Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:

 Hiểu được thế nào là rủi ro và các loại rủi ro

đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng.

 Nắm bắt được nguyên nhân, mô hình đo

lường và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín

dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái, rủi ro

thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng

thương mạ

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 1

Trang 1

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 2

Trang 2

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 3

Trang 3

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 4

Trang 4

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 5

Trang 5

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 6

Trang 6

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 7

Trang 7

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 8

Trang 8

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 9

Trang 9

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang minhkhanh 11320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
FIN504_Bai 4_v1.0011107212 91 
BÀI 4: RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
Nội dung 
 Khái niệm, nguyên nhân, biện pháp 
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 
 Khái niệm, nguyên nhân, biện pháp 
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. 
 Khái niệm, nguyên nhân, biện pháp 
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro hối đoái. 
 Khái niệm, nguyên nhân, biện pháp 
ngăn ngừa và hạn chế rủi ro thanh 
khoản. 
Mục tiêu Thời lượng 
Sau khi học xong bài này, học viên sẽ: 
 Hiểu được thế nào là rủi ro và các loại rủi ro 
đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng. 
 Nắm bắt được nguyên nhân, mô hình đo 
lường và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín 
dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái, rủi ro 
thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng 
thương mại. 
 15 tiết 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
92 FIN504_Bai 4_v1.0011107212 
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP 
Tình huống 
Công ty Huy Hoàng thành lập với vốn điều lệ 2 tỷ VND. Chức 
năng kinh doanh là may thêu xuất khẩu, sản xuất các loại đũa. 
Năm 2001 – 2005 Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 
cho phép mở rộng thêm một số chức năng như xây dựng dân 
dụng, sau đấy Công ty nâng vốn điều lệ lên 20 tỷ thành công ty 
cổ phần. Năm 2006 công ty Huy Hoàng muốn làm giàu bằng 
đầu tư bất động sản hơn là sản xuất, vì thế công ty đã đầu tư 
đất ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Thành phố Hồ chí Minh, Vũng 
Tầu... Công ty Huy Hoàng đã vay Eximbank và Ngân hàng 
Bắc Á 50 tỷ đồng và 1 triệu USD. Năm 2007 xảy ra khủng 
hoảng tài chính, thị trường bất động sản khu vực miền Nam gần như đóng băng, một số dự án 
đang thi công nhà ở cao cấp cũng phải ngừng. Năm 2008 để cứu vãn tình hình Huy Hoàng 
nhập phân bón trả chậm của nước ngoài và lỗ hàng tỷ đồng. 
Câu hỏi 
Với món vay của công ty Huy Hoàng, hai ngân hàng trên sẽ gặp phải những rủi ro nào? 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
FIN504_Bai 4_v1.0011107212 93 
Rủi ro là một yếu tố khách quan, con người không thể loại trừ được hết mà chỉ có thể 
hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra. Có rất 
nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro nhưng khái quát lại có thể chia làm 2 quan điểm: 
Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các 
yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra 
cho con người. 
