Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như cân nhắc trước tình

hình kinh tế còn khó khăn, đến nay ngân hàng Nhà nước đã 3 lần yêu cầu điều chỉnh tăng

vốn điều lệ đối với các ngân hàng thương mại và dự kiến trong năm 2015 quy mô vốn điều

lệ tối đa là 10.000 tỷ đồng. Chính vì thế, trong những năm qua, các ngân hàng thương mại

đã chủ động lên kế hoạch tăng dần quy mô vốn điều lệ trong từng năm để tránh áp lực lớn

nếu như quy định này được ngân hàng Nhà nước áp dụng thực hiện bắt buộc.

2

Tại sao ngân hàng Nhà nước lại yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng vốn

điều lệ (là khoản mục chính trong vốn chủ sở hữu)

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 1

Trang 1

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 2

Trang 2

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 3

Trang 3

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 4

Trang 4

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 5

Trang 5

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 6

Trang 6

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 7

Trang 7

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 8

Trang 8

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 9

Trang 9

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang minhkhanh 4000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu

Ngân hàng thương mại - Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu
v1.0015104211
BÀI 4
QUẢN LÝ VỐN CHỦ SỞ HỮU
TS. Đỗ Hoài Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015104211
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Áp lực tăng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như cân nhắc trước tình
hình kinh tế còn khó khăn, đến nay ngân hàng Nhà nước đã 3 lần yêu cầu điều chỉnh tăng
vốn điều lệ đối với các ngân hàng thương mại và dự kiến trong năm 2015 quy mô vốn điều
lệ tối đa là 10.000 tỷ đồng. Chính vì thế, trong những năm qua, các ngân hàng thương mại
đã chủ động lên kế hoạch tăng dần quy mô vốn điều lệ trong từng năm để tránh áp lực lớn
nếu như quy định này được ngân hàng Nhà nước áp dụng thực hiện bắt buộc.
2
Tại sao ngân hàng Nhà nước lại yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng vốn
điều lệ (là khoản mục chính trong vốn chủ sở hữu)?
v1.0015104211
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:
• Trình bày được nội dung và vai trò của các khoản mục của vốn chủ sở hữu;
• Các cách thức để đảm bảo hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu;
• Phân tích những tác động của các chính sách vĩ mô đến ngân hàng thông
qua các khoản mục của vốn chủ sở hữu.
3
v1.0015104211
NỘI DUNG
4
Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Các bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu
Quản lý vốn chủ sở hữu
v1.0015104211
Vốn chủ sở hữu
Tạo lập tư 
cách pháp 
nhân và duy trì 
hoạt động của 
ngân hàng
Là một nguồn 
tài trợ cho các 
hoạt động
Bảo vệ lợi ích 
của người 
gửi tiền
Điều chỉnh các 
hoạt động của 
ngân hàng
1. VAI TRÒ CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
5
v1.0015104211
2. CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VỐN CHỦ SỞ HỮU
6
2.2. Trên quan điểm của ngân hàng trung ương
2.1. Trên quan điểm của chủ ngân hàng
v1.0015104211
2.1. TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGÂN HÀNG
• Vốn chủ sở hữu – thuộc sở hữu của các cổ đông ngân hàng – trên bảng cân đối kế toán chính
là chênh lệch giữa nợ và tài sản.
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – tổng nợ
• Các khoản mục gồm:
7
Thứ nhất, Vốn điều lệ và thu nhập giữ lại
Thứ hai, Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Thứ ba, Các quỹ 
v1.0015104211
2.1. TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGÂN HÀNG (tiếp theo)
8
Bảng 4.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB
(Đơn vị tính: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)
Vốn và các quỹ 12.553
Vốn điều lệ 9.376
Các quỹ dự trữ 1.089
Chênh lệnh tỷ giá hối đoái (13)
Lợi nhuận chưa phân phối 2.100
v1.0015104211
