Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh

Nhất Linh là một trong số những cây bút tiêu biểu trong văn học lãng mạn Việt

 m gi i oạn - 45. Ông có óng góp trong việc cách tân nghệ thuật

tiểu thuyết Việt Nam. Các kỹ thuật sáng tác theo phương Tây hiện ại ược sử

dụng nhuần nhuyễn trong tác phẩm của ông. Đôi bạn là tiểu thuyết thể hiện rõ

sự cách tân nghệ thuật củ nhà văn. Với sự phân tích các khía cạnh như kết

cấu, tâm lý nhân vật và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn bài viết

làm rõ thêm sự cách tân của Nhất Linh trong tác phẩm này

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 1

Trang 1

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 2

Trang 2

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 3

Trang 3

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 4

Trang 4

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 5

Trang 5

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 6

Trang 6

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 7

Trang 7

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 8

Trang 8

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 9

Trang 9

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 6220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh

Cách tân nghệ thuật trong đôi bạn của Nhất Linh
31 
CHUYÊN MỤC 
VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC 
CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT 
TRONG ĐÔI BẠN CỦA NHẤT LINH 
 NGUYỄN HƯƠNG NGỌC* 
Nhất Linh là một trong số những cây bút tiêu biểu trong văn học lãng mạn Việt 
 m gi i oạn - 45. Ông có óng góp trong việc cách tân nghệ thuật 
tiểu thuyết Việt Nam. Các kỹ thuật sáng tác theo phương Tây hiện ại ược sử 
dụng nhuần nhuyễn trong tác phẩm của ông. Đôi bạn là tiểu thuyết thể hiện rõ 
sự cách tân nghệ thuật củ nhà văn. Với sự phân tích các khía cạnh như kết 
cấu, tâm lý nhân vật và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn bài viết 
làm rõ thêm sự cách tân của Nhất Linh trong tác phẩm này. 
Từ khóa: Nhất Linh, tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam 1900 - 
1945 
Nhận bài ngày: 24/3/2020; ư vào biên tập: 30/3/2020; phản biện: 14/4/2020; 
duyệt ăng: 10/5/2020 
1. DẪN NHẬP 
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tƣờng 
Tam là ngƣời con thứ ba trong gia 
đình Nguyễn Tƣờng, là anh của 
Nguyễn Tƣờng Long và Nguyễn 
Tƣờng Lân. Nhất Linh là ngƣời có vai 
trò quan trọng bậc nhất trong việc 
hình thành nên Tự lực văn đoàn, tổ 
chức văn học có nhiều hoạt động đạt 
hiệu quả cao nhất trong những năm 
1932 - 1945. 
Năm 1932, Nhất Linh đã mua lại tờ 
Phong hóa của Phạm Hữu Ninh và 
Nguyễn Xuân Mai, huy động Trần 
