Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Công tác quản lý thuế là một trong các vấn đề rất quan trọng đối với các cơ

quan quản lý của Nhà nước. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tránh thất thoát lượng

nguồn thu lớn của Nhà nước, còn nếu không sẽ là ngược lại. Quản lý thuế đối với các

doanh nghiệp (DN) là một nội dung rất phức tạp trong nội dung quản lý thuế nói

chung của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trước đến nay. Hàng năm, tình trạng thất

thu thuế từ các doanh nghiệp vẫn cứ xảy ra và ngày càng nhiều, theo thống kê thì tỷ lệ

này trên cả nước chiếm khá cao. Trong khi đó, số lượng lớn các doanh nghiệp mới

càng gia tăng, mở rộng cả trong nước và quốc tế. Một trong các nguyên nhân làm thất

thu thuế là sự bất cập trong công tác quản lý thuế đối với DN hiện nay. Bài viết này tác

giả đưa ra nhằm trao đổi để khắc phục các bất cập đó và đề xuất một số ý kiến để góp

phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp của cơ quan

quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 1

Trang 1

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 2

Trang 2

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 3

Trang 3

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 4

Trang 4

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 5

Trang 5

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 6

Trang 6

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 7

Trang 7

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 8

Trang 8

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 9

Trang 9

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 6920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Kế toán, kiểm toán - Bàn về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
 BÀN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI 
 DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
 ThS. Phạm Thị Mai Hƣơng 
 Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế Nghệ An 
Tóm tắt: 
 Công tác quản lý thuế là một trong các vấn đề rất quan trọng đối với các cơ 
quan quản lý của Nhà nước. Nếu thực hiện tốt công tác này sẽ tránh thất thoát lượng 
nguồn thu lớn của Nhà nước, còn nếu không sẽ là ngược lại. Quản lý thuế đối với các 
doanh nghiệp (DN) là một nội dung rất phức tạp trong nội dung quản lý thuế nói 
chung của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trước đến nay. Hàng năm, tình trạng thất 
thu thuế từ các doanh nghiệp vẫn cứ xảy ra và ngày càng nhiều, theo thống kê thì tỷ lệ 
này trên cả nước chiếm khá cao. Trong khi đó, số lượng lớn các doanh nghiệp mới 
càng gia tăng, mở rộng cả trong nước và quốc tế. Một trong các nguyên nhân làm thất 
thu thuế là sự bất cập trong công tác quản lý thuế đối với DN hiện nay. Bài viết này tác 
giả đưa ra nhằm trao đổi để khắc phục các bất cập đó và đề xuất một số ý kiến để góp 
phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp của cơ quan 
quản lý Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 
Từ khóa: Quản lý thuế, doanh nghiệp, nội dung quản lý thuế 
1. Những vấn đề chung về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp của cơ 
quan Nhà nƣớc. 
1.1 Khái niệm về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan Nhà 
nước. 
 Quản lý thuế của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp là quá trình lập kế 
hoạch, tổ chức, lãnh đạo, phân công, phối hợp, kiểm soát và thực hiện các biện pháp 
cụ thể nhằm thực thi tốt nhất hệ thống chính sách thuế của các cơ quan Nhà nước đối 
với doanh nghiệp. 
 Hoạt động quản lý thuế được luật hoá tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 
ngày 29/11/2006, có hiệu lực thực thi vào 01/07/2007; Luật số 21/2012/QH13 ngày 
20/11/2012, có hiệu lực ngày 01/07/2013 và Luật số 38/2019/QH14 được Quốc hội 
thông qua ngày 13/06/2019, có hiệu lực từ 01/07/2020. 
