Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương, 6 tiết

Chương 1. Giới thiệu chung về lễ hội truyền thống của người Việt.

Chương 2. Lễ hội chọi trâu ở quận Đồ Sơn- thành phố Hải Phòng.

Chương 3. Nhận diện lễ hội truyền thống thông qua thực trạng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hiện nay

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 1

Trang 1

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 2

Trang 2

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 3

Trang 3

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 4

Trang 4

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 5

Trang 5

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 6

Trang 6

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 7

Trang 7

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 8

Trang 8

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 9

Trang 9

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 86 trang viethung 8880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng

Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn-Hải Phõng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN 
KHOA TRIẾT HỌC 
----------------------- 
PHẠM THỊ NGỌC HOA 
NHẬN DIỆN LỄ HỘI VĂN HÓA 
 TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT THÔNG QUA 
LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN- HẢI PHÕNG 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
NGÀNH TRIẾT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO 
Hệ đào tạo: Chính quy 
Khóa học: QH-2016-X 
HÀ NỘI, 2020 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN 
KHOA TRIẾT HỌC 
----------------------- 
PHẠM THỊ NGỌC HOA 
NHẬN DIỆN LỄ HỘI VĂN HÓA 
 TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT THÔNG QUA 
LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN- HẢI PHÕNG 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 
NGÀNH TRIẾT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO 
Hệ đào tạo: Chính quy 
Khóa học: QH-2016-X 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM QUỲNH CHINH 
HÀ NỘI, 2020
 1 
LỜI CẢM ƠN 
 Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ 
phía các thầy cô giáo, gia đình, Ủy ban nhân dân Quận Đồ Sơn- Thành phố Hải 
Phòng cả về tình thần cũng như các kiến thức khoa học. 
 Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Phạm Quỳnh Chinh- 
người đã hướng dẫn em tận tình, tạo cho em động lực say mê nghiên cứu với ý thức 
làm việc hết sức nghiêm túc suốt thời gian qua. 
 Em xin cảm ơn Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn cũng như các ông chủ trâu 
chọi của các phường Ngọc Xuyên, Vạn Hương đã tạo điều kiện cho em có những 
nhìn nhận và kiến thức thực tế nhất về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. 
 Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm, các 
thầy cô giáo trong khoa Triết học- Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn đã 
tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này. 
 Tác giả khóa luận 
 2 
LỜI CAM ĐOAN 
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Nhận diện lễ hội truyền thống Việt 
Nam thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng” là công trình nghiên cứu 
độc lập của cá nhân em. Các số liệu, kết quả và các dẫn chứng là do em tự tìm hiểu, 
có sự tham khảo, sưu tầm và sự kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước. 
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, có trích dẫn rõ ràng. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2020 
TÁC GIẢ 
Phạm Thị Ngọc Hoa 
 3 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA 
NGƯỜI VIỆT ..................................................................................................................... 12 
1.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội truyền thống và chức năng lễ hội truyền thống của 
người Việt .................................................................................................................. 12 
1.2. Đặc trưng của lễ hội truyền thống Việt Nam ..................................................... 23 
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI CHỌI TRÂU QUẬN ĐỒ SƠN- THÀNH PHỐ 
HẢI PHÒNG ....................................................................................................................... 30 
2.1. Nguồn gốc ra đời và hình thành lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng .................. 30 