Khánh Giƣ (Khái Hƣng), Hồ Trọng 
Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Tƣờng Long 
(Hoàng Đạo), Nguyễn Tƣờng Lân 
(Thạch Lam) tạo thành một ban biên 
tập báo mới. Ngay từ những số đầu 
tiên, Phong hóa đã thổi một luồng gió 
mới đầy sinh khí vào lòng bạn đọc, 
đƣợc đông đảo tầng lớp tiểu tƣ sản 
thành thị và trí thức trung lƣu đón 
nhận. Từ thành công đó, Nguyễn 
Tƣờng Tam đã thành lập Tự lực văn 
đoàn với cơ quan ngôn luận là báo 
* 
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG 
32 
Phong hóa (năm 1935 là Ngày nay), 
nhà xuất bản là Đời nay. Ban đầu trụ 
sở ở góc phố Hàng Cót và Cửa Bắc 
sau này dời đến 80 Quán Thánh (Hà 
Nội), Nhất Linh, Khái Hƣng và Hoàng 
Đạo trở thành ba trụ cột của Tự lực 
văn đoàn (Phan Cự Đệ, 2013: 529). 
Nhất Linh là cây bút văn xuôi, sáng 
tác nhiều tiểu thuyết lãng mạn. Trong 
thời kỳ đỉnh cao của Tự lực văn đoàn, 
ông đóng góp một số tác phẩm quan 
trọng, nêu lên đƣợc tôn chỉ, tuyên 
ngôn của tổ chức và gây tiếng vang 
nhƣ Đoạn tuyệt, Nắng thu, Lạnh lùng, 
Đôi bạn. Một số tác phẩm, Nhất Linh 
đứng tên chung cùng Khái Hƣng cũng 
đƣợc đánh giá rất cao nhƣ Anh phải 
sống, Gánh hàng hoa. Nhất Linh là 
một trong số những cây bút quyết liệt 
trong việc thể hiện quan điểm sáng 
tác của Tự lực văn đoàn. Trong tiểu 
thuyết, truyện ngắn của mình, ông 
mạnh mẽ thể hiện tƣ tƣởng bài trừ 
các hủ tục phong kiến lạc hậu không 
còn phù hợp với thời đại và cổ súy 
cho lối sống hiện đại, thức thời. “Nhân 
vật của Khái Hƣng yêu đời lạc quan, 
có những ƣớc mơ không tƣởng và 
thƣờng đạt đến mục đích một cách dễ 
dàng. Còn những nhân vật của Nhất 
Linh thƣờng có những cơn khủng 
hoảng về tinh thần, những giằng xé 
nội tâm giữa cá nhân và gia đình, tình 
yêu và bổn phận, chí hƣớng và hoàn 
cảnh” (Nhất Linh, 1988: 13-14). Nhiều 
tác phẩm xuất hiện những cặp hình 
tƣợng hoặc các chi tiết đối lập giữa 
cũ - mới, giữa lạc hậu - cách tân nhƣ 
là cách để ông nhấn mạnh quan điểm 
của mình. Tƣ tƣởng phải thoát ly ra 
khỏi lối sống cũ, “cõi đời cũ” xuất hiện 
khá nhiều trong sáng tác của ông và 
Khái Hƣng. Nhân vật của ông sẵn 
sàng đứng lên, thể hiện cái tôi cá 
nhân, chống lại các lề thói bất công 
của xã hội phong kiến trƣởng giả. Đôi 
bạn chính là một trong số những sáng 
tác nhƣ thế. 
Tiểu thuyết Đôi bạn đƣợc đăng trên 
Ngày nay năm 1938 và đƣợc xuất bản 
thành sách năm 1939. Tiểu thuyết đã 
thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật của 
Nhất Linh cũng nhƣ phong cách viết 
của ông, một cây bút có khả năng khai 
thác đời sống nội tâm của con ngƣời 
vô cùng phong phú và sâu sắc. Đây là 
một trong số những tiểu thuyết thể 
hiện đƣợc sự cách tân nghệ thuật của 