 68 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
Theo đó, các cơ quan Nhà nước quản lý thuế đối với các doanh nghiệp là các cơ quan, 
đơn vị của Nhà nước trong lĩnh vực thuế. Bao gồm: Các cơ quan thuế như Tổng cục 
Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế; Cơ quan hải quan như Tổng cục Hải quan, Cục Hải 
quan, Chi cục Hải quan và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan như Kho bạc, 
Kiểm toán, Quản lý thị trường, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan 
Kế hoạch đầu tư... nhằm thực hiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Theo 
Luật quản lý thuế, mỗi một chủ thể đều được phân giao trách nhiệm cụ thể và rõ ràng 
trong quá trình quản lý thuế đối với DN. 
 Công tác quản lý thuế là hoạt động của các cơ quan thuế của Nhà nước nhằm 
mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế cho Ngân sách Nhà nước, góp phần phát 
huy tốt hơn vai trò của các luật thuế và luật quản lý thuế mà Nhà nước ban hành. Để 
đảm bảo thực thi công tác quản lý thuế tốt, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 
các doanh nghiệp (là đối tượng nộp thuế) và các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế 
(chủ thể quản lý thuế), nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thu cho Ngân 
sách Nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng 
trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế của các doanh nghiệp và phải coi đó 
như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. 
1.2 Nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp. 
 Theo luật Quản lý thuế 2006 của Quốc hội ban hành (sửa đổi năm 2012) và luật 
Quản lý Thuế số 38/2019/QH14, nội dung quản lý thuế bao gồm những hoạt động 
như: đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, 
giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin người nộp thuế; kiểm tra,thanh 
tra thuế; cưỡng chế thi hành, quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm về luật thuế, 
giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. 
 Theo đó, nội dung quản lý thuế đối với DN của các cơ quan quản lý Nhà nước 
cũng chính là những nội dung trên, bởi vì các DN chính là một trong các đối tượng chủ 
yếu của quản lý thuế. Chẳng hạn như, công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp 
của cơ quan thuế được thực hiện tại các địa phương (các tỉnh thành) là Cục Thuế và 
Chi cục Thuế. Ở cấp Cục Thuế, nội dung quản lý thuế bao gồm: Đăng ký thuế và cấp 
mã số thuế; Quản lý hoá đơn, chứng từ; Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế; Hoàn thuế 
và kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; Quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán thuế; Xử 
lý miễn, giảm thuế; Quản lý hồ sơ doanh nghiệp. Còn ở cấp Chi cục Thuế, nội dung 
69 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
quản lý thuế đối với các DN bao gồm: Đăng ký thuế; Điều tra doanh số ấn định thuế 
(đối với các hộ kinh doanh ấn định thuế); Xét miễn, giảm thuế; Tính thuế và lập sổ bộ 
thuế; Xử lý tờ khai nộp thuế; Xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo kế toán thống kê thuế. 
Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý thuế Cục Thuế và Chi cục Thuế phải phối hợp 
chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Hải quan, Quản lý thị trường, Uỷ 
ban nhân dân Tỉnh, Sở kế hoạch Đầu tư... để đảm bảo quản lý triệt để và phát triển 
nguồn thu từ các DN vào NSNN. 
2. Tình hình quản lý thuế đối với doanh nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà 
nƣớc trong thời gian gần đây. 
2.1 Những kết quả đạt được. 
 Tình hình thu thuế trong thời gian gần đây của ngành Thuế. 
 Như trên đã đề cập, công tác quản lý thuế là hoạt động của các cơ quan thuế của 
Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế cho NSNN, góp phần 
phát huy tốt hơn vai trò của các luật thuế và luật quản lý thuế mà Nhà nước ban hành. 
