Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn

Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:

 Hiểu được hoạt động huy động là gì và có vị

trí như thế nào đối với NHTM.

 Hiểu được các sản phẩm huy động vốn và

các nhân tố ảnh hưởng tới huy động của ngân

hàng thương mại.

 Hiểu được các phương pháp định giá huy

động của ngân hàng thương mại.

 Xác định và lựa chọn được các phương pháp

tạo vốn tự có của một ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 1

Trang 1

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 2

Trang 2

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 3

Trang 3

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 4

Trang 4

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 5

Trang 5

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 6

Trang 6

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 7

Trang 7

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 8

Trang 8

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 9

Trang 9

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 24 trang minhkhanh 13880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn

Ngân hàng thương mại - Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
FIN504_Bai 2_v1.0011107212 23 
BÀI 2: NGHIỆP VỤ TẠO VỐN 
Nội dung 
 Nghiệp vụ huy động vốn. 
 Vốn tự có. 
Mục tiêu Thời lượng 
Sau khi học xong bài này, học viên sẽ: 
 Hiểu được hoạt động huy động là gì và có vị 
trí như thế nào đối với NHTM. 
 Hiểu được các sản phẩm huy động vốn và 
các nhân tố ảnh hưởng tới huy động của ngân 
hàng thương mại. 
 Hiểu được các phương pháp định giá huy 
động của ngân hàng thương mại. 
 Xác định và lựa chọn được các phương pháp 
tạo vốn tự có của một ngân hàng thương mại. 
 8 tiết 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn 
24 FIN504_Bai 2_v1.0011107212 
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP 
Tình huống 
Từ ngày 10/8, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín 
(Vietbank) thông báo thay đổi lãi suất huy động VND ở 
tất cả các kỳ hạn và áp dụng trên toàn hệ thống. Mức lãi 
suất tăng mạnh nhất lần này được điều chỉnh tăng 
0,35%/năm ở các kỳ hạn từ 12 – 36 tháng và tăng từ 0,1% – 0,25%/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 
1 tuần đến 9 tháng. 
Cùng với việc tăng lãi suất, Vietbank áp dụng chính sách lãi suất cộng: Khách hàng gửi tiền 
trên 1 tỷ đồng được cộng thưởng lãi suất lên tới 0,25%, thưởng 0,22% đối với số tiền gửi 200 
– 500 triệu đồng, thưởng 0,10% lãi suất đối với số tiền gửi từ 50 – 100 triệu đồng. 
Cũng trong sáng nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) quyết định tăng lãi suất 
huy động cả VND, USD và EUR. 
Trong các ngày 6 và 7/8, một loạt ngân hàng thương mại khác như OCB, SHB, HDBank 
cũng lần lượt có quyết định tăng lãi suất huy động VND, tập trung ở các kỳ hạn ngắn. 
Nguồn: 
suat/126/3045834.epi
Câu hỏi 
1. Để tăng khả năng huy động, ngân hàng sử dụng biện pháp nào là nhanh nhất? 
2. Ngân hàng xác định lãi suất huy động dựa trên những cơ sở nào ? 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
FIN504_Bai 2_v1.0011107212 25 
2.1. Nghiệp vụ huy động vốn 
2.1.1. Khái niệm, vai trò của huy động vốn 
2.1.1.1. Khái niệm 
Theo cách nói truyền thống, một ngân hàng có hai lĩnh 
vực kinh doanh chủ yếu: Huy động vốn và lựa chọn 
các tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động 
được. Các ngân hàng luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ 
hai lĩnh vực kinh doanh này. 
Huy động vốn là hoạt động thu hút tiền nhàn rỗi từ nền 
kinh tế thông qua các hình thức tiết kiệm định kỳ, phát 
hành giấy tờ có giá và các hình thức khác để tạo nguồn 