Theo quan điểm trung hòa: Rủi ro là độ lệch so với kì vọng, là những biến cố xảy ra 
ngoài dự kiến. Đây là sự bất trắc có thể đo lường được, có thể mang tính tích cực, có 
thể mang tính tiêu cực. Nếu tập trung nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những 
biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại 
kết quả tốt đẹp cho tương lai. 
4.1. Rủi ro tín dụng 
4.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 
Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề đi kèm với mỗi khoản 
tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng, đòi hỏi 
ngân hàng cần phải quan tâm ngăn ngừa, hạn chế 
nhằm bảo đảm an toàn cho những đồng vốn mà các cổ 
đông cùng những người gửi tiền đã bỏ ra. Không chỉ 
có vậy, Chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng luôn 
quan tâm và đưa ra các quy chế để tạo ra hành lang 
pháp lý thích hợp giúp cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng luôn lành mạnh 
và hiệu quả bởi hệ thống NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng so với các ngành kinh 
tế khác – hệ thống ngân hàng chính là huyết mạch của nền kinh tế. 
Tìm hiểu rủi ro tín dụng trước hết phải định nghĩa được nó, có rất nhiều định nghĩa về 
rủi ro tín dụng. Tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, rủi ro tín 
dụng đã được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong 
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không 
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” 
Như vậy có thể nói rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu 
do hoạt động tín dụng mang lại bởi vì khả năng khách hàng không hoàn trả vốn gốc và 
lãi không đúng thời hạn hoàn toàn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. 
4.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 
Muốn đối phó với rủi ro tín dụng không thể không tìm hiểu các nguyên nhân đã dẫn 
đến rủi ro tín dụng. Nếu phân chia theo xuất xứ của rủi ro thì có 4 nguyên nhân chính 
gây nên rủi ro đó là: 
Nguyên nhân
Môi trường bên ngoài 
Ngân hàng Khách hàng 
Tài sản đảm bảo 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
94 FIN504_Bai 4_v1.0011107212 
 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài 
Môi trường bên ngoài bao hàm rất nhiều yếu tố, nhưng ảnh hưởng lớn nhất tới 
hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các khách hàng của ngân hàng mà có thể 
dẫn tới rủi ro thì có bốn yếu tố cơ bản: Môi trường tự nhiên, môi trường chính trị 
pháp luật, môi trường khoa học công nghệ và môi trường kinh tế. 
Điểm chung lớn nhất của bốn yếu tố này là chúng đều tác động hàng loạt tới các 
khách hàng của ngân hàng, nếu chúng diễn biến xấu thì hầu hết hoặc thậm chí tất 
cả khách hàng đều bị ảnh hưởng tiêu cực, khả năng trả nợ vì thế mà giảm sút và 
dẫn tới rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 
o Môi trường tự nhiên 
Là yếu tố mà con người khó có thể tác động vào nhất trong bốn yếu tố đã nêu. 
Môi trường tự nhiên bao gồm: điều kiện thời tiết, khí hậu, địa lý, địa hình, tài 
nguyên thiên nhiên Khi môi trường tự nhiên diễn biến tiêu cực tức là xảy ra 
thiên tai (như lũ lụt, động đất, hạn hán, sương muối) hay dịch bệnh (cúm gia 
cầm, cúm lợn, lợn tai xanh) thậm chí thiên tai làm cho cơ sở sản xuất của 
khách hàng bị phá hỏng, dẫn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ bị 
giảm sút nặng nề, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhẹ thì chỉ thua lỗ 
nếu nặng còn có thể bị phá sản. Do dó, khách hàng sẽ không còn khả năng thực 
hiện các cam kết với ngân hàng. 
o Môi trường kinh tế 
Bao hàm các vấn đề như: Chu kỳ của nền kinh tế, 
lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá.. ... à 140 tr $ 
và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm là 10%. NH muốn sẵn sàng đáp 
ứng mọi yêu cầu vay vốn đối với khách hàng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tín dụng. 
Yêu cầu thanh khoản đối với cho vay là: 140 × 10% + (140 – 135) = 19 triệu $ 
Tổng nhu cầu thanh khoản của NH là: 44,57 + 19 = 63,57 triệu $ 
4.4.3.3. Phương pháp so sánh các hệ số thanh khoản chủ yếu giữa các ngân hàng 
tương đồng 
Quan điểm cơ bản của phương pháp này là ngân hàng ước tính nhu cầu thanh khoản 
dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Cụ thể, NH thường sử dụng các chỉ số 
tài chính hay các chỉ số thanh khoản để so sánh. 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
126 FIN504_Bai 4_v1.0011107212 
Ví dụ các NHTM Việt Nam thường sử dụng các chỉ số như: 
 Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi 
 Tổng dư nợ cho vay/Vốn đi vay 
 Tài sản Có lỏng/Vốn đi vay 
 Tài sản Có gần với tiền/Tổng các khoản huy động có mệnh giá lớn 
Các NH để có thể so sánh một cách chính xác, ngoài 
việc so sánh với các NH cùng quy mô tương đồng 
(theo mức bình quân ngành), NH còn cần phải dựa trên 
các yếu tố như: Yếu tố xu thế (thông qua xây dựng 
một đường xu thế sử dụng giá trị tại các thời điểm cuối 
năm, cuối quý, cuối tháng đối với các chỉ số trong 
vòng ít nhất 10 năm gần đây); yếu tố mùa vụ (đo 
lường sự thay đổi của các chỉ số trong những tuần, 
những tháng nhất định dưới tác động của yếu tố thời vụ trên cơ sở so sánh với các chỉ 
số tại thời điểm cuối năm gần nhất); phần chu kỳ (thể hiện sự sai lệch so với chỉ số dự 
tính do tình trạng của nền kinh tế trong năm). 
Khi so sánh các hệ số trên và những đặc điểm cơ bản của bảng cân đối tài sản giữa các 
ngân hàng có cùng quy mô và trong cùng địa bàn cũng có thể xác định được mức độ 
rủi ro thanh khoản của ngân hàng. 
Các yếu tố trong quá trình lựa chọn các nguồn dự trữ: 
 Tính cấp thiết của yêu cầu thanh khoản: thâm hụt xảy ra trong vài giờ, có thể sử 
dụng vay tái chiết khấu, vay qua đêm, xảy ra không cấp thiết: bán CD, bán tài sản. 
 Tính kỳ hạn của yêu cầu thanh khoản. 
 Khả năng vươn tới thị trường để đáp ứng yêu cầu thanh khoản. 
 Tương quan về chi phí và rủi ro giữa các nguồn vốn. 
 Triển vọng của lãi suất và thu nhập. 
 Triển vọng trong chính sách tiền tệ và trong hoạt động vay nợ của Chính phủ. 
 Khả năng bảo vệ: Ngân hàng sử dụng nguồn vốn vay nợ quy mô lớn cần cảnh giác 
với vấn đề thiếu chắc chắn lãi suất. Họ không biết chi phí lãi suất trong tương lai 
như thế nào, có thể sử dụng biện pháp hợp đồng tương lai và quyền chọn để hạn 
chế sự thiếu chắc chắn này. 
 Các quy định đối với nguồn thanh khoản: ngân hàng không thể sử dụng các nguồn 
thanh khoản như nhau. 
Ví dụ: Yêu cầu dự trữ tiền gửi và vay NHTW không được thực hiện thường xuyên và 
tái cho vay cần sử dụng phương pháp dự trữ khác. 
4.4.4. Quản lý rủi ro thanh khoản 
4.4.4.1. Yêu cầu 
 Phải đảm bảo rằng sự thiếu hụt nguồn vốn của ngân hàng là có thể dự đoán trước 
được và tìm được nguồn bù đắp trong điều kiện bình thường. 
 Phải luôn duy trì "Tỷ lệ khả năng thanh toán chi trả" theo đúng quy định. 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
FIN504_Bai 4_v1.0011107212 127 
 Phải đảm bảo việc bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn duy 
trì phải phù hợp với các quy chế quản lý, với sự tăng quy mô Bảng cân đối tài sản 
và với nhu cầu của các hoạt động kinh tế. 
4.4.4.2. Nội dung quản lý 
 Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản 
Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản là chiến lược mà NH tích lũy thanh khoản 