tác giả nói riêng và của Tự lực văn 
đoàn nói chung. Bài viết phân tích các 
yếu tố nhƣ kết cấu, nghệ thuật xây 
dựng tâm lý nhân vật và ngôn ngữ 
trần thuật để làm sáng tỏ luận điểm 
trên. 
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG SÁNG 
TẠO NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT 
HIỆN ĐẠI CỦA NHẤT LINH QUA 
TÁC PHẨM ĐÔI BẠN 
2.1. Kết cấu 
Kết cấu là đơn vị góp phần tạo nên 
hình thức bề ngoài của văn bản nghệ 
thuật và đồng thời cũng là sợi dây liên 
kết mạch truyện nội hàm của tiểu 
thuyết. Trong văn học trung đại, tiểu 
thuyết chủ yếu đƣợc tổ chức theo kết 
cấu chƣơng hồi. Các chƣơng có dung 
lƣợng gần tƣơng đƣơng nhau trong 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (261) 2020 
33 
đó tiêu đề chƣơng luôn tóm tắt đƣợc 
nội dung nòng cốt của chƣơng đó và 
cuối mỗi chƣơng thƣờng là các bình 
luận diễn giải. Câu chuyện trong tiểu 
thuyết chƣơng hồi thƣờng đƣợc kể 
theo dòng thời gian tuyến tính. Sự 
kiện gì đến trƣớc sẽ đƣợc kể trƣớc. 
Sự kiện sau là hệ quả của một hoặc 
nhiều sự kiện trƣớc đó. Kết cấu tiểu 
thuyết trung đại về cơ bản có những 
quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt. Đây 
cũng là một đặc điểm chung của văn 
chƣơng nho gia. Mọi sáng tác đều 
phải dựa trên một khung quy chuẩn. 
Ngƣời viết có thể sáng tạo nhƣng 
không đƣợc phép đi qua những 
đƣờng biên niêm luật chặt chẽ đã 
đƣợc quy định. 
Bƣớc sang thế kỷ XX, khi nhu cầu 
cách tân văn học trở nên bức thiết, kết 
cấu của văn xuôi buộc phải vận động 
theo tiến trình thay đổi đó. Nhất Linh 
cùng các nhà văn trong Tự lực văn 
đoàn là những ngƣời đã thực hiện 
triệt để điều đó. Tiểu thuyết Đôi bạn 
cũng đƣợc chia thành các chƣơng 
nhƣng cách chia hết sức sáng tạo, 
hiện đại. 
Mở đầu tiểu thuyết là một chƣơng với 
sự xuất hiện của một bức thƣ do 
Dũng viết cho một ngƣời bạn xƣng tôi. 
Từ bức thƣ đó, câu chuyện về Dũng, 
về Loan, về Trúc và những ngƣời bạn 
đƣợc tái hiện. Cốt truyện có sự hồi cố, 
từ điểm đứng hiện tại nhìn về quá khứ. 
Câu chuyện đã không bắt đầu theo 
dòng thời gian tịnh tiến thôn ... à 
nóng cả ngƣời” (Nhất Linh, 1988: 60). 
Ngay cả đến lúc muốn tỏ tình mà 
Dũng cũng cứ loay hoay suy nghĩ 
không biết nên nói hay không rồi cuối 
cùng không nói khiến cho câu chuyện 
của họ mãi là chuyện của đôi bạn. 
Nhà văn nhìn ra những biểu hiện tâm 
lý tinh vi, duyên dáng của những 
ngƣời có cảm tình đặc biệt với nhau 
nhƣ có thể đoán đƣợc ý nhau rất 
nhanh dù chỉ bằng ánh mắt, thậm chí 
chỉ là linh cảm: “Không nhìn hẳn vào 
chỗ Loan ngồi, nhƣng Dũng biết rằng 
từ lúc vào Loan vẫn chăm chú nhìn 
mình. Loan ngồi khuất sau Hiền để 
không ai chú ý đến. Nàng không nói, 
không mỉm cƣời chỉ yên lặng nhìn 
Dũng. 