2.2. Lễ hội chọi trâu- nơi thể hiện những giá trị lễ hội văn hóa truyền thống ... 40 
CHƢƠNG 3: NHẬN DIỆN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA THỰC 
TRẠNG CỦA LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN HIỆN NAY ...................................... 47 
3.1. Thực trạng lễ hội truyền thống chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng ........................ 47 
3.2. Giải pháp góp phần bảo tồn giá trị lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng .... 54 
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 64 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 65 
 4 
MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được 
hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Đây cũng chính là dịp để con người 
giao lưu, gặp gỡ, là nơi kết nối cộng đồng, nơi con người thể hiện truyền thống 
uống nước nhớ nguồn. Lễ hội là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật 
thể của dân tộc Việt Nam và là một loại hình có tính chất tổng hợp chứa đựng trong 
nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ 
dân gian. Nghiên cứu lễ hội truyền thống trên phương diện lý luận và thực tiễn, góp 
phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân 
tộc. 
Trải qua sự thăng trầm của thời gian, những giá trị của bản sắc văn hóa dân 
tộc được tích tụ và kết tinh trong lễ hội truyền thống như một lớp trầm tích của lịch 
sử văn hóa dân tộc. Để nhận diện được lễ hội truyền thống, cần phải thông qua việc 
khảo cứu những lễ hội cụ thể, trong đó không thể không nhắc đến lễ hội chọi trâu 
qua đó thấy được các giá trị, vai trò của lễ hội trong bản sắc văn hóa. Do đó, việc 
nghiên cứu khảo sát một lễ hội truyền thống của một địa phương cụ thể là một việc 
làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. 
Là một thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Hải Phòng có bề dày lịch sử, 
truyền thống văn hóa và luôn có một vị trí quan trọng qua các thời kì lịch sử của đất 
nước. Vùng đất này đã hình thành nhiều loại hình văn hóa với những sắc thái riêng 
biểu hiện thông qua hệ thống các di tích, lịch sử, các lễ hội truyền thống với các giá 
trị văn hóa vật thể và phi vật thể và điển hình là lễ hội chọi trâu. 
Trong những năm gần đây, hòa mình vào quá trình đổi mới của đất nước, 
Hải Phòng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đây vừa là cơ hội, vừa là 
thách thức đối với các lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn bởi 
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thể có thể có cơ hội được lan tỏa , Tuy 
nhiên cũng có thể dẫn tới sự mai một, biến đổi, thậm chí là biến mất. Do vậy, nhận 
diện các giá trị của lễ hội truyền thống thông qua việc khảo cứu lễ hội chọi trâu từ 
đó góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu nói riêng và lễ 
hội truyền thống Việt Nam nói ... ải nhì: 40.000.000đ (Bốn mươi triệu đồng). 
+ Đồng giải 3: mỗi giải 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng). 
- Các phường có trâu đoạt giải được Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu Quận trao 01 
giấy chứng nhận. 
- Phường có trâu đoạt giải nhất được Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu Quận trao 
giấy chứng nhận, biểu tượng Lễ hội và cờ hội giữ trong vòng 01 năm. 
- Các giải phụ: căn cứ điều kiện thực tế, BTC có thể phối hợp với các nhà tài trợ 
trao các giải phụ. 
* Kỷ luật: Các ông chủ trâu vi phạm Quy chế sẽ bị xử lý theo quy định. 
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Quận 
- Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành các cấp trong quá trình triển 
khai thực hiện nhiệm vụ. 
- Chủ động xây dựng các văn bản quản lý, điều hành liên quan tới công tác tổ 
chức Lễ hội; đảm bảo Lễ hội năm 2020 diễn ra thành công, an toàn, xứng tầm là Di 
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Quận về kết quả của Lễ hội. 
- Tổng hợp báo cáo của các đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân Quận kết quả 
công tác tổ chức Lễ hội năm 2020 trước ngày 30/10/2020 
 74 
 2. Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao 
- Là cơ quan thường trực của Ban tổ chức Lễ hội, giúp Trưởng Ban tổ chức chỉ đạo, 
điều hành, giải quyết các công việc liên quan đến công tác tổ chức Lễ hội chọi trâu 
truyền thống năm 2020; 
- Chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện, cơ sở vật chất liên quan đến công 