vốn cho vay của ngân hàng thương mại. 
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản nhằm tạo ra tiền để cho các hoạt 
động còn lại của ngân hàng : 
 Nó quyết định đến quy mô, phạm vi hoạt động và quy mô mở rộng tín dụng của 
ngân hàng. 
 Nó quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả và đảm bảo hoạt động cho ngân 
hàng trên thị trường. 
 Đặc biệt nó quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong 
nền kinh tế mở cửa như hiện nay. 
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất 
của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể 
thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho 
khách hàng. 
Nhìn vào bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại, chúng ta thấy rằng nghiệp 
vụ huy động vốn được phản ánh bên phần tài sản nợ. Do đó, huy động vốn còn được 
gọi là nghiệp vụ tài sản Nợ. 
Nguồn vốn huy động bao gồm những đặc điểm sau: 
 Quy mô của nguồn vốn huy động rất lớn so với các nguồn vốn khác. Thông 
thường, vốn huy động chiếm 70-80% tổng nguồn vốn là mục tiêu tăng trưởng hàng 
năm của ngân hàng thương mại. 
 Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ 
có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, và phải có trách nhiệm hoàn trả cả 
gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn để chi trả trước hạn. 
Vì vậy, ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn đó vào hoạt động kinh 
doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. 
 Đây là nguồn vốn phải dự trữ bắt buộc nên chi phí cho nguồn vốn này thường cao 
hơn so với các nguồn vốn khác. Ngoài ra, các ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền 
gửi cũng làm cho chi phí huy động cao hơn. 
 Nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế như lãi 
suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ tiêu dùng, và nhiều nhân tố khác. 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn 
26 FIN504_Bai 2_v1.0011107212 
 Đặc biệt sự thay đổi nguồn vốn huy động ngắn hạn sẽ làm thay đổi cầu thanh 
khoản của ngân hàng. 
2.1.1.2. Vai trò của huy động vốn 
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mạng lợi nhuận 
trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất 
quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem 
như không có hoạt động của ngân hàng thương mại. 
Một ngân hàng thương mại khi được cấp phép thành 
lập phải có vốn điều lệ theo quy định, tuy nhiên vốn 
điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị cần 
thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh 
doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các 
hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. 
Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn có vai trò rất quan trọng với các đối tượng sau: 
 Đối với nền kinh tế 
o Huy động vốn có vai trò khuyến khích tiết kiệm bằng các biện pháp thu hút và 
huy động vốn thông qua các dạng tài khoản khác nhau trên một mạng lưới chi 
nhánh rộng khắp. 
o Huy động vốn còn giúp cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về 
một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng, tránh tình trạng người thừa 
vốn thì không sử dụng, người cần vốn thì lại không có. Khi nền kinh tế trong 
giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nó phát triển nhịp nhàng và hiệu 
quả hơn. 
 Đối với ngân hàng 
o Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại 
nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp 
vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy 
động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không đủ 
nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Huy 
động vốn càng nhiều thì ngân hàng càng có khả 