Vì vậy, thông qua công cụ thuế với sự điều chỉnh của luật thuế, công tác quản lý thuế 
đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến hết năm 2019, số thu từ thuế và phí đạt 
21% tổng sản phẩm nội địa. Trong số đó, thu từ thuế công, thương nghiệp và dịch vụ 
ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 204,7 nghìn tỷ đồng, bằng 84,8% so với 
dự toán pháp lệnh của năm; t ... y 31/05/2020, số nợ thuế thu đạt 12.378 tỷ đồng, 
bằng 29,5% nợ thuế có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2019 và tăng 5,8% so với 
cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 8.262 tỷ đồng; thu 
bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 4.116 tỷ đồng. 
2.2 Những bất cập trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan quản lý 
Nhà nước. 
 Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý thuế đối với doanh nghiệp đang tồn 
tại nhiều bất cập. 
 Thứ nhất, về phía các DN (đối tượng nộp thuế) chưa tuân thủ đúng quy trình 
quản lý thuế, còn tồn tại nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng các nghĩa vụ về kê 
khai, nhiều doanh nghiệp trốn thuế, gian lận về thuế, ứng dụng tin học vào công tác 
quản lý thuế chưa thực sự hiệu quả, thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho cán bộ 
thực hiện nghiệp vụ, công tác bố trí nhân sự tại cơ quan thuế chưa phát huy hết năng 
lực của cán bộ công chức. Hầu hết các DN đều tuân thủ pháp luật thuế, chấp hành tốt 
việc khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, sử dụng hóa đơn điện tửTuy nhiên, bên 
cạnh đó vẫn còn một số DN ý thức tuân thủ pháp luật thuế chưa tốt, lợi dụng chính 
sách để lách thuế, né thuế, dây dưa, chây ỳ, nợ thuế và làm thất thu thuế nhiều. 
 Thực tế cho thấy, tình trạng nợ thuế gia tăng và thất thu thuế ở các DN chiếm 
con số rất lớn. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng số tiền nợ thuế tính 
đến cuối tháng 5/2020 là 97.757 tỷ đồng. Số nợ này tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 
73 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
2019 và tăng tới 13,7% so với thời điểm ngày 31/12/2019. Trong đó, tiền nợ thuế có 
khả năng thu là 52.830 tỷ đồng (giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 26% so với 
thời điểm ngày 31/12/2019); tiền nợ thuế không còn khả năng thu hồi là 44.927 tỷ 
đồng (tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2019; tăng 1,9% so với thời điểm ngày 
31/12/2019). Mặc dù đã truy thu được nợ thuế ở trên, nhưng lại phát sinh các khoản nợ 
đọng mới. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ 
phận DN chưa cao, chưa nộp đúng, đủ, kịp thời số phát sinh phải nộp vào NSNN theo 
quy định của pháp luật, bên cạnh đó các đơn vị quản lý nợ chưa áp dụng triệt để các 
biện pháp đôn đốc cưỡng chế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế nên hiệu quả 
công tác thu nợ chưa cao. 
 Bên cạnh đó, trong năm 2020, việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 
41/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho các DN, tổ chức, cá 
nhân thuộc các nhóm ngành, lĩnh vực chịu tác động nặng của dịch bệnh Covid-19, các 
DN nhỏ và siêu nhỏ đã làm sụt giảm sâu số thu ngân sách tháng 5 so với cùng kỳ. 
Ngoài ra, số thu trong nửa năm đầu 2020 giảm một phần là do việc tăng cường các 
biện pháp thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hạn chế bia rượu 
khi tham gia giao thông, dẫn đến sản lượng tiêu thụ rượu bia tại nhiều địa phương 
giảm mạnh. 
 Về công tác chống thất thu thuế, theo số liệu của cơ quan Kiểm toán Nhà nước 
(KTNN), hậu kiểm của cơ quan thuế mới thực hiện được khoảng 18%, phần còn lại 
gần như chưa được kiểm soát. Qua đây cho thấy, công tác chống thất thu đối với các 
doanh nghiệp chưa được triển khai quyết liệt, chưa phối hợp tốt với các cơ quan quản 
