanh tra kiểm tra giám sát việc thực hiện v.v; 
- Không nhằm mục tiêu lợi nhuận; 
- Đối tượng thụ hưởng Dịch vụ công không trực tiếp trả tiền (đã trả qua hình thức thuế), tuy nhiên có 
những trường hợp phải trả lệ phí theo quy định chặt chẽ của pháp luật. 
Vậy có thể hiểu một cách khái quát Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, 
phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu lợi nhuận. 
Xuất phát từ cơ sở nhận thức như trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể tạm 
chia dịch vụ công ở nước ta hiện nay thành các loại sau: 
- Thứ nhất, những dịch vụ sự nghiệp công (có người gọi là hoạt động sự nghiệp công), phục vụ những 
nhu cầu thiết yếu cho xã hội, quyền và lợi ích công dân. Nhà nước trực tiếp (thông qua) các tổ chức, 
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc uỷ quyền cho các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện, cụ thể như 
chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học, bảo hiểm an sinh xã hội, 
phòng cháy chữa cháy, bão lụt, thiên tai, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người nghèo .... 
- Thứ hai, những hoạt động mang tính dịch vụ công ích, đây là các hoạt động có một phần mang tính 
chất kinh tế, hàng hoá như cung cấp điện, cấp nước sạch, giao thông công cộng đô thị, viễn thông, vệ 
sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, vận tải công cộng, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến 
diêm ... 
- Bên cạnh đó, hiện nay còn có luồng ý kiến cho rằng có loại thứ ba của dịch vụ công, đó là dịch vụ 
hành chính công. Loại này liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, cụ 
thể như các hoạt động thẩm định hồ sơ, ký phê duyệt, tổ chức cho đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng 
ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản, trật tự an toàn 
xã hội, hải quan, chứng thực ... 
Xin lưu ý rằng, mặc dù có sự phân định thành bao nhiêu loại dịch vụ công đi chăng nữa thì vẫn đều có 
một điểm chung cơ bản đó là Nhà nước là người có trách nhiệm đến cùng trước xã hội, công dân đối 
với chất lượng, cũng như quy định khung giá cả (phí, lệ phí) cung cấp các loại hình của dịch vụ công. 
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, hy vọng đã giúp Bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về dịch vụ công. 
Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ 
Nguồn: 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_chinh_sach_trong_phan_cap_quan_ly_nha_nuo.pdf