năng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế,  ... ai yếu tố: (1) sự thay đổi chi phí do lãi suất 
huy động vốn thay đổi và (2) tỷ lệ chi phí cận biên (phần trăm của lượng vốn tăng 
thêm). Hai đại lượng cần tính được xác định như sau: 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
FIN504_Bai 2_v1.0011107212 39 
Sự thay đổi chi phí = Lãi suất mới × Tổng số vốn huy động tại mức lãi suất mới 
 – Lãi suất cũ × Tổng số vốn huy động tại mức lãi suất cũ 
Thay đổi chi phí → Tỷ lệ chi phí biên = 
Số vốn huy động tăng thêm 
 Doanh thu biên là doanh thu tăng thêm khi ngân hàng sử dụng thêm một đồng huy 
động vốn. 
 Ngân hàng sẽ huy động vốn với nguồn vốn khi doanh thu biên bằng chi phí biên. 
2.2. Vốn tự có 
2.2.1. Vai trò của vốn tự có 
Vốn tự có là giá trị tiền tệ thuộc sở hữu riêng của ngân hàng. 
Thành phần vốn tự có 
Vốn tự có cơ bản (Vốn cấp 1) – căn cứ để 
xác định giới hạn mua, đầu tư TSCĐ của 
NHTM 
Vốn tự có bổ sung (Vốn cấp 2) – thời hạn 
dài, tính ổn định cao nhưng không thực 
sự là vốn chủ sở hữu 
 Vốn điều lệ (Vốn cổ phần). 
 Thặng dư vốn. 
 Lợi nhuận để lại. 
 Các quỹ (Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ 
dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi). 
 50% phần giá trị tăng thêm của TSCĐ được 
định giá lại theo quy định của pháp luật. 
 40% phần giá trị tăng thêm của các loại 
chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu 
tư, vốn góp) được định giá lại theo quy 
định của pháp luật. 
 Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi 
do tổ chức tín dụng phát hành. 
 Công cụ nợ khác. 
 Dự phòng chung. 
Vai trò của vốn tự có 
 Vai trò bảo đảm 
Vốn tự có là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có 
được giấy phép tổ chức và hoạt động (năm 2010 
yêu cầu vốn pháp định – vốn tối thiểu quy định để 
ngân hàng hoạt động tăng từ 1000 tỉ đồng lên 3000 
tỉ đồng); tạo niềm tin cho khách hàng, cổ đông và 
là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính 
của ngân hàng. 
 Vai trò hoạt động 
Cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức 
dịch vụ mới, cho những chương trình và thiết bị mới, là một “tấm đệm” phòng 
chống rủi ro phá sản của ngân hàng (khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn mà 
không để bị vượt ngoài tầm kiểm soát). 
 Vai trò điều chỉnh 
Nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng; điều chỉnh cho mọi hoạt 
động kinh doanh của ngân hàng: 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn 
40 FIN504_Bai 2_v1.0011107212 
o Điều chỉnh quy mô hoạt động của ngân hàng: Vốn tự có giảm làm cho ngân 
hàng thu hẹp quy mô tài sản bởi quy định Vốn tự có/ Tổng tài sản rủi ro ≥ 9%. 
o Điều chỉnh cơ cấu 
Ví dụ: Bên tài sản của ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro: Tiền (0%), Trái 
phiếu chính phủ (0%), cho vay bất động sản (50%), cho vay khác (100%), 
TSCĐ (0%). Vốn tự có tăng làm tăng tài sản có mức độ rủi ro cao. 
o Khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng. 
o Quy định hạn chế: Cho vay tối đa ≤ 15% vốn tự có của ngân hàng. 
o Nghiệp vụ góp vốn mua cổ phần. 
o Cơ sở vật chất kỹ thuật ngân hàng. 
o Ngân hàng không được phép vay ngân hàng khác để mua sắm TSCĐ, mà chỉ 
được dùng vốn tự có cấp 1. 
o Đối tượng khách hàng mà ngân hàng có quan hệ giao dịch. 
Các tập đoàn kinh tế lớn thường có quan hệ với ngân hàng lớn, có uy tín, tiềm 
lực tài chính lớn, mức độ an toàn cao. 
2.2.2. Nghiệp vụ tạo vốn tự có 
2.2.2.1. Biện pháp tăng vốn từ bên trong (nguồn nội bộ) 
Ngân hàng sẽ sử dụng lợi nhuận không chia (lợi nhuận giữ lại) làm nguồn bổ sung vốn 
cơ bản. 
Lợi nhuận sau thuế = Cổ tức trả cho cổ đông + Lợi nhuận để lại 