Dũng đặt mũ xuống bàn và đứng dựa 
vào thành ghế, hơi nghiêng ngƣời để 
lẩn mặt vào trong bóng tối. Loan biết 
rằng Dũng muốn đƣợc tự do nhìn lại 
mình; hai con mắt nàng bỗng tƣơi hẳn 
lên dƣới ánh đèn và hai hàng lông mi 
nàng hơi rung động. Nhìn Loan, Dũng 
thấy rõ ý nàng muốn bằng hai con mắt 
lặng lẽ diễn cho chàng biết nỗi vui 
sƣớng âm thầm đƣợc trông thấy mặt 
chàng” (Nhất Linh, 1988: 75). 
Hay nhƣ khi hai ngƣời muốn đƣợc 
tách ra khỏi vợ chồng anh chị giáo 
Lâm Thảo: 
“Loan đƣa mắt nhìn Dũng thật nhanh. 
Hai ngƣời cùng đi về phía mấy cây 
thông, tìm đƣờng xuống. Sợ có vẻ là 
định tâm rủ nhau chỉ đi riêng có hai 
ngƣời nên Dũng nói to: 
- Ai nhƣ anh Trúc đƣơng đứng đợi ở 
dƣới kia? 
Loan nói : 
- Không là anh Trúc thì là ai nữa. 
 NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG 
38 
Thật ra cả Dũng và Loan không ngƣời 
nào nhìn thấy Trúc đâu cả. 
- Đi về phía này cô Loan ạ, xuống gần 
hơn. 
- Em về phía ấy dốc ngã chết. 
Dũng đứng lại đợi: 
- Ngã đã có tôi đứng ở dƣới đỡ” (Nhất 
Linh, 1988: 174). 
Tình cảm giữa Dũng và Loan thực ra 
đã đậm sâu nhƣng không ai thể hiện 
ra ngoài, “tình trong nhƣ đã, mặt ngoài 
còn e” vì thế mà sự họ có tâm lý ngại 
ngùng, giữ kẽ. Nhất Linh đã miêu tả 
trạng thái này xuyên suốt thiên tiểu 
thuyết rất khéo léo. Hầu nhƣ lúc nào 
hai ngƣời bên nhau, họ đều thể hiện 
tâm lý đó. Mặc dù sâu bên trong, tình 
yêu của họ rất tha thiết nhƣng giữa họ 
vẫn là những rào cản của hai bên gia 
đình, của thuần phong mỹ tục và của 
những mặc cảm cá nhân không thể 
biểu hiện ra bằng ngôn từ với nhau. 
Có những điểm chung về tình yêu, sự 
e dè nhƣ vậy nên họ đoán ý nhau rất 
mau chóng chỉ qua một ánh mắt, một 
cử chỉ khuôn mặt hay một lời nói. 
Việc tập trung vào biểu hiện tâm lý 
nhân vật, nhất là nhân vật đang yêu 
một cách chi tiết, tỉ mỉ là thao tác nghệ 
thuật cách tân so với văn học trung 
đại truyền thống. Trƣớc đây, các nhà 
thơ, nhà văn trung đại thƣờng không 
đi sâu khắc họa chi tiết và trực tiếp 
tâm lý nhân vật. Nếu có diễn tả thì 
thƣờng là “tả cảnh ngụ tình” hoặc khái 
quát bằng các điển cố điển tích. Nội 
tâm nhân vật không phải ƣu tiên hàng 
đầu của các tác giả trung đại. Thật ra 
bản thân tác phẩm văn học trung đại 
gần nhƣ là một bản tự thuật cốt cách, 
tinh thần và tâm trạng của bản thân 
tác giả thông qua những hình tƣợng 
văn học. Điều này khác với văn học 
hiện đại khi mà nhân vật trong tác 
phẩm đƣợc nhà văn quan tâm đến 
từng biểu hiện nhỏ nhặt nhất. Đặc biệt 
hơn nữa, văn học trung đại với những 
luân lý nho gia hà khắc không khuyến 
khích nam nữ tự do yêu đƣơng tìm 
hiểu (Truyện Kiều của Nguyễn Du là 
một ngoại lệ) thì việc Nhất Linh tập 
trung vào tình cảm yêu đƣơng tự 
