Ngân hàng thương mại - Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Theo chức năng hoạt động của ngân hàng: Tín dụng là
một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên
cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và
bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp (DN), các chủ thể
khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho bên
cho vay khi đến hạn thanh toán.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại FIN504_Bai 3_v1.0011107212 47 BÀI 3: NGHIỆP VỤ CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Nội dung Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM. Nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Mục tiêu Thời lượng Sau khi học xong bài này, học viên sẽ: Nắm được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh tín dụng của NHTM để có thể vận dụng vào công tác tại các NHTM và TCTD khác. Hình thành và phát triển các kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng của một NHTM hiện đại. Có khả năng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của các trung gian tài chính, từ đó có được những phương pháp đánh giá tín dụng một cách hiệu quả, giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế đối với đánh giá tín dụng. 30 tiết Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 48 FIN504_Bai 3_v1.0011107212 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống Trong tháng 9/2011, công ty cổ phần Ngôi nhà Ánh Dương (SunHouse) gửi đến ngân hàng ACB đơn xin vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2012. Một số thông tin cơ bản về công ty như sau: Công ty SunHouse được thành lập năm 2000 với lĩnh vực kinh doanh, phân phối dây cáp điện và đồ gia dụng. Xác định rằng muốn phát triển phải mạnh dạn đầu tư, Công ty đã chủ động hợp tác sản xuất với các đối tác Hàn Quốc trong việc ứng dụng các công nghệ sản xuất đồ gia dụng tiên tiến, đáp ứng tối đa nhu cầu về tính thẩm mỹ và sự tiện dụng so với các loại sản phẩm gia dụng hiện có trên thị trường. Hiện tại, những sản phẩm có tính đột phá về công nghệ của công ty gồm: chảo chống dính, bộ nồi Inox, bộ nồi nhôm, bộ nồi Anod và thương hiệu SunHouse đã nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, SunHouse đã phát triển thành một doanh nghiệp mạnh với 4 công ty thành viên, 2 nhà máy sản xuất rộng hơn 10 ha, với đội ngũ nhân lực gần 1.000 cán bộ công nhân viên. SunHouse đã xây dựng được hệ thống phân phối nội địa khắp 63 tỉnh thành. Sản phẩm mang thương hiệu SunHouse còn hiện diện tại nhiều nước trên thế giới như: Malaysia, Lào, Brasil, Canada, Irac, Iran, Myanmar Doanh số của công ty liên tục tăng trưởng theo cấp số nhân từ 250 tỷ năm 2006 lên hơn 600 tỷ năm 2009, 800 tỷ đồng năm 2010 và dự kiến lên đến gần 1.000 tỷ năm 2011. Để tiếp tục mở rộng và đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, công ty xin vay vốn với các nội dung sau: Dự kiến tổng chi phí thực hiện phương án kinh doanh là Y triệu đồng, trong đó cụ thể gồm các chi phí nguyên vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, khấu hao TSCĐ, chi phí thưởng cán bộ công nhân viên, chi phí trả thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại chi phí SXKD khác. Công ty đã kí được hợp đồng xuất khẩu cho một nhà nhập khẩu Australia với tổng giá trị hợp đồng đã được quy đổi là Z triệu đồng, với điều kiện và thời gian giao hàng cụ thể trong hợp đồng. Đây là một nhà nhập khẩu lớn và có mối quan hệ kinh doanh lâu năm với công ty. Công ty xuất trình hợp đồng mua nguyên vật liệu đã kí kết với thời hạn giao hàng và điều kiện thanh toán cụ thể. Vốn tự có của công ty tham gia vào phương án kinh doanh là K triệu đồng. Khoản vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp với giá thị trường là X triệu đồng với đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Theo quy định của ngân hàng, mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị của tài sản thế chấp. Câu hỏi 1. Ngân hàng cần phải phân tích những nội dung gì trước khi ra quyết định cho vay? 2. Đối với nhu cầu vay vốn của công ty, ngân hàng có thể cung cấp sản phẩm tín dụng nào? Tại sao? 3. Những nội dung gì cần có trong quyết định cho vay? 4. Mức cho vay ngân hàng tính toán cho khách hàng phụ thuộc vào những tiêu chí nào? Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại FIN504_Bai 3_v1.0011107212 49 3.