Luận văn Chính sách cổ tức và sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Hose
Chính sách cổ tức liên quan đến chính sách của một công ty quyết định giá trị cổ tức
chi trả cho cổ đông và giá trị thu nhập giữ lại để tái đầu tư vào các dự án mới. Đối
với vấn đề tài chính của công ty, một trong những quyết định quan trọng mà ban
quản lý phải đối mặt là bao nhiêu phần trăm lợi nhuận sẽ chi trả cho cổ đông và bao
nhiêu phần trăm được giữ lại để tái đầu tư. Để trả lời câu hỏi này ban quản lý sẽ
phải xem xét chính sách cổ tức nào tối đa hóa tài sản của cổ đông. Hơn nữa họ cũng
phải xem xét tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu.
Biến động giá cổ phiếu, mặt khác, là một rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Đối
với những nhà đầu tư không thích rủi ro thì biến động các khoản đầu tư là quan
trọng đối với họ bởi vì nó thể hiện mức độ rủi ro. Các công ty cũng nhận định rằng
những nhà đầu tư sẽ chú ý nhiều đến lãi từ cổ tức, và rủi ro của khoản đầu tư của họ
có thể tác động đến giá trị cổ phiếu về dài hạn. Điều này làm sự biến động giá cổ
phiếu trở nên quan trọng đối với nhà đầu tư. Tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu
nhằm khám phá mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu để
gợi ý cho ban quản lý về chính sách cổ tức trong việc kiểm soát biến động giá cổ
phiếu. Câu hỏi đặt ra là có hay không sự ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến
động giá cổ phiếu. Nếu có thì đó là ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều. Nghiên
cứu này dựa trên khung lý thuyết của Baskin (1989), Allen và Rachim (1996),
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Chính sách cổ tức và sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Hose
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------o0o-------- NGUYỄN THỊ THANH VÂN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HOSE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------o0o-------- NGUYỄN THỊ THANH VÂN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HOSE CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hải Lý. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực. Dữ liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn cụ thể. Việc xử lý số liệu phục vụ cho công tác phân tích được tác giả thực hiện cẩn trọng và có cơ sở khoa học. Tài liệu tham khảo sử dụng để thực hiện luận văn được trình bày đầy đủ tại danh mục tài liệu tham khảo TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Vân MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Tóm tắt ........................................................................................................................ 1 1. Giới thiệu ................................................................................................................. 2 2. Tổng quan lý thuyết ................................................................................................ 3 2.1. Những lý thuyết về chính sách cổ tức ......................................................... 3 2.2. Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cổ phiếu ................... 9 3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 12 3.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 12 3.2. Định nghĩa các biến ................................................................................... 15 3.3. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 19 3.4. Phương pháp phân tích .............................................................................. 20 4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 21 4.1. Mô tả thống kê các biến ............................................................................ 21 4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến ................................................... 23 4.3. Kết quả hồi qui mô hình 1 ......................................................................... 25 4.4. Kết quả hồi qui mô hình 2 ......................................................................... 31 4.5. Kết quả hồi qui mô hình 2 với biến PAYOUT đại diện cho chính sách cổ tức .............................................................................................................. 37 4.6. Kết quả hồi qui mô hình 2 với biến D_YIELD đại diện cho chính sách cổ tức .............................................................................................................. 39 4.7. Kết quả hồi qui mô hình 3 ......................................................................... 45 5. Kết luận ................................................................................................................. 51 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ..................................................... 22 Bảng 4.2: Bảng ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu ............................. 24 Bảng 4.3: Kết quả hồi qui mô hình 1 theo phương pháp OLS .............................. 26 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình 1 .................................. 26 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình 1 theo Breusch - Pagan Test ............................................................................. 27 Bảng 4.6: Kết quả hồi qui mô hình 1 theo phương pháp WLS.............................. 28 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình 1 có trọng số theo Breusch - Pagan Test ..................................................................... 29 Bảng 4.8: Kết quả hồi qui mô hình 2 theo phương pháp OLS .............................. 