bằng cách nắm giữ các tài sản thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng 
khoán dễ bán. Khi có nhu cầu thanh khoản, NH sẽ bán một số tài sản cho tới khi 
toàn bộ nhu cầu thanh khoản được đáp ứng. Chiến lược này còn được gọi là chiến 
lược chuyển đổi tài sản bởi vì vốn thanh khoản được tạo ra từ việc chuyển hóa các 
tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. 
Tài sản thanh khoản là các tài sản có đặc điểm sau: Có thể chuyển hóa thành tiền 
nhanh chóng; giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản có giá trị lớn như thế nào hay 
cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn hoàn hảo để chấp nhận mức giá thay đổi 
không đáng kể. Đồng thời, thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều để 
cho người bán có thể mua lại tài sản với mức giá thay đổi không đáng kể. 
Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của NH gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại các 
tổ chức tín dụng khác, trái phiếu, kì phiếu, tín phiếu kho bạc 
Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản thường được các NH nhỏ áp dụng bởi vì 
chiến lược này ít rủi ro hơn việc quản lý thanh khoản dựa vào hoạt động vay nợ. 
Ưu điểm: Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản có thể: Giải quyết nhanh chóng, 
kịp thời các yêu cầu thanh khoản, vì dùng ngay tiền của NH để giải quyết. Đồng 
thời, NH chủ động đối phó được với các vấn đề thanh khoản mà không phụ thuộc 
vào ai và hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh khoản ở mức tương đối thấp. 
Nhược điểm: Chiến lược quản trị thanh khoản tài sản vẫn tồn tại những nhược 
điểm, đó là ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư vào tài sản sinh lời; chi phí cơ 
hội để giải quyết các vấn đề thanh khoản cũng tương đối cao. Vì luôn có sự đánh 
đổi giữa thanh khoản và thu nhập nên khi NH duy trì một lượng lớn tài sản thanh 
khoản thì sẽ giảm được rủi ro thanh khoản nhưng thu nhập cũng giảm đi do các chi 
phí cơ hội mất đi do không đầu tư vào các tài sản sinh lời. Ngoài ra, chiến lược này 
có thể gây ra các tổn thất khi NH phải bán gấp. 
 Chiến lược quản lý thanh khoản Nợ (chiến lược nguồn vốn) 
Chiến lược quản lý thanh khoản Nợ là chiến lược mà NH sẽ thực hiện mua thanh 
khoản hay vay nợ trên thị trường tiền tệ để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản 
phát sinh, do đó chiến lược này còn gọi là chiến lược mua thanh khoản hay vay 
thanh khoản. 
Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản Nợ thường được các NH lớn sử dụng trước 
đây (những năm 60, 70) do các NH lớn thường có uy tín và dễ vay trên thị trường 
tiền tệ, đồng thời chi phí đi vay của các NH lớn cũng thấp hơn so với chi phí mà 
các NH nhỏ vay vốn. Khi áp dụng chiến lược tài sản, tổng quy mô tài sản của NH 
không đổi; trong khi đó nếu áp dụng chiến lược nguồn vốn, tổng quy mô tài sản 
của NH sẽ tăng lên. 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
128 FIN504_Bai 4_v1.0011107212 
Ưu điểm: Có thể giải quyết các vấn đề thanh khoản một cách linh hoạt, và có thể 
linh hoạt trong đầu tư tài sản sinh lời. 
Nhược điểm: Khả năng xảy ra rủi ro cao; khó xác định chính xác được chi phí. 
Đồng thời, NH sẽ bị động, phụ thuộc vào thị trường tiền tệ. Nếu thị trường tiền tệ 
khan hiếm vốn, NH sẽ không vay được, không tìm được nguồn cung thanh khoản. 
 Chiến lược quản lý thanh khoản kết hợp 
Do cả hai chiến lược quản lý thanh khoản tài sản và chiến lược quản lý thanh 
khoản nợ đều có các nhược điểm riêng, để tận dụng các ưu điểm và khắc phục các 
nhược điểm của cả hai chiến lược trên, các nhà quản trị NH dùng chiến lược quản 
lý thanh khoản kết hợp. 