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM 3.1.1. Phân loại tín dụng ngân hàng 3.1.1.1. Khái niệm tín dụng Theo chức năng hoạt động của ngân hàng: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp (DN), các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 3.1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Căn cứ vào mục đích vay o Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản như: Nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ. o Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. o Cho vay nông nghiệp: Là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nông nghiệp như: giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu... o Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng cấp cho các TCTD khác, các công ty tài chính, công ty cho thuê, công ty bảo hiểm quỹ tín dụng và định chế tài chính khác. o Cho vay cá nhân: Là loại hình cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, các khoản cho vay nhằm trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. o Cho thuê: Là hình thức tín dụng thông qua hoạt động cho thuê tài sản. Có hai hình thức cho thuê là cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Căn cứ vào thời hạn cho vay o Cho vay ngắn hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. o Cho vay trung hạn: Là khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Tín dụ ... ĩnh vực ngân hàng, hoạt động cho vay tiêu dùng cho đến nay vẫn đang ở giai đoạn sơ khai. Tập trung phát triển cho lĩnh vực này chủ yếu là các NHTM cổ phần. Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 84 FIN504_Bai 3_v1.0011107212 3.3.1. Đặc điểm và lợi ích cho vay tiêu dùng Khái niệm Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ... Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch... cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng. Đặc điểm o Quy mô từng món vay thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay nhiều. o Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay khác vì vậy lãi suất của cho vay tiêu dùng cao hơn. o Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. o Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất. o Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. o Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. o Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay là thu nhập và có thể biến động. o Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Lợi ích o Đối với NH Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng. Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. o Đối với KH Nhờ dịch vụ này, người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi họ tích luỹ đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách (chi tiêu cho giáo dục, y tế...). o Đối với nền kinh tế Tiêu dùng của dân cư phát triển mạnh có tác dụng trực tiếp kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nếu nghiệp vụ cho vay này không được kiểm soát chặt chẽ, xẩy ra tình trạng chi tiêu không phù hợp và không đúng mục đích thì nó hoàn toàn phản tác dụng, gây mất vốn của NH, giảm khả năng tiết kiệm của cá nhân nói riêng và của đất nước nói chung. 3.3.2. Các loại cho vay tiêu dùng Căn cứ vào mục đích Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng được chia ra làm hai loại: Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại FIN504_Bai 3_v1.0011107212 85 o Cho vay tiêu dùng cư trú: Cho vay tiêu dùng cư trú là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc/và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. o Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch... Căn cứ vào phương thức hoàn trả Căn cứ vào phương thức hoàn trả, cho vay tiêu dùng có thể chia ra làm ba loại: o Cho vay tiêu dùng trả góp: đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. o Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. o Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ o Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan ): là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ phát sinh do công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. o Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó NH trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. 3.3.3. Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng Kỹ thuật thẩm định Phương pháp hệ thống điểm số được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật thẩm định. Hệ thống điểm số là một tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quan đến từng khách hàng vay tiêu dùng. Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau tuỳ theo tình trạng của tiêu thức này và tầm quan trọng của nó trong hệ thống các tiêu thức, dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong lịch sử. Phương pháp hệ thống điểm số phải dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong quá khứ chỉ ra được đâu là khoản cho vay tốt, đâu là khoản cho vay xấu. Vấn đề mấu chốt của hệ thống điểm số là ở chỗ nhờ nó việc phân tích một vấn đề bao gồm nhiều yếu tố được đơn giản hoá chỉ còn một yếu tố – Điểm tín dụng của khách hàng. Một hệ thống điểm số thường có rất nhiều yếu tố khác nhau được xem xét: o Thời gian làm công việc hiện tại. o Tình trạng gia đình (có gia đình, độc thân, hay đã ly hôn). o Độ tuổi. o Hình thức lao động (có kỹ năng hay không). o Thời hạn cư trú. o Khoản có tại ngân hàng. Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 86 FIN504_Bai 3_v1.0011107212 Kỹ thuật xác định điều khoản thanh toán o Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau: Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập, trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi. Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng. Kỳ hạn trả nợ thường theo tháng. Vì lẽ, thông thường, nguồn trả nợ chính của người vay tiêu dùng là lương (thu nhập) hàng tháng. Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản tài trợ. Thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị tài sản tài trợ bị giảm mạnh. Hơn nữa, khi thời hạn tài trợ quá dài, thì thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối. o Xác định số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng mỗi định kỳ: Phương pháp gộp: Đây là phương pháp thường áp dụng trong cho vay tín dụng trả góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó. Công thức như sau: Với: V LT n ; L = V × r × n Trong đó: T: Số tiền phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn L: Lãi vay phải thanh toán V: Vốn gốc n: Số kỳ hạn r: Lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn Phương pháp hiện giá Tiền vay được trả thành những khoản đều nhau vào cuối mỗi định kỳ được tính theo công thức: n n V r (1 r)T (1 r) 1 Trong đó: T: Số tiền trả từng kỳ V: Vốn gốc r: Lãi suất n: Số kỳ hạn Phương pháp lãi đơn Vốn gốc được trả đều nhau vào từng kỳ và lãi được tính trên số dư gốc còn lại. a = V + L (a = số tiền trả từng kì) Vv L (v = số vốn gốc trả từng kì) L tính theo số dư còn lại (lãi từng kì) Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại FIN504_Bai 3_v1.0011107212 87 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài này cung cấp cho sinh viên những nội dung về lý thuyết, kĩ năng phân tích và khả năng nghiên cứu về những vấn đề sau: Hoạt động tín dụng ngân hàng: Khái niệm tín dụng, các hình thức tín dụng ngân hàng, và đặc biệt là quy trình tín dụng ngân hàng. Quy trình tín dụng được coi là phần quan trọng nhất, đề cập tới đầy đủ 5 giai đoạn: lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát và thanh lý tín dụng. Nội dung này được coi là quan trọng nhằm định hướng người học nắm được những quy trình cơ bản của hoạt động tín dụng và áp dụng quy trình đó vào phân tích tín dụng đối khách hàng vay vốn cả về định tính và định lượng. Nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: Trong đó có nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ cho thuê tài chính, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Trong nghiệp vụ cho vay có hai hình thức là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn và nghiệp vụ cho vay trung dài hạn. Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đề cập tới các hình thức cho vay ngắn hạn phổ biến như chiết khấu, bao thanh toán, thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và nghiệp vụ cho vay từng lần. Nghiệp vụ cho vay trung dài hạn đề cập tới hình thức cho vay phổ biến là cho vay theo dự án. Các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn và dài hạn này giúp người học nắm được những khái niệm cơ bản, điều kiện áp dụng, kỹ thuật cho vay và tính toán tiền vay, thu nợ. Nghiệp vụ cho thuê tài chính và bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ cấp tín dụng bằng tài sản và uy tín. Nội dung hai nghiệp vụ này cũng giúp người học phân biệt với nghiệp vụ cho vay, hiểu rõ được khái niệm, các hình thức và kỹ thuật tính toán tiền vay, thu nợ và điều kiện áp dụng. Nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân: Đây là nghiệp vụ tín dụng đang được các ngân hàng chú trọng phát triển trong giai đoạn hiện nay vì những đặc tính ưu việt của nó. Học viên sẽ nắm được khái niệm, quy trình, các phương thức cho vay tiêu dùng đang được áp dụng phổ biến. Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 88 FIN504_Bai 3_v1.0011107212 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu khái niệm tín dụng và các tiêu thức để phân loại tín dụng. 2. Quy trình tín dụng bao gồm các giai đoạn nào? 3. Nêu một số biện pháp cơ bản thường được ngân hàng áp dụng trong giám sát thu nợ? 4. Nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp bao gồm những nghiệp vụ nào. Nêu khái niệm, nội dung của từng nghiệp vụ cụ thể. 5. Nêu khái niệm, quy trình, các phương thức cho vay tiêu dùng đang được áp dụng phổ biến. BÀI TẬP Bài 3.1: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh hàng mây tre đan xuất khẩu Hà Thành có nhu cầu vay từng lần để thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng cho một nhà nhập khẩu Triều Tiên. Tổng giá trị hợp đồng đã quy đổi: 8.560 triệu đồng. Bên nhập khẩu ứng trước tiền hàng là: 2.160 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao hàng 2 tháng. Để thực hiện hợp đồng, tổng chi phí mà công ty phải bỏ ra là 6.847 triệu đồng. Công ty xuất trình hợp đồng mua nguyên liệu để đề nghị ngân hàng cho vay. Khoản vay được bảo đảm bằng sự bảo lãnh bằng tài sản của ông Long (Chủ tịch HĐQT Công ty), tài sản được đánh giá theo giá thị trường là 4.800 triệu đồng. Vốn tự có của Công ty tham gia phương án kinh doanh: 1.780 triệu đồng; Ngân hàng quy định mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. Hãy xác định mức cho vay của ngân hàng đối với công ty. Bài 3.2: Ngân hàng A xác định mức cho vay đối với doanh nghiệp Việt Tiến là 33615 triệu đồng. Lợi nhuận dùng để trả nợ là: 2162.5 triệu đồng Khấu hao tài sản cố định dùng để trả nợ: 6723 triệu đồng Nguồn khác dùng trả nợ hàng năm: 2319.5 triệu đồng Dự án khởi công ngày 1/1/2010 và được hoàn thành đưa vào sử dụng vào ngày 1/7/2010. Hãy xác định thời hạn cho vay đối với dự án. Bài 3.3: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu Kiêu Kỳ có nhu cầu vay từng lần để thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng cho một nhà nhập khẩu Hà Lan. Để thực hiện hợp đồng, Công ty cần thực hiện những khoản chi phí sau: Chi phí mua nguyên vật liệu: 3650 triệu đồng. Chi trả công lao động: 623 triệu đồng. Khấu hao tài sản cố định: 800 triệu đồng. Các chi phí khác: 90 triệu đồng. Hãy xác định nhu cầu vay của công ty. Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại FIN504_Bai 3_v1.0011107212 89 Bài 3.4: Khách hàng có tình hình tài chính vắn tắt như sau: Tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu Tài sản ngắn hạn: 433 tỷ đồng Tài sản dài hạn: 86 tỷ đồng Nợ ngắn hạn: 204 tỷ đồng Nợ dài hạn: 265 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu: 50 tỷ đồng Tổng tài sản 519 tỷ đồng Nợ và vốn chủ sở hữu 519 tỷ đồng Ngân hàng yêu cầu vốn lưu động ròng tham gia tối thiểu là 300 tỷ đồng. Xác định khả năng đáp ứng mức vốn lưu động ròng của khách hàng tham gia vào phương án kinh doanh Bài 3.5: Một công ty may mặc xuất khẩu Tiến Anh có phương án tài chính năm 2011 như sau: Đơn vị:1000đ Tài sản Nguồn vốn A. Tài sản lưu động 2.245.800 A. Nợ phải trả 3.052.800 1. Tiền 128.800 1. Nợ ngắn hạn 1.691.000 2. Các khoản phải thu 657.000 - Vay ngắn hạn 920.800 3. Hàng tồn kho 1.261.440 - Nợ phải trả người bán 560.600 4. Tài sản lưu động khác 198.560 - Nợ phải trả khác 209.600 B. Tài sản cố định ròng 2.701.200 2. Nợ dài hạn 1.361.800 B. Vốn chủ sở hữu 1.894.200 Tổng cộng 4.947.000 Tổng cộng 4.947.000 Hệ số khả năng thanh toán nhanh của ngành là 0.5. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty này? Bài 3.6: Một công ty may mặc xuất khẩu Tiến Anh có phương án tài chính năm 2011 như sau: Đơn vị: 1000đ Tài sản Nguồn vốn A. Tài sản lưu động 2.245.800 A. Nợ phải trả 3.052.800 1. Tiền 128.800 1. Nợ ngắn hạn 1.691.000 2. Các khoản phải thu 657.000 - Vay ngắn hạn 920.800 3. Hàng tồn kho 1.261.440 - Nợ phải trả người bán 560.600 4. Tài sản lưu động khác 198.560 - Nợ phải trả khác 209.600 B. Tài sản cố định ròng 2.701.200 2. Nợ dài hạn 1.361.800 B. Vốn chủ sở hữu 1.894.200 Tổng cộng 4.947.000 Tổng cộng 4.947.000 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của ngành tối đa chấp nhận được là 2. Hãy đánh giá tình hình của công ty? Bài 3: Nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 90 FIN504_Bai 3_v1.0011107212 Bài 3.7: Công ty Anh Lân được công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký hợp đồng cho thuê tài sản theo những điều khoản sau: Tổng số tiền tài trợ: 750 triệu đồng Thời hạn tài trợ: 5 năm Lãi suất: 13%/năm Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: 12 tháng Tỷ lệ thu hồi vốn: 80% Thời điểm thanh toán tiền thuê: Đầu mỗi kỳ hạn Hãy xác định số tiền thuê công ty phải thanh toán định kỳ? Bài 3.8: Công ty An Phát được Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký hợp đồng cho thuê tài sản theo những điều khoản sau: Tổng số tiền tài trợ 2000 triệu Thời hạn tài trợ 3 năm Lãi suất 13%/năm Kỳ hạn thanh toán tiền thuê Hàng năm Tỷ lệ thu hồi vốn 75% Thời điểm thanh toán tiền thuê Cuối kỳ Số tiền An Phát phải thanh toán nốt cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng là bao nhiêu?
File đính kèm:
- ngan_hang_thuong_mai_bai_3_nghiep_vu_cap_tin_dung_cua_ngan_h.pdf