31 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình 2 .................................. 32 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình 2 theo Breusch - Pagan Test ............................................................................. 33 Bảng 4.11: Kết quả hồi qui mô hình 2 theo phương pháp WLS.............................. 34 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình 2 có trọng số theo Harvey Godfrey Test ..................................................................... 35 Bảng 4.13: Kết quả hồi qui mô hình 4 theo phương pháp OLS .............................. 37 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình 4 .................................. 37 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình 4 theo Breusch - Pagan Test ............................................................................. 38 Bảng 4.16: Kết quả hồi qui mô hình 5 theo phương pháp OLS .............................. 40 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình 5 .................................. 41 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình 5 theo Breusch - Pagan Test ............................................................................. 42 Bảng 4.19: Kết quả hồi qui mô hình 5 theo phư ... askin (1989), mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa giữa tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu là mạnh nhất. Và điều này cũng ngược lại với kết quả của Allen và Rachim (1996). Mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức luôn ngược chiều và không có ý nghĩa thống kê, điều này trái ngược với kết quả của Baskin (1989) và Allen và Rachim (1996). Nhưng với mức ý nghĩa 10% thì tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa với biến động giá cổ phiếu. Mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ tăng trưởng luôn không có ý nghĩa thống kê trong tất cả các kết quả. 5. Kết luận: Với mục tiêu nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa chính sách cổ tức (đo lường bằng tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức) với biến động giá cổ phiếu. Điều này được thực hiện trong giai đoạn 5 năm (2008 đến 2012). Dựa trên mẫu gồm 114 công ty niêm yết trên Hose. Bài nghiên cứu cũng kiểm định mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và các biến khác như là qui mô công ty, biến động thu nhập, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ tăng trưởng. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa giữa biến động giá cổ phiếu và chính sách cổ tức với đại diện là tỷ suất cổ tức vì tỷ lệ chi trả cổ tức tác động không có ý nghĩa thống kê đến biến động giá cổ phiếu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Baskin (1989) và ngược lại với nghiên cứu của Allen và Rachim (1996) cho là giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức có mối quan hệ cùng chiều. Kết quả còn cho thấy qui mô công ty luôn có mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa đến biến động giá cổ phiếu. Biến động thu nhập và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá cổ phiếu. Về tác động ngược chiều, tỷ suất cổ tức có tác động nhiều nhất đến biến động giá cổ phiếu. Ngược lại biến động thu nhập tác động cùng chiều nhiều nhất đến biến 52 động giá cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tăng trưởng đều không có tác động ý nghĩa đến biến động giá cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ có mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa với biến động giá cổ phiếu khi mức ý nghĩa 10%. Có sự khác biệt về biến động giá cổ phiếu giữa các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Vì cả ban quản lý và nhà đầu tư đều quan tâm đến biến động giá cổ phiếu, nên nghiên cứu này cung cấp một hướng đi để khám phá điều gì đã làm di chuyển giá cổ phiếu, cũng như những yếu tố quan trọng được xem xét bởi các nhà đầu tư trước khi thực hiện quyết định đầu tư. Và điều này cũng ảnh hưởng đến ban quản lý trong việc thực hiện chính sách cổ tức cho công ty của họ. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, ta có thể kết luận: thứ nhất là nhà đầu tư có thể dự báo được rủi ro trước khi quyết định đầu tư, thứ hai là ban quản lý của công ty có thể thay đổi biến động giá cổ phiếu của họ, họ có thể sử dụng chính sách cổ tức như là một công cụ để kiểm soát biến động giá cổ phiếu. Họ có thể làm giảm biến động giá cổ phiếu bằng cách tăng chi trả cổ tức. Hạn chế của nghiên cứu này là cách tính biến tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ là tương đối vì tại các thời điểm thông báo chi trả cổ tức khác nhau số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành sẽ khác nhau, để dễ tính toán tác giả đã sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành cuối năm để tính toán tổng số tiền cổ tức đã chi trả. Đồng thời tác giả sử dụng lợi nhuận sau thuế thay vì lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu để tính tỷ lệ chi trả cổ tức nhằm tránh tình trạng tăng giảm vốn trong năm ảnh hưởng đến thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Ngoài ra nghiên cứu chỉ thực hiện đối với những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu cũng chỉ vừa đủ thỏa mãn điều kiện thực hiện hồi qui. Nếu thu thập thêm số liệu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội từ 2008 đến 2012, cỡ mẫu lớn hơn hy vọng là chúng ta có thể thấy được tác động có ý nghĩa của tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ tăng trưởng tài sản đến biến động giá cổ phiếu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Afzalur Rashid & A. Z. M. Anisur Rahman, 2008. Dividend Policy and Stock Price Volatility: Evidence from Bangladesh. Journal of Applied Business and Economics. 