tác tổ chức Lễ hội; tham mưu cho Ban tổ chức điều hành tốt phần Hội đảm bảo 
thành công, an toàn cho nhân dân, du khách; 
- Tổ chức công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, trang trí khánh tiết trong và 
ngoài sân vận động, trên địa bàn quận trong thời gian tổ chức Lễ hội; 
- Chủ trì xây dựng kế hoạch vận động các đơn vị tài trợ ủng hộ kinh phí, vật chất 
phục vụ tổ chức Lễ hội; thực hiện thu, chi, thanh quyết toán đảm bảo đúng Quy chế tài 
chính của Lễ hội và quy định của Nhà nước về quản lý tài chính; 
- Chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch và đơn vị Bảo hiểm tổ chức 
phát hành bảo hiểm thân thể đối với du khách, nhân dân dự Hội tại sân vận động; 
- Tổ chức đoàn kiểm tra chất lượng trâu chọi tham gia Lễ hội; 
- Xây dựng cụ thể các phương án bảo vệ, kiểm soát, khống chế số lượng người 
xem Hội tại các cửa vào sân vận động, các cửa thoát trâu, các vị trí trọng điểm trong 
khu vực tổ chức Lễ hội; 
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác giết mổ và bán thịt trâu chọi tập 
trung đảm bảo an toàn, văn minh đô thị, vệ sinh môi trường; 
- Tiếp tục sưu tầm tài liệu, hiện vật trưng bày tại Phòng truyền thống Lễ hội. 
- Phối hợp với Văn phòng HĐND&UBND tổ chức in, phát hành các loại thẻ 
phục vụ công tác tổ chức, giấy mời xem Hội; 
- Phối hợp với Đài phát thanh Quận xây dựng kế hoạch, kịch bản thuyết minh 
phần Hội đảm bảo trang trọng, sôi nổi, hấp dẫn và bảo tồn nét văn hóa truyền thống 
của Lễ hội; 
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận tổ chức công tác trọng 
tài điều hành các trận thi đấu; 
- Phối hợp với Phòng Du lịch, Văn hóa và Thông tin tổ chức tốt phần Lễ. 
3. Phòng Du lịch, Văn hoá và Thông tin 
 75 
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Quận xây dựng, ban hành kế hoạch; thực hiện 
công tác quản lý Nhà nước về lễ hội đảm bảo theo quy định; kiện toàn Ban tổ chức Lễ 
hội; chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tổ chức Lễ hội; 
- Tham mưu cho Ban tổ chức Lễ hội xây dựng các văn bản quản lý có liên 
quan tới công tác tổ chức Lễ hội; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị, BTC các phường 
thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức Lễ hội hiện hành của Uỷ ban nhân dân Quận; 
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương, Trung tâm Văn hóa, 
Thông tin và Thể thao cùng các đơn vị liên quan tổ chức tốt phần Lễ của Ban tổ chức 
tại đền Nghè, đền Nam Hải Đại Thần Vương; hướng dẫn BTC các phường tổ chức tốt 
phần Lễ tại cơ sở; 
- Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, quảng cáo của các 
doanh nghiệp, đơn vị tài trợ trên địa bàn Quận theo đúng quy định; 
- Tham mưu xây dựng chương trình, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo 
chí, tổ chức tuyên truyền, quảng bá cho Lễ hội; có biện pháp quản lý số lượng 
phóng viên đăng ký vào sân tác nghiệp và điều kiện tác nghiệp của phóng viên; 
- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao vận động các tổ 
chức, cá nhân và các doanh nghiệp tài trợ kinh phí, vật chất phục vụ Lễ hội. 
4. Phòng Tài chính - Kế hoạch 
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Quy chế 
quản lý tài chính của Lễ hội; 
- Hướng dẫn, giám sát công tác thu, chi tài chính đảm bảo theo Quy chế Quản 
lý tài chính của Lễ hội và các quy định của Nhà nước; 
- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao vận động các tổ 
chức, cá nhân và các doanh nghiệp tài trợ kinh phí, vật chất phục vụ Lễ hội; phát 
hành bảo hiểm thân thể đối với khách dự Hội tại sân vận động. 
5. Văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Quận 
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quận ủy, các phòng chức năng xây dựng kế 
hoạch, tổ chức mời, đón, tiếp khách đảm bảo lịch sự, tiết kiệm; 
- Phối hợp với Thường trực Ban tổ chức trong công tác phát hành giấy mời, 
các loại thẻ phục vụ công tác tổ chức. 
6. Phòng Kinh tế: chủ trì phối hợp với Công an quận, Đồn Biên phòng Đồ Sơn, 
Phòng Quản lý Đô thị, Trung tâm Văn hoá TT&TT, Đội quản lý thị trường số 15, Phòng 
 76 
Tài nguyên - Môi trường, Trạm Chăn nuôi - Thú y, Uỷ ban nhân dân các phường và các 
đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý việc giết mổ, bán thịt trâu chọi, đảm 
bảo an toàn, vệ sinh môi trường, văn minh đô thị; tham mưu xử lý nghiêm, kịp thời các 
trường hợp gian lận thương mại, không niêm yết giá, giết mổ trâu không đúng nơi quy 