Ngân hàng xác định tỷ lệ thu nhập giữ lại và tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp. Điều gì sẽ 
xảy ra nếu tỉ lệ chi trả cổ tức quá cao? Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ lệ lợi nhuận để lại quá 
cao? Ngân hàng nên duy trì chính sách cổ tức như thế nào cho hợp lý? 
Ta có: 
Tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ (ICGR) = Lợi nhuận giữ lại/Vốn tự có 
Lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận ròng 
ICGR = 
Lợi nhuận ròng × Vốn tự có 
ICGR = ROE × Lợi nhuận giữ lại/Lợi nhuận ròng 
 Lợi nhuận ròng/Vốn tự có có ý nghĩa là một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì 
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 
ROE = 1 – tỉ lệ chi trả cổ tức (vì: Lợi nhuận giữ lại + Lợi nhuận chia cổ tức = Lợi 
nhuận ròng) 
Vì vậy, muốn tăng ICGR thì ngân hàng phải quan tâm đến ROE và chính sách phân 
phối lợi nhuận. 
 Chính sách phân phối lợi nhuận 
o Nếu giữ lại lợi nhuận nhiều thì tăng vốn tự có nhanh nhưng lợi nhuận chia cổ 
tức ít sẽ làm cổ đông không hài lòng, ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị 
trường, từ đó ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và khả năng huy động vốn. 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
FIN504_Bai 2_v1.0011107212 41 
o Tuy nhiên, nếu vốn tự có tăng chậm thì làm giảm quy mô tài sản của ngân hàng. 
Vậy chính sách phân chia lợi nhuận như thế nào là 
hợp lý? Tốt nhất là ngân hàng phải duy trì tỉ lệ cổ 
tức chi trả cho cổ đông tương đối ổn định trong 
thời gian dài, cao nhất so với các danh mục khác 
cùng mức độ rủi ro. Tỉ lệ như thế nào là tốt thì phải 
tùy vào từng thời kỳ. Điều đó phụ thuộc vào kết 
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (điều kiện 
kinh doanh của ngân hàng). 
Ví dụ: Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi, cho 
vay tăng, rủi ro thấp, khả năng kiếm lợi nhuận cao, doanh nghiệp trả nợ đầy đủ cho 
ngân hàng, lợi nhuận ròng là 800 tỉ nhưng các cổ đông chỉ cần 234 tỉ, lợi nhuận 
giữ lại là 566 tỉ. Vậy tỉ lệ giữ lại = 566/800 = 0.7 (70%). 
Trong điều kiện khó khăn, lợi nhuận ròng = 300 tỉ. Như vậy, lợi nhuận giữ lại là 
46 tỉ và tỷ lệ giữ lại = 46/300. 
 ROE 
Phản ánh thu nhập mà cổ đông nhận được từ hoạt động kinh doanh ngân hàng. 
Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản 
ROE = 
Vốn tự có = Tổng tài sản × Vốn tự có 
ROS cho biết hiệu quả quản lý, kiểm soát chi phí, định giá đầu vào, đầu ra (lợi 
nhuận ròng/Doanh thu). 
o Doanh thu/Tổng tài sản bình quân: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 
Quy mô tài sản như nhau mà hệ số này của ngân hàng A cao hơn ngân hàng B 
chứng tỏ ngân hàng A đã tận dụng triệt để tối đa tài sản hiện có, cơ cấu tài sản 
theo hướng tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng cao hơn (nhưng cũng đối mặt với rủi 
ro thanh khoản cao hơn), quản trị rủi ro tín dụng và cho vay có hiệu quả. 
o Tổng tài sản/Vốn tự có (EM – Equity multiplier): Hệ số đòn bẩy. 
Nợ + Vốn tự có = Tổng tài sản 
Trong điều kiện hoạt động kinh doanh thuận lợi, bền vững, có uy tín trên thị 
trường, nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, hệ số nợ tăng làm cho EM tăng 
vì EM = 1/(1-hệ số nợ). 
Ưu điểm của biện pháp tăng vốn từ nguồn nội bộ là chi phí thấp (tránh được 
các chi phí phát hành, kêu gọi cổ đông như biện pháp tăng vốn từ bên ngoài), 
tránh được tình trạng “loãng quyền sở hữu” của cổ đông, không làm giảm lợi ích 
kinh tế của cổ đông, ngân hàng chủ động trong việc quyết định giữ lại lợi nhuận để 
tăng vốn. 
Tuy nhiên nhược điểm của biện pháp này là phần vốn tăng thêm bị đánh thuế, 
nguồn lợi nhuận để lại có thể không ổn định do phụ thuộc vào hoạt động kinh 
doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể, hạn chế về quy mô tăng vốn. 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn 
42 FIN504_Bai 2_v1.0011107212 
2.2.2.2. Biện pháp tăng vốn từ nguồn bên ngoài 
 Bán cổ phiếu thường 
Nếu ngân hàng phá sản thì cổ đông nắm giữ cổ 
phiếu thường sẽ được phân chia lợi nhuận sau 
cùng, có quyền biểu quyết sau cùng. Khi vốn chủ 
sở hữu tăng thì hệ số đòn bẩy giảm, làm tăng khả 
năng huy động vốn và mở rộng cho vay. 
o Ưu điểm của biện pháp này là giảm được gánh 
nặng về tài chính, tăng khả năng vay nợ trong 
tương lai, khả năng huy động vốn. 
o Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm là chi phí phát hành và giao dịch cao 
(tốn kém nhất), có thể làm loãng quyền sở hữu. 
Ví dụ: Ngân hàng hiện tại có 117 cổ đông, tương ứng vốn tự có là 1170 tỉ đồng. 
Ngân hàng bán 64 cổ phiếu thường để tăng vốn tự có thêm 830 tỉ, tức là ngân hàng 
sẽ có 181 cổ đông và vốn tự có là 2000 tỉ đồng. Khi đó, quyền lực lá phiếu (hay 
nói cách khác, quyền kiểm soát ngân hàng) không còn là 1/117 phần mà là 1/181 
phần. Dưới góc độ kinh tế, 830 tỉ đồng tăng thêm chưa làm tăng ngay thu nhập, 
mở rộng chi nhánh, phát triển lợi nhuận. Trong khi thu nhập thay đổi không đáng 
kể thì lợi nhuận còn lại phải chia cho 181 cổ đông, chứ không còn là 117 cổ đông 
như trước kia nữa. 
Ngoài ra, thu nhập trên mỗi cổ phiếu có thể giảm xuống nếu thu nhập từ vốn bổ 
sung không bù đắp được chi phí phát hành. Biện pháp này không phù hợp với một 
số ngân hàng nhỏ, nó phải phụ thuộc vào điều kiện hoạt động kinh doanh của từng 
ngân hàng cụ thể. 
 Bán cổ phiếu ưu đãi 
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết nhưng được ưu tiên 
chia lợi nhuận, cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường. 
o Ưu điểm của biện pháp này là không giảm quyền kiểm soát của các cổ đông 
hiện tại, không gây hiệu ứng pha loãng. Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu 
giảm áp lực vay nợ và trả lãi của ngân hàng vì cổ tức không cần trả ngay, tăng 
khả năng vay nợ trong tương lai. 
Phát hành cổ phiếu thường (1) 
Bán cổ phiếu ưu đãi (2) 
 Phát hành giấy nợ thứ cấp (3) 
Chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu (4) 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
FIN504_Bai 2_v1.0011107212 43 
o Tuy nhiên, với biện pháp này thì chi phí phát hành cao, cổ tức của cổ đông nắm 
giữ cổ phiếu thường có thể giảm đi do cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có 
quyền với thu nhập trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường. 
 Phát hành giấy nợ thứ cấp 
o Phát hành giấy nợ làm tăng rủi ro phá sản cho ngân hàng, áp lực trả lãi cao 
(ngân hàng vẫn phải trả lãi trong trường hợp kinh doanh không có lãi). 
o Tuy nhiên, chi phí phát hành thấp, không giảm quyền kiểm soát của các cổ 
đông hiện tại, nâng cao đòn bẩy tài chính, tăng thu nhập cho mỗi cổ phần nếu 
phần thu nhập từ vốn vay cao hơn chi phí huy động (chủ yếu là chi phí trả lãi). 
Hơn nữa, chi phí trả lãi được khấu trừ thuế, vì chi phí trả lãi được tính vào tổng 
chi phí, sẽ làm giảm lợi nhuận trước thuế, khi đó thuế phải nộp sẽ giảm, tức là 
ngân hàng được lợi về thuế. 
 Chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu 
o Ưu điểm là ngân hàng phát hành cổ phiếu để mua lại các chứng khoán nợ đã 
phát hành, tăng vốn cổ phần, tránh được các chi phí trả lãi trong tương lai. 
o Nhược điểm: Có thể gây ra hiệu ứng pha loãng. 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn 
44 FIN504_Bai 2_v1.0011107212 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là tạo vốn và kinh doanh vốn, cơ sở mang lại sự thịnh vượng 
cho ngân hàng xuất phát từ chính ý niệm trên. Bài 2 cho chúng ta một bức tranh tổng thể về các 