2. Allen, D. E., & Rachim, V. S., 1996. Dividend policy and stock price volatility: Australian evidence. Applied Financial Economics, 6(2), 175-188. 3. Al-Malkawi, H.N., 2007. Determinants of corporate dividend policy in Jordan: an application ofthe Tobit model. Journal of Applied Accounting Research, Vol. 23, pp. 44-70. 4. Al-Najjar, B. and Hussainey, K., 2009. The association between dividend payout and outsidedirectorships. Journal of Applied Accounting Research, Vol. 10, pp. 4-19. 5. Baker, H. K., Farrelly, G. E., & Edelman, R. B., 1985. A survey of management views on dividend policy. Financial management, 78-84 6. Baker, H. K., & Powell, G. E., 1999. How corporate managers view dividend policy. Quarterly Journal of Business and Economics, 17-35. 7. Ball, R., Brown, P., Finn, F. J., & Officer, R., 1979. Dividends and the value of the firm: evidence from the Australian equity market. Australian Journal of Management, 4(1), 13-26. 8. Baskin, J., 1989. Dividend policy and the volatility of common stocks. The Journal of Portfolio Management, 15(3), 19-25 9. Ben-Zion, U., & Shalit, S. S., 1975. Size, leverage, and dividend record as determinants of equity risk. The Journal of Finance, 30(4), 1015-1026. 10. Battacharya, S., 1979. Imperfect information & dividend policy and the ‘bird in hand’ fallacy. The Bell Journal of Economics, Vol. 10, pp. 259-70. 11. Black, F. and Scholes, M., 1974. The Effects of Dividend Yield and Dividend Policy on Common Stock Prices and Returns. Journal of Financial Economics, 1, pp.1-22. 12. Blume, M.E., 1980. Stock Returns and Dividend Yields: Some more Evidence. Review of Economics and Statistics, 62, pp.567-577. 13. Brennan, M., 1970. Taxes, Market Valuation and Financial Policy. National Tax Journal, 23, pp.417-429. 14. DeAngelo, H., DeAngelo, L. and Skinner, D.J., 1996. Reversal of fortune: dividend policy and the disappearance of sustained earnings growth. Journal of Financial Economics, Vol. 40 No. 3, pp. 341-71. 15. Eades, K. M., 1982. Empirical evidence on dividends as a signal of firm value. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 17(4), 471-500. 16. Easterbrook, F.H., 1984. Two Agency-cost Explanations on Dividends. American Economic Review, 74, September, pppp220-230. 17. Fama, E. and French, K., 2001. Disappearing dividends: changing firm characteristics or lowerpropensity to pay? Journal of Financial Economics, Vol. 60, pp. 3-43. 18. Gordon, J.M., 1963. Optimal Investment and Financing Policy. Journal of Finance, May 1963, 264-272. 19. Griffin, 1976 Griffin, P.A., 1976. Competitive Information in the Stock Market: An Empirical Study of Earnings, Dividends, and Analysts’ Forecasts. Journal of Finance, 31(2), pp.631-650. 20. Hussainey, K., Mgbame, C. O., & Chijoke-Mgbame, A. M., 2011. Dividend policy and share price volatility: UK evidence. Journal of Risk Finance, The, 12(1), 57-68. 21. Lintner, J., 1956. Distribution of incomes of corporations among dividends, retained earnings, and taxes. The American Economic Review, 46(2), 97-113. 22. Litzenberger, R. H. and Ramaswamy, K., 1979. The Effects of Personal Taxes and Dividends on Capital Assets Prices: Theory and Empirical Evidence. Journal of Financial Economics, 7, pp.163-195. 23. Malcolm Baker & Jeffrey Wurgler, 2003. A Catering Theory of Dividends. Working paper 9542. 24. Miller, M. H., & Modigliani, F., 1961. Dividend policy, growth, and the valuation of shares. The Journal of Business, 34(4), 411-433. 25. Miller, M. H. and Rock, K., 1985. Dividend Policy under Asymmetric Information. Journal of Finance, 40(4), pp.1031-1051. 26. Mohammad Hashemijoo, Aref Mahdavi Ardekani, and Nejat Younesi, 2012. The Impact of Dividend Policy on Share Price Volatility in the Malaysian Stock Market. Journal of Business Studies Quarterly 2012, Vol. 4, No. 1, pp. 111-129 27. Nazir, M. S., Nawaz, M. M., Anwar, W., & Ahmed, F., 2010. Determinants of stock price volatility in karachi stock exchange: The mediating role of corporate dividend policy. International Research Journal of Finance and Economics (55). 28. Nkobe D. Kenyoru & Simiyu A. Kundu & Limo P. Kibiwott, 2013. Dividend Policy and Share Price Volatility in Kenya. Research Journal of Finance and Accounting ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online) Vol.4, No.6, 2013. 29. Pettit, R.R., 1977. Taxes, Transaction Costs and the Clientele Effect of Dividends. Journal of Financial Economics, 5, pp. 419-436. 30. Rozeff, M., 1982. Growth, beta and agency costs as determinants of dividend payout ratios. Journal of Financial Research, Vol. 5, No. 3, pp. 249-259, Fall 1982. 