định. 
7. Phòng Tài nguyên Môi trƣờng: phối hợp với Phòng Kinh tế, Trung tâm 
Văn hóa Thông tin và Thể thao cùng các đơn vị liên quan đảm bảo công tác vệ sinh 
môi trường trong khu vực sân vận động, đặc biệt tại khu vực giết mổ trước, trong và 
sau Lễ hội. 
8. Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên 
quan, xây dựng kế hoạch ngăn chặn các hiện tượng ăn xin, người lang thang, thần kinh 
gây phản cảm, mất mỹ quan tại Lễ hội. 
9. Phòng Quản lý Đô thị: tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận xây dựng kế 
hoạch triển khai công tác quản lý đô thị, kiểm tra, đảm bảo trật tự, mỹ quan, vệ sinh 
đô thị tại các tuyến đường chính trên địa bàn quận trước, trong và sau Lễ hội; xây 
dựng phương án phối hợp tham mưu xử lý nghiêm các hành vi giết mổ và bán thịt 
trâu trên vỉa hè; phối hợp với Công an Quận thực hiện công tác bảo đảm ATGT-
TTĐH-VSMTĐT. 
10. Công an Quận: chủ trì phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự quận, Đồn Biên 
phòng Đồ Sơn, Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao cùng các đơn vị liên quan 
xây dựng kế hoạch bảo vệ khu vực sân vận động (nhất là tại các cửa ra vào sân), các 
trục đường chính trên địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phục vụ 
nhân dân và du khách trước, trong và sau Lễ hội; có phương án xin Công an Thành 
phố hỗ trợ thêm lực lượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
11. Ban chỉ huy Quân sự quận, Đồn Biên phòng Đồ Sơn: phối hợp với 
Công an quận, trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao bảo đảm an ninh trật tự 
cho nhân dân và du khách trước, trong và sau Lễ hội tại các khu vực trong và ngoài 
sân vận động, cửa ra vào sân, khu vực chuồng chờ (sau khán đài C, D) các trục 
đường chính. 
 77 
12. Đài phát thanh quận 
- Bắt đầu từ tháng 7/2020, triển khai công tác tuyên truyền trên hệ thống phát 
thanh Quận, hướng dẫn Đài truyền thanh các phường tiếp sóng các tin, bài có nội 
dung giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn và 
công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội năm 2020; 
- Chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao đảm bảo các 
điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền, thuyết minh và điều hành phần 
Hội của Ban tổ chức. 
13. Trung tâm Y tế dự phòng 
Chịu trách nhiệm tiến hành xét nghiệm chất kích thích từ mẫu nước tiểu của 
các trâu chọi tham gia Lễ hội năm 2020; Báo cáo kết quả về Thường trực Ban tổ 
chức Lễ hội Quận trong ngày 17/9/2020 
14. Ban quản lý các di tích Lịch sử Văn hóa: phối hợp với Phòng Du lịch 
Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương, các đơn vị liên quan 
tổ chức tốt phần lễ của Ban tổ chức tại đền Nghè, đền Nam Hải Đại Thần Vương và 
các hoạt động khác có liên quan. 
15. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội Quận 
- Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên 
quan tổ chức triển khai công tác trọng tài điều hành các trận thi đấu tại Lễ hội; 
- Các tổ chức đoàn thể Quận tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân tham 
gia Lễ hội đảm bảo an toàn, văn minh, lịch sự. 
16. Đội quản lý Thị trƣờng số 15: Phối hợp với phòng Kinh tế và các đơn vị 
liên quan quản lý công tác giết mổ và bán thịt trâu chọi tại vòng chung kết, xử lý 
kịp thời các trường hợp làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Lễ hội; đề nghị Chi cục 
Quản lý thị trường Thành phố hỗ trợ. 
17. Bệnh viện Đa khoa Đồ Sơn: chủ động xây dựng phương án, đảm bảo đủ 
cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu và y bác sĩ thường trực phục vụ Lễ hội chọi trâu 
truyền thống năm 2020. 
18. Phòng Cảnh sát PCCC số 5 
 78 
- Chủ động xây dựng các phương án phòng, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đảm 
bảo an toàn, nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả trên toàn địa bàn quận trong dịp 
diễn ra Lễ hội.- 
Tổ chức lực lượng thường trực tại sân vận động trung tâm quận trong các ngày 
diễn ra Lễ hội, kịp thời xử lý các tình huống cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ đảm bảo cho 
nhân dân và du khách dự Hội. 
19. Điện lực Đồ Sơn: chuẩn bị các phương án hỗ trợ nguồn điện, máy phát 
điện dự phòng giúp cho Ban tổ chức Lễ hội điều hành, tổ chức Lễ hội bảo đảm an 
toàn, thành công. 
20. Uỷ ban nhân dân các phƣờng 
- Căn cứ Quy chế tổ chức, Quy chế quản lý tài chính hiện hành của Lễ hội, kế 