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Ngân hàng thường tăng vốn điều lệ bằng cách:
A. phát hành cổ phiếu mới.
B. đi vay.
C. phát hành trái phiếu.
D. tăng từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Trả lời
• Đáp án đúng là: D. tăng từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
• Vì: Đi vay và phát hành trái phiếu chỉ tác động đến vốn nợ mà không tác động đến vốn chủ sở
hữu. Phát hành cổ phiếu mới thường tốn kém chi phí và gây loãng quyền sở hữu nên các
ngân hàng thường tăng từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
9
v1.0015104211
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trong các khoản mục sau, khoản mục nào không được sử dụng lâu dài?
A. Vốn điều lệ.
B. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
C. Quỹ đầu tư phát triển.
D. Quỹ khen thưởng phúc lợi.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Quỹ khen thưởng phúc lợi.
• Giải thích: Quỹ khen thưởng phúc lợi thường được sử dụng hàng năm, đáp ứng nhu cầu khen
thưởng và phúc lợi cho nhân viên nên không được sử dụng lâu dài.
10
v1.0015104211
2.2. TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
• Ngân hàng Trung Ương là cơ quan chịu trách nhiệm về sự an toàn của các ngân hàng, quan
tâm tới vốn chủ sở hữu trên quan điểm đảm bảo lợi ích của người gửi tiền thông qua đảm bảo
an toàn cho các hoạt động của ngân hàng. Các bộ phận vốn ngân hàng dùng để đảm bảo cho
các tổn thất, được ngân hàng trung ương xem xét. Hiện nay, phần lớn các ngân hàng đều áp
dụng chuẩn mực của Basel khi quy định nội dung này.
• Vốn của ngân hàng theo quan điểm của ngân hàng trung ương là vốn tự có.
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản giảm trừ
11
v1.0015104211
2.2. TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (tiếp theo)
12
Vốn điều lệ
Thặng dư vốn
Thu nhập giữ lại
VỐN CẤP 1
v1.0015104211
2.2. TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (tiếp theo)
13
Ngân hàng trung ương coi vốn cấp 2 gồm có:
• Cổ phần ưu đãi có thời hạn;
• Phần trăm tăng giá chứng khoán;
• Tài sản cố định của ngân hàng;
• Trái phiếu có khả năng chuyển đổi;
• Giấy nợ dài hạn;
• 
VỐN CẤP 2
v1.0015104211
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu hỏi: Trong ngân hàng, vốn chủ sở hữu là vốn tự có?
Trả lời:
Không chính xác. Vốn tự có và vốn chủ sở hữu không giống nhau. Có những khoản mục thuộc
vốn chủ sở hữu nhưng không thuộc vốn tự có như quỹ khen thưởng – phúc lợi. Ngược lại, có
những khoản mục thuộc vốn tự có nhưng không thuộc vốn chủ sở hữu như các khoản vay
dài hạn.
14
v1.0015104211
3. QUẢN LÝ VỐN CHỦ SỞ HỮU
15
3.2. Đảm bảo an toàn theo quy định của ngân hàng Trung ương
3.1. Khái niệm
3.3. Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
v1.0015104211
3.1. KHÁI NIỆM
Quản lí vốn chủ sở hữu: là xác định qui mô và cấu trúc vốn chủ sở hữu sao cho phù hợp với yêu
cầu kinh doanh, đồng thời tìm kiếm các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu một cách có hiệu quả trên
quan điểm lợi ích của chủ ngân hàng.
16
v1.0015104211
3.2. ĐẢM BẢO AN TOÀN THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
• Ngân hàng phải đối đầu với nhiều rủi ro như rủi ro tín
dụng, rủi ro lãi suất, giá chứng khoán giảm...
• Các nhà quản trị không ngừng tìm kiếm các phương
cách để đo rủi ro, nhằm xác định chi phí trích trước
dự phòng cho tổn thất xảy ra, tuy nhiên, nhiều tổn
thất ngân hàng không thể dự tính được, hoặc dự tính
thiếu chính xác, ví dụ khủng hoảng xảy ra. Trong
trường hợp này, vốn chủ sở hữu sẽ là tấm đệm để bù
đắp tổn thất, bảo vệ người gửi tiền.
17
v1.0015104211
3.2.1. XÁC ĐỊNH VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG QUAN HỆ VỚI TIỀN GỬI
Do quy mô tiền gửi phản ánh trách nhiệm chi trả bất kì lúc nào của ngân hàng, nên nếu tiền gửi
càng lớn, yêu cầu chi trả càng cao khi ngân hàng bị phá sản.
 Các cơ quan quản lý ngân hàng ở nhiều nước đã quy địmh tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tiền gửi tối đa,
và coi đó như là một tiêu thức xác định an toàn trong thanh toán.
18
v1.0015104211
3.2.2. XÁC ĐỊNH VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG QUAN HỆ VỚI TỔNG TÀI SẢN RỦI RO