nguyện của các nhân vật là một sự 
cách tân nghệ thuật. 
2.3. Ngôn ngữ trần thuật 
Nhất Linh là một trong những “thủ 
lĩnh” quan trọng nhất của Tự lực văn 
đoàn, tổ chức văn học có quy mô, tôn 
chỉ và hoạt động tƣơng đối ổn định 
trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. 
Chính vì lẽ đó, ông là ngƣời tuân thủ 
khá triệt để và nhất quán các tôn chỉ 
hành động của tổ chức. Trong tôn chỉ 
10 điều đƣợc đƣa ra ngay từ khi Tự 
lực văn đoàn mới đƣợc thành lập, 
điều thứ tƣ là một trong số những điều 
vô cùng quan trọng và có ý nghĩa 
trong quá trình cách tân văn học: 
“Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít 
chữ nho, một lối văn thật có tính cách 
An Nam”. Đây chính là đặc điểm quan 
trọng giúp văn chƣơng thế kỷ XX có 
bƣớc tiến so với văn học nho gia trƣớc 
đây. Văn học trung đại truyền thống 
ƣa sử dụng điển cố điển tích, lối nói 
khoa trƣơng, phóng dụ và đƣợc viết 
bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Chữ 
Nôm dù là một loại ngôn ngữ ghi âm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (261) 2020 
39 
tiếng Việt do ngƣời Việt sáng tạo, 
song lại sử dụng bộ chữ Hán sẵn có 
nên về cơ bản rất khó để phổ quát. 
Văn chƣơng hiện đại nói chung, tiểu 
thuyết Nhất Linh nói riêng sử dụng 
chữ quốc ngữ và viết bằng một lối hết 
sức dễ hiểu và bình dị. Nhất Linh lƣợc 
bỏ nhiều các trƣờng từ, từ vựng Hán 
Việt và đƣa vào trong Đôi bạn những 
từ rất thuần Việt nhƣ “một xã hội 
đƣơng thay đổi” (Nhất Linh, 1988: 21), 
“vả lại không còn dịp nào tốt hơn” 
(Nhất Linh, 1988: 32), “Bà Hai ngửng 
lên nói” (Nhất Linh, 1988: 38), Ngôn 
từ trong tiểu thuyết tự nhiên, dung dị 
nhƣ đời sống hằng ngày ; ngôn ngữ 
kể và tả không còn tính biền ngẫu nhƣ 
thƣờng thấy trong văn học trung đại 
và đặc biệt không còn trữ tình ngoại 
đề. Điều đó đã rút ngắn khoảng cách 
giữa tác phẩm văn học nghệ thuật với 
hiện thực đời sống thô nhám. Càng về 
sau này, ngôn ngữ trong văn học càng 
gần với đời sống hơn thậm chí là xù xì, 
thông tục hơn. Các nhà văn có thiên 
hƣớng giản lƣợc tối đa các lớp từ 
bóng bẩy để đi đến một thứ văn 
chƣơng thô ráp, thuần đời sống. Tất 
cả sự thay đổi đó đƣợc bắt đầu bởi 
những cách tân trong văn học đầu thế 
kỷ mà Tự lực văn đoàn là một trong 
những hạt nhân. 
Trong Đôi bạn Nhất Linh đã kết hợp 
nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ kể và tả. 
Các chi tiết, sự kiện, biến cố diễn ra 
trong tác phẩm đƣợc kể tự nhiên, 
không gò bó khiên cƣỡng. Sự kiện 
này dẫn đến sự kiện khác. Các sự 
kiện làm tiền đề cho sự xuất hiện của 
nhau thêm logic và kết nối trong một 
hệ thống chung phục vụ việc thể hiện 
tƣ tƣởng chủ đề tác phẩm. Trong quá 
trình diễn giải các sự kiện, chi tiết của 