lý để xác định đúng doanh số, chưa phù hợp với thực tế, đặc biệt là đối với những 
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa bàn, địa phương và những DN kinh doanh trong 
lĩnh vực thương mại điện tử. Khi phát hiện ra các trường hợp vi phạm, các cơ quan 
quản lý không xử lý kịp thời và triệt để các vi phạm. 
 Vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm luật thuế để gian lận trốn lậu thuế, 
một số DN chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, báo cáo quyết toán thuế chưa 
nghiêm, chưa đúng quy định. Việc sử dụng hoá đơn ở một số DN còn tuỳ tiện, kê khai 
chưa chính xác, việc hạch toán, kế toán báo cáo còn mang tính hình thức, đối phó, 
thậm chí kê khai không trung thực, gian lận để trốn thuế, thậm chí còn có tình trạng 
 74 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
bán hoá đơn trắng cho khách hàng gây tổn thất rất lớn cho ngân sách Nhà nước, gây 
thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính... Có những trường hợp giám đốc, kế 
toán, thủ quỹ nhiều khi chỉ do một người nắm giữ, cho nên việc kiểm tra, thanh tra khó 
phát hiện các hành vi gian lận. Một số ít các doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng 
không báo cáo lên cơ quan thuế dẫn đến tình trạng để lưu lạc mã số thuế gây khó khăn 
cho việc quản lý hoặc có trường hợp báo nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh 
doanh để trốn lậu thuế... Tình trạng lập các công ty “ảo” (có đăng ký kinh doanh, có 
mã số thuế nhưng không khai báo thuế) vẫn còn tồn tại. 
 Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay hoạt động của khu vực doanh nghiệp ngoài 
quốc doanh đã và đang ngày càng mở rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước, song 
chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn còn thực hiện tùy tiện, chưa đúng chế độ, 
hiện tượng khai man trốn thuế lậu thuế còn nhiều từ đó tạo ra sự bất bình đẳng và sự 
cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. 
 Những bất cập trên đây cho thấy sự nhận thức về thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, 
tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao và sự phối hợp giữa các cơ quan 
quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ và một phần tác động từ dịch bệnh. 
 Thứ hai, về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là các cơ quan ban hành, 
xây dựng Luật quản lý thuế: Việc thường xuyên bổ sung, sửa đổi văn bản luật đã ảnh 
hưởng đến công tác quản lý thuế; một số văn bản pháp luật khác cũng có nội dung quy 
định về quản lý thuế nên chưa tạo ra sự thống nhất trong các văn bản quy định pháp 
luật. Các cơ quan quản lý Nhà nước mặc dù đã được quy định về trách nhiệm và quyền 
hạn rõ ràng nhưng vẫn thực hiện chồng chéo, không đúng chức trách và đổ lỗi trách 
nhiệm cho nhau. Chẳng hạn như, hoạt động kiểm toán của KTNN về thuế và hoạt 
động thanh tra, kiểm tra của thanh tra thuế vẫn còn có sự chồng chéo bởi vì thiếu cơ 
chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin về tình hình thanh tra, kiểm tra và việc xây 
dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các Bộ, ngành, địa phương. Hoặc là sự phối hợp 
giữa cơ quan thuế và cơ quan cấp phép hoạt động của DN trong việc quản lý đối tượng 
đăng ký kinh doanh còn yếu (DN đã được cấp giấy phép kinh doanh nhưng DN chưa 
đến đăng ký nộp thuế mà cơ quan thuế vẫn không biết), không theo dõi được tình hình 
hoạt động của các DN sau khi đăng ký thuế (DN đã nghỉ kinh doanh nhưng cơ quan 
thuế vẫn không biết). Hoặc sự phối hợp giữa cơ quan thuế với Hải quan trong việc 
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất- nhập khẩu còn hạn chế nên còn để xảy ra tình 
75 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
trạng DN khai khống xuất- nhập khẩu hàng hóa để xin khấu trừ, hoàn thuế gây thất thu 
cho NSNN... 
 Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra chưa phù hợp, chưa hiệu quả. Công 