sản phẩm liên quan đến nợ và vốn chủ sở hữu của ngân hàng như nhận tiền gửi, phát hành các 
giấy tờ có giá, đi vay, nhận ủy thác... Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, xuất phát điểm 
phải xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc, đó chính là nền tảng để mở rộng quy mô 
huy động vốn và quy mô vốn tự có của mình. Trong bài này, chúng ta cũng được trang bị các 
phương pháp xác định chi phí vốn của một ngân hàng, các nhân tố và đặc biệt là các biện pháp 
tạo vốn của một ngân hàng. Hơn nữa, chúng ta cũng cần biết rằng, tất cả hoạt động của ngân 
hàng cuối cùng là vì sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng, sự tăng trưởng này phụ thuộc chính 
vào chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phụ thuộc vào chính sách chi trả cổ tức, 
trình độ quản lý và yếu tố con người của ngân hàng. 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
FIN504_Bai 2_v1.0011107212 45 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Hoạt động huy động vốn là gì? Hoạt động này có vị trí như thế nào đối với NHTM? 
2. Nêu các sản phẩm huy động vốn và các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn của ngân hàng 
thương mại? 
3. Nêu các phương pháp định giá huy động của ngân hàng thương mại. 
4. Nêu các phương pháp tạo vốn tự có của một ngân hàng thương mại. 
BÀI TẬP 
Bài 2.1: Một ngân hàng có dự tính rằng có thể thu hút tiền gửi với quy mô như trong bảng dưới 
đây nếu nó đưa ra những mức lãi suất khác nhau: 
Khối lượng tiền gửi mới dự tính Lãi suất 
500 8.10% 
530 8.20% 
560 8.30% 
590 8.40% 
420 8.50% 
Nhà quản lý dự kiến rằng các khoản đầu tư mới của ngân hàng có thể nhận được tỷ lệ thu nhập bình 
quân là 10%. Ngân hàng nên đặt lãi suất tiền gửi ở mức nào để có thể tối đa hoá lợi nhuận? 
Bài 2.2: Một ngân hàng đang có nhu cầu tăng vốn 20 triệu USD từ bên ngoài. Tổng số cổ phiếu 
thường hiện hành của ngân hàng là 12 triệu với mệnh giá là 1$/phiếu. Trong năm tới, ngân hàng 
đã dự đoán tổng thu từ hoạt động sẽ đạt 260 triệu USD trong đó chi phí chiếm khoảng 85%. Các 
lựa chọn nhằm tăng vốn được nhà quản lý ngân hàng cân nhắc gồm: 
 Bán 20 triệu USD cổ phiếu thường với giá 10 USD/cổ phiếu. 
 Bán 20 triệu USD cổ phiếu ưu đãi, lãi suất 8%/năm với giá 15USD/cổ phiếu. 
 Bán 20 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất 9%. 
Hãy xác định sự lựa chọn tốt nhất đối với cổ đông của ngân hàng biết rằng thuế thu nhập là 30%. 
Bài 2.3: Một ngân hàng đang có nhu cầu tăng vốn 10 triệu USD từ bên ngoài. Tổng số cổ phiếu 
thường hiện hành của ngân hàng là 20 triệu với mệnh giá là 1$/phiếu. Trong năm tới, ngân hàng 
đã dự đoán tổng thu từ hoạt động sẽ đạt 360 triệu USD trong đó chi phí chiếm khoảng 90%. Các 
lựa chọn nhằm tăng vốn được nhà quản lý ngân hàng cân nhắc gồm: 
 Bán 10 triệu USD cổ phiếu thường với giá 5 USD/cổ phiếu. 
 Bán 10 triệu USD cổ phiếu ưu đãi, lãi suất 7%/năm với giá 15USD/cổ phiếu. 
 Bán 10 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất 8%. 
Hãy xác định sự lựa chọn tốt nhất đối với cổ đông của ngân hàng biết rằng thuế thu nhập là 30%. 
 Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn 
46 FIN504_Bai 2_v1.0011107212 
Bài 2.4: Một NH có cơ cấu nguồn vốn như sau: 
Đơn vị: tỷ đồng 
Loại nguồn vốn Số dư bình quân Lãi suất huy động Chi phí khác Tỷ lệ dự trữ 
- Tiền gửi thanh toán 
- Tiền gửi không kỳ hạn 
phi giao dịch 
- Tiền gửi tiết kiệm 
- Tiền gửi có kỳ hạn 
- Vốn đi vay 
200 
100 
400 
300 
200 
3% 
4% 
6% 
7% 
8% 
5% 
3% 
2% 
2% 
1% 
10% 
10% 
5% 
5% 
2% 
Tính mức chi phí bình quân gia quyền cho toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. 

File đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_bai_2_nghiep_vu_tao_von.pdf