câu chuyện, những lời tả về thiên 
nhiên, về bối cảnh gia đình, về cá 
nhân các nhân vật đƣợc đặt vào hợp 
lý, tự nhiên mà không gây ra bất kỳ sự 
khiên cƣỡng nào. Ngay cả trong 
những đoạn văn thuật lại sự căng 
thẳng giữa Dũng và ông Tuần thì lời 
sự đan xen của lời kể cũng rất hợp lý: 
“Muốn khỏi cãi lại ông Tuần, Dũng 
cầm ấm nƣớc rót vào chén, chàng 
thấy tay chàng run run. Biết là một 
phút rất nghiêm trọng, Dũng phải cố 
sức giữ cao lòng đƣợc thản nhiên. Lời 
mắng của ông tuần chàng cho là 
không quan hệ gì; ông tuần khuyên 
chàng học chăm chỉ thì chàng sẽ học 
chăm. Nhƣng sự xung đột của chàng 
với ông tuần ngấm ngầm đã từ lâu rồi; 
những sự trái ngƣợc, những cái mà 
chàng ghét, những việc khiến chàng 
khó chịu đến nỗi bỏ cả học, Dũng biết 
là ông tuần không sao hiểu đƣợc. 
Chàng không phải làm việc gì, sống 
sung sƣớng nhàn nhã hơn một năm 
trời, đối với ông tuần, chàng không có 
quyền đƣợc phẫn uất. Nếu ngay lúc 
này nói ra, chắc ông tuần không chịu 
nghe, ông sẽ nổi giận mắng chàng là 
con bất hiếu, có lỗi mà không chịu 
nghe lời cha, rồi câu chuyện sẽ thành 
to. 
Dũng đƣa mắt nhìn ra vƣờn hoa. 
Trong một chậu sứ, giữa mấy hòn đá 
cuội trắng, một chồi lan, mới nhú lên, 
bóng và sạch nhƣ một lƣỡi gƣơm. 
 NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG 
40 
Một cơn gió thoáng qua nhẹ đƣa đẩy 
những ngọn lá dài và làm lấp lánh ánh 
sáng ở chỗ lá cong cong rủ xuống. 
Dũng ngắm nghía những giỏ hoa 
trắng xanh mềm mại trong đám cuống 
lá. Chàng thở dài, trong ngƣời nhẹ 
nhõm và từ lúc đó chàng biết chắc là 
sẽ không xảy ra chuyện gì nữa” (Nhất 
Linh, 1988: 86-87). 
Những lời kể về mối quan hệ cha con 
đã giải thích thêm cho tâm lý lo lắng 
của Dũng cũng nhƣ không khí căng 
thẳng giữa anh và ông Tuần. Đoạn 
sau đó, tác giả miêu tả vẻ đẹp của 
chậu hoa lan mới nhú chồi nhƣng 
không hề khiến nó bị lạc lõng mà hoàn 
toàn phù hợp với sự biến đổi trong 
tâm trạng của nhân vật. Thiên nhiên 
ấy cũng chính là tâm trạng của nhân 
vật. Dũng biết ông tuần mắng mình 
nhƣng rồi mọi chuyện sẽ lại trở về 
bình thƣờng. Anh biết mình có lỗi với 
ông và biết rằng ông lo lắng cho anh 
nhƣng bản chất tính cách và suy nghĩ 
của hai cha con quá khác biệt nên dễ 
xảy ra xung đột. Chỉ cần Dũng nhún 
nhƣờng và lễ phép thì mọi việc sẽ trở 
lại bình thƣờng. 
Tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh, với 
bản chất là một tác phẩm lãng mạn 
chủ nghĩa, mang trong mình những 
đặc điểm quan trọng của phƣơng 
pháp sáng tác này mà ngôn ngữ trần 
thuật giàu chất lãng mạn là điều đƣợc 
thể hiện rất sáng rõ. Trong tác phẩm 
tràn ngập các đoạn văn miêu tả suy 
nghĩ, tâm trạng của nhân vật bằng lối 
kể nhẹ nhàng, đƣa đẩy đặc trƣng của 