31. Uddin, M. H., & Chowdhury, G. M., 2005. Effect of Dividend Announcement on Shareholders’ Value: Evidence from Dhaka Stock Exchange. Journal of Business Research, 1. PHỤ LỤC Danh sách 114 công ty niêm yết trên Hose STT Mã CK Tên công ty 1 ABT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre 2 ACL Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang 3 AGF CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang 4 ALP Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam 5 ANV Công ty Cổ phần Nam Việt 6 ASP Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha 7 BBC Công ty Cổ phần Bibica 8 BHS CTCP Đường Biên Hòa 9 BMC Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định 10 BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 11 BT6 Công ty Cổ phần Beton 6 12 CII CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM 13 CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi 14 CNT CTCP Xây dựng và Kinh doanh Vật tư 15 COM Công ty Cổ phần Vật tư Xăng Dầu 16 DCL Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long 17 DCT CTCP Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai 18 DHA Công ty Cổ phần Hóa An 19 DHG CTCP Dược Hậu Giang 20 DIC Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC 21 DMC CTCP Xuất nhập khẩu y tế DOMESCO 22 DPM Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP 23 DPR CTCP Cao su Đồng Phú 24 DQC Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang 25 DRC Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng 26 DTT Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 27 DXV CTCP Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng 28 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta 29 FPT Công ty Cổ phần FPT 30 GIL CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh 31 GMC CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn 32 GMD CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển 33 GTA Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An 34 HAG Công Ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai 35 HAS CTCP HACISCO. 36 HAX Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh 37 HBC CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình 38 HDC Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu 39 HLA Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu 40 HPG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 41 HRC Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình 42 HSI CTCP Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa sinh 43 HT1 Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 44 HTV CTCP Vận tải Hà Tiên 45 ICF CTCP Đầu tư Thương mại Thủy sản 46 IMP CTCP Dược phẩm Imexpharm 47 KDC CTCP Kinh Đô 48 KHA CTCP Xuất Nhập Khẩu Khánh Hội 49 KHP Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa 50 KSH Công ty Cổ phần Tập đoàn Khoáng sản Hamico 51 L10 Công ty Cổ phần Lilama 10 52 LAF CTCP Chế biến Hàng xuất khẩu Long An 53 LBM CTCP Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng 54 LCG Công ty Cổ phần LICOGI 16 55 LGC Công ty Cổ phần Cơ khí - Điện Lữ Gia 56 MCP CTCP In và Bao bì Mỹ Châu 57 MHC CTCP Hàng hải Hà Nội 58 MPC CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 59 NAV Công ty Cổ phần Nam Việt 60 NSC Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung Ương 61 NTL Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm 62 OPC Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC 63 PAC CTCP Pin Ắc quy Miền Nam 64 PGC Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP 65 PIT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu PETROLIMEX 66 PJT Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex 67 PNC Công ty Cổ phần Văn Hóa Phương Nam 68 PPC CTCP Nhiệt điện Phả Lại 69 PTC CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện 70 PVD Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí 71 RAL Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông 72 REE Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh 73 SAM Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom 74 SAV CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex 75 SBT Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh 76 SC5 Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 77 SCD Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương 78 SFC CTCP Nhiên liệu Sài Gòn 79 SFI Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải Safi 80 SJD Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn 81 SJS CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 82 SMC CTCP Đầu tư Thương mại SMC 83 SSC Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Miền Nam 84 ST8 Công ty Cổ phần Siêu Thanh 85 SZL Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành 86 TAC Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An 87 TCM CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công 88 TCR CTCP Công nghiệp Gốm sứ TAICERA 89 TDH CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức 90 TMS CTCP Transimex-Saigon 91 TNA CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam 92 TNC CTCP Cao su Thống nhất 93 TPC CTCP Nhựa Tân Đại Hưng 94 TRA Công ty Cổ phần TRAPHACO 95 TRC CTCP Cao su Tây Ninh 96 TS4 Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 97 TSC CTCP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ 98 TTF CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành 99 TTP CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 100 UIC CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico 101 VHC Công ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn 102 VHG CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn 103 VIC Tập đoàn VINGROUP - CTCP 104 VID CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại Viễn Đông 105 VIP CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco 106 VIS Công ty Cổ phần Thép Việt Ý 107 VNA CTCP Vận tải Biển Vinaship 108 VNE Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam 109 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 110 VNS CTCP Ánh Dương Việt Nam 111 VPK Công ty Cổ phần Bao Bì Dầu Thực vật 112 VSH CTCP Thủy Điện Vĩnh Sơn Sông Hinh 113 VTB CTCP Viettronics Tân Bình 114 VTO CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco
File đính kèm:
- luan_van_chinh_sach_co_tuc_va_su_bien_dong_gia_co_phieu_cua.pdf