tác này hiện tại chỉ được thực hiện qua một khâu, các biên bản kiểm tra, thanh tra về 
thuế nếu không có khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra, không phản hồi 
lại với các DN nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, bỏ sót nguồn thu hoặc tạo điều 
kiện cho một số cán bộ thông đồng với DN gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. 
Trong quá trình thực thi quản lý thuế, các thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý 
Nhà nước còn quá rườm rà, mất thời gian, gây lãng phí cho các doanh nghiệp; không 
tạo ra môi trường thuận lợi trong kinh doanh của họ. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ, 
giải đáp các chính sách thuế chưa kịp thời. Cơ quan thuế đang ôm đồm quá nhiều việc. 
 Thứ ba, trong Luật quản lý thuế mặc dù được sửa đổi và bổ sung nhiều lần 
nhưng vẫn có những quy định bất cập, không phù hợp với thực tế khiến cho việc thực 
thi luật khó khăn. 
3. Các đề xuất để công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp của các cơ quản 
quản lý Nhà nƣớc có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 
 Xuất phát từ tình hình thực tế trong thời gian qua trong quản lý thuế đối với 
doanh nghiệp của các cơ quan Nhà nước, khắc phục và hạn chế các bất cập đang còn 
tồn tại để công tác quản lý thuế có hiệu quả hơn, một số đề xuất đưa ra như sau: 
 Về phía cơ quan Nhà nước. 
 - Cần hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi Luật quản lý thuế kịp thời và phù hợp với 
tình hình thực tế, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế về chế độ kế toán và 
quản lý thuế, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế; góp phần thu hút đầu tư 
của các DN trong nước, nước ngoài. Đồng thời rà soát và thống nhất giữa Luật quản lý 
thuế và các văn bản pháp luật có liên quan. 
 - Trên cơ sở hoàn thiện Luật quản lý thuế, xây dựng và thực thi hệ thống quản 
lý thuế hiện đại trong điều kiện hội nhập; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đối với 
các DN; tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện 
đại cho công tác quản lý thuế, trong đó có việc áp dụng rộng rãi phổ biến quản lý thuế 
điện tử, giao dịch điện tử công khai, minh bạch trên tất cả các địa phương trong cả 
nước ở tất cả các nội dung của quản lý thuế chứ không phải chỉ ở các thành phố lớn. 
 76 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
 - Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các bộ, ngành cùng tham gia 
vào quản lý thuế để tránh chéo công việc lẫn nhau. Phân định rõ ràng, hợp lý, khoa học 
về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ 
trong việc quản lý thuế. Bổ sung những nội dung quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, 
trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý thuế về chống chuyển giá, gửi giá, trốn 
thuế, xử lý nợ đọng, truy thu thuế, cưỡng chế về thuế đối với các DN. 
 - Nên xử lý phạm pháp luật về thuế đối với tất cả các chủ thể có liên quan khi 
có vi phạm về thuế, nhằm đảm bảo tính thống nhất và công bằng trong xử lý vi phạm 
về thuế giữa các đối tượng (chứ không phải bỏ qua các cơ quan thuế khi họ có vi 
phạm). 
 - Nên bổ sung quy định quyền của người nộp thuế (các DN) được nhận biên 
bản của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Thanh tra và các cơ quan có thẩm 
quyền khi kiểm tra, đối chiếu nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi thanh tra, kiểm 
toán công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước của cơ quan quản lý thuế. Đối với vấn 
đề xóa nợ thuế, mỗi đơn vị hành chính khác nhau thì quy mô khác nhau, không nên 
căn cứ vào chức vụ cục trưởng hay chi cục trưởng để giao thẩm quyền xóa nợ thuế mà 
phải căn cứ vào quy mô thu thuế (số thu) của đơn vị đó để đề ra số thuế xóa nợ. 
 - Cơ quan thuế cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, công việc này phải thực 