văn chƣơng lãng mạn. Biết là Loan sẽ 
đến vì Thảo đã mời cô sang nhƣng 
trong lòng Dũng vẫn mong ngóng 
Loan đến lạ: 
“Một bóng trắng thoáng qua sau giậu 
tre. Dũng ngỡ là Loan nhƣng lại mỉm 
cƣời thất vọng vì bóng đó đi thẳng về 
phía cánh đồng. Chàng lấy làm lạ 
rằng tại sao lại có thể mong Loan tha 
thiết nhƣ vậy, mong Loan nhƣ mong 
một ngƣời xa cách đã mấy năm. 
Muốn gặp Loan không khó gì cả, 
nhƣng Loan phải tự ý đến và đến giữa 
lúc này thì gặp gỡ ấy mới quý. Mỗi 
một phút chờ đợi đối với Dũng là một 
phút hy vọng; cảnh trời đẹp quá mà 
lòng chàng lúc đó tự nhiên vui vẻ quá 
nên Dũng chắc rằng không thể nào 
thiếu đƣợc cái vui gặp mặt Loan. Nếu 
hết ngày hôm nay mà Loan không đến 
thì chàng sẽ ghé qua nhà Loan và 
trách Loan vì cớ sao lại không đến. 
Chàng mỉm cƣời vì cái ý trách ấy thật 
là vô lý” (Nhất Linh, 1988: 59). 
Những câu văn nhẹ nhàng, nhịp câu 
thong thả, từ tốn mang lại cảm xúc 
sâu lắng. Tình cảm của Dũng dành 
cho Loan là thật lòng và sâu sắc bởi 
chỉ có nhƣ thế thì trạng thái hồi hộp 
kia mới xuất hiện ngay cả khi biết rằng 
chắc chắn cô sẽ xuất hiện. 
Văn phong trong Đôi bạn nhẹ nhàng, 
lãng mạn ngập tràn cảm xúc ấy xuyên 
suốt cả tiểu thuyết. Ngay cả trong 
khoảnh khắc Dũng biết mình sẽ rời xa 
Loan mãi mãi, không gian vẫn ngập 
tràn tình ý: 
“Chàng đƣa mắt nhìn Loan và thấy 
nảy ra rạo rực nỗi tiếc một cuộc đời 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (261) 2020 
41 
sung sƣớng với Loan đáng lẽ chàng 
đƣợc hƣởng. Một cơn gió heo may 
thơm mùi lúa đƣa mạnh thẳng vào 
mặt chàng làm hiện ra trƣớc mắt cảnh 
tƣợng tƣng bừng của bao mùa thu 
sáng đẹp chƣa đến trong đời chàng 
và đời Loan” (Nhất Linh, 1988: 179). 
Cơn gió heo may của buổi chiều mùa 
thu dƣờng nhƣ càng làm cho nỗi buồn 
chia ly càng trở nên sâu sắc. Dũng 
biết rằng cuộc đời không ƣu ái cho 
anh có một cuộc tình nhƣ ý bên Loan. 
Dù đã cố gắng nhƣng anh chƣa thể 
nào ngỏ lời với Loan ngay cả trƣớc 
ngày anh quyết định thoát ly, trốn 
sang nƣớc ngoài cùng với Trúc. 
Giọng văn lúc này chậm và buồn, vẫn 
tràn ngập tình ý nhƣng là một thứ tình 
cảm nuối tiếc, buồn vỡ vụn không 
gian. 
Liên tiếp trong tiểu thuyết Đôi bạn 
ngập tràn những đoạn văn đậm màu 
sắc lãng mạn, giọng văn nhẹ nhàng, 
dung dị và đầy e ấp, ngƣợng ngùng, 
“tình trong nhƣ đã mặt ngoài còn e” 
nhƣ thế. Nhất Linh đã bằng tài vận 
ngữ của mình để thi ca hóa mối tình 
dù chớm nở nhƣng đã rất sâu sắc 
giữa hai nhân vật chính. Mặc dù tình 
yêu đó có thể đơm hoa kết trái song 
trƣớc những lựa chọn của cuộc đời, 
Dũng buộc phải tự mình kết thúc nó 
để mối quan hệ của hai ngƣời mãi mãi 
chỉ là “đôi bạn” nhƣ nhan đề của tiểu 
thuyết. 
Ngôn ngữ trần thuật trong Đôi bạn của 