hoạch và hướng dẫn của Ban tổ chức Lễ hội Quận, chủ động xây dựng, triển khai kế 
hoạch của đơn vị, kiện toàn Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu phường, xây dựng quy chế tổ 
chức, quy chế quản lý tài chính của Lễ hội tại đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tế; 
- Tổ chức phần Lễ tại địa phương bảo đảm tính truyền thống, văn minh; 
- Chỉ đạo công tác lựa chọn trâu tham gia Lễ hội phải khách quan, công bằng, 
đúng quy chế, đảm bảo trâu tham gia Lễ hội có chất lượng. 
- Quản lý chặt chẽ công tác thu, chi của Lễ hội tại cơ sở, bảo đảm theo quy định; 
tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, đóng góp của các ông chủ trâu, tập trung về Ban tổ 
chức Lễ hội Quận; 
- Hướng dẫn các ông chủ trâu: 
+ Thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức, Quy chế quản lý tài chính hiện hành của 
Lễ hội; 
+ Chú trọng công tác chăm sóc, huấn luyện, bảo vệ trâu chọi, đồng thời có 
trách nhiệm, biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách, nhất là trước và 
sau các trận thi đấu; đặc biệt lưu ý tới các biện pháp bắt trâu an toàn, hiệu quả; 
+ Trong ngày 17/9/2020 (08/8 Âm lịch) tiến hành lấy nước tiểu của trâu chọi 
gửi về thường trực Ban tổ chức (Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao) để xét 
nghiệm chất kích thích; 
 79 
- Tổ chức công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường theo 
hướng dẫn của Đài Phát thanh Quận; 
- Tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan trên địa bàn tạo không khí nô nức, 
phấn khởi trong nhân dân; 
- Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân Quận về các hoạt động của Lễ hội 
diễn ra tại địa phương và việc tham gia cùng BTC Lễ hội Quận; 
- Giao Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương chủ động phối hợp với thường trực 
Ban tổ chức Lễ hội Quận và các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện, cơ sở 
vật chất phục vụ công tác tổ chức phần Lễ của Ban tổ chức tại đền Nghè và đền 
Nam Hải Đại Thần Vương. 
21. Các ông chủ trâu tham gia Lễ hội 
- Chú trọng, quan tâm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng huấn luyện trâu đảm bảo 
an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; bịt đầu sừng trâu trong quá 
trình chăm sóc; khi phát hiện trâu của mình có biểu hiện khác thường, hung dữ, tấn 
công người phải ngay lập tức báo với BTC Lễ hội phường để xử lý kịp thời; 
- Đảm bảo tốt phần Lễ theo truyền thống, tham gia phần Hội theo sự hướng 
dẫn và các quy định của BTC Lễ hội quận và phường; 
- Phối hợp với Ban tổ chức Lễ hội của phường, trong ngày 17/9/2020 (08/8 Âm 
lịch) tiến hành lấy nước tiểu của trâu chọi gửi về thường trực Ban tổ chức (Trung tâm 
Văn hóa, Thông tin và Thể thao) để tiến hành xét nghiệm chất kích thích; 
- Tuyệt đối tuân theo quy chế tổ chức Lễ hội Ban tổ chức; hướng dẫn, nhắc nhở 
những người tham gia nuôi dưỡng, đưa trâu vào sân thi đấu thực hiện nghiêm túc các 
quy định; tích cực tham gia ủng hộ kinh phí phục vụ công tác tổ chức Lễ hội. 
Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu Quận, các đơn vị 
liên quan căn cứ nội dung kế hoạch nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm 
bảo hiệu quả. Mọi vướng mắc và sự cố phát sinh phải được báo cáo nhanh về Ủy 
ban nhân dân Quận (qua Thường trực Ban tổ chức) để kịp thời chỉ đạo giải quyết. 
Báo cáo kết quả tham gia tổ chức Lễ hội về Thường trực Ban tổ chức trước ngày 
30/10/2020./. 
 80 
 Nơi nhận: 
- UBND TP Hải Phòng; 
- Sở Văn hoá TT&DL; 
- Thường trực Quận uỷ; 
- Chủ tịch, các PCT. HĐND, UBND Quận; 
- Các phòng, ban, đơn vị liên Quận ; 
- Thành viên BTC Lễ hội chọi trâu Quận; 
- UBND, BTC Lễ hội các phường; 
- Lưu VT. 
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN 
CHỦ TỊCH 
Hoàng Xuân Minh 
 81 
 Phụ lục 3: Một số hình ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu 
( Hình ảnh 1: Người dân vào SVĐ quận Đồ Sơn xem lễ hội) 
( Hình ảnh 2: Ông trâu đi làm lễ tại đình Nghè) 
 82 
(Hình ảnh 3: Múa cờ khai hội- Ảnh: Phan Tuấn) 
(Hình ảnh 4: Hai ông trâu chọi nhau quyết liệt- Ảnh: Phan Tuấn) 
 83 
(Hình ảnh 5: Trao giải cho chủ trâu đạt giải nhất) 
( Hình ảnh 6: Người dịch loa gióng loa khai hội) 
 84 
 ( Hình ảnh 7: Tục rước nước trong lễ hội) 
 ( Hình ảnh 8: Tục đua thuyền trên biển Đồ Sơn) 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_dien_le_hoi_van_hoa_truyen_thong_cua_nguoi_vi.pdf