hiện hàng năm, không thể để thời gian vi phạm kéo dài của DN mới tiến hành thanh 
kiểm tra, đặc biệt đối với các DN nợ thuế và những DN có dấu hiệu chuyển giá thông 
qua giao dịch liên kết. Khi đó, doanh nghiệp có sai phạm sẽ bị thiệt hại rất lớn bởi có 
thể sẽ bị phạt nặng do các lỗi vi phạm kéo dài từ những năm trước không được phát 
hiện kịp thời. Từ việc thanh kiểm tra sẽ xác định được doanh nghiệp nào làm ăn tốt, 
doanh nghiệp nào phá sản và có nguy cơ phá sản. DN nào có dấu hiệu lách thuế, trốn 
thuế, nợ thuế cần thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế và xử lý vi phạm triệt để. Để đạt 
chỉ tiêu giảm nợ thuế và chống thất thuế, cơ quan thuế nên ưu tiên mọi nguồn lực để 
tăng cường việc đôn đốc, xử lý và cưỡng chế nợ thuế đối với các DN dây dưa chây ỳ. 
Cần có những chế tài răn re thích đáng với các trường hợp vi phạm đối với mọi chủ thể 
vi phạm về thuế (kể cả các cơ quan quản lý thuế) khi không làm tròn trách nhiệm của 
mình. 
 - Cơ quan thuế tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế để tạo môi trường 
kinh doanh ngày càng thuận lợi; tập trung tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp kịp thời về các 
77 
 Kỷ yếu Hội thảo khoa học năm 2020 
chính sách thuế và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN đăng ký, kê khai, nộp thuế, 
hoàn, miễn giảm thuế nhanh chóng, thuận lợi. 
 - Cần tiến hành xã hội hóa một số nội dung trong quản lý thuế để giảm bớt các 
công việc cho cơ quan thuế như nội dung thu nộp thuế: Tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp 
về thuế, Kê khai, đăng kí nộp thuế, quản lý hóa đơn thuế, thu thuế, .... 
 - Cần sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với việc quản lý thuế trên 
máy tính. Chương trình quản lý trên máy tính đã được triển khai nhưng chế độ kế toán 
chưa xây dựng được các tiêu chuẩn để quản lý trên máy tính thì không thể đạt hiệu quả 
cao. 
 Về phía các doanh nghiệp. 
 - Cần tuân thủ luật pháp Nhà nước về thuế và các luật pháp khác có liên quan 
đến hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo DN phát triển bình thường, ổn định. 
 - Các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế cần cam kết thực hiện nộp nợ đọng thuế 
và tiền chậm nộp thuế theo lộ trình và tiến độ như cam kết. 
 - Theo dõi, thực hiện, phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực thi luật 
quản lý thuế; Đóng góp các ý kiến tích cực để hoạt động của DN cũng như của các cơ 
quan Nhà nước hoàn thiện và phát triển hơn. 
 - Áp dụng các chế độ kế toán phù hợp và tiên tiến trong tham gia hoạt động về 
thuế. 
 - Luôn nhận thức và hành động theo phương châm: Nộp thuế để tăng thu 
NSNN, góp phần xây dựng xã hội - đất nước phát triển. 
4. Kết luận 
 Quản lý thuế là quá trình thực rất nhiều công việc và phức tạp, nhưng nó có vai 
trò rất quan trọng trong các hoạt động Kinh tế - Xã hội của Nhà nước, bởi vì thông qua 
quản lý thuế, Nhà nước đã tập trung được nguồn lực chủ yếu từ thuế để duy trì, phục 
vụ cho sự tồn tại và phát triển của đất nước. Đối với các doanh nghiệp - là đối tượng 
nộp thuế chủ yếu cho NSNN, Nhà nước phải thực hiện quản lý thuế đảm bảo đạt hiệu 
quả trong thu thuế, tránh thất thu và làm giảm thu của Nhà nước tốt nhất. Bởi vậy, để 
đạt được mục tiêu đó, các bên (DN và các cơ quan Nhà nước) đề phải cố gắng thực 
hiện các công việc, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật và những 
quy định liên quan. 
 78 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN 
Tài liệu tham khảo 
[1] TS. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình “Quản lý thuế”, Nhà xuất bản Tài chính, 
Hà Nội. 
[2] Quốc hội, (2006), Luật Quản lý thuế, Hà Nội 
[3] 
nguon-thu-dam-bao-hoan-thanh-tien-do-thu-6-thang. 
79 

File đính kèm:

  • pdfke_toan_kiem_toan_ban_ve_cong_tac_quan_ly_thue_doi_voi_doanh.pdf