Nhất Linh đậm màu sắc hiện đại, 
không bị ràng buộc bởi các điển cố, 
điển tích đầy ẩn ý hay các câu văn 
biền ngẫu mà phóng khoáng, dung dị, 
tự nhiên và đầy tinh tế. Tiểu thuyết 
luận đề về sự giải phóng tƣ tƣởng tự 
do, mong muốn thoát ly khỏi những 
ràng buộc đã lỗi thời, cổ hủ nhƣng lại 
đƣợc viết bằng một lối văn rất lãng 
mạn, không cầu kỳ. Chính điều này đã 
giúp cho tác phẩm đến gần hơn với 
ngƣời đọc, đặc biệt là những ngƣời 
trẻ tuổi. 
3. KẾT LUẬN 
Đôi bạn là một trong số những tác 
phẩm xuất sắc của Nhất Linh nói riêng 
và của Tự lực văn đoàn nói chung. 
Nhà văn đã có sự cách tân văn xuôi 
mạnh mẽ trên các phƣơng diện: kết 
cấu, nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân 
vật và ngôn ngữ trần thuật. So với các 
bậc tiền bối nhƣ Tản Đà, Hồ Biếu 
Chánh hay Nguyễn Bá Học, Phạm 
Duy Tốn, văn chƣơng của Nhất Linh 
đã bắt nhịp đƣợc với làn sóng văn học 
hiện đại phƣơng Tây nhuần nhuyễn 
hơn, hoàn chỉnh hơn quá trình hiện 
đại hóa văn xuôi Việt Nam. Đến ông 
và những ngƣời cùng thời nhƣ Khái 
Hƣng, Thạch Lam, Nguyễn Công 
Hoan, Ngô Tất Tố văn xuôi Việt 
Nam đã có sự thay áo để mở đƣờng 
cho một hành trình mới kéo dài cho 
đến bây giờ. 
Văn chƣơng của Nhất Linh nói riêng 
và Tự lực văn đoàn nói chung luôn 
luôn hƣớng đến sự mới mẻ trong 
cách thể hiện và trong tƣ tƣởng. 
Những hình thức nghệ thuật mới mẻ 
ôm chứa những tƣ tƣởng lớn về chính 
trị, xã hội và con ngƣời. Sự đau đáu 
với thời cuộc này là sợi dây kéo dài 
 NGUYỄN HƢƠNG NGỌC – CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG 
42 
xuyên suốt trong văn chƣơng của 
Nhất Linh và nhiều tác giả khác trong 
Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên những 
vấn đề đại ngôn đó lại đƣợc đặt ẩn ý 
trong nhƣng câu chuyện đời thƣờng 
rất cụ thể. Chính vì thế mà nó dễ 
đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận, nhất là 
ngƣời đọc thuộc tầng lớp giàu có, 
thƣợng lƣu trong xã hội lúc bấy giờ, 
nhóm ngƣời phần nhiều đƣợc học 
hành dƣới ngôi trƣờng Tây học. 
Bƣớc đi của Nhất Linh và những 
ngƣời cùng chí hƣớng với ông đã 
giúp văn học Việt Nam có sự thay da 
đổi thịt, góp một phần lớn trong việc 
định hƣớng diện mạo văn học nƣớc 
nhà sau này.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Hƣng, Nguyễn Văn 
Nam, Đoàn Đức Phƣơng, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu. 2002. Lí luận văn học. Hà 
Nội: Nxb. Giáo dục. 
2. Nhất Linh. 1988. Đôi bạn. Hà Nội: Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. 
3. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, 
Hà Văn Đức. 2013. Văn học Việt Nam 1900 - 1945. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfcach_tan_nghe_thuat_trong_doi_ban_cua_nhat_linh.pdf