Chiến lược quản lý thanh khoản kết hợp là việc NH 
sử dụng cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua 
thanh khoản trên thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu 
cầu thanh khoản. Theo chiến lược này, một phần 
nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ được đáp ứng bằng 
việc dự trữ tài sản thanh khoản (chủ yếu là chứng 
khoán và tiền gửi tại các TCTD khác) trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh 
khoản sẽ được giải quyết bằng các hợp đồng hạn mức tín dụng từ các NH đại lý 
hoặc từ những người cho vay khác, hay đi vay trên thị trường tiền tệ. Những nhu 
cầu tiền mặt bất thường hoặc mang tính thời vụ sẽ được giải quyết chủ yếu bằng 
việc vay vốn, còn các nhu cầu thanh khoản mang tính chu kì thì sẽ được xử lý 
bằng việc dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao. NH cần lập kế hoạch cho các 
nhu cầu vay vốn dài hạn và cho các nguồn vốn dùng để đáp ứng yêu cầu này dưới 
hình thức vay ngắn hạn, dài hạn và chứng khoán, những tài sản sẽ được chuyển 
thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện. 
Ưu điểm của chiến lược này là sự kết hợp ưu điểm của cả 2 phương pháp trên: 
Vừa giảm thấp được dự trữ thanh khoản để cho vay đầu tư; vừa giảm chi phí thanh 
khoản xuống mức hợp lý, do đó việc sử dụng vốn của NH sẽ có hiệu quả hơn. 
Đồng thời chiến lược này cũng nâng cao tính chủ động của NH, áp dụng linh hoạt 
các biện pháp trong từng trường hợp thiếu hay thừa thanh khoản. 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
FIN504_Bai 4_v1.0011107212 129 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Đặc thù hoạt động của ngân hàng là tổ chức tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tùy vào loại hình rủi ro của 
từng ngân hàng mà hệ số rủi ro của từng ngân hàng sẽ là khác nhau. Quản lý rủi ro không chỉ là 
sứ mệnh của bộ phận quản lý mà là của tất cả đội ngũ ngân hàng. Rủi ro của ngân hàng chia 
thành nhiều loại hình khác nhau như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro 
thanh khoản, rủi ro lãi suất. Trong bài 4, chúng ta được tìm hiểu thế nào là rủi ro, tác hại của rủi 
ro tới hoạt động ngân hàng, cách thức đo lường rủi ro và ứng dụng các biện pháp kiểm soát rủi 
ro. Việc quản lý rủi ro phải được hình thành trong chiến lược, chính sách và ngay trong nhận 
thức của từng cán bộ ngân hàng. 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
130 FIN504_Bai 4_v1.0011107212 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Rủi ro tín dụng là gì? 
2. Nêu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nêu các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro 
tín dụng. 
3. Rủi ro lãi suất là gì? Nêu các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Người ta sử dụng mô hình 
nào để đo lường rủi ro lãi suất? 
4. Nêu các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. 
5. Rủi ro thanh khoản là gì? Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản? 
6. Nêu các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro thanh khoản. 
BÀI TẬP 
Bài 4.1: Cho cơ cấu đến hạn trong năm của bảng cân đối tài sản của NHTM A như sau: 
 Đơn vị: triệu đôla 
Tài sản có Số tiền Nguồn vốn Số tiền 
Tiền mặt 
Tín phiếu kho bạc (3 tháng) 
Tín phiếu kho bạc (6 tháng) 
Trái phiếu chính phủ (3 năm) 
Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn 
Tín dụng có thế chấp 5 năm (lãi suất cố định) 
Tín dụng có thế chấp 5 năm (lãi suất thả nổi, 
điều chỉnh 6 tháng 1 lần) 
Tổng số 
50 
50 
45 
90 
45 
40 
60 
380 
Tiền gửi của dân cư 
Tiền gửi không kỳ hạn 
Tiền gửi kỳ hạn 6 tháng 
Tiền gửi kỳ hạn 2 năm 
Tiền gửi của doanh nghiệp 
Tiền gửi thanh toán 