19
Mối liên hệ 
giữa vốn chủ 
sở hữu và 
các tài sản 
rủi ro
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu 
trên tổng tài sản
=
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu 
trên tài sản rủi ro
=
Vốn chủ sở hữu
Tài sản rủi ro
CAR =
(Vốn cấp 1 + vốn cấp 2 – các khoản giảm trừ)
Tổng TS nội và ngoại bảng điều chỉnh rủi ro
v1.0015104211
Chất lượng quản lý
Lợi nhuận các năm trước và tỷ 
lệ lợi nhuận giữ lại
Khả năng thay đổi kết cấu tiền 
gửi và khả năng vay mượn
Khả năng bù đắp các chi phí
3.2.3. XÁC ĐỊNH VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÂN TỐ KHÁC
20
Thanh khoản của tài sản
Chất lượng và đặc điểm quyền 
sở hữu
Chất lượng các nghiệp vụ
v1.0015104211
3.2.4. KIỂM SOÁT VỐN NGÂN HÀNG THEO YÊU CẦU CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Nhiều cơ quan quản lý theo dõi tỷ lệ CAR và vốn pháp định. Khi ngân hàng mới thành lập, yêu cầu
vốn pháp định buộc các ngân hàng phải tuân thủ. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nếu mức
vốn pháp định ngân hàng trung ương qui định tăng, có thể một số ngân hàng nhỏ không đáp ứng
kịp; hoặc ngân hàng kinh doanh thua lỗ làm số vốn chủ sở hữu thực có nhỏ hơn vốn pháp định.
21
v1.0015104211
3.3. ĐẢM BẢO SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Quan niệm về vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là của Ông chủ sở hữu ngân hàng.
 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được đo bằng tỷ lệ thu nhập sau thuế của ngân hàng trên
vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc trên vốn cổ phần thường.
22
v1.0015104211
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Khi tăng vốn điều lệ, ngân hàng trung ương muốn các ngân hàng thương mại tăng khả năng
chống chịu rủi ro – vì vốn điều lệ là khoản mục chính của vốn chủ sở hữu và cả vốn tự có – nên
khi rủi ro xảy ra, ngân hàng nếu không có khả năng sử dụng dự phòng để bù đắp thì có thể dùng
tấm đệm cuối cùng này để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
23
v1.0015104211
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Anh chị hãy nêu 1 số khoản thuộc vốn chủ sở hữu mà không thuộc vốn tự có và
ngược lại?
Gợi ý trả lời:
• Vốn tự có là khoản mục mà ngân hàng được sử dụng lâu dài, do đó, một số khoản mục thuộc
vốn chủ sở hữu mà không thuộc vốn tự có như quỹ khen thưởng, phúc lợi.
• Ngược lại, một số khoản mục được sử dụng lâu dài mà không thuộc vốn chủ sở hữu như vay
dài hạn.
24
v1.0015104211
BÀI TẬP
Một ngân hàng K có số liệu sau:
• Vốn điều lệ: 9000
• Quỹ dự phòng tài chính: 1860 (nhỏ hơn 1,25% Tổng tài sản điều chỉnh rủi ro)
• Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1540
• Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 1760
• Mua Tài sản tài chính công ty F: giá mua 50, giá trị sổ sách 400
• Mua Tài sản tài chính công ty G: giá mua 800 giá trị sổ sách 500
Yêu cầu: Tính vốn cấp 1 dựa trên những chỉ số trên.
25
v1.0015104211
BÀI TẬP (tiếp theo)
Gợi ý trả lời:
• Các khoản mục tính vốn cấp 1 gồm:
a) Vốn điều lệ: 9000
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 1760
c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1540
• Các khoản mục khấu trừ khỏi vốn cấp 1 bao gồm:
 Lợi thế thương mại: 300
 NHTM chỉ có lợi thế thương mại với TSTC
G = Giá mua – Giá trị sổ sách = 800 – 500 = 300
 NHTM K không có lợi thế thương mại với TSTC F do Giá mua < Giá trị sổ sách.
 Vậy Vốn cấp 1 = 9000 + 1760 +1540 – 300 = 12000
26
v1.0015104211
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Quản lý vốn chủ sở hữu nhắm đáp ứng yêu cầu của cổ đông – yêu cầu sinh lời và yêu
cầu của ngân hàng trung ương – yêu cầu an toàn.
• Xác định các bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu và vốn ngân hàng nhằm đảm bảo an
toàn, xác định các tỷ lệ an toàn của vốn ngân hàng.
• Xác định tính sinh lời của vốn chủ sở hữu, các biện pháp phân bổ (sử dụng) vốn chủ sở
hữu cho các hoạt động chính của ngân hàng và các biện pháp gia tăng vốn chủ
sở hữu.
27

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_bai_4_quan_ly_von_chu_so_huu.pdf