Tiền gửi kỳ hạn 3 tháng 
Tiền gửi có kỳ hạn 1 năm 
Vay NH khác (< 1 năm) 
Vốn tự có 
Tổng số 
40 
60 
30 
90 
30 
10 
60 
60 
380 
Yêu cầu: Hãy xác định rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại. 
Biết rằng: 
 NH dự tính xác định thời hạn định giá lại là 1 năm. 
 NH dự tính lãi suất thị trường dự tính giảm 1% sau 1 năm. 
Bài 4.2: NHTM A có bảng cân đối tài sản như sau: 
 Đơn vị: tỷ VND 
Tài sản Có Số tiền Tài sản nợ và Vốn chủ sở hữu Số tiền 
Dự trữ nội tệ 
Cho vay bằng VND 
Cho vay bằng USD 
Tài sản có khác 
1.000 
7.000 
7.000 
1.000 
Vốn huy động bằng VND 
Vống huy động bằng USD 
Vốn tự có 
6.000 
9.000 
1.000 
Tổng cộng 16.000 16.000 
Tại thời điểm ban đầu, tiền gửi huy động trên thị trường là: 21.600VND/USD 
Lãi suất cho vay ngoại tệ: 5%/năm. 
Lãi suất huy động ngoại tệ: 4%/năm. 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
FIN504_Bai 4_v1.0011107212 131 
Kỳ hạn trung bình của các khoản vay là 1 năm. 
NH đảm bảo được sự cân xứng về thời lượng giữa tài sản Có và tài sản Nợ. 
Các tài sản NH sử dụng dự trữ không có lãi. 
Yêu cầu: Hãy xác định trạng thái ngoại hối ròng và tổn thất của ngân hàng khi tỷ giá giao ngay 
sau một năm là 22.000VND/USD. 
Bài 4.3: Một chi nhánh Ngân hàng cổ phần có hoạt động ngoại hối như sau: 
Đơn vị tính: ngàn đơn vị ngoại tệ 
Stt Loại ngoại tệ Tài sản Có Tài sản Nợ Mua kỳ hạn Bán kỳ hạn 
1 
2 
3 
4 
5 
USD 
EUR 
GBP 
JPY 
CNY 
1.200 
150 
200 
25.000 
8.700 
1600 
120 
300 
26.000 
7.800 
400 
600 
100 
11.000 
3.600 
500 
500 
150 
9.000 
4.500 
1. Tính trạng thái ngoại hối ròng của từng loại ngoại tệ. 
2. Hãy tính lãi/lỗ với từng loại ngoại tệ nếu biết biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ như sau: 
Stt Loại ngoại tệ Thời điểm t Thời điểm t + 1 
1 
2 
3 
4 
5 
USD 
EUR 
GBP 
JPY 
CNY 
15.000 
19.500 
24.600 
150 
1.500 
16.000 
20.000 
25.000 
120 
1.400 
Bài 4.4: Một NHTM có bảng cân đối tài sản tại thời điểm 31/12/200N như sau: 
Tài sản Có ST Tài sản Nợ ST 
Tiền mặt 
Vàng, kim loại quý 
Tiền gửi tại NHNN 
Trong đó: Dự trữ bắt buộc 
Tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD khác 
Tín phiếu kho bạc 
Cho vay các TCTD khác 
Cho vay các doanh nghiệp 
Cho vay tiêu dùng 
TSCĐ 
20 
30 
20 
10 
20 
140 
140 
400 
200 
20 
Tiền gửi dân cư 
Tiền gửi không kỳ hạn 
Tiền gửi có kỳ hạn 
Tiền gửi tiết kiệm 
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 
Tiền gửi không kỳ hạn 
Tiền gửi có kỳ hạn 
CDs 
Vay TCTD khác 
Vốn tự có 
400 
50 
150 
200 
400 
300 
50 
50 
150 
50 
Tổng số 1.000 Tổng số 1.000 
Hãy tính khả năng chi trả của NHTM biết rằng: 
1. 20% các khoản cho vay đối với các TCTD khác đến hạn thu nợ. 
2. 30% các khoản cho vay doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng đến hạn thu nợ. 
3. Các khoản phải thu từ các cam kết mua bán ngoại tệ có kỳ hạn đến hạn thực hiện là: 200. 
4. Các khoản khác đến hạn thu là: 20. 
5. 10% tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân và tổ chức đến hạn thanh toán. 
 Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 
132 FIN504_Bai 4_v1.0011107212 
6. 20% tiền gửi tiết kiệm của cá nhân đến hạn thanh toán. 
7. 30% giấy tờ có giá do NH phát hành đến hạn thanh toán. 
8. Các khoản phải trả từ các cam kết mua bán ngoại tệ có kỳ hạn đến hạn thực hiện là: 100. 
9. Số tiền phải trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán L/C là: 120. 
10. Số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: 180. 
11. Các khoản phải trả khác: 250. 
12. 25% các khoản vay các TCTD khác đến hạn thanh toán. 

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_bai_4_rui_ro_trong_hoat_dong_